Đề tài: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
lượt xem 59
download
Đề tài: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn bao gồm những nội dung về giới thiệu khái quát Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn; phân tích cấu trúc tài chính; phân tích khả năng thanh toán; phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời; nhận xét chung về hoạt động kinh doanh của công ty.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
- LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN 1.1. Quá trình thành lập và phát triển Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn, tiền thân là Nhà máy đường Lam Sơn, được chính phủ phê duyệt xây dựng từ tháng 1/1980 tại xã Thọ Xương (nay là Thị trấn Lam Sơn), huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1986, sau 5 năm xây dựng, nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất. Năm 1994, Nhà máy đường Lam Sơn đổi tên thành Công ty đường Lam Sơn. Năm 1999, Công ty đường Lam Sơn chuyển đồi thành Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn với vốn điều lệ ban đầu là 186 tỷ đồng. Năm 2008, Công ty chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Năm 2011, Công ty đã tăng vốn điều lệ lên đến 500 tỷ đồng. 1.2. Lĩnh vực hoạt động Ngành nghề sản xuất kinh doanh theo Giấy chứng nhận ĐKKD - Sản xuất đường - Dịch vụ du lịch - Sản xuất cồn, nước uống có cồn và không có cồn - Sảm xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa - Dịch vụ lưu trú ngắn ngày - Bán buôn tổng hợp - Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại - Chế biến các sản phẩm sau đường và các mặt hàng nông lâm thủy sản - Cung ứng vật tư, nguyên liệu sản xuất và các giống cây, con - Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản …………. Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 1
- LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Hiện nay, các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chính của công ty là: - Các loại đường như Đường vàng tinh khiết Lam Sơn, Đường kính trắng Lam Sơn, Đường tinh luyện Lam Sơn. - Sản phẩm cồn tinh chế dùng để xuất khẩu và làm nguyên liệu xăng pha cồn. - Các dịch vụ du lịch miền khu vực miền núi. 1.3. Cơ cấu tổ chức Hình 1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 2
- LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Hình 1.3.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 1.4. Thị phần của công ty Sản phẩm của công ty chủ yếu là đường, còn lại là cồn, giống cây. Doanh thu từ các sản phẩm đường chiếm hơn 90% tổng doanh thu của công ty, doanh thu từ cồn chiếm từ 4 – 7% tổng doanh thu, còn lại là các sản phẩm khác. Công ty chủ yếu hoạt động ở thị trường trong nước, từng bước phát triển thị trường ra khu vực và thế giới. Năm 2011, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn có thị phần là 6% trong ngành đường cả nước, dẫn đầu về phân khúc đường tinh luyện tiêu chuẩn( đường RS ). Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 3
- LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh II. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 2.1. Phân tích cơ cấu tài sản Bảng 2.1.1. Bảng phân tích cơ cấu tài sản Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 4
- LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 5
- LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Nhận xét chung: - Từ năm 2010 đến năm 2012, tổng tài sản của công ty tăng từ hơn 1457 tỷ đồng đến hơn 2437 tỷ đồng ( tăng 67,26% tương ứng với hơn 980 tỷ đồng ). - Trong đó, Tài sản ngắn hạn giảm dần, trong 3 năm 2010 -2012 từ hơn 1000 tỷ đồng còn hơn 900 tỷ đồng. Cụ thể, Tài sản ngắn hạn đã giảm 14,85 % tương ứng với hơn 160 tỷ đồng. Tài sản dài hạn tăng lên, từ 376 tỷ đồng đến 1500 tỷ đồng. Cụ thể, Tài sản dài hạn đã tăng 303,15% tương ứng với 1140 tỷ đồng. Hình 2.1.1. Biểu đồ cơ cấu tài sản - Năm 2010, TSNH chiếm 74,18 % tổng tài sản của công ty tương ứng với khoảng 1081 tỷ đồng; TSDH chỉ chiếm 25,82% tổng tài sản tương ứng với hơn 376 tỷ đồng. Năm 2011, TSNH chiếm 50,77% tổng tài sản tương ứng với khoảng 1025 tỷ đồng, giảm 27,37% so với năm 2010; TSDH chiếm 49,23% tương ứng với hơn 995 tỷ đồng, tăng 23,41% so với năm 2010. Năm 2012, TSNH chiếm 37,76% tổng tài sản tương ứng với khoảng 920 tỷ đồng, giảm 13,01% so với năm 2011; TSDH chiếm 62,14% tương ứng với hơn 1517 tỷ đồng, tăng 12,91% so với năm 2011. Cơ cấu tài sản của công ty thay đổi rất lớn trong 3 năm 2010-2012, TSNH chiếm tỷ trong lớn hơn nhiều TSDH ở năm 2010 nhưng đến năm 2012 thì TSDH lại chiếm tỷ trọng lớn hơn. Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 6
- LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh - Nhìn chung, có thể thấy công ty đang thực hiện đầu tư thêm nhiều TSDH để chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh. Chi tiết: - Trong Tài sản ngắn hạn, Sự tăng giảm của các chỉ tiêu rất rõ rệt: + Khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền có sự giảm mạnh ở năm 2011 so với năm 2010: Từ 448 tỷ đồng, chiếm 30,73% tổng tài sản giảm xuống còn 99 tỷ đồng, chỉ chiểm 4,9% tổng tài sản. Năm 2012, khoản mục này giảm nhẹ so với năm 2011, chiếm 4,37% tổng tài sản. Nguyên nhân của sự thay đổi lớn này là từ chỉ tiêu Các khoản tương đương tiền, năm 2010 giá trị các khoản tương đương tiền là 443 tỷ đồng, năm 2011 là 89 tỷ đồng, năm 2012 là 68 tỷ đồng. Có thể công ty đã giảm các khoản tiền có kỳ hạn dưới 3 tháng. + Khoản mục Khoản phải thu cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của công ty. Năm 2010, Khoản phải thu có giá trị 338 tỷ đồng, chiếm 23,18% tổng tài sản; năm 2011, Khoản phải thu chiếm 31,23% tổng tài sản tương ứng với 631 tỷ đồng; năm 2012, Khoản phải thu giảm xuống còn 460 tỷ đồng và chỉ chiếm 18,93% tổng tài sản. Trong Khoản phải thu, khoản mục Trả trước người bán chiếm phần lớn. Năm 2010, giá trị khoản Trả trước người bán là 297 tỷ đồng; năm 2011 là 569 tỷ đồng và năm 2012 là 410 tỷ đồng. Trong khi đó khoản mục Phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng nhở và biến động ít qua các năm. Cụ thể, năm 2010 Phải thu khách hàng có giá trị là 27 tỷ đồng, năm 2011 là 51 tỷ đồng và năm 2012 là 38 tỷ đồng. + Khoản mục Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng nhỏ trong tài sản của công ty. Trong 3 năm 2010 – 2012, khoản mục này cũng có biến động không nhiều. Năm 2010, Hàng tồn kho chiếm 7,5% tổng tài sản tương ứng với 109 tỷ đồng; năm 2011, Hàng tồn kho tăng lên 134 tỷ đồng, chiếm 6,64% tổng tài sản; năm 2012, Hàng tồn kho tiếp tục tăng lên 262 tỷ đồng, nâng tỷ trọng đến 10,74% tổng tài sản. Như vậy, có thể nói Công ty đã thực hiện khá tốt về bán hàng – thu tiền. Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 7
- LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh + Các khoản đầu tư ngắn hạn có sự biến động rõ rêt. Năm 2010, Các khoản đầu tư ngắn hạn có giá trị 92 tỷ đồng, chiếm 6,3% tổng tài sản; năm 2011, Các khoản đầu tư ngắn hạn giảm 82,3% so với năm 2010, giá trị Các khoản đầu tư ngắn hạn là 16 tỷ đồng, chỉ chiếm 0,8% tổng tài sản của công ty; năm 2012, Các khoản đầu tư tài chính tiếp tục giảm xuống còn 15 tỷ đồng, chiếm 0,64% tổng tài sản của công ty. + Tài sản ngắn hạn khác của công ty luôn duy trì ở mức khá thấp. Năm 2010, TSNH khác có giá trị là 93 tỷ đồng, chiếm 6,37% tổng tài sản; năm 2011, TSNH tăng lên 145 tỷ đồng, chiếm 7,2% tổng tài sản; năm 2012 TSNH khác giảm mạnh còn 76 tỷ đồng, chiếm 3,12% tổng tài sản. - Tài sản dài hạn là khoản mục tăng nhiều trong 3 năm 2010 – 2012, làm thay đổi cơ cấu tài sản của công ty. + Trong TSDH, TSCĐ là khoản mục tăng nhiều nhất. Năm 2010, TSCĐ có giá trị 182 tỷ đồng, chiếm 12,49% tổng tài sản; năm 2011, TSCĐ tăng 329,42% so với năm 2010, nâng giá trị lên 781 tỷ đồng, chiếm 38,69% tổng tài sản; năm 2012, TSCĐ tiếp tục tăng mạnh lên đến 1327 tỷ đồng, tăng 629,19% so với năm 2010, chiếm 54,44% tổng tài sản của công ty. Trong 3 năm 2010-2012, cơ cấu trong khoản mục TSCĐ có sự thay đổi lớn. Năm 2010, TSCĐ có giá trị 182 tỷ đồng. Trong đó, TSCĐ hữu hình có giá trị 162 tỷ đồng, TSCĐ vô hình chỉ có giá trị là 1,7 tỷ đồng, Chi phí XD cơ bản dở dang có giá trị 18 tỷ đồng. Năm 2011, TSCĐ tăng lên 781 tỷ đồng. Trong đó TSCĐ hữu hình giảm 4,9% so với năm 2010 và có giá trị 155 tỷ đồng, TSCĐ vô hình tăng 496,86% so với năm 2010, có giá trị 10 tỷ đồng. Chi phí XD cơ bản dở dang tăng hơn 3000%, có giá trị 616 tỷ đồng, chiếm phần lớn khoản mục TSCĐ. Năm 2012, TSCĐ tăng lên 1327 tỷ đồng. TSCĐ hữu hình tăng 528,94% so với năm 2010 tương đương với 858 tỷ đồng, TSCĐ vô hình tăng 16 tỷ đồng so với năm 2010, nâng giá trị lên đến hơn 18 tỷ đồng. Trong khi đó, Chi phí XD cơ bản dở dang lại giảm mạnh so với năm 2011 tương đương với 327 tỷ đồng, giá trị còn 289 tỷ đồng. Như vậy, TSCĐ hữu hình chiếm phần lớn giá trị khoản mục TSCĐ. Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 8
- LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh + Các khoản đầu tư tài chính dài hạn có biến động nhỏ, luôn chiếm 6 – 12% tổng tài sản của công ty, giảm dần qua 3 năm 2010 - 2012. Trong đó, bao gồm các khoản đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác. + Các khoản phải thu dài hạn của công ty chiếm tỷ trong rất nhỏ, chỉ khoản 1% tổng tài sản của công ty và có biến động nhỏ qua các năm. Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 9
- LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh 2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn Bảng 2.1.1. Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 10
- LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Nhận xét chung: - Nguồn vốn của công ty năm 2010 là 1.457 tỷ đồng. Năm 2011, nguồn vốn tăng 38,6% so với năm 2010, đạt 2.020 tỷ đồng. Năm 2012, nguồn vốn tăng 67,26% so với năm 2010, đạt 2.437 tỷ đồng. - Sự biến động tăng lên của nguồn vốn chủ yếu là do Nợ phải trả tăng lên, Nguồn vốn chủ sở hữu có biến động nhưng không nhiều. Cụ thể: Nợ phải trả năm 2010 là 294 tỷ đồng, chiếm 20,19% tổng nguồn vốn; năm 2011, Nợ phải trả tăng 117,36% so với năm 2010, đạt 639 tỷ đồng, chiếm 31,67% tổng nguồn vốn; năm 2012 Nợ phải trả tăng 303,58% so với năm 2010, đạt 1187 tỷ đồng, chiếm 48,72% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn CSH trong 3 năm 2010 – 2012, luôn dùy trì ở mức 1100-1300 tỷ đồng nhưng tỷ trọng VCSH trong tổng nguồn vốn giảm xuống do sự tăng mạnh của Nợ phải trả. Hình 2.1.1. Cơ cấu nguồn vốn - Qua 3 năm 2010 -2012, ta thấy sự biến động rõ rệt cơ cấu nguồn vốn. Năm 2010, Công ty hoạt động chủ yếu bằng VCSH thì đến năm 2012, công ty đã cân bằng giữa VCSH với Nợ phải trả. Điều này cho thấy công ty dần dần có đủ tiểm lực, đủ khả năng để sử dụng vốn bên ngoài. Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 11
- LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Cụ thể: - Nợ phải trả bao gồm Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn. Trong đó, Nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của công ty. + Nợ ngắn hạn năm 2010 là 235 tỷ đồng, chiếm 16,11% tổng nguồn vốn. Năm 2011, Nợ ngắn hạn tăng 53,41% so với năm 2010, đạt 360 tỷ đồng, chiếm 17,83% tổng nguồn vốn. Năm 2012, Nợ ngắn hạn tăng mạnh, tăng 258,53% so với năm 2010 tương đương với 607 tỷ đồng, nâng Nợ ngắn hạn lên đến 841 tỷ đồng, chiếm 34,53% tổng nguồn vốn. Trong đó, khoản mục Vay và nợ ngắn hạn có sự biến động rõ ràng, mạnh mẽ và ảnh hưởng đến Nợ ngắn hạn nhất. Năm 2010, Vay và nợ ngắn hạn chỉ chiếm 0,95% tổng tài sản tương ứng với 14 tỷ đồng; năm 2011, Vay và nợ ngắn hạn tăng 1150% so với năm 2010, đạt 173 tỷ đồng, chiếm 8,57% tổng tài sản; năm 2012, Vay và nợ ngắn hạn đã đạt 578 tỷ đồng, chiếm 23,7% tổng nguồn vốn. Khoản mục Phải trả người bán luộn duy trì ở mức khá thấp. Năm 2010, khoản mục Phải trả người bán là 73 tỷ đồng; năm 2011 là 35 tỷ đồng; năm 2012 là 100 tỷ đồng. Khoản mục này có tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của công ty. Khoản mục Người mua trả tiền trước luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn và liên tục giảm trong 3 năm 2010 – 2012. Năm 2010, khoản mục Người mua trả tiền trước đạt 39 tỷ đồng. Đến năm 2012, khoản mục này giảm chỉ còn hơn 1 tỷ đồng. Khoản mục Phải trả người lao động cũng chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể trong tổng nguồn vốn. Khoản mục Phải trả người lao động không biến động nhiều ở năm 2010 và năm 2011 nhưng giảm mạnh ở năm 2012. Năm 2010, khoản mục này có giá trị 19 tỷ đồng, năm 2011 có giá trị 18 tỷ đồng, năm 2012, khoản mục này chỉ còn hơn 1 tỷ đồng. Điều này cho thấy công ty thực hiện tốt các kế hoạch về tiền công, tiền lương cho người lao động. + Nợ dài hạn của công ty có sự khác biệt rõ qua các năm. Năm 2010, Nợ dài hạn của công ty chỉ bao gồm dự phòng trợ cấp mất việc làm và Quỹ phát triển khoa học công nghê. Nợ dài hạn chỉ chiểm 4,08% tổng nguồn vốn của công ty tương ứng với 59 tỷ đồng. Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 12
- LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Năm 2011, công ty bắt đầu có khoản mục Vay và nợ dài hạn, Thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Trong đó, Vay và nợ phải trả có giá trị 164 tỷ đồng, chiếm 8,12% tổng nguồn vốn. Nợ dài hạn năm 2011 đạt 279 tỷ đồng, chiếm 13,84% tổng nguồn vốn của công ty. Năm 2012, khoản mục Vay và nợ dài hạn tăng lên 298 tỷ đồng. Vay dài hạn của công ty đạt 346 tỷ đồng, chiếm 14,19% tổng nguồn vốn của công ty. - Nguồn vốn chủ sở hữu chỉ bao gồm VCSH và Nguồn kinh phí – Quỹ khác. Trong đó VCSH chiếm phần lớn giá trị, Nguồn kinh phí – Quỹ khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn. Về tỷ trọng, Nguồn vốn chủ sở hữu giảm dần qua 3 năm 2010 – 2012 do sự tăng lên của Nợ phải trả. Bảng 2.1.2. Các chỉ tiêu cho thấy mức độ độc lập về mặt tài chính của DN Qua bảng trên, ta thấy NVCSH của công ty có sự biến động giảm dần về tỷ trong, cho thấy mức độ độc lập về mặt tài chính giảm. Trong khi đó, Hệ số nợ so vớ vốn chủ sở hữu và Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn đều tăng dần, cho thấy mức độ phụ thuộc về tài chính của công ty bởi các nguồn vốn huy động bên ngoài càng cao. Tuy vậy, ta cũng có thể thấy khả năng của DN trong việc chi trả lãi vay vốn huy động cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này có nghĩa hoạt động sản xuất kinh doanh của DN ổn định và đủ tin cậy để có thể huy động vốn vay bên ngoài. Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 13
- LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh 2.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn - Quan hệ cân đối 1: Nguồn vốn chủ sở hữu và Tài sản thiết yếu Bảng 2.3.1. Mối quan hệ giữa VCSH và Tài sản thiết yếu Qua bảng 2.3.1 trên ta thấy trong năm 2010 và 2011, công ty có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bằng NVCSH mà không cần huy động vốn bên ngoài. Năm 2012, NVKD không đủ để công ty trang trải cho TS thiết yếu nên có thể công ty đã vay thêm vốn bên ngoài để tiến hành các hoạt động SXKD. - Quan hệ cân đối 2: Nguồn vốn thường xuyên, tương đối ổn định và tài sản đang có Bảng 2.3.2. Mối quan hệ với nguồn vốn thường xuyên và tài sản đang có Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tài sản đang có 831.009.141.549 1.030.850.117.914 1.710.363.801.816 Nguồn vốn thường xuyên 1.222.795.223.816 1.659.893.029.892 1.596.103.593.000 Qua bảng trên, ta thấy năm 2010 và năm 2011, công ty có nguồn vốn thường xuyên lớn, tài sản đang có nhỏ hơn nguồn vốn thường xuyên nhiều. Từ đó, ta có thể thấy trong 2 năm 2010, 2011 công ty có ít hoạt động SXKD, không tối đa hóa nguồn vốn đang có vào SXKD. Năm 2012, Tài sản tăng mạnh cho thấy DN tập trung vào hoạt động sản xuất KD, tận dụng tối đa nguồn vốn cho SXKD. Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 14
- LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Bảng 2.3.3 Bảng phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn Cuối năm So với năm 2010 Chỉ tiêu 2011 2012 2010 2011 2012 ± % ± % Hệ số nợ so với tài sản 0,20 0,32 0,49 0,12 156,93% 0,29 241,09% Hệ số khả năng thanh toán tổng - - 4,95 3,16 2,05 63,76% 41,44% quát 1,79 2,90 Hệ số tài sản so với vốn chủ sở 1,25 1,46 1,95 0,21 116,79% 0,70 155,64% hữu + Hệ số nợ so với tài sản của công ty tăng nhanh cho thấy công ty đang tăng vốn huy bên ngoài để trang trải cho tài sản của mình. Năm 2010, chỉ số này chỉ có 0,202; cho thấy công ty có mức độ độc lập tài chính cao, ít phụ thuộc bởi cac chủ nợ bên ngoài công ty. Năm 2011, Hệ số nợ so với tài sản tăng 56,93% so với năm 2010, đạt mức 0,32. Năm 2012, Hệ số nợ so với tài sản tăng 141,09% so với năm 2010, đạt mức 0,49. Như vậy, tuy công ty đang vay thêm nhiều vốn ở bên ngoài, mức độ độc lập tài chính giảm xuống nhưng vẫn ở mức an toàn, chưa đáng lo ngại. + Hệ số khả năng thanh toán tổng quát cho ta thấy chính sách sử dụng vốn của công ty. Công ty có hệ số này tương đối lớn (năm 2010: 4,95; năm 2011: 3,16; năm 2012: 2,05) nhưng đã giảm qua các năm, cho thấy mức độ tham gia tài trợ tài sản từ Nợ phải trả đang tăng cao. Tuy vậy năm 2012, hệ số này vẫn đạt 2,05; cho thấy chính sách sử dụng vốn của công ty rất tốt, có khả năng đảm bảo các khoản nợ của công ty. + Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu của công ty lớn hơn 1, cho thấy công ty đang tài trợ cho tài sản bằng của NVCSH và Nợ phải trả. Trong 3 năm 2010 – 2012, Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu tăng lên ( năm 2011 tăng 16,79% so với năm 2010, đạt 1,46; năm 2012 tăng 55,64% so với năm 2010, đạt 1,95). Qua sự biến động của hệ số này, có thể thấy rằng doanh nghiệp đang sử dụng thêm nhiều Nợ phải trả để tài trợ cho tài sản của công ty. Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 15
- LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh III. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN 3.1. Phân tích tình hình các khoản phải thu Bảng 3.1.1. Bảng phân tích các khoản phải thu Các khoản phải thu của công ty có sự biến động không đồng nhất. Trong các khoản phải thu , khoản mục Trả trước cho người bán là khoản mục lớn nhất (Năm 2010, tổng các khoản phải thu chiếm tỷ trọng 23,28% tổng tài sản, khoản mục Trả trước người bán chiếm 10.37% tổng tài sản). Sự biến động của Các khoản phải thu phần lớn là do khoản mục Trả trước cho người bán. + Khoản mục trả trước cho người bán năm 2010 có giá trị 297 tỷ đồng, chiếm 20,37% tổng tài sản; năm 2011, khoản mục này tăng 91,85% so với năm 2010, đạt 569 tỷ đồng; năm 2012, khoản mục này giảm so với năm 2011 nhưng vẫn bằng 138,13% của năm 2010, đạt 410 tỷ đồng. Hoạt động SXKD chủ yếu của công ty là sản xuất các sản phẩm đường từ mía nên một phần khoản Trả trước cho người bán là khoản tiền trả trước cho người nông dân. Do vậy, khoản mục này tuy lơn nhưng rủi ro không cao. Đồng thời, cho thấy công ty có chính sách tốt cho người nông dân, tạo sự đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho hoạt động SXKD của công ty. Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 16
- LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Khoản Trả trước người bán còn có thể là khoản tiền trả trước để đặt mua tài sản cố định. Công ty đầu tư thêm Tài sản cố định có thể để chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy sự phát triển của công ty trong tương lai. + Khoản mục Phải thu khách hàng không lớn, cho thấy công ty thực hiện tốt chính sách bán hàng – thu tiền. Do vậy, ở khoản mục Phải thu khách hàng cũng ít gặp rủi ro. Cụ thể, năm 2010, khoản mục Phải thu khách hàng có giá trị 27,6 tỷ đồng, chiếm 1,9% tổng tài sản; năm 2011, khoản mục Phải thu khách hàng tăng 85.86% so với năm 2010, tương đương với 23,7 tỷ đồng, đạt 51,3 tỷ đồng; năm 2012; khoản mục Phải thu khách hàng giảm 13,5 tỷ đồng so với năm 2011, đạt 37,8 tỷ đồng. + Các khoản phải thu khác cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản. Các khoản phải thu khác chủ yếu là các khoản thu cổ tức từ công ty con, thu tiền lãi dự thu, thu lợi từ các dự án. Năm 2010, Các khoản thu khác có giá trị 15 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,03% tổng tài sản. Năm 2011, Các khoản thu khác giảm 16,8% so với năm 2010 , đạt giá trị hơn 12 tỷ đồng và chỉ chiếm 0,62% tổng tài sản. Năm 2012, Các khoản thu khác tăng 20,56% so với năm 2010, đạt giá trị 18 tỷ đồng nhưng chỉ chiếm 0,74% tổng doanh thu. + Dự phòng giảm giá khoản phải thu khó đòi có biến động không tốt. Năm 2010, khoản Dự phòng giảm giá khoản phải thu khó đòi là 259 triệu đồng, chiếm -0,02% tổng tài sản. Năm 2011, khoản mục này đột ngột tăng mạnh, tăng 944,74% so với năm 2010, đạt giá trị 2,7 tỷ đồng, chiếm -0,13% tổng tài sản. Năm 2012, khoản mục này tiếp tục tăng mạnh và lên đến 4,6 tỷ đồng, chiếm -0,19%. Tuy khoản mục Dự phòng giảm giá khoản phải thu khó đòi có biến động không tốt nhưng khoản mục này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sàn và có ảnh hưởng không đáng kể đên hoạt động SXKD của công ty. Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 17
- LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh 3.2. Phân tích tình hình công nợ phải trả Bảng 3.2.1. Bảng phân tích các khoản phải trả Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 18
- LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Nhận xét chung: - Trong Nợ phải trả, Nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn. Nợ phải trả có xu hướng tăng nhanh trong 3 năm 2010 – 2012, cả Nợ dài hạn và Nợ ngắn hạn đều tăng nhanh trong thời kỳ này. Nợ phải trả năm 2010 là 294 tỷ đồng; năm 2011 Nợ phải trả tăng 345 tỷ đồng, cuối năm 2011 đạt 639 tỷ đồng; năm 2012 Nợ phải trả tăng rất nhiều, tăng 893 tỷ đồng, cuối năm 2012, Nợ phải trả đạt 1187 tỷ đồng. - Cơ cấu Nợ phải trả: Hình 3.2.1. Cơ cấu khoản mục Nợ phải trả Về tỷ trọng, nhìn chung từ năm 2010 đến năm 2012, tỷ trọng Nợ dài hạn và Nợ ngắn hạn trong Nợ phải trả không biến động quá nhiều, tuy năm 2011 có biến động giảm ở Nợ ngắn hạn và biến động tăng ở Nợ dài hạn. Cụ thể: - Nợ dài hạn: + Năm 2010, công ty không có Vay và nợ dài hạn. Năm 2011, Vay và nợ dài hạn có giá trị 164 tỷ đồng, chiếm 8,12% tổng nguồn vốn. Năm 2012, Vay và nợ dài hạn tăng lên đến 298 tỷ đồng, chiếm 12,24% tổng nguồn vốn của công ty. Trong 2 năm 2011 và 2012, Vay và nợ dài hạn là khoản mục có tỷ trọng lớn trong Nợ dài hạn. Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 19
- LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Ta có số liệu cụ thể như sau: Bảng 3.2.2. Chi tiết khoản mục Vay và nợ dài hạn Năm 2011 Năm 2012 Vay dài hạn 164.009.340.000 98.436.771.000 Vay ngân hàng 162.009.340.000 98.436.771.000 Vay đối tượng khác 2.000.000.000 - Nợ dài hạn - 200.000.000.000 Trái phiếu phát hành - 200.000.000.000 164.009.340.000 298.436.771.000 Qua bảng tài liệu trên , cho thấy năm 2011, công ty huy động vốn chủ yếu từ nguồn vốn vay ngân hàng. Năm 2012, vay ngân hàng giảm , công ty thực hiện phát hành trái phiếu để huy động vốn. Như vậy, các nguồn vốn huy động trên đều khá an toàn, ít rủi ro. Đồng thời, công ty cũng khẳng định được tiềm năng phát triển lâu dài, bền vững của mình. + Trong Nợ dài hạn, Quỹ phát triển khoa học công nghệ cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn. Từ năm 2010 đến năm 2012 nhìn chung không có biến động dù năm 2011 quỹ có biện động tăng lơn. Năm 2010, Quỹ phát triển khoa học công nghệ có giá trị 58,7 tỷ đồng, năm 2011 tăng lên đến 110 tỷ đồng và năm 2012 giảm xuốn còn 47,5 tỷ đồng. + Khoản mục Dự phòng trợ cấp mất việc và khoản mục Thuế thu nhập hoãn lại phải trả không có phát sinh năm 2010. Năm 2011 và năm 2012 , hai khoản mục trên có phát sinh nhưng chiếm tỷ trọng không đang kể trong tổng nguồn vốn. - Nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn luôn có giá trị lớn hơn Nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn có xu hướng tăng dần qua 3 năm 2010 – 2012. Cụ thể, về mặt giá trị, năm 2010 Nợ ngắn hạn đạt mức 235 tỷ đồng; năm 2011 tăng 53,41% so với năm 2010, đạt 360 tỷ đồng; năm 2012 tăng 258,53% so với năm 2010, đạt 893 tỷ đồng. Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Phân tích hoạt động kinh doanh công ty Vinamilk
16 p | 3833 | 463
-
Luận văn - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty tấm lợp vật liệu xây dựng Đông Anh
72 p | 595 | 250
-
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần dệt may Hà Nội (Hanosimex)
68 p | 691 | 141
-
Đề tài " Phân tích hoạt động Marketing Mix của khách sạn Caravelle "
38 p | 1316 | 118
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang
91 p | 392 | 111
-
Đề tài: Phân tích hoạt động quan hệ công chúng (PR) của tập đoàn Unilever tại Việt Nam
13 p | 758 | 98
-
ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ ATM TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ "
105 p | 284 | 83
-
Đề Tài: Phân tích hoạt động kinh doanh của HSBC tại Mỹ và Việt Nam
16 p | 293 | 72
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thương tín phòng giao dịch Đầm Sen
53 p | 300 | 71
-
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ
47 p | 251 | 63
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích hoạt động marketing tại Công ty TNHH MTV Sản Xuất Thương Mại Và Dịch Vụ Trường Ý
69 p | 52 | 19
-
Đồ án tốt nghiệp: Giám sát và phân tích hoạt động của băng tải
101 p | 92 | 18
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân Hòa Bình tỉnh Kon Tum
26 p | 17 | 3
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính ngân hàng: Phân tích hoạt động tín dụng khối khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank) – Chi nhánh Gia định giai đoạn 2013 - 2015
64 p | 10 | 2
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích hoạt động cho vay nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ngãi
27 p | 7 | 1
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Đà Nẵng
27 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á - Chi nhánh Hội An, tỉnh Quảng Nam
122 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn