Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thương tín phòng giao dịch Đầm Sen
lượt xem 71
download
Mời các bạn cùng tham khảo báo cáo tốt nghiệp với đề tài "Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thương tín phòng giao dịch Đầm Sen" để nắm nội dung kiến thức cần thiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thương tín phòng giao dịch Đầm Sen
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA CAO ĐẲNG THỰC HÀNH BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN PHÒNG GIAO DỊCH ĐẦM SEN NGÀNH TÀI CHÍNH TÍN DỤNG Giảng viên hướng dẫn: Cô Hoàng Thị Mai Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Chương MSSV: 12203933 Lớp : C12TC19 TPHCM, 2014 1
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong báo cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín – PGD Đầm Sen, Quận 11, TP HCM, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2014 Sinh viên NGUYỄN THANH CHƯƠNG 2
- LỜI CẢM ƠN Do thời gian nghiên cứu và thực tập còn ngắn với trình độ hiểu biết còn hạn chế, do vậy bài báo cáo về chuyên đề này còn có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo của các thầy cô, Giám Đốc PGD , cùng các anh chị trong PGD. Trong quá trình thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình của toàn thể các anh chị cán bộ nhân viên Vietbank đặc biệt là anh Nguyễn Văn Trung ,cũng như sự hướng dẫn từ các thầy cô nhà trường mà cụ thể là cô Hoàng Thị Mai– người đã giúp em hoàn thành bài luận văn này. Em xin chân thành cám ơn quý thầy cô và quý Ngân hàng. Tp . Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2014 Sinh viên NGUYỄN THANH CHƯƠNG 3
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thanh Chương MSSV : 12203933 Khoá : 20122015 1. Thời gian thực tập ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 2. Bộ phận thực tập ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 4. Kết quả thực tập theo đề tài ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 5. Nhận xét chung ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………... Ngày …..tháng 12 năm 2014 Đơn vị thực tập (ký tên và đóng dấu) 4
- NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Tp . Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2014 Giảng viên hướng dẫn 5
- HOÀNG THỊ MAI MỤC LỤC Trang Lời cam đoan............................................................................................. i Lời cảm ơn............................................................................................... ii Nhận xét của đơn vị thực tập................................................................. iii Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn ...................................................... iiii Mục lục..................................................................................................... v Danh mục các bảng biểu , biểu đồ , sơ đồ ..........................................viii Danh mục các từ viết tắt .........................................................................ix LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................1 CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ VIETBANK 1.1 Tổng quan về NH Vietbank..........................................................................2 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển............................................................2 1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức.................................................................................3 1.2.1 Sơ đồ tổ chức..........................................................................................3 1.2.2 Chức năng của phòng ban.......................................................................3 1.3 Tình hình nhân sự...........................................................................................5 1.3.1 Lĩnh vực hoạt động.................................................................................5 1.4 Doanh số cho vay............................................................................................5 1.5 Hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước................................................7 6
- 1.5.1 Phân tích doanh số cho vay......................................................................7 1.5.2 HĐV qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm...................................................8 1.6 Hoạt động cụ thể của NHTMVB.................................................................10 1.6.1 Huy động vốn..........................................................................................10 1.6.2 Tình hình nguồn vốn...............................................................................11 1.7 Tình hình cạnh tranh......................................................................................15 1.8 Tình trạng hoạt động TD tại VBPGD ĐS..................................................16 1.8.1 Nghiệp vụ cho vay.................................................................................16 1.8.2 Phân tích doanh số cho vay...................................................................18 1.8.3 Phân tích doanh số thu nợ...................................................................21 1.8.3.1 Doanh số thu nợ theo THKT..........................................................21 1.8.3.2 Ds thu nợ theo thể loại cho vay.....................................................22 1.8.4 Phân tích tình hình dư nợ.....................................................................24 1.8.4.1 Tình hình dư nợ quá hạn theo THKT.............................................24 1.8.4.2 T/h dư nợ quá hạn theo thể loại cho vay......................................25 1.8.4.3 Nguyên nhân nợ quá hạn...............................................................26 1.9 Đánh giá hiệu quả HĐTD cũa PGD Đầm sen.......................................28 1.10 Định hướng phát triển..........................................................................31 CHƯƠNG II : BÀI HỌC RÚT RA SAU ĐỢT THỰC TẬP 2.1 Đánh giá bản thân....................................................................................32 2.2 Thuận lợi khó khăn.................................................................................33 2.3 Đánh giá.....................................................................................................33 CHƯƠNG III : GIẢI QUYẾT BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 7
- 3.1 Tình huống 40...........................................................................................34 3.2 Tình huống 41...........................................................................................35 KẾT LUẬN.....................................................................................................38 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................38 8
- DANH SÁCH BẢNG BIỂU ĐỒ Bảng 1.1 ................................................................................................................5 Biểu đồ 1.2............................................................................................................6 Bảng 1.3 ................................................................................................................11 Biểu đồ 1.4............................................................................................................11 Bảng 1.5................................................................................................................. 13 Biểu đồ 1.6 ...........................................................................................................13 Bảng 1.7................................................................................................................. 15 Bảng 1.8 ................................................................................................................16 Bảng 1.9................................................................................................................. 18 Biểu đồ 2.1............................................................................................................19 Bảng 2.2.................................................................................................................20 Biểu đồ 2.3............................................................................................................21 Bảng 2.4.................................................................................................................22 Biểu 2.5.................................................................................................................. 23 Bảng 2.6.................................................................................................................24 Biểu đồ 2.7............................................................................................................25 Bảng 2.8.................................................................................................................25 Biểu đồ 2.9............................................................................................................26 Bảng 3.1.................................................................................................................28 9
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Số thứ tự Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ HĐTD Hợp đồng tín dụng 1. HĐV Huy động vốn 2. NH Ngân hàng 3. NH NN Ngân hàng nhà nước 4. NH TM Ngân hàng thương mại 5. TG Tiền gửi 6. TG CKH Tiền gửi có kỳ hạn 7. TG KKH Tiền gửi không kỳ hạn 8. TM CP Thương mại cổ phần 9. SXKD Sản xuất kinh doanh 10. CN Chi nhánh 11. 12. ĐS Đầm Sen 10
- LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành những xung lực cho quá trình đổi mới và phát triển của nền kinh tế, cùng với sự phát triển cùa hệ thống tài chính Việt Nam. Ngày nay, hệ thống các NHTM ở nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, đã không ngừng phát triển lớn mạnh về quy mô, chất lượng, hiệu quả hoạt động cũng như các mạng lưới CN rải khắp trên nhiều khu vực. Đối tượng khách hàng của các NHTM không những bao gồm các doanh nghiệp, công ty, mà còn có các hộ SXKD và cá thể. Trong những năm qua, hoạt động NH đã góp phần tích cực cho các dịch vụ HĐV, tài trợ vốn hoạt động SXKD, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài... Chính vì thế mà các NHTM đã trở thành kênh cung ứng vốn hiệu quả cho nền KT. NHTM CP Việt Nam thương tín là một trong các NH trẻ đang từng bước mở rộng, phát triển để thể hiện vị thế trong ngành NH, chủ yếu là hoạt động cấp tín dụng. Hiện nay, thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng đang cạnh tranh hết sức gay gắt. Ngoài các NH trong nước vươn lên theo tiến độ hội nhập, còn có nhiều NH mới ra đời và sự tham gia của nhiều tập đoàn tài chính lớn. Điều đó bắt buộc NHTM CP Việt Nam thương tín phải chấp nhận cạnh tranh, tìm cho mình một lối đi riêng, để khẳng định thương hiệu, tính độc đáo của riêng mình. Thông qua việc cho vay NH Việt Nam thương tín đã góp phần đây mạnh đầu tư, tăng trưởng KT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Nhận định được tầm quan trọng này và với những kiến thức có được trong quá trình thực tập nghiên cứu tại NHTM CP Việt Nam thương tín – PGD Đầm Sen, nên đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTM CP Vietbank PGD Đầm Sen” là thích hợp trong giai đoạn hiện nay của lĩnh vực tài chính NH. 11
- CHƯƠNG I :GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN 1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín Tên giao dịch Tiếng Việt: Ngân hàng Việt Nam Thương Tín Tên giao dịch Tiếng Anh: Vietnam Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank Tên viết tắt: Vietbank Trụ sở chính: 35 Trần Hưng Đạo, Tp.Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng. Logo: Điện thoại: (079) 3621008 Fax: (079) 3621858 Website: www.vietbank.com.vn 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) được thành lập theo quyết định số: 2399/QĐNHNN ngày 15/12/2006, có trụ sở chính đặt tại 35 Trần Hưng Đạo,TP.Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng. Tham gia thành lập ngân hàng Vietbank gồm 39 cổ đông là doanh nghiệp, cá nhân có tiềm lực tài chính, có kinh nghiệm 12
- trong quản trị và điều hành ngân hàng. Trong đó, đóng vai trò quan trọng là Ngân hàng Á Châu (ACB), Công Ty Cổ phần Đầu Tư và phát triển Hoa Lâm và nhiều cổ đông uy tín khác. Với định hướng phát triển thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam trong 5 năm tới, Vietbank đang chuẩn bị xây dựng một mạng lưới cơ sở hạ tầng hoạt động khắp các tỉnh thành cả nước. Mặc dù bị ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu , cũng như tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, Vietbank vẫn hoàn thành việc tăng vốn điều lệ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà Nước. Ngày 30/12/2010, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín chính thức hoàn thành các thủ tục pháp lý tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng. Việc tăng vốn điều lệ được Vietbank thực thiện theo công văn chấp thuận tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng của Ngân Hàng Nhà Nước ngày 21/9/2010 và nằm trong kế hoạch của Ngân hàng theo đúng lộ trình. Điều này chứng tỏ được năng lực tài chính cũng như vị thế cạnh tranh của Vietbank trên thị trường trong những năm tới. Tính đến ngày 6/6/2014, Vietbank đã có 94 điểm giao dịch trên toàn quốc. Với chiến lược trở thành “Ngân hàng bán lẻ, đa năng, hiện đại”, Vietbank luôn quan tâm đến công tác phát triển mạng lưới và nâng cao hiệu quả hoạt động tại các điểm giao dịch. Vietbank ngày càng hiện đại hoá hình ảnh của ngân hàng, khẳng định chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, tiếp thị hình ảnh hiện đại, thân thiện và là sự lựa chọn tốt nhất, đáp ứng mọi nhu cầu về dịch vụ tài chính ngân hàng. 1.2 CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC 1.2.1 Sơ đồ tổ chức NH VIETBANK – PGD ĐẦM SEN 13
- 1.2.2 Chức năng của các phòng ban ❖ Giám đốc PGD VIETBANK ĐẦM SEN ■ Chỉ đạo, hoạch định và triển khai các chính sách, mục tiêu kinh doanh phù hợp với chiến lược mà mục tiêu kinh doanh của CN. ■ Tham dự các cuộc họp do Hội sở chủ trì cuộc họp của các Hội đồng chuyên môn khi được chỉ định. ■ Xúc tiến thương hiệu Vietbank giữa các đối tác, cơ quan Nhà nước. ❖ Phòng kinh doanh ■ Thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với các thành phần KT theo quy định của NH Việt Nam thương tín, luật NH và các tổ chức tín dụng mở tài khoản cho vay,theo dõi hợp đồng tín đụng và tính lãi theo qui định. ■ Thông tin tín dụng báo cáo thống kê. ■ Điều hòa vốn trong hệ thống sở giao dịch, phân phối các phòng xây dựng kế hoạch vốn năm, quý, tháng. ❖Phòng giao dịch Ngân quỹ 14
- ■ Thực hiện công tác kế toán tài vụ, quản lý việc chi tiêu mua sắm và xây dựng cơ bản cho sở giao dịch. Quản lý toàn bộ tài sản của sở giao dịch, hàng tháng hàng quý trình kế hoạch theo quy định. ■ Thực hiện kết toán thông qua việc quản lý tài khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng.Quản lý và phân tích các mặt hoạt động của sở giao dịch thông qua bảng tổng kết tài sản và các báo cáo khác để tham mưu cho ban giám đốc chỉ đạo các mặt nghiệp vụ NH. ■ Tổ chức thực hiện việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ NH cho KH là cá nhân và pháp nhân, giám định tiền thật, giả.Quản lý kho tiền, quỹ ngoại tệ, tài sản thế chấp, chứng từ có giá. ■ Thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động thu chi tiền mặt và các phương tiện thanh toán khác cho ban giám đốc sở giao dịch.Thực hiện điều chuyển tiền mặt, đảm bảo định mức tồn quỹ. ■ Xử lý các loại tiền mặt đã hết hạn hoặc không đủ tiêu chuẩn lưu thông. 1.3 Tình hình nhân sự Do đi vào hoạt động chưa lâu, NH VIETBANK –PGD ĐẦM SEN có đội ngũ nhân viên cán bộ còn hạn chế nhưng tràn đầy sức trẻ, nhiệt huyết và sáng tạo. Với tốc độ phát triển mạng lưới nhanh và rộng như hiện nay, VIETBANK vẫn liên tục thu hút nhân sự có chuyên môn, trình độ cao và tâm huyết với ngân hàng. VIETBANK xác định nguồn nhân lực chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình là nền tảng quan trọng để phát triển bền vững. Do đó nhân viên VIETBANK được làm việc trong môi trường thân thiện, năng động, mang đậm dấu ấn văn hóa đặc trưng của VIETBANK. Mọi thành viên trong gia đình 15
- VIETBANK được tạo điều kiện để phát triển toàn diện, được đào tạo chuyên môn và được hưởng chế độ đãi ngộ thoả đáng với năng lực đóng góp. 1.3.1. Lĩnh vực hoạt động: Huy động vốn Cho vay, đầu tư Bảo lãnh Thanh toán và tài trợ thương mại Hoạt động khác 1.4 Doanh số cho vay theo từng loại PGD Vietbank Đầm Sen Doanh số cho vay theo thể loại cho vay của CN trong 2 năm 20112012 như sau: Bảng 1.1: DSCV theo thể loại cho vay tại Vietbank Đầm Sen (2011 2012) ĐVT :Triệu đồng 2011 Tỷ lệ % 2012/2011 Chỉ tiêu 2012 Tỷ lệ % Chênh lệch % 16
- Doanh số cho vay ngắn hạn 222,498 58.73 415,231 61.57 192,733 86.63 Doanh số cho vay trung và dài hạn 156,352 41.27 259,175 38.43 102,823 65.76 Tổng doanh số cho vay 378,850 100 674,406 100 295,556 78.01 (Nguồn : Báo cáo thường niên NH VietbankPGD Đầm Sen( 20112012 ) Biểu đồ 1.2 : DSCV theo thể loại cho vay tại Vietbank Đầm Sen (2011 2012) ❖Doanh số cho vay ngắn hạn Thời gian qua, tình hình cấp tín dụng ngắn, trung và dài hạn của CN tăng đều. Tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm (Năm 2011 là 58.73%, năm 2012 là 61.57% trong tổng doanh số cho vay). Còn tín dụng trung và dài hạn thì thu hẹp (Năm 2011 là 41.27%, năm 2012 là 38.43% trong tổng doanh số cho vay). Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2011 đạt 222,498 triệu đồng. Năm 2012 đạt 415,23 triệu đồng, tăng 192,733 triệu đồng so với năm 2011, tương đương 86.63%. Sự biến động của tỷ trọng này là do cho vay ngắn hạn có thủ tục đơn giản, tính thanh khoản cao, lại ít rủi ro hơn so với trung dài hạn và nguồn tín dụng của CN chủ yếu từ vốn huy động ngắn hạn, loại cho vay ngắn hạn này thông thường để đáp ứng nhu cầu vay vốn nhất thời của các thành phần, ngành KT trong địa bàn hoạt động. 17
- ❖Doanh số cho vay trung và dài hạn Tuy chiếm tỷ lệ thấp hơn nhưng không thể phủ nhận vai trò của nó, vì khoản này có ảnh hưởng tích cực đến doanh thu trong hoạt động tín dụng của NH và chia sẻ rủi ro. Để đạt được kết quả này, NH đã xây dựng chế độ lãi suất phù hợp với khả năng của các DN, các cá thể SXKD, thực hiện tốt dịch vụ KH, công tác tiếp thị được chú trọng.Và để giữ vững được sự tăng trưởng trên thì đòi hỏi CN phải hoàn thiện thêm, đồng thời phải nâng cao hơn doanh số cho vay trong thời gian tới. Doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2011 đạt 156,352 triệu đồng, Năm 2012 đạt 259,175 triệu đồng. Tăng 102,823 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng 65.76%. Nguyên nhân trung dài hạn tăng qua các năm là do CN chủ trương thực hiện nhiều biện pháp chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay trung dài hạn. 1.5 Hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước 1.5.1 HĐV qua tài khoản tiền gửi cá nhân Tài khoản tiền gửi cá nhân, như tên gọi của nó, được mở cho KH cá nhân có nhu cầu sử dụng. Loại tài khoản này thích hợp cho cá nhân có nhu cầu nhận chuyển tiền vào tài khoản, chẳng hạn nhận tiền lương hàng tháng, nhận chuyển tiền từ nước ngoài hoặc từ cá nhân khác trong nước. Thông thường, số dư tài khoản này tăng lên khi KH nhận tiền lương vào thời điểm trả lương và giảm dần khi KH rút tiền về chi tiêu. Mặc dù số dư trên tài khoản tiền gửi cá nhân thường không lớn, nhưng với số lượng tài khoản rất lớn, kết quả là NH có thể huy động được khối lượng vốn đáng kể. Trong những năm gần đây, số lượng loại tài khoản này ở các NHTM không ngừng tăng lên nhờ có sự phối hợp tốt giữa NHTM với các DN cũng như 18
- các tổ chức khác trong việc triển khai mở tài khoản và trả lương trực tiếp cho nhân viên vào tài khoản. Mặt khác, các NHTM đã khá thành công trong việc thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt và ngày càng thu hút được nhiều người sử dụng dịch vụ của NH. 1.5.2 HĐV qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm Tiết kiệm không kỳ hạn Dành cho đối tượng KH là cá nhân hoặc DN có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi NH vì mục tiêu an toàn và sinh lợi nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng trong tương lai. Đối với KH, khi chọn hình thức tiền gửi này vì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn là mục tiêu sinh lợi. Với số tiết kiệm không kỳ hạn, KH có thể gửi và rút tiền bất cứ lúc nào trong thời gian giao dịch và chỉ thực hiện được các giao dịch ngân quỹ như gửi và rút tiền chứ không thể thực hiện được các giao dịch thanh toán như tài khoản tiền gửi thanh toán. Vì loại tiền gửi này KH muốn rút bất cứ lúc nào cũng được nên NH phải đảm bảo tồn quỹ đề chi trả vả lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Do vậy, NH thường trả lãi rất thấp cho loại tiền gửi này (khoảng 0,25% / tháng). Tiết kiệm có kỳ hạn Dành cho cá nhân và DN có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Đối tượng KH chủ yếu của loại tiền gửi này là cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý,... Do vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút được đối tượng KH này. Dĩ nhiên, lãi suất trả cho loại tiền gửi tiết kiệm định kỳ cao hơn lãi suất trả cho loại tiền gửi không kỳ hạn. Ngoài ra, mức lãi suất còn thay đổi theo loại kỳ hạn gửi (3, 6, 9 hay 12 tháng), tùy theo 19
- loại đồng tiền gửi tiết kiệm (VND, USD, EUR hay vàng), và tùy theo uy tín, rủi ro của NH nhận tiền gửi. Việc phân chia tiền gửi kỳ hạn thành nhiều loại khác nhau làm cho sản phẩm tiền gửi của NH trở nên đa dạng và phong phú có thể đáp ứng được nhu cầu gửi tiền đa dạng của KH. Ngoài ra, các NHTM đều có những loại tiền gửi tiết kiệm khác như: Tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn luôn được đôi mới theo nhu cầu KH và tạo ra sự khác biệt để chống lại sự bắt chước của các đối thủ cạnh tranh. Các loại tiết kiệm khác Ngoài hai loại tiền gửi tiết kiệm chính là tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn, hầu hết các NHTM đều có thiết kế nhiều loại tiền gửi tiết kiệm khác như tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an khang với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn được đổi mới theo nhu cầu KH và tạo ra rào cản dị biệt để chống lại sự bắt chước của các đối thủ cạnh tranh. Kỳ phiếu NH Để HĐV ngắn hạn, các tổ chức tín dụng có thể phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn. Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Kỳ phiếu là một loại giấy tờ có giá do NH phát hành để HĐV ngắn hạn, trong đó NH cam kết sẽ trả lãi được hưởng và vốn gốc cho nhà đầu tư khi kỳ phiếu đến hạn. Do thị trường tiền tệ ở Việt Nam kém phát triển nên thường HĐV qua các loại giấy tờ có giá cả chi phí cao hơn là huy động tiền gửi, Nhà 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần may Sài Gòn giai đoạn 2009 - 2010
79 p | 1199 | 305
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiết bị Tân Minh Giang
34 p | 683 | 287
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích dự án đầu tư xây dựng tổ hợp sản xuất bê tông thương phẩm và bê tông đúc sẵn
83 p | 538 | 231
-
Báo cáo tốt nghiệp "Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEXTS"
81 p | 444 | 199
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Cần Thơ
80 p | 441 | 149
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích tài chính
0 p | 436 | 147
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Công nghệ Tân Doanh
78 p | 320 | 142
-
báo cáo tốt nghiệp:"Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh"
59 p | 630 | 139
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam
85 p | 481 | 131
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: "Phân tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng tại Công ty giầy Thuỵ Khuê"
64 p | 364 | 112
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: "Phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty đầu tư phát triển xây dựng DIC"
57 p | 263 | 110
-
Báo cáo tốt nghiệp: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Hoá chất VLĐ Đà Nẵng”
26 p | 319 | 92
-
Báo cáo tốt nghiệp: "Phân tích nhu cầu sử dụng vốn cố định tại Công ty Công nghệ phẩm Đà Nẵng"
30 p | 242 | 75
-
Báo cáo tốt nghiệp: “ Phân tích tình hình biến động lợi nhuận của Công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Miền Trung”
52 p | 250 | 68
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Phần mềm D2S
69 p | 265 | 63
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015-2015
20 p | 147 | 23
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích và thiết kế biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Trung tâm Thực phẩm Dinh Dưỡng – Viện Dinh Dưỡng
30 p | 144 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn