Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế Thái Lan và giải pháp đối với du lịch Việt Nam
lượt xem 63
download
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế Thái Lan và giải pháp đối với du lịch Việt Nam nhằm khái quát chung về du lịch, tình hình thực tế du lịch tại Thái Lan và kinh nghiệm phát triển, điều kiện phát triển, thực trạng du lịch Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế Thái Lan và giải pháp đối với du lịch Việt Nam
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI --------------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ THÁI LAN VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DU LỊCH VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : PHAN NGỌC LAN Lớp : NHẬT 3 - KTNT Khóa : K41F Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. NGUYỄN THỊ THANH MINH HÀ NỘI, THÁNG 11/2006
- LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến trƣờng đại học Ngoại Thƣơng, khoa Kinh Tế Ngoại Thƣơng, cô giáo Bùi Thị Lý - Trƣởng khoa Kinh Tế Ngoại Thƣơng cùng các thầy cô trong khoa và đặc biệt là cô giáo hƣớng dẫn- Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Minh đã tận tình giúp đỡ để tác giả có thể hoàn thành tốt bài khoá luận này. Tác giả cũng xin cám ơn gia đình, bạn bè, các anh chị khoá trên đã giúp đỡ nhiệt tình để tác giả hoàn thành bài khoá luận này. Đề tài “Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế Thái Lan và giải pháp đối với du lịch Việt Nam” là một đề tài khá mới mẻ và phạm vi rộng, chƣa có tài liệu nào trong nƣớc nghiên cứu một cách cụ thể về vấn đề này. Hơn nữa do khả năng còn hạn chế của tác giả, nguồn tài liệu chƣa đầy đủ và thời gian gấp rút nên bài luận văn còn có rất nhiều sai sót. Rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp và phê bình của quý thầy cô. Sinh viên Phan Ngọc Lan 2
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................. 9 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH ................................................... 11 I - LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH ........................................................ 11 1. KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH.................................................................. 11 2. SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NÓ ...................... 13 2.1. KHÁI NIỆM .................................................................................. 13 2.2. NHỮNG BỘ PHẬN HỢP THÀNH SẢN PHẨM DU LỊCH .......... 13 2.3. NHỮNG NÉT ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA SẢN PHẨM DU LỊCH .................................................................................................... 13 3. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH ............................................................... 14 3.1. CĂN CỨ VÀO PHẠM VI LÃNH THỔ CỦA CHUYẾN ĐI DU LỊCH, THEO TIÊU THỨC NÀY, DU LỊCH ĐƢỢC CHIA THÀNH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ DU LỊCH NỘI ĐỊA ............................................ 14 3.2. CĂN CỨ VÀO NHU CẦU LÀM NẢY SINH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH, THEO TIÊU THỨC NÀY, DU LỊCH ĐƢỢC CHIA THÀNH CÁC HÌNH THỨC SAU ...................................................................... 14 3.3. CĂN CỨ VÀO ĐỐI TƢỢNG KHÁCH DU LỊCH ......................... 15 3.4. CĂN CỨ VÀO HÌNH THỨC TỔ CHỨC CHUYẾN ĐI ................ 16 3.5. CĂN CỨ VÀO PHƢƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƢỢC SỬ DỤNG ............................................................................................................. 16 3.6. CĂN CỨ VÀO PHƢƠNG TIỆN LƢU TRÚ ĐƢỢC SỬ DỤNG ... 16 3.7. CĂN CỨ VÀO THỜI GIAN DU LỊCH ......................................... 16 3.8. CĂN CỨ VÀO VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA NƠI ĐẾN DU LỊCH .......... 16 4. CÁC LĨNH VỰC KINH DOANH TRONG DU LỊCH ......................... 16 4.1. KINH DOANH LỮ HÀNH (TOUR OPERATORS BUSINESS) ... 17 4.2. KINH DOANH KHÁCH SẠN (HOSPITALITY BUSINESS) ....... 17 4.3. KINH DOANH VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH (TRANSPORTATION) ........................................................................ 17 4.4. KINH DOANH CÁC DỊCH VỤ KHÁC (OTHER TOURISM BUSINESS) .......................................................................................... 17 5. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH .................................................................... 18 5.1. VỀ MẶT KINH TẾ........................................................................ 18 5.2. VỀ MẶT XÃ HỘI ......................................................................... 20 II - XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH THẾ GIỚI .......................... 21 1. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH THẾ GIỚI ........................... 21 1.1. NHÓM CÁC XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CẦU DU LỊCH .. 21 1.2. NHÓM XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CUNG DU LỊCH ........ 24 2. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NƯỚC ASEAN ............................ 26 3
- CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH DU LỊCH QUỐC TẾ THÁI LAN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN ............................................................................................................. 28 I – TÌNH HÌNH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÁI LAN.......................... 28 1. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THÁI LAN.......................... 28 1.1. ĐIỀU KIỆN VỀ TỰ NHIÊN .......................................................... 28 1.2. NỀN VĂN HOÁ DÂN TỘC .......................................................... 30 1.3. CƠ SỞ HẠ TẦNG ......................................................................... 31 1.4. NGUỒN NHÂN LỰC DỒI DÀO .................................................. 33 1.5. SỰ QUAN TÂM CỦA NHÀ NƢỚC THÁI LAN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH .............................................................................................. 33 2. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH THÁI LAN TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN ......................................................................................................... 34 3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ THÁI LAN........... 34 3.1. TÌNH HÌNH DOANH THU TỪ DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÁI LAN ..................................................................................................... 36 3.2. CƠ CẤU KHÁCH DU LỊCH ĐẾN THÁI LAN ............................. 37 4. NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÁI LAN ............. 44 4.1. NHỮNG CHÍNH SÁCH CHUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÁI LAN ..................................................................................................... 44 4.2. NHỮNG BIỆN PHÁP CỤ THỂ VƢỢT QUA SUY THOÁI DU LỊCH NĂM 2003 VÀ NĂM 2005 ........................................................ 46 4.2.1. NHỮNG BIỆN PHÁP VƢỢT QUA NẠN DỊCH SAR 2003 CỦA NGÀNH DU LỊCH THÁI LAN .......................................................... 46 4.2.2. NHỮNG BIỆN PHÁP VƢỢT QUA NẠN SÓNG THẦN NĂM 2005 CỦA NGÀNH DU LỊCH THÁI LAN......................................... 48 II - KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÁI LAN ..................... 51 1. THÀNH TÍCH MÀ NGÀNH DU LỊCH THÁI LAN ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 51 2. MẶT HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÁI LAN ............................................................................................... 53 3. KINH NGHIỆM TỪ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÁI LAN ............................................................................................... 53 3.1. CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH HOÀN HẢO ...................... 54 3.2. LOẠI HÌNH DỊCH VỤ DU LỊCH ĐA DẠNG .............................. 55 3.3. CHÍNH SÁCH GIÁ RẺ TRONG DU LỊCH THÁI LAN ............... 59 3.4. CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN QUẢNG BÁ DU LỊCH HIỆU QUẢ CỦA THÁI LAN .................................................................................. 61 3.5. TĂNG CƢỜNG ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA THÁI LAN ..................................................................................................... 63 4. KINH NGHIỆM TỪ MẶT HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÁI LAN ................................................................................. 63 4.1. DU LỊCH SEX VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA NÓ.. 63 4
- 4.2. VẤN ĐỀ VỆ SINH MÔI TRƢỜNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÁI LAN .............................................................. 64 4.3. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC, VĂN HOÁ, XÃ HỘI .................................. 65 CHƢƠNG 3: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN, THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DU LỊCH VIỆT NAM ........................................................................................ 67 I - ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG CỦA DU LỊCH VIỆT NAM............................................................................................................. 67 1. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM ............................. 67 1.1. ĐIỀU KIỆN VỀ TỰ NHIÊN .......................................................... 67 1.2. ĐIỀU KIỆN VỀ VĂN HOÁ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI..................... 69 1.2.1. ĐIỀU KIỆN VỀ VĂN HOÁ...................................................... 69 1.2.2. ĐIỀU KIỆN VỀ CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI .................................... 71 1.3. ĐIỀU KIỆN VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG DỒI DÀO ........................ 71 2. THỰC TRẠNG DU LỊCH VIỆT NAM ................................................ 72 2.1. NHỮNG KẾT QUẢ CHỦ YẾU ĐÃ ĐẠT ĐƢỢC ......................... 72 2.1.1 VỀ SỐ LƢỢNG DU KHÁCH QUỐC TẾ ................................. 72 2.1.2. VỀ DOANH THU KHÁCH QUỐC TẾ .................................... 74 2.1.3. VỀ CƠ CẤU KHÁCH QUỐC TẾ ............................................ 74 2.2. NHỮNG MẶT HẠN CHẾ VÀ YẾU KÉM CỦA DU LỊCH VIỆT NAM .................................................................................................... 75 2.2.1. VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC .................................................... 77 2.2.2. VỀ VĂN HOÁ DU LỊCH ......................................................... 78 2.2.3. CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH ............. 79 2.2.4. GIÁ TOUR DU LỊCH.............................................................. 80 2.2.5. VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG .............................................................. 80 2.2.6. CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ..................................... 82 2.2.7. CÔNG TÁC XÚC TIẾN QUẢNG BÁ DU LỊCH ...................... 83 II - CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM ................... 86 1. CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC ............................................ 86 1.1. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH ...................................................................... 86 1.2. NÂNG CAO HƠN NỮA VAI TRÒ CỦA TỔNG CỤC DU LỊCH VIỆT NAM........................................................................................... 88 1.3. PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG .................................................. 88 1.4. HÌNH THÀNH VÀ TĂNG CƢỜNG VAI TRÒ CỦA CÁC HIỆP HỘI, TĂNG CƢỜNG HỢP TÁC LIÊN NGÀNH TRONG DU LỊCH .. 89 1.5. PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG, GIỮ VỮNG AN NINH CHÍNH TRỊ, GIỮ GÌN BẢN SẮC DÂN TỘC ..................................... 90 1.6. TĂNG CƢỜNG XÚC TIẾN QUẢNG BÁ DU LỊCH .................... 91 1.7. TĂNG CƢỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI CHO NGÀNH DU LỊCH ............................................................................... 92 5
- 1.8. CHÍNH SÁCH NHẰM THU HÚT VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH ............................ 93 1.9. TĂNG CƢỜNG HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỚI CÁC NƢỚC TRONG KHU VỰC................................................................... 94 2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP .................................. 94 2.1. ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ KINH DOANH LƢU TRÚ .............................. 94 2.1.1. CÁC CƠ SỞ LƢU TRÚ CẦN ĐẢM BẢO VẤN ĐỀ VỆ SINH, THẨM MỸ, TIỆN NGHI ĐỂ PHỤC VỤ DU KHÁCH ....................... 95 2.1.2. CHÚ TRỌNG NÂNG CAO HƠN NỮA CHẤT LƢỢNG PHỤC VỤ .................................................................................................... 95 2.1.3. GIỮ MỐI LIÊN HỆ THƢỜNG XUYÊN VỚI CÁC CÔNG TY LỮ HÀNH Và BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU THỊ TRƢỜNG ....................... 95 2.1.4. XÂY DỰNG CÁC CHÍNH SÁCH VỀ GIÁ PHÙ HỢP ............. 96 2.1.5. TĂNG CƢỜNG CHÍNH SÁCH QUẢNG CÁO ........................ 96 2.1.6. LIÊN KẾT ĐỂ HÌNH THÀNH HIỆP HỘI KHÁCH SẠN ......... 96 2.2. ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ KINH DOANH LỮ HÀNH ...................... 97 2.2.1. NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM DU LỊCH ............... 97 2.2.2. CHỦ ĐỘNG TIẾN HÀNH CÔNG TÁC XÚC TIẾN VÀ QUẢNG BÁ DU LỊCH. ................................................................................... 98 2.2.3. TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI LỮ HÀNH VIỆT NAM ............................................................................ 88 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 101 6
- DANH SÁCH BẢNG BIỂU, TỪ VIẾT TẮT 1. DANH SÁCH BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ Bảng 1: Bảng số khách sạn từ 1 đến 5 sao của Thái Lan phân theo các cấp độ tiêu chuẩn ....................................................................................... 24 Bảng 2: Số lƣợng và doanh thu từ khách quốc tế của du lịch Thái Lan từ năm 1995-2005 ...................................................................................... 28 Bảng 3: Cơ cấu khách du lịch đến Thái Lan từ năm 1997 đến năm 2000...... 29 Bảng 4: Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Thái Lan từ năm 2000-2005 ....... 31 Bảng 5: Danh sách 6 khách sạn Thái Lan trong top 100 khách sạn tốt nhất thế giới năm 2005 ................................................................................. 44 Bảng 6 : Số lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam 7 tháng đầu năm 2006 ........ 62 Biểu đồ 1: Thị phần của top 10 nƣớc có số khách du lịch đến Thái Lan nhiều nhất năm 1999 ............................................................................ 30 Biểu đồ 2: Tỷ lệ khách du lịch đến Thái Lan từ các khu vực năm 2005 ........ 34 Biểu đồ 3: Số lƣợng khách du lịch đến Thái Lan trong 2 tháng đầu năm 2006 ................................................................................................... 35 7
- DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT THAI Hãng hàng không Thái Lan TAT Tổng cục du lịch Thái Lan WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới WTTC Hội đồng lữ hành và du lịch quốc tế 8
- LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Du lịch ngày nay không còn là một khái niệm xa xỉ, nó đã trở thành một hiện tƣợng phổ biến trong đời sống xã hội nói chung. Nhu cầu về du lịch ngày càng gia tăng mạnh mẽ, kéo theo nó là sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp du lịch trên thế giới. Xu hƣớng phát triển đó là một tất yếu khách quan. Theo dự đoán của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, khu vực Đông Á- Thái Bình Dƣơng cùng với Nam Á, Trung Đông và Châu Phi sẽ trỗi dậy mạnh trong thu hút khách du lịch quốc tế từ nay đến năm 2020, tốc độ phát triển du lịch nói chung là 8-10%, chiếm 25% tổng số lƣợt khách đến trên toàn cầu [21]. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành du lịch Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Việt Nam là một nƣớc nằm trong khu vực Đông Nam Á, sự phát triển của ngành du lịch không nằm ngoài xu hƣớng phát triển của khu vực và thế giới. Ngày 07/11/2007, Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. Cánh cửa WTO mở ra những cơ hội lớn và cả những thách thức lớn đối với đất nƣớc nói chung và đối với ngành du lịch Việt Nam nói riêng. Đứng trƣớc thách thức hội nhập, tất cả các ngành kinh tế quốc dân đều phải "tăng tốc” để phát triển kịp vói tốc độ phát triển của nền kinh tế thế giới, nếu không chúng ta sẽ bị "loại khỏi vòng chơi”. Ngành du lịch Việt Nam đã và sẽ mang trong mình một sứ mệnh to lớn- đó là một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Ngành du lịch Việt Nam là một nền công nghiệp non trẻ, tính đến ngày 09/07/2006, ngành du lịch tròn 46 tuổi. Trong 10 năm trở lại đây, số lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 14 lần. Năm 2005, ngành du lịch nƣớc ta đã đón trên 3,47 triệu lƣợt khách, tăng 20,1% so với năm 2004. Bảy tháng đầu năm 2006, lƣợng khách quốc tế ƣớc đạt 2,15 triệu lƣợt, tăng 7,0% so với cùng kỳ năm ngoái. Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế có mức tăng trƣởng hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân [15]. Tuy nhiên, nếu đặt bút so sánh với các nƣớc trong khu vực, đặc biệt là với Thái Lan- Đất nƣớc láng giềng của chúng ta- Một “thủ phủ du lịch của Châu Á” với số khách hàng năm lên tới hơn 11 triệu lƣợt và doanh thu hàng năm từ du lịch 9
- lên tới chục tỷ USD, thì du lịch Việt Nam vẫn thực sự bị coi là kém phát triển. Tại sao cùng nằm trong khu vực địa lý, với điều kiện về tự nhiên tƣơng đƣơng nhau mà ngành du lịch Việt Nam và Thái Lan lại có sự chênh lệch nhau quá lớn nhƣ vậy? Và bằng những biện pháp nào để “ngành công nghiệp không khói” của chúng ta bắt kịp với nƣớc bạn và thế giới trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Đó là một câu hỏi khó cần lời giải đáp cho quốc gia, cho ngành du lịch và cho tất cả chúng ta. Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế Thái Lan và giải pháp đối với du lịch Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu chung về tình hình du lịch quốc tế Thái Lan, những biện pháp và kinh nghiệm phát triển, nhìn nhận lại những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam từ đó nêu ra những giải pháp nhằm đóng góp cho sự phát triển của ngành. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng mà khoá luận tập trung nghiên cứu là tình hình du lịch quốc tế của Thái Lan và Việt Nam 4. Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận chủ yếu nghiên cứu tình hình phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan, những kinh nghiệm và biện pháp phát triển từ đó nêu ra bài học và các giải pháp đối với du lịch Việt Nam 5. Phương pháp nghiên cứu: Khoá luận đƣợc thực hiện bằng cách tổng hợp tài liệu, sau đó phân tích, đối chiếu, so sánh và đánh giá. 6. Kết cấu khoá luận đƣợc chia thành 3 phần: Chƣơng 1: Khái quát chung về du lịch Chƣơng 2: Tình hình du lịch quốc tế của Thái Lan và kinh nghiệm phát triển Chƣơng 3: Điều kiện phát triển, thực trạng và các giải pháp đối với du lịch Việt Nam 10
- CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH I - LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH 1. Khái niệm về du lịch Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế- xã hội phổ biến. Hội đồng lữ hành và du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Concil- WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vƣợt cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một số quốc gia, du lịch là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thƣơng, tại nhiều quốc gia khác, du lịch là một ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch ngày nay là một đề tài hấp dẫn, trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nhiều nƣớc đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cƣ là một chỉ tiêu để đánh giá chất lƣợng của cuộc sống. Theo tổ chức du lịch thế giới WTO (World Tourism Organization) thì năm 2000 số lƣợng khách du lịch toàn cầu là 698 triệu lƣợt ngƣời, thu nhập là 467 tỷ USD, năm 2002 lƣợng khách là 716,6 triệu lƣợt ngƣời, thu nhập là 474 tỷ USD, dự tính đến năm 2010 lƣợng khách là 1006 triệu lƣợt ngƣời và thu nhập là 900 tỷ [1] Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài ngƣời, nhƣng mãi đến năm 1811, lần đầu tiên ở Anh đã có định nghĩa về du lịch: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí” [1] . Ở định nghĩa này nhấn mạnh sự giải trí là động cơ chính của du lịch. Định nghĩa của đại học Traha( Cộng hoà Séc): “Du lịch là tập hợp các hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến cuộc hành trình của con ngƣời và việc lƣu trú của họ ngoài nơi ở thƣờng xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề và thăm viếng có tính chất thƣờng xuyên” [1] Định nghĩa của trƣờng tổng hợp kinh tế thành phố Varna, Bulgary: “Du lịch là một hiện tƣợng kinh tế- xã hội đƣợc lặp đi lặp lại đều đặn, chính là sản xuất và trao đổi dịch vụ, hàng hoá của các đơn vị kinh tế riêng biệt, độc lập- Đó là các tổ chức, các xí nghiệp với cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên môn nhằm đảm bảo sự đi lại, lƣu trú, ăn uống, nghỉ ngơi với mục đích thoả mãn các nhu cầu cá thể về vật chất và 11
- tinh thần của những ngƣời lƣu trú ngoài nơi ở thƣờng xuyên của họ để nghỉ ngơi, chữa bệnh, giải trí (thuộc các nhu cầu về văn hoá, chính trị, kinh tế..) mà không có mục đích là kiếm lời” [1]. Định nghĩa này đã xem xét rất kỹ hiện tƣợng du lịch nhƣ là một phạm trù kinh tế với đầy đủ tính đặc trƣng và vai trò của một bộ máy kinh tế, kỹ thuật điển hình. Qua những định nghĩa trên đây, ta có thể hiểu du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động có tổ chức, hƣớng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lƣu trú, ăn uống, tham quan giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị, xã hội thiết thực cho nƣớc làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp. Định nghĩa trên đã tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch trên thế giới và ở Việt Nam trong những thập niên gần đây. Trong pháp lệnh du lịch của Việt Nam, tại điều 10 thuật ngữ du lịch đƣợc hiểu nhƣ sau: “Du lịch là hoạt động của con ngƣời nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [2] Nhƣ vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù gồm nhiều thành phần tham gia tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế lại vừa có đặc điểm của ngành văn hoá- xã hội. Trên thực tế, hoạt động du lịch ở nhiều nƣớc không những đã đem lại lợi ích kinh tế, mà còn cả lợi ích chính trị, văn hoá, xã hội...ở nhiều nƣớc trên thế giới ngành du lịch phát triển với tốc độ cao và trở thành ngành mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, nguồn thu nhập từ du lịch đã chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội. Chính vì những lẽ trên, Hội nghị du lịch thế giới họp tại Manila, Phillippin (1980) đã tuyên bố Manila về du lịch, trong điều 2 ghi rõ: “...trƣớc ngƣỡng cửa của thế kỷ 21 và trƣớc triển vọng của những vấn đề đặt ra đối với nhân loại, đã đến lúc cần thiết và phải phân tích bản chất của du lịch, chủ yếu đi sâu vào bề rộng mà du lịch đã đạt đƣợc kể từ khi ngƣời lao động đƣợc quyền nghỉ phép năm, đã chuyển hƣớng du 12
- lịch từ một phạm vi hẹp của thú vui sang phạm vi lớn hơn của cuộc sống kinh tế và xã hội. Sự đóng góp của du lịch vào nền kinh tế quốc dân và thƣơng mại quốc tế đang làm cho nó trở thành một luận cứ tốt cho sự phát triển của thế giới. Vai trò thiết thực của du lịch trong hoạt động kinh tế quốc dân, trong trao đổi quốc tế và trong sự cân bằng cán cân thanh toán, đang đặt du lịch vào vị trí trong số các ngành hoạt động kinh tế quan trọng nhất.” [1].Tuyên bố trên đã khái quát đƣợc xu hƣớng phát triển của du lịch ngày nay đồng thời làm cho ta thấy rõ đƣợc tầm quan trọng của nó trong sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, để mỗi quốc gia có chiến lƣợc phát triển du lịch phù hợp với yêu cầu khách quan của toàn cầu. 2. Sản phẩm du lịch và tính đặc thù của nó 2.1. Khái niệm Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho khách du lịch, đƣợc tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiện, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: Cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó. 2.2. Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch Qua khái niệm trên chúng ta có thể thấy sản phẩm du lịch bao gồm cả những yếu tố hữu hình và những yếu tố vô hình. Yếu tố vô hình chính là dịch vụ. Xét theo quy trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến hành trình du lịch thì chúng ta có thể tổng hợp các thành phần của sản phẩm du lịch theo các nhóm cơ bản sau: Dịch vụ vận chuyển Dịch vụ lƣu trú, dịch vụ ăn uống, đồ ăn, thức uống. Dịch vụ tham quan, giải trí. Hàng hoá tiêu dùng và hàng lƣu niệm. Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch 2.3. Những nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dƣới dạng vật thể. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (Thƣờng chiếm 80%-90% về mặt giá trị), hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ. Do vậy việc đánh giá chất lƣợng sản phẩm du lịch rất khó khăn, vì thƣờng mang tính chủ quan và phần lớn không phụ thuộc vào 13
- ngƣời kinh doanh mà phụ thuộc vào khách du lịch. Chất lƣợng sản phẩm du lịch đƣợc xác định dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lƣợng của khách du lịch. Sản phẩm du lịch thƣờng đƣợc tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch. Do vậy sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển đƣợc trên thực tế, không thể đƣa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách du lịch phải đến với nơi có sản phẩm du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch. Đặc điểm này của sản phẩm du lịch là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho các nhà kinh doanh du lịch trong việc tiêu thụ sản phẩm, nó cũng là đặc điểm khác biệt so với những sản phẩm hàng hoá thông thƣờng. Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu thụ các sản phẩm du lịch trùng nhau về không gian và thời gian. Chúng không thể cất đi, tồn kho nhƣ các hàng hoá thông thƣờng khác. Do vậy để tạo ra sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng là rất khó khăn. Việc thu hút khách du lịch nhằm tiêu thụ sản phẩm du lịch là vấn đề vo cùng quan trọng đối với cá nhà kinh doanh du lịch. Khắc phục tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch luôn là vấn đề bức xúc cả về mặt thực tiễn, cũng nhƣ về mặt lý luận trong kinh doanh du lịch. 3. Các loại hình du lịch 3.1. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch, theo tiêu thức này, du lịch được chia thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa Du lịch quốc tế: Là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau, ở hình thức du lịch này khách phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch. Du lịch nội địa: Là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm cùng trong lãnh thổ của một quốc gia. 3.2. Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch, theo tiêu thức này, du lịch được chia thành các hình thức sau Du lịch chữa bệnh: Khách đi du lịch do nhu cầu điều trị các bệnh tật về thể xác và tinh thần của họ. Ví dụ nhƣ: Chữa bệnh bằng khí hậu, bằng nƣớc khoáng, bùn, hoa quả, sữa... 14
- Du lịch nghỉ ngơi giải trí: Nhu cầu chính nảy sinh hình thức du lịch này là sự cần thiết phải nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con ngƣời. Đây là loại hình du lịch có tác dụng làm giải trí, làm cuộc sống thêm đa dạng và giải thoát con ngƣời khỏi công việc hàng ngày... Du lịch thể thao: Gồm có hai hình thức sau: Du lịch thể thao chủ động: Khách đi du lịch để tham gia trực tiếp vào hoạt động thể thao nhƣ: Leo núi, săn bắn, câu cá, đá bóng, bóng chuyền, bóng rổ... Du lịch thể thao thụ động: Là những cuộc hành trình đi du lịch để xem các cuộc thi thể thao quốc tế, các thế vận hội Olympic... Du lịch văn hoá: Là hình thức du lịch mà mục đích chính là nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân về mọi lĩnh vực nhƣ: Lịch sử, kiến trúc, hội hoạ, chế độ xã hội, cuộc sống của ngƣời dân cùng các phong tục, tập quán của các nƣớc. Du lịch công vụ: Mục đích chính của loại hình du lịch này là nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó. Với mục đích này, khách du lịch đi tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo, kỷ niệm, các ngày lễ lớn, các cuộc gặp gỡ, các cuộc triển lãm văn hoá... Du lịch thƣơng gia: Mục đích chính của du lịch thƣơng gia là đi tìm hiểu thị trƣờng, nghiên cứu dự án đầu tƣ, ký kết hợp đồng... Du lịch tôn giáo: Loại hình du lịch này nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngƣỡng đặc biệt của những ngƣời theo các đạo giáo khác nhau. Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hƣơng: Là loại hình du lịch nảy sinh do nhu cầu của những ngƣời xa quê hƣơng, muốn về thăm lại quê hƣơng mình, thăm làng xóm, họ hàng... Du lịch quá cảnh: Du lịch quá cảnh nảy sinh do nhu cầu đi qua lãnh thổ của một nƣớc nào đó trong một thời gian ngắn để đến nƣớc khác. 3.3. Căn cứ vào đối tượng khách du lịch Du lịch thanh thiếu niên Du lịch cho những ngƣời cao tuổi 15
- Du lịch phụ nữ, du lịch gia đình 3.4. Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi Du lịch theo đoàn Du lịch cá nhân 3.5. Căn cứ vào phương tiện giao thông được sử dụng Du lịch bằng xe đạp Du lịch bằng xe máy Du lịch bằng xe ô tô Du lịch bằng tầu hoả Du lịch bằng tầu thuỷ Du lịch bằng máy bay 3.6. Căn cứ vào phương tiện lưu trú được sử dụng Du lịch ở khách sạn Du lịch ở khách sạn ven đƣờng Du lịch ở lều, trại Du lịch ở làng du lịch 3.7. Căn cứ vào thời gian du lịch Du lịch dài ngày Du lịch ngắn ngày (Thƣờng gọi là du lịch cuối tuần) 3.8. Căn cứ vào vị trí địa lý của nơi đến du lịch Du lịch nghỉ núi Du lịch nghỉ biển, sông, hồ Du lịch thành phố Du lịch đồng quê 4. Các lĩnh vực kinh doanh trong du lịch Để tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch, đòi hỏi phải có các loại hình kinh doanh du lịch tƣơng ứng. Cho đến nay về phƣơng diện lý thuyết cũng nhƣ thực tế đƣợc chấp nhận ở nhiều nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam, có bốn loại hình kinh doanh du lịch tiêu biểu sau: 16
- 4.1. Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business) Khi nói đến hoạt động kinh doanh lữ hành nói chung các chuyên gia về du lịch muốn đề cập đến các hoạt động chính nhƣ: “Làm nhiệu vụ giao dịch, ký kết với các tổ chức kinh doanh du lịch trong nƣớc, nƣớc ngoài để xây dựng và thực hiện các chƣơng trình du lịch đã bán cho khách du lịch”. Tuy nhiên, trên thực tế khi nói đến hoạt động kinh doanh lữ hành chúng ta thƣờng thấy song song tồn tại hai bộ phận phổ biến sau: Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business): Là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, thiết lập các chƣơng trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chƣơng trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chƣơng trình và hƣớng dẫn du lịch Kinh doanh đại lý lữ hành (Travel Sub- Agency Business): Là việc thực hiện các dịch vụ đƣa đón, đăng ký nơi lƣu trú, vận chuyển, hƣớng dẫn, tham quan bán các chƣơng trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin du lịch và tƣ vấn du lịch nhằm hƣởng hoa hồng. 4.2. Kinh doanh khách sạn (Hospitality Business) “Là nhiệm vụ tổ chức việc đƣa đón, phục vụ việc lƣu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, bán hàng cho khách du lịch”-Theo quy chế quản lý lữ hành của tổng cục du lịch ban ngày 29/04/1995. Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam ban năm 1999 tại chƣơng V, điều 25 lĩnh vực kinh doanh này đƣợc quy định là: “Kinh doanh cơ sở lƣu trú du lịch” [4]. 4.3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch (Transportation) Đặc trƣng nổi bật của hoạt động du lịch là sự dịch chuyển của con ngƣời từ nơi này đến nơi khác ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ, thƣờng với một khoảng cách xa. Do vậy, khi đề cập đến hoạt động du lịch ta không thể không đề cập đến hoạt động kinh doanh vận chuyển. Kinh doanh vận chuyển là hoạt động kinh doanh nhằm giúp cho du khách dịch chuyển đƣợc từ nơi cƣ trú của mình đến nơi du lịch cũng nhu là dịch chuyển tại điểm du lịch. 4.4. Kinh doanh các dịch vụ khác (Other Tourism Business) 17
- Ngoài các hoạt động kinh doanh nhƣ đã nêu ở trên, trong lĩnh vực hoạt động du lịch còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ nhƣ kinh doanh các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, tuyên truyền, quảng cáo du lịch, tƣ vấn đầu tƣ du lịch... Cùng với xu hƣớng phát triển ngày càng đa dạng trong nhu cầu của khách du lịch, sự tiến bộ của khoa học- Kỹ thuật và sự gia tăng mạnh của các doanh nghiệp du lịch dẫn đến sự cạnh tranh càng ngày càng tăng trên thị trƣờng du lịch thì các hoạt động kinh doanh bổ trợ này càng cần đựơc phát huy tác dụng để tạo tính cạnh tranh. Trong pháp lệnh du lịch của Việt Nam tại chƣơng V, điều 25 có quy định về các ngành nghề kinh doanh du lịch gồm có: Kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế. Kinh doanh cơ sở lƣu trú du lịch. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác[4] 5. Vai trò của du lịch Du lịch là một ngành kinh tế đặc biệt, hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, vừa có đặc điểm của ngành văn hoá- xã hội. Ngày nay, mạng lƣới du lịch đã đƣợc thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Lợi ích kinh tế mà du lịch mang lại là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm du lịch. Có thể nói, du lịch đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, về cả mặt kinh tế và mặt văn hoá, xã hội. 5.1. Về mặt kinh tế Cải thiện cán cân thƣơng mại quốc gia Hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cân bằng thu chi ngoại tệ của một đất nƣớc. Du khách vào mang theo ngoại tệ làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc mà họ đến. Điều này mang lại hiệu quả giống nhƣ một ngành xuất khẩu do đó làm cải thiện cán cân thanh toán thƣơng mại của quốc gia. Du lịch đƣợc coi nhƣ là một loại hàng hoá xuất khẩu, nếu du lịch đƣợc duy trì thƣờng xuyên và phù hợp thì có thể coi nhƣ là một tác nhân giữ ổn định một khoản thu ngoại tệ... 18
- Du lịch quốc tế góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ của một quốc gia. Thiếu ngoại tệ thƣờng gây ra sự hạn chế về nguồn tài chính cho sự phát triển kinh tế. Bất kỳ một quốc gia nào cũng cần nguồn ngoại tệ để có thể cải thiện nền công nghiệp, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, đặc biệt là những nƣớc kém và đang phát triển. Du lịch quốc tế có thể giúp cung cấp khoản ngoại tệ cần thiết đó. Du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác Bất cứ một ngành kinh tế nào cũng đều có liên quan chặt chẽ đến những ngành kinh tế khác trong sự phát triển chung. Du dịch cũng là một ngành nhƣ thế, thậm chí biểu hiện rõ rệt hơn vì du lịch vốn là một ngành kinh tế đặc biệt, sự phát triển của nó liên quan đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành. Nhƣ đã phân tích ở trên, những lĩnh vực kinh doanh du lịch bao gồm: Kinh doanh lữ hành, kinh doanh khách sạn, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh dịch vụ khác...Vì vậy, khi một khu vực trong nƣớc trở thành một điểm du lịch, nó sẽ kéo theo những ngành kinh tế khác phát triển ví dụ nhƣ dịch vụ khách sạn, dịch vụ ăn uống...và sẽ làm cho kinh tế chung của cả khu vực phát triển. Quảng bá cho sản xuất địa phƣơng và quốc gia Ngành du lịch và nền sản xuất địa phƣơng và quốc gia có quan hệ mang tính chất hai chiều, nền kinh tế địa phƣơng: Nhƣ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ...phát triển làm cho nền du lịch của địa phƣơng hay quốc gia đó phát triển. Ngƣợc lại, du lịch tạo ra những cơ hội rất lớn cho hàng hoá và dịch vụ của địa phƣơng và quốc gia có điều kiện tiếp cận nhiều hơn với một lƣợng khách du lịch quốc tế đến từ rất nhiều quốc gia khác nhau. Chính những du khách quốc tế này sẽ là những ngƣời quảng bá cho hàng hoá của quốc gia đến với thế giới. Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc Khách du lịch cũng phải có nghĩa vụ nộp các loại thuế. Có thể là thuế trực tiếp nhƣ thuế khởi hành (Departure Tax) phải trả ở các sân bay hoặc thuế phòng (bed tax) cộng thêm vào các hoá đơn thanh toán lƣu trú tại khách sạn. Cũng có thể là thuế gián thu nhƣ thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hoá dịch vụ. Nguồn thu thuế này sẽ làm tăng thu cho ngân sách nhà nƣớc. 19
- Phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế Cơ sở hạ tầng kinh tế nhƣ mạng lƣới giao thông công cộng, mạng lƣới điện nƣớc, các phƣơng tiện thông tin đại chúng…Đặc biệt là ở những vùng phát triển du lịch, do xuất hiện và nhu cầu đi lại, cũng nhƣ những điều kiện cần thiết cho cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động nên các ngành này phát triển. Mặt khác, khách không chỉ dừng lại ở điểm du lịch mà trƣớc đó và sau đó khách có nhu cầu đi lại giữa các điểm du lịch, trên cơ sở đó ngành giao thông, vận tải phát triển. 5.2. Về mặt xã hội Thứ nhất, du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời dân. Theo nhƣ thống kê năm 2000 của thế giới, du lịch là ngành tạo việc làm quan trọng. Tổng số lao động trong các hoạt động liên quan đến du lịch chiếm 10,7% tổng số lao động toàn cầu. Cứ 2,5 giây du lịch tạo ra đƣợc một việc làm mới, đến năm 2005 cứ 8 lao động thì có một ngƣời làm trong ngành du lịch [1]. Một buồng khách sạn từ 1 đến 3 sao trên thế giới hiện nay thu hút khoảng 1,3 lao động trong các dịch vụ chính và khoảng 5 lao động trong các dịch vụ bổ sung. Số lao động cần thiết trong dịch vụ bổ sung có thể tăng lên nhiều lần, nếu các dịch vụ này đƣợc nâng cao về chất lƣợng và phong phú về chủng loại. Theo dự báo của WTO, năm 2010 ngành du lịch sẽ tạo thêm khoảng 150 triệu việc làm, chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng [1]. Thứ 2, du lịch làm giảm quá trình đô thị hoá ở các nƣớc kinh tế phát triển. Thông thƣờng, tài nguyên du lịch thiên nhiên thƣờng có nhiều ở những vùng núi xa xôi, vùng ven biển hay nhiều vùng hẻo lánh khác.Việc khai thác đƣa những tài nguyên này vào sử dụng đòi hỏi phải có đầu tƣ về mọi mặt giao thông, bƣu điện, kinh tế, văn hoá, xã hội…Do vậy, việc phát triển làm thay đổi bộ mặt kinh tế- xã hội ở những vùng đó, và cũng vì vậy mà góp phần làm giảm sự tập trung dân cƣ căng thẳng ở những trung tâm dân cƣ. Thứ 3, du lịch là phƣơng tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả cho những nƣớc chủ nhà. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản và khả năng áp dụng tại Việt Nam
126 p | 800 | 207
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chiến lược marketing của công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim và kinh nghiệm cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
113 p | 991 | 166
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm định vị và tái định vị thương hiệu vinamilk trên thị trường quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
97 p | 685 | 135
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Logistics tại một số nước Asean và bài học đối với Việt Nam
112 p | 428 | 107
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm marketing điện tử trong ngành bán lẻ trên thế giới và bài học cho Việt Nam
105 p | 325 | 93
-
Khóa luận tốt nghiệp: Vấn đề đạo đức kinh doanh ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
100 p | 603 | 91
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm M&A của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam
115 p | 311 | 78
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm phát triển mô hình Keiretsu ở Nhật Bản, Chaebol ở Hàn Quốc và định hướng cho các tập đoàn kinh tế của Việt Nam
107 p | 279 | 65
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh doanh áp dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp Mỹ và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam
93 p | 230 | 47
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm phát triển vận tải hàng không một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
84 p | 255 | 46
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam
116 p | 145 | 28
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm quản lý hệ thống bán lẻ trên thế giới và giải pháp vận dụng đối với Việt Nam
93 p | 184 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Mỹ và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam
114 p | 123 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Xử lý khủng hoảng truyền thông: trường hợp của Toyota và Malaysia Airlines và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
80 p | 59 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu tác động của văn hoá đến việc kinh doanh của một số công ty xuyên quốc gia (TNCs) và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam
82 p | 170 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Xử lý khủng hoảng truyền thông. Trường hợp của Toyota và Malaysia Airlines và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp
80 p | 54 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh doanh các dịch vụ liên quan đến rác thải mô hình tại Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
97 p | 141 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn