Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động khai thác cảng ICD nhằm phát triển dịch vụ logistics tại TP. HCM
lượt xem 16
download
Đề tài giới thiệu sự phát triển dịch vụ logistics và cảng ICD tại Tp.HCM. Qua đó, làm sáng tỏ về mặt lý luận sự cần thiết đẩy mạnh hoạt động khai thác cảng ICD nhằm phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải tại Tp.HCM, với bối cảnh Tp.HCM hiện tại và trong tương lai vẫn là một trong những đầu mối giao thương quan trọng của khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động khai thác cảng ICD nhằm phát triển dịch vụ logistics tại TP. HCM
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP.HOÀ CHÍ MINH BÙI TRỌNG ĐẠT NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG ICD NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2009
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP.HOÀ CHÍ MINH BÙI TRỌNG ĐẠT NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG ICD NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI TP.HCM Chuyên ngành: Thương mại Mã số: 60.34.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS.ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2009
- MỤC LỤC TRANG Phần mở đầu ..............................................................................................................1 Chương 1 : Cơ sở khoa học về cảng ICD và dịch vụ logistics ...............................5 1.1. Giới thiệu về sự phát triển vận tải container và cảng ICD ...............................5 1.1.1. Giới thiệu về sự phát triển vận tải container ..............................................5 1.1.2. Giới thiệu về cảng ICD ..............................................................................7 1.2. Khái niệm về logistics ....................................................................................10 1.2.1. Khái niệm về logistics ..............................................................................10 1.2.2. Dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải.................................................13 1.3. Mối quan hệ hữu cơ giữa hoạt động khai thác cảng ICD và phát triển dịch vụ logistics .....................................................................................15 1.4. Xu hướng dịch vụ logistics trên thế giới và kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics trong khai thác cảng container tại một số quốc gia ............19 1.4.1. Xu hướng dịch vụ logistics trên thế giới ..................................................19 1.4.2. Kinh nghiệm khai thác cảng container nhằm phát triển dịch vụ logistics tại một số quốc gia và tại Việt Nam ..........................................22 1.4.2.1. Kinh nghiệm tại một số quốc gia ...................................................... 22 1.4.2.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam ................................................................ 26 Kết luận chương 1 .....................................................................................................29 Chương 2 : Thực trạng hệ thống cảng ICD và dịch vụ logistics tại Tp.HCM ............................................................................................30 2.1. Thực trạng hoạt động của cụm cảng ICD Tp.HCM .......................................30 2.1.1. Tổng quan về hoạt động của các cảng container tại Tp.HCM .................30 2.1.2. Tổng quan về hoạt động của cụm cảng ICD Tp.HCM ............................33 2.1.3. Vai trò của cụm cảng ICD Tp.HCM ........................................................36 2.2. Những đánh giá chung về hoạt động của cụm cảng ICD Tp.HCM ...............39 2.2.1. Đánh giá hoạt động của cụm cảng ICD Tp.HCM ....................................39 2.2.2. Các yếu tố tác động đến hiệu quả của cụm cảng ICD Tp.HCM ..............42 2.3. Hiện trạng về sự phát triển của dịch vụ logistics tại Tp.HCM .......................45 2.3.1. Tổng quan thị trường dịch vụ logistics ....................................................45 2.3.2. Những khó khăn cản trở sự phát triển của dịch vụ logistics ....................47 2.3.3. Tiềm năng phát triển của dịch vụ logistics tại Tp.HCM ..........................49 2.3.4. Sự cần thiết của các cảng ICD đối với sự phát triển của dịch vụ logistics tại Tp.HCM ...............................................................................50
- 2.4. Đánh giá tổng quát hoạt động của hệ thống cảng ICD trong mối quan hệ với sự phát triển dịch vụ logistics của Tp.HCM. ............................ 52 2.4.1. Điểm mạnh ...............................................................................................52 2.4.2. Điểm yếu ..................................................................................................53 2.4.3. Cơ hội phát triển .......................................................................................54 2.4.4. Thách thức................................................................................................56 Kết luận chương 2 .....................................................................................................57 Chương 3 : Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động khai thác cảng ICD nhằm phát triển dịch vụ logistics tại Tp.HCM ......................59 3.1. Quan điểm, mục tiêu và căn cứ đề xuất giải pháp ..........................................59 3.1.1. Quan điểm đề xuất giải pháp....................................................................59 3.1.2. Mục tiêu đề xuất giải pháp .......................................................................60 3.1.3. Căn cứ đề xuất giải pháp ..........................................................................60 3.2. Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động khai thác cảng ICD nhằm phát triển dịch vụ logistics tại Tp.HCM ........................................................61 3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu qủa hoạt động của các ICD hiện có .......61 3.2.1.1. Nâng cấp và cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật của cảng ....................... 61 3.2.1.2. Cải tiến dịch vụ khách hàng .............................................................. 64 3.2.1.3. Phát triển dịch vụ logistics của ICD ................................................. 66 3.2.1.4. Ứng dụng CNTT vào quản lý điều hành và khai thác cảng .............. 68 3.2.1.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực............................................... 69 3.2.1.6. Cơ chế quản lý và hỗ trợ phát triển ................................................... 71 3.2.2. Xây dựng và phát triển các ICD mới .......................................................72 3.2.2.1. Vị trí thành lập .................................................................................. 73 3.2.2.2. Nguồn hàng khai thác........................................................................ 75 3.2.2.3. Kế hoạch phát triển ........................................................................... 76 3.3. Những kiến nghị về hỗ trợ phát triển của các ban ngành ...............................77 3.3.1. Đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng GTVT ................................................78 3.3.2. Quản lý và điều hành chung của ngành hàng hải.....................................80 3.3.3. Nâng cao vai trò của các Hiệp hội ...........................................................81 3.3.4. Hiện đại hóa ngành Hải quan ...................................................................82 Kết luận chương 3 .....................................................................................................84 Kết luận ...................................................................................................................85 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ TRANG A- Danh mục sơ đồ Sơ đồ 1.1. Vai trò của cảng ICD ................................................................................9 Sơ đồ 1.2. Các bộ phận cơ bản của logistics ............................................................11 Sơ đồ 1.3. Giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu ...........................................16 B- Danh mục bảng biểu Bảng 1.1. Lượng hàng làm thủ tục tại ICD Tân Tạo ...............................................27 Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu của các cảng container chính tại Tp.HCM .....................31 Bảng 2.2. Sản lượng khai thác của các cảng container chính tại Tp.HCM .............32 Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu của các cảng ICD tại Tp.HCM .......................................33 Bảng 2.4. Lợi ích ước tính của doanh nghiệp tại Đồng Nai khi làm hàng tại ICD Phước Long so với tại cảng VICT ..............................................38 Bảng 2.5. Vị trí của ICD Tp.HCM trong giao thông vận chuyển hàng hóa ............40 Bảng 2.6. Lý do sử dụng dịch vụ tại ICD Tp.HCM .................................................41 Bảng 2.7. Các công việc thường thực hiện tại ICD Tp.HCM ..................................43 Bảng 2.8. Quy mô vốn của các doanh nghiệp VN kinh doanh dịch vụ logistics ...................................................................................................46 Bảng 2.9. Xếp hạng về chỉ số hiệu qủa hoạt động logistics của các nước ASEAN ...................................................................................................47 Bảng 2.10. So sánh nhu cầu container và công suất dự kiến cảng Tp.HCM đến 2012 .................................................................................................55 C- Danh mục hình vẽ Hình 1.1. Sản lượng container qua cảng Singapore ...............................................23 Hình 1.2. Sản lượng container qua cảng Laem Chabang .......................................25 Hình 2.1. Lượng hàng hóa và container qua các cảng biển Việt Nam .................. 30 Hình 2.2. Sản lượng container tại các cảng phía Nam ........................................... 31 Hình 2.3. Thị phần container qua cảng TP.HCM ..................................................37 Hình 2.4. Các tiêu chí sử dụng dịch vụ tại ICD .....................................................44 Hình 2.5. Nhóm hoạt động logistics được thuê ngoài............................................45 Hình 2.6. Tỷ lệ thuê ngoài theo loại hình công ty..................................................49
- DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT CBM : Đơn vị tính tương đương 1 mét khối hàng (Cubic Metre) CFS : Trạm gom hàng lẻ (Container Freight Station) CNTT : Công nghệ thông tin Cont : Container DWT : Tấn (đơn vị đo tổng tải trọng của tàu – Deadweight ~ 1.000 kgs) ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long EDI : Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange) Forwarder : Đại lý giao nhận vận chuyển GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GTVT : Giao thông vận tải ha : hécta ICD : Cảng container thông quan nội địa (Inland Clearance Depot) ISO : Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế LOTUS : Cảng Bông Sen KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất RFID : Công nghệ nhận dạng bằng tần số (Radio Frequency Identity) SPCT : Cảng container trung tâm Sài Gòn TEU : Đơn vị tương đương container 20feet (Twenty feet Equivalent Unit) TNHH : Trách nhiệm hữu hạn Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh VICT : Cảng Container quốc tế tại Việt Nam Vinalines : Tổng công ty hàng hải Việt Nam VIFFAS : Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam VN : Việt Nam VPA : Hiệp hội cảng biển Việt Nam UBNDTP : Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố XNK : Xuất nhập khẩu
- WMS : Hệ thống quản lý kho bãi (Warehouse management system) WTO : Tổ chức thương mại thế giới
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Logistics, hay hậu cần, là một trong những ngành dịch vụ quan trọng, nhạy cảm, có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế của cả một quốc gia. Doanh thu ngành logistics thường chiếm tới 10% GDP ở các nước phát triển và có thể lên tới 15% ở các nước đang phát triển. Trong chuỗi dịch vụ logistics thì vận tải đa phương thức chính là một mắt xích quan trọng. Vận tải đa phương thức theo nguyên lý phát triển phải được giải quyết toàn diện trên hai khâu: vận tải ngoại thương (chủ yếu là vận tải biển bằng container) và vận tải nội địa. Vận tải nội địa chính là khâu mở đầu và kết thúc quá trình vận tải đa phương thức nên đóng một vai trò rất quan trọng. Vận tải nội địa có thể bao gồm vận tải bằng đường sắt, đường bộ, đường sông tuỳ thuộc vào khối lượng và hàng hóa vận chuyển giữa các cảng và các điểm dỡ hàng ở nội địa nhằm giảm khâu xếp dỡ dẫn đến hạ giá thành vận chuyển. Hiện nay, hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển thuộc khu vực miền Đông Nam bộ bao gồm: Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên, hầu hết hàng hóa muốn đi và về địa phương đều phải tập trung ở Tp.HCM. Thực tế cho thấy có những thời điểm mà lượng hàng hóa ùn tắc tại các cảng biển Tp.HCM là vô cùng nghiêm trọng. Vấn đề đặt ra là ngoài các giải pháp nâng cao năng lực cho các cảng biển, đòi hỏi cần phải có những giải pháp kết hợp khác để giải tỏa bớt áp lực cho các cảng biển Tp.HCM. Hơn nữa. yêu cầu của sự phát triển buộc Tp.HCM phải có những định hướng và giải pháp thích hợp tương ứng, với đích hướng đến là trở thành trung tâm logistics có quy mô lớn, hiện đại, có trình độ quản lý kinh doanh dịch vụ tiên tiến. Đây cũng chính là vấn đề mà Học viên đã suy nghĩ, lựa chọn để nghiên cứu và trình bày những ý tưởng của mình với đề tài mang
- 2 tên “Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động khai thác cảng ICD nhằm phát triển dịch vụ logistics tại Tp.HCM”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu của luận văn hướng tới các mục tiêu sau: - Giới thiệu sự phát triển dịch vụ logistics và cảng ICD tại Tp.HCM. Qua đó, làm sáng tỏ về mặt lý luận sự cần thiết đẩy mạnh hoạt động khai thác cảng ICD nhằm phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải tại Tp.HCM, với bối cảnh Tp.HCM hiện tại và trong tương lai vẫn là một trong những đầu mối giao thương quan trọng của khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. - Phản ánh và đánh giá thực trạng hoạt động khai thác cảng ICD và cung ứng dịch vụ logistics tại Tp.HCM, nhận biết rõ những yếu kém trong hoạt động và phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của các hoạt động này - nhất là trong điều kiện phải tuân thủ quy hoạch phát triển Tp.HCM, cũng như đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. - Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích những nguyên nhân, căn cứ vào yêu cầu quy hoạch phát triển Tp.HCM trong tình hình mới, tác động của mạng lưới GTVT đến phát triển dịch vụ logistics, luận văn xác định rõ quan điểm phát triển của hệ thống cảng ICD trong giai đoạn tới và giải pháp có tính khả thi để thực hiện phương hướng đã định, góp phần vào sự phát triển dịch vụ logistics tại Tp.HCM. 3. Đối tượng, phạm vi và giai đoạn nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các cảng ICD (thường gọi là cảng container thông quan nội địa, cảng cạn hay cảng nội địa) tại Tp.HCM, trong đó nhấn mạnh vai trò của hoạt động khai thác cảng với nhu cầu về dịch vụ logistics của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đồng thời đề tài cũng bám sát quy hoạch phát triển của Tp.HCM, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông vận tải, phát triển khu công
- 3 nghiệp - khu chế xuất và quy hoạch cảng biển để có thể thực hiện thiết kế, hợp lý hóa tổ chức hoạt động và khai thác các cảng ICD nhằm tối ưu hóa chi phí. - Phạm vi và giai đoạn nghiên cứu: Hoạt động trong từng cảng ICD sẽ có những thế mạnh và hạn chế riêng của cảng, cũng như lĩnh vực logistics rất rộng, do vậy đề tài chủ yếu chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa hoạt động khai thác của toàn hệ thống các cảng ICD tại Tp.HCM nói chung và nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics của doanh nghiệp tại các cảng này, đặc biệt trong lĩnh vực giao nhận, quản lý bãi, khai thác kho, thông quan hàng hóa và vận tải hàng hóa tại đây. Đồng thời, do hoạt động của cảng ICD đã và đang phát triển mạnh mẽ kể từ đầu năm 2007, và cũng là giai đoạn hậu thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO, nên đề tài sẽ chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt động của ICD Tp.HCM giai đoạn từ đầu năm 2007 trở lại đây. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu dựa vào phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp để nghiên cứu. Để có thể đánh giá các yếu tố tác động, trong quá trình nghiên cứu đã có kết hợp giữa lý luận và thực tiễn thông qua gửi bảng câu hỏi và tiếp xúc với các tổng cộng 30 công ty xuất nhập khẩu (xem Phụ lục 1 - Danh sách công ty khảo sát và bảng câu hỏi). Đồng thời đối chiếu với kinh nghiệm thời gian làm việc thực tế tại cảng, từ đó đưa ra các phân tích, nhận định và dự báo trong phạm vi đề tài nghiên cứu. 5. Điểm mới của đề tài Luận văn chú trọng vào vai trò của cảng ICD làm hậu cần trung gian cho cảng biển và doanh nghiệp XNK, cũng như việc thông qua các hoạt động khai thác của cảng ICD trong mối quan hệ với nhu cầu dịch vụ logistics của các doanh nghiệp tại cảng, sẽ tác động đến sự phát triển dịch vụ logistics cho thành phố. Đồng thời, luận văn đưa ra một số dịch vụ mới đáp ứng hoạt động khai thác tại cảng ICD Tp.HCM, phục vụ cho nhu cầu thực tế của các công ty giao nhận và XNK.
- 4 Liên quan đến những vấn đề mà luận văn tập trung phân tích đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, tuy nhiên theo tìm hiểu thì những công trình này thường tập trung vào hoạt động logistics của doanh nghiệp, hoặc nghiên cứu quy hoạch và phát triển cảng biển, hoặc chỉ đề cập vào các giải pháp để phát triển hoạt động logistics trong giao nhận vận tải biển nói chung, không đặt vấn đề về vai trò của cảng ICD làm dịch vụ hậu cần trung gian cho cảng biển và doanh nghiệp, cũng như tác động của cảng ICD đến sự phát triển của dịch vụ logistics cho thành phố. Chẳng hạn: - Tác giả Nguyễn Thị Bé Tiến với luận văn "Giải pháp cạnh tranh và phát triển cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam trong giai đoạn hậu WTO" chỉ nghiên cứu nâng cao hiệu qủa hoạt động logistics cho công ty giao nhận nói chung. - Tác giả Mai Nguyễn Trường Sơn trong luận văn "Nâng cao năng lực hệ thống cảng container Việt Nam đảm bảo sự phát triển của dịch vụ logistics" chủ yếu tập trung đánh giá và đề ra các giải pháp để nâng cao năng lực hoạt động của các cảng biển Việt Nam, qua đó nhằm đảm bảo cho sự phát triển của dịch vụ logistics. - Tác giả Nguyễn Thị Tuyên Ngôn trong luận văn "Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động logistics trong giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển tại Tp.Đà Nẵng" chủ yếu tập trung phân tích nhiều vấn đề liên quan đến việc nâng cao hiệu qủa hoạt động của cảng biển Đà Nẵng và qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, đề tài nghiên cứu không đề cập đến vai trò của cảng ICD trong thành phố. - Tương tự như vậy các báo cáo trình bày tại các cuộc hội thảo như Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, các bài phân tích trên các tạp chí chuyên ngành…cũng thường chỉ đặt vấn đề ở hoạt động dịch vụ logistics của các doanh nghiệp, hoặc tập trung vào hệ thống các cảng biển Việt Nam, hoặc chỉ giới thiệu một số lợi ích của cảng ICD, ít tập trung phân tích sâu vai trò của ICD với phát triển dịch vụ logistics. 6. Kết cấu của đề tài
- 5 Luận văn gồm 85 trang, bao gồm cả Phần mở đầu và Kết luận của luận văn, với 3 sơ đồ, 11 bảng và 8 hình vẽ, được chia làm 3 chương như sau: - Chương 1: Cơ sở khoa học về cảng ICD và dịch vụ logistics - Chương 2: Thực trạng hệ thống cảng ICD và dịch vụ logistics tại Tp.HCM - Chương 3: Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động khai thác cảng ICD nhằm phát triển dịch vụ logistics tại Tp.HCM Ngoài ra, còn có phần Danh mục tài liệu tham khảo, kèm theo các Phụ lục về bảng câu hỏi điều tra, danh sách các công ty khảo sát và danh sách quy hoạch các KCN-KCX của Tp.HCM, làm cơ sở cho việc phân tích của đề tài. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CẢNG ICD VÀ DỊCH VỤ LOGISTICS 1.1. Giới thiệu về sự phát triển vận tải container và cảng ICD 1.1.2. Giới thiệu về sự phát triển vận tải container Vận tải quốc tế là quá trình chuyên chở được tiến hành vượt ra ngoài phạm vi biên giới lãnh thổ của một quốc gia. Có rất nhiều phương thức vận chuyển tham gia vào quá trình chuyên chở hàng hóa quốc tế như đường không, đường sắt, đường bộ, đường thủy…, trong đó vận chuyển đường biển đóng vai trò chủ đạo. Hơn 70% hàng hoá trong buôn bán quốc tế được vận chuyển bằng đường biển. Những nước có bờ biển kéo dài, giao thông vận tải đường biển thuận tiện sẽ có ngành vận tải quốc tế rất phát triển như Singapore, Hà Lan, Hồng Kông….Ngày nay, qúa trình vận tải hàng hóa đường biền thường được tiến hành theo phương thức container. Container chở hàng, theo định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) là [18]: một dụng cụ vận tải, có tính chất lâu bền, chắc, khỏe để có thể dùng đi dùng
- 6 lại, được thiết kế đặc biệt tạo thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa qua một hay nhiều phương thức vận tải mà không phải chất xếp lại giữa chừng; có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ công cụ vận tải này sang công cụ vận tải khác; có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào và dỡ hàng ra; dễ nhồi đầy và rút rỗng, có thể tích bên trong lớn hơn 1m3. Container cùng với hàng hóa xếp trong đó tạo thành đơn vị hàng hóa trong suốt qúa trình vận chuyển. Nhằm đảm bảo phù hợp với qúa trình vận tải quốc tế, các container được chuẩn hóa về hình thức bên ngoài, kích thước và tải trọng thống nhất trên toàn cầu và được phân thành những loại riêng biệt. Trên thế giới có rất nhiều loại container và các container cũng có kích cỡ, cấu trúc, công dụng, tên gọi khác nhau như: cont 20’/40’/45', cont khô/lạnh (Dry/Reefer container), cont mở nắp (opentop container), cont gấp (tilt container), cont phẳng (flat container), cont cao (high container)…. Các nhà sản xuất tàu thủy vận chuyển container căn cứ vào kích thước và tải trọng chuẩn hóa của container để có thể thiết kế ra loại tàu chở hàng đạt hiệu qủa khai thác cao nhất về tốc độ, về khả năng chuyên chở hàng hóa cũng như an toàn hàng hải. Các tàu lớn chở container hiện nay có năng lực chở từ 8.000 TEUs đến 12.000 TEUs, một số tàu có tải trọng lớn hiện đã có sức chứa từ 15.000 TEUs đến 18.000 TEUs. Hiện nay có khoảng 34 triệu container được chuyên chở trên khoảng hơn 10.000 con tàu vận tải trên toàn thế giới. Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, nhu cầu về vận chuyển bằng container sụt giảm nhưng sau khủng hoảng tài chính thì đến sau năm 2015, thế giới vẫn sẽ cần khoảng 77 triệu container vì nhu cầu hàng hóa của dân chúng tiếp tục gia tăng, tức là hơn gấp đôi số container lưu chuyển hiện nay. Sau khủng hoảng tài chính, mỗi năm thế giới vẫn tiếp tục đóng mới hơn 3 triệu container và sẽ còn cao hơn vào các năm sau. Các nhà sản xuất hàng hóa và người kinh doanh có thể xem container như là một đơn vị tính toán trong việc mua bán hàng hóa. Việc chuẩn hóa mang tính nhất quán và quốc tế của container cũng là cơ sở để các nhà giao nhận vận tải cũng như các cảng xếp dỡ chủ động trong công tác quy hoạch, quản lý kho bãi, đầu tư trang
- 7 thiết bị, phương tiện bốc dỡ…, đảm bảo qúa trình luân chuyển hàng hóa được nhanh chóng và hiệu qủa. Hiện nay, quá trình "container hóa" tiếp tục tác động mạnh mẽ tới việc phát triển vận tải biển trong khu vực. Cách đây chừng 10 năm, Singapore là trung tâm trung chuyển container duy nhất trong ASEAN thì ngày nay con số này đã là 17. Sự cạnh tranh trong kinh doanh vận chuyển container trong khu vực đã tăng lên rất nhanh. Các cảng biển như Singapore, Tanjung Pelepas (Malaysia), Laem Chabang (Thái Lan) và Subic Bay (Philipines) trở thành các trung tâm trung chuyển có các khu vực phân phối hàng ngay trong khu vực cảng. Công nghệ phát triển làm cho việc kinh doanh khai thác tàu container phụ thuộc vào năng suất làm hàng của cảng. Việc container hóa thương mại thế giới làm thay đổi mạnh mẽ hoạt động của vận tải biển và tác động to lớn tới hoạt động của cảng. Có cảng hoạt động với chức năng là cảng trung tâm, có cảng làm chức năng là cảng vệ tinh. Vấn đề an toàn cảng và môi trường cảng đang đặt ra cho các chính quyền cảng trong khu vực phải đảm bảo đầy đủ các thiết bị theo yêu cầu, qua đó đòi hỏi cảng phải đầu tư lớn. Tóm lại, vận tải container ngày càng phát triển nhanh là nhờ những lợi ích thiết thực và quan trọng như: - Đối với người chủ hàng: bảo vệ tốt hàng hóa, tiết kiệm tối đa chi phí bao bì đóng gói; giảm đến mức thấp nhất tình trạng mất cắp, hư hỏng, ẩm ướt, nhiễm bẩn; tăng khả năng xếp dỡ hàng hóa và giảm thiểu chi phí lưu kho bãi; thúc đẩy mua bán hàng hóa phát triển. - Đối với người chuyên chở: tận dụng tối đa dung tích tàu chuyên chở hàng hóa; tăng khả năng xếp dỡ và rút ngắn thời gian giải phóng hàng, tăng tốc độ khai thác của tàu; giảm thiểu trách nhiệm về khiếu nại tổn thất xảy ra với hàng hóa, đảm bảo an toàn hàng hải trong qúa trình chuyên chở. - Đối với cảng xếp dỡ và người giao nhận: tăng cường khả năng đầu tư, bố trí, sắp xếp phương tiện xếp dỡ, kho bãi chứa hàng; đẩy nhanh tốc độ giải
- 8 phóng hàng cho tàu và cho chủ hàng; tiến hành thực hiện các loại hình vận tải đa phương thức và đa dạng hóa các dịch vụ giao nhận cho chủ hàng; chủ động trong việc giám sát và quản lý hàng hóa thay mặt chủ hàng, đảm bảo an toàn và hiệu qủa trong qúa trình vận chuyển hàng hóa. 1.1.2. Giới thiệu về cảng ICD Hiện nay ở nước ta vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về ICD (Inland Clearance Depot). Ngày 16/04/2003, Bộ Tài Chính đã có Quyết Định số 53/2003/QĐ-BTC [21] quy định thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu, chính thức gọi ICD là hình thức “điểm thông quan nội địa”. Tại ICD có các hoạt động đóng gói, xếp dỡ, lưu kho bãi hàng hoá... mang nhiều tính chất về vận tải, đặc biệt là vận tải bằng container. Đồng thời tại đây hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu phải chịu sự kiểm tra, giám sát của hải quan ICD trên thực tế thường được các doanh nghiệp ngành GTVT gọi là cảng container thông quan nội địa (gọi tắt là cảng nội địa), hay cảng cạn (cảng khô). Về quản lý nhà nước thì ICD gần như là một cửa khẩu thật sự, được thực hiện các thủ tục liên quan đối với hàng hóa theo quy định dưới sự kiểm soát của hải quan và thủ tục thông quan cũng được tiến hành bình thường như các cảng biển khác. ♦ Thành lập cảng ICD Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan cho cảng ICD. Thủ tục thành lập được hướng dẫn cụ thể tại Điều 58, 59, 60, Mục 1, Chương 3 Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009 của Bộ Tài chính [32]: - Đã được quy hoạch trong hệ thống cảng nội địa của Bộ Giao Thông Vận Tải công bố theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 154/2005/NĐ [17] để giải quyết ách tắc hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển quốc tế; - Phải có diện tích từ 10 ha trở lên;
- 9 - Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị (cân điện tử, máy soi…), kho chứa tang vật vi phạm; - Kho, bãi phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera, cân điện tử, các thiết bị khác để thông quan hàng hoá nhanh chóng. Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với hệ thống giám sát của cơ quan hải quan. ♦ So sánh cảng biển và cảng ICD Để so sánh cảng biển và cảng ICD, thì theo điều 59 của Bộ Luật Hàng Hải năm 2005 [19]: “Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác”. Như vậy, cảng biển là đầu mối giao thông, là nơi thực hiện các thao tác xếp dỡ hàng hoá từ phương thức vận tải biển sang các phương thức vận tải khác và ngược lại. Trong khi đó, có thể nói các cảng ICD thực chất là sự rộng mở của các cảng biển. Cảng ICD thường nằm sâu trong đất liền, đặt vị trí tại các KCN-KCX hoặc tại các nơi là đầu mối giao thông thuận lợi, có khả năng tập kết và giải phóng hàng hóa một cách nhanh chóng, dễ dàng thông qua các trang thiết bị bốc dỡ chuyên dùng. Vận tải hàng hóa tại cảng ICD chủ yếu được tiến hành bằng đường bộ sử dụng xe đầu kéo, hoặc đường sông thông qua các xà lan chuyên dụng chở container. Tác nghiệp hàng xuất tại ICD: - Nhận hàng nguyên container - Gom hàng lẻ đóng vào container - Đóng kiện, bao bì, phun trùng - Làm thủ tục hải quan - Vào sổ tàu -…
- 10 Xuất hàng đến ICD Chuyển container Doanh nghiệp (Kho tập kết) Cảng biển (Bãi container) Tác nghiệp hàng nhập tại ICD: - Nhận hàng nguyên container - Rút hàng lẻ từ container vào kho - Làm thủ tục hải quan Nhận hàng từ ICD - Giao nhận hàng tại cảng Nhận container -… Sơ đồ 1.1: Vai trò của cảng ICD Chức năng của cảng biển là đảm bảo an toàn cho tàu biển ra, vào hoạt động; cung cấp phương tiện và thiết bị cần thiết cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hóa và đón trả khách; cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa trong cảng; là nơi để tàu biển và các phương tiện thủy khác trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp. Theo đó, chức năng quan trọng nhất của cảng biển là thông qua nhanh chóng hàng hóa chứ không phải chỉ là lưu giữ hàng hóa. Chính vì thế một khi lượng hàng hóa lưu thông qua cảng tăng nhanh sẽ gia tăng áp lực tác nghiệp hàng hóa cho cảng biển. Khi đó, cảng ICD đóng vai trò là một mắt xích quan trọng trong vận tải đa phương thức, là nơi tập kết và trung chuyển container; là nơi làm thủ tục hải quan; là nơi chuyển tiếp các container sang các phương tiện khác; là nơi gom hàng lẻ vào container xuất để chuyển ra cảng nơi tàu ăn hàng (được lưu giữ tại các bãi tập kết container chờ xếp lên tàu) và ngược lại nhận hàng container nhập từ cảng nơi tàu dỡ hàng (được lưu giữ tại các bãi tập kết container chờ giải phóng hàng) về để giao nguyên container hoặc rút hàng lẻ cho các chủ hàng nhận hàng tại kho của cảng. Tóm lại, vai trò quan trọng nhất của cảng ICD là làm trung gian giữa cảng biển và doanh nghiệp XNK, làm hậu cần để giảm áp lực cho cảng biển. Thông qua các chức năng hoạt động của ICD trong việc gom hàng, đóng-rút hàng, tập kết-giải
- 11 phóng hàng cho doanh nghiệp XNK, qua đó có thể đẩy nhanh tốc độ giải phóng hàng, giảm áp lực đóng rút container hàng hóa tại cảng biển, dành không gian tối đa trong cảng cho việc tác nghiệp với tàu biển. Các hoạt động tại cảng ICD như xếp dỡ, phân phối, giao nhận hàng hóa và lưu kho bãi… cũng giống như các hoạt động tại cảng biển. Cảng ICD cũng cung cấp các dịch vụ phụ trợ cho khách hàng như đóng gói, bao kiện, vệ sinh, phun trùng hàng hóa… và thường có cả dịch vụ sửa chữa, tân trang, làm vệ sinh container cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Để làm rõ mối quan hệ giữa hoạt động của cảng ICD với phát triển dịch vụ logistics, cần thiết phải nghiên cứu tổng quan về logistics và dịch vụ logistics. 1.2. Khái niệm về logistics 1.2.1. Khái niệm về logistics Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về logistics và vẫn chưa có khái niệm thống nhất. Trong cuốn sách "Quản trị logistics" của tác giả Đoàn Thị Hồng Vân có nêu lên một số khái niệm về logistics của các nhà kinh tế trên thế giới như sau: [35] - Trong lĩnh vực sản xuất, logistics là cung ứng, là chuỗi hoạt động nhằm đảm bảo nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, các dịch vụ… cho hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp được tiến hành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm mới. - Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên, yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt hoạt động kinh tế. - Logistics là hệ thống các công việc được thực hiện một cách có kế hoạch nhằm quản lý nguyên vật liệu, dịch vụ, thông tin, dòng chảy của vốn… nó bao gồm
- 12 cả những hệ thống thông tin ngày một phức tạp, sự truyền thông và hệ thống kiểm soát cần phải có trong môi trường làm việc hiện nay. - Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển và dự trữ hàng hóa, dịch vụ từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng. - Theo Hội đồng quản trị logistics của Mỹ (CLM): "Quản trị logistics là qúa trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu qủa chi phí lưu thông, dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho trong qúa trình sản xuất sản phẩm cùng dòng thông tin tương ứng từ điểm xuất phát đầu tiên đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu của khách hàng". Nguyên vật liệu Bến Phụ tùng bãi Qúa Đóng Lưu chứa trình gói kho Khách Trang thiết bị sản thành hàng Bán thành phẩm xuất phẩm T.tâm phân Dịch vụ Dòng chu chuyển vận tải phối ….. Dòng thông tin lưu thông Cung ứng Quản lý vật tư Phân phối Logistics Sơ đồ 1.2: Các bộ phận cơ bản của logistics (Nguồn: Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị logistics) [35] Theo quan điểm của đề tài thì logistics là sự tối ưu hóa các hoạt động kinh tế bắt đầu từ quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu vận chuyển, lưu kho, sản xuất ra sản phẩm, phân phối cho tới tay người tiêu dùng với mục tiêu giảm tối đa các chi phí có liên quan.
- 13 Xét ở góc độ tổng thể, logistics là mối liên hệ kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ qúa trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa. Để đáp ứng nhu cầu cung ứng nguyên vật liệu, phân phối sản phẩm, các nhà sản xuất luôn phải cân nhắc việc tự làm hay đi mua dịch vụ và nếu mua thì mua của ai. Hoạt động logistics không những làm cho quá trình lưu thông, phân phối được thông suốt, chuẩn xác và an toàn, mà còn giảm được chi phí vận tải. Nhờ đó hàng hoá được đưa đến thị trường một cách nhanh chóng kịp thời. Nhà sản xuất sẽ có hàng hoá mình cần vào đúng thời điểm. Người tiêu dùng sẽ mua được hàng hoá một cách thuận tiện, linh hoạt, thỏa mãn nhu cầu của mình. ♦ Hiện nay, logistics thường được phân loại theo các hình thức sau:[35] - Logistics bên thứ nhất (1PL-First Party Logistics): là hình thức người chủ sở hữu hàng hóa tự tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Hình thức này sẽ làm phình to quy mô của doanh nghiệp và thường làm giảm hiệu qủa kinh doanh, vì doanh nghiệp không có đủ quy mô cần thiết, kinh nghiệm và kỹ thuật chuyên môn để quản lý, vận hành hoạt động logistics. - Logistics bên thứ hai (2PL-Second Party Logistics): Người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan…) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động logistics. - Logistics bên thứ ba (3PL-Third Party Logistics): Người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba là người thay mặt chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng. Do vậy, 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin... và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng. - Logistics bên thứ tư (4PL-Forth Party Logistics): là người tích hợp, hợp nhất, gắn kết các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn