Đề tài: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Thăng Long
lượt xem 76
download
Hệ thống Ngân hàng thương mại nước ta đang trong quá trình đổi mới để bắt kịp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Ngân hàng đã thực sự là ngành tiên phong trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế. Đặc biệt trong những năm qua, hoạt động ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Thăng Long
- Luận văn Đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Thăng Long"
- MỤC LỤC PH ẦN MỞ ĐẦU ................................................................ ................................ . 1 1. Tính cấp thiết ........................................................................................... 4 2. Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................ 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................... 5 4. Phương pháp nghiên cứu: ................................ ........................................ 6 5. Kết cấu chuyên đề: ................................ .................................................. 6 CHƯƠNG I:………………………………………………………………..3. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN H ÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG THĂNG LONG ................... 6 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG THĂNG LONG ................................................................................... 6 1.1.1 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long ............. 6 1.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua 9 1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn: .............................................................. 9 1.1.2.2. Hoạt động tín dụng ..................................................................... 11 1 .1.2.3 Ho ạt động thanh toán……………………………………….....9 1.1.2.4 Một số hoạt động khác: ............................................................... 12 1.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh: ........................................................ 13 1.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ ............................................................. 14 PHẦN NGOẠI THƯƠNG THĂNG LONG 1.2.1. Thực trạng tín dụng tại Chi nhánh ................................................. 14 1.2.1.1. Chính sách tín dụng của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long …..14 1.2.1.2. Thực trạng tín dụng tại Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long ... 16 1.2.2. Phân tích th ực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh........................ 23 1.2.2.1. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh………………23 1.2.2.2. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh ........................ 25
- 1.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NH TMCP NT THĂNG LONG ................................ .......................................................... 31 1.3.1. Những kết quả đã đạt được ............................................................. 31 1.3.2. Những mặt còn yếu kém .................................................................. 32 1.3.3. Nguyên nhân ................................................................................... 33 1.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan…………………………………………....33 1.3.3.2. Nguyên nhân khách quan………………………………………….36 CHƯƠNG II ................................................................ ..................................... 39 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG Ở CHI NHÁNH NGÂN H ÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG THĂNG LONG .................. 39 2.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG THĂNG LONG ................................ .................. 39 2.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG THĂNG LONG .......................... 40 2.2.1 Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện quy trình tín dụng ........................... 41 2.2.2 Nâng cao chất lượng tín dụng .......................................................... 41 2.2.3 Xây dựng chiến lược khách hàng .................................................... 44 2.2.3.1. Thực hiện sàng lọc khách hàng trước khi cho vay ........................... 44 2.2.3.2. Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng ................................ 46 2.2.4 Thành lập Phòng Quản lý rủi ro tín dụng ...................................... 47 2.2.5 Tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản ................................. 48 2.2.6 Tăng cường hiệu lực của bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ........... 50 2.2.7 Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng ........................................... 50 2.2.8 Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp .................................................................... 53 2.3. KIẾN NGHỊ ................................................................ ............................ 54 2.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ............. 54
- 2.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ............................................... 56 2.3.2.1. Cần hoàn thiện các văn bản, quy chế trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng…………………………………………………………..56 2.3.2.3. Cần đẩy mạnh hoạt động thông tin tín dụng nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam ................................................. 57 2.3.3 Kiến nghị với Chính phủ .................................................................. 58 2.3.3.1. Chính phủ cần xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán và có sự định hướng lâu dài nhằm tạo môi trường kinh tế ổn định. ........ 58 2.3.3.2. Chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp ................................ 60 K ẾT LUẬN ....................................................................................................... 60 PHẦN MỞ ĐẦU 1 . Tính cấp thiết H ệ thống Ngân hàng thương mại nước ta đang trong quá trình đổi mới để bắt kịp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Ngân hàng đã thực sự là ngành tiên phong trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế. Đặc biệt trong những năm qua, hoạt động ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước. Ngành ngân hàng đã xứng đáng là công cụ đắc lực hỗ trợ cho nhà nước trong việc kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, ổn định giá cả. Song song với quá trình đó, vấn đề rủi ro tín dụng cũng đang diễn ra hết sức phức tạp, gây ra những tác động to lớn không thể lường hết được cho nền kinh tế. Do đó đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng trong việc nghiên cứu
- tìm ra những giải pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế mức tối đa những rủi ro có thể xảy ra. H iện nay, các ngân hàng thương m ại Việt Nam đang tích cực xây dựng chính sách, chiến lược và đề ra những biện pháp thực hiện để hạn chế rủi ro tín d ụng trước những quy định và yêu cầu gắt gao của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước. Vì mục tiêu an toàn và phát triển bền vững, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long cũng đã ban hành nhiều quy định để hạn chế rủi ro tín dụng. Trong đó, chính sách mang tầm chiến lược, định hướng lớn nhất là việc ban hành và đưa vào áp dụng quy trình tín dụng mới với mục tiêu lớn nhất là hạn chế mức tối đa những rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP N T Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục vì vậy chuyên đề: “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Thăng Long" được lựa chọn nghiên cứu nhằm mục đích phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh, đồng thời đề xuất những giải pháp khắc phục hạn chế. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Phân tích, nhận xét, đánh giá về thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long. - Đ ề xuất những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro tín dụng của Ngân H àng Thương Mại - Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là rủi ro tín dụng tại Chi nhánh - N gân hàng TMCP NT Thăng Long từ năm 2005 đến năm 2007.
- 4. Phương pháp nghiên cứu: D ựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp được sử dụng: thống kê, tổng hợp số liệu, tài liệu các loại để so sánh, phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NH TMCP Thăng Long. 5. Kết cấu chuyên đ ề: : Chuyên đ ề gồm 2 chương: - Chương 1: Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long - Chương 2: G iải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH TMCP N T Thăng Long. CHƯƠNG I THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG THĂNG LONG 1 .1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TH ƯƠ NG MẠI CỔ PHẦN NGO ẠI THƯƠNG THĂNG LONG 1.1.1 C ơ cấu tổ chức của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long tiền thân là Chi nhánh NH NT Cầu Giấy. Ngày 12/8/2005 đổi tên thành Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long có trụ sở tại thủ đô Hà Nội, là một trong những Chi nhánh lớn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Từ những ngày đầu mới thành lập với số lượng khách hàng khiêm tốn, cơ sở vật chất thiếu thốn, lạc hậu. Cho đến nay, cùng với sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long đã có sự phát triển vượt bậc.
- Phát triển cùng sự thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương m ại quốc tế WTO, Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long cũng có những bước tiến vượt bậc về quy mô hoạt động và chất lượng dịch vụ, góp phần xây dựng thương hiệu Vietcombank vững mạnh trong tiến trình cổ phần hóa đang diễn ra gấp rút, khẩn trương trong hệ thống NH TMCP N T V iệt Nam. Với sự áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng, Chi nhánh đã cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng: dịch vụ ngân hàng điện tử VCB Money giúp cho các khách hàng doanh nghiệp có thể truy vấn và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán tại trụ sở của công ty thông qua modem điện thoại; dịch vụ ngân hàng trực tuyến i-b@nking giúp truy vấn các thông tin tài khoản và tín dụng kịp thời qua internet; dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động SMS Banking giúp tra cứu thông tin về tỷ giá, lãi suất, thông tin tài khoản… Bên cạnh đó, Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long còn liên kết với các doanh nghiệp để cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàng như: cho vay tiêu dùng cá nhân mua nhà, mua ôtô, du học; thanh toán hóa đơn điện nước, điện thoại, bảo hiểm… qua máy rút tiền tự động ATM… Sau hơn 8 năm hoạt động, đến nay Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long đã tạo dựng thành công uy tín của mình, trở thành một trong những chi nhánh lớn của NH TMCP NT Việt Nam
- CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI NHÁNH THĂNG LONG Mô hình tổ chức hiện tại của Chi nhánh Thăng Long là mô hình hiện đại, việc phân chia các phòng ban chủ yếu dựa trên các nghiệp vụ mà phòng đảm nhiệm GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P. Kiểm P. Kế toán P. Ngân P. Hành P. Tín dụng tra nội bộ Qu ỹ Chính thanh toán và Dịch vụ Ngân Hàng P.Giao P.Giao dịch K im dịch Lê V ăn Liên – Ô Chợ Dừa Lương
- 1.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua 1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn: Bảng 1:Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Đ ơn vị: Triệu đồng Năm 2005 Nă m 2006 Nă m 2007 Tỷ Chỉ tiêu Tỷ trọng Tỷ trọng Số tiền Số tiền trọng Số tiền (%) (%) (%) Tổng vốn 983.584 100 1.447.457 100 2.040.800 100 huy động 1.Theo đối tượng huy động của -TG 223.667 22 ,74 352.890 24,38 471.425 23,1 TCKT -TG của dân 716.344 72,83 1.015.246 70,14 1.499.580 73,48 cư - Khác 43.573 4,43 79.321 5 ,48 69.795 3,42 2. Theo loại tiền huy động - VND 432.777 44 861.671 59,53 1.196.113 58,61 N goại tệ - 550.807 56 585.786 40,47 844.687 41,39 (quy VND) (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long )
- 1600000 1400000 1200000 1000000 TG của dân cư 800000 TG của TCKT 600000 Khác 400000 200000 0 2005 2006 2007 Biểu đồ 1 – Tình hình huy động vốn theo đối tượng huy động vốn 1200000 1000000 800000 VND 600000 Ngoại tệ 400000 200000 0 2005 2006 2007 Biểu đồ 2 – Tình hình huy động vốn theo loại tiền huy động Hoạt động huy động vốn là một trong những thế mạnh của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long. V ới uy tín và thương hiệu Vietcombank đã được khẳng định ở trong nước và trên thị trường quốc tế, nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã không ngừng lớn mạnh qua các năm. Tổng vốn huy động năm 2006 là 1.447.457 triệu đồng, tăng 147,16% so với năm 2005, năm 200 7 đạt 2.040.800 triệu đồng, tăng 141 ,00% so với năm 2006. Trong tổng nguồn huy động thì tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng lớn (trên 70% trong tổng nguồn huy động). Xét về tính chất nguồn thì tiền gửi dân cư có tính ổn định rất cao, thông thường đây là những khoản để dành tiết kiệm của người dân, do đó tạo thuận lợi rất lớn cho ngân hàng trong việc sử dụng nguồn vốn huy động này. N ếu phân theo loại tiền huy động thì ta thấy tỷ trọng giữa tiền VNĐ và ngoại tệ chênh lệch không đáng kể. Điều này cho thấy Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long có thế mạnh trong việc huy động vốn ở cả hai loại tiền là VNĐ
- và ngoại tệ. Đặc biệt với thế mạnh trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, nguồn vốn huy động ngoại tệ cao hơn VNĐ. Tuy nhiên, trong năm 2006- 2007, tỷ trọng huy động ngoại tệ có xu hướng giảm do sự biến động của đồng USD trên thế giới. Trong những năm qua, Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long đã áp dụng nhiều chính sách nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư như: tăng lãi suất tiền gửi VNĐ và ngoại tệ, áp dụng nhiều thức thức khuyến mãi với nhiều giải thưởng hấp dẫn, có giá trị... Do vậy, mặc dù dưới áp lực cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác, đặc biệt là các ngân hàng TMCP và ngân hàng nước ngo ài, nhưng nguồn huy động của ngân hàng vẫn tăng đều đặn qua các năm, thể hiện sức mạnh trong hoạt động huy động vốn của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long là rất lớn. 1.1.2.2 Hoạt động tín dụng Trong giai đoạn 2005 -2007, dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh, đặc biệt là năm 2006 khi có chủ trương bứt phá tín dụng. D ư nợ tín dụng tăng trung bình 21,5%/năm. Tính đến cuối năm 2007 , dư nợ tín dụng tăng gần gấp gần 2 lần so với thời điểm cuối năm 2005 góp phần cải thiện đáng kể thị phần tín dụng của chi nhánh. Song song với việc tăng trưởng về số lượng, chất lượng tín dụng của Chi nhánh ngày càng được nâng cao, nợ quá hạn đã đ ược kiểm soát và duy trì ở mức thấp, tỷ lệ nợ quá hạn vào cuối năm 2007 là dưới 2,67%. 1.1.2.3 Hoạt động thanh toán D ịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước: Việc áp dụng công nghệ hiện đại đã giúp cho hoạt động thanh toán chuyển tiền trong nước nhanh chóng và thuận tiện, phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long hiện đang sử dụng ba hình thức thanh toán: IBT
- O nline - áp dụng cho các ngân hàng trong hệ thống V ietcomBank; thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán bù trừ qua ngân hàng nhà nước. Hoạt động thanh toán quốc tế: Với thế mạnh trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu của chi nhánh Thăng Long tăng trưởng không ngừng qua các năm. Năm 2007, tổng doanh số xuất nhập khẩu cả năm đạt 110 triệu USD, tăng 13,4% so với năm 2006. 1.1.2.4 Một số hoạt động khác: Hoạt động dịch vụ ngân hàng: Với chính sách đa dạng hóa sản phẩm đã từng bước đưa các sản phẩm ngân hàng hiện đại vào tiếp cận cuộc sống, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút được đông đảo khách hàng. Công tác dịch vụ ngân hàng phát triển là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Số lượng tài khoản cá nhân mở tại Chi nhánh đạt 16.300 tài kho ản. Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ: Là một trong những hoạt động chính của chi nhánh Thăng Long. Hiện nay, chi nhánh đang phát hành và chấp nhận thanh toán các loại thẻ nội địa và quốc tế như thẻ tín dụng Visa, Amex, thẻ ghi nợ Visa, MasterCard, Diner Club, Amex, JCB, VCB Connect 24, MTV… NH TMCP NT Thăng Long đ ang chuẩn bị liên minh với các NH cổ phần để phát triển mạng lưới ngân hàng hiện đại, mạng lưới dịch vụ thẻ và thúc đẩy hợp tác dịch vụ thẻ giữa ngân hàng và doanh nghiệp với các chương trình hợp tác như thanh toán tiền điện, nước, cước điện thoại, Internet… Hoạt động ngân qũy: luôn đảm bảo an toàn, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, thực hiện đúng quy trình thu chi tiền mặt, ngoại tệ và ngân phiếu thanh toán theo đúng các quy định hiện hành, tổ chức tốt công tác thu chi và điều hòa tiền mặt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiền mặt cho sản xuất và đời sống, tạo được lòng tin với khách hàng. Trong quá trình thu chi, Chi nhánh luôn đảm bảo chi đúng, đủ, trả lại tiền thừa cho khách, thu được nhiều tiền giả.
- 1.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh: Bảng 2: K ết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Đ ơn vị: Triệu đồng Nă m 2005 Nă m 2006 Năm 2007 Tỷ Tỷ Tỷ Chỉ tiêu Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng (%) (%) (%) 1. Tổng thu 82.283 100 128.080 100 196.570 100 - Thu lãi cho vay 55.977 68,03 79.858 62,35 115.662 58 ,84 - Thu lãi tiền gửi 18.711 22,74 38.091 29,74 66.008 33 ,58 - Thu phí dịch vụ 7.595 9 ,23 10.131 7,91 14.900 7 ,58 & lãi kd ngo ại tệ 2. Tổng chi 74.315 100 118.448 100 185.101 100 - Chi trả lãi tiền 77,09 90.660 76,54 139.011 75,10 57.289 gửi - Chi d ịch vụ 0,59 746 0,63 1,23 438 2.277 - Chi tài sản, văn 5,28 6.159 5,2 6,97 3.939 12.902 phòng - Chi phí quản lý 6,97 8.079 6,82 7,31 5.180 13.531 - Chi dự phòng 10,05 12.804 10,81 9,39 8.469 17.381 3. LN trước thuế 7.968 9.632 11.469 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của CN NH TMCP NT Thăng Long) N hư vậy trong những năm qua, Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tất cả các mặt hoạt động. Trong các nguồn thu đem lại lợi nhuận cho Chi nhánh thì nguồn thu từ cho vay và thu lãi
- tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tổng thu nhập từ hai nguồn này luôn đạt mức xấp xỉ 90%-92% tổng thu nhập. Trong khi đó, thu từ kinh doanh ngoại tệ và thu phí dịch vụ chỉ đạt con số rất khiêm tốn, thường chiếm dưới 10% tổng thu nhập. Trong tổng chi phí thì chi trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy nhiên, tỷ trọng này đang có sự giảm dần qua các năm từ 2005 đến 2007. Các khoản chi khác như: chi dịch vụ, chi tài sản, văn phòng, chi phí quản lý, chi dự phòng đều tăng. Bắt đầu từ năm 2005, Chi nhánh thực hiện Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN của Thống đốc NHNN làm cho khoản chi để trích lập dự phòng rủi ro tăng lên mạnh. Điều này cũng làm cho lợi nhuận của các năm giảm đi đáng kể. 1 .2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG TH ĂNG LONG 1.2.1. Thực trạng tín dụng tại Chi nhánh 1.2.1.1. Chính sách tín dụng của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long N guyên tắc chung Chính sách tín dụng của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long đ ược ban hành nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng của Chi nhánh cho khách hàng tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau đây: - Tuân thủ pháp luật: Việc cấp tín dụng cho khách hàng phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan. - Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam nói chung cũng như của Chi nhánh nói riêng tại từng thời kỳ: Việc mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược và có sự kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống ngân hàng. - Vừa tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc chi nhánh vừa bảo đảm mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng: Chính sách này vừa chú trọng tính an toàn tín dụng, song vừa bảo đảm tính linh hoạt trong hoạt động thực tế của các chi nhánh.
- - Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng: Thực hành thống nhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu, việc giao dịch với khách hàng được xây dựng theo mô hình một đầu mối giao dịch. - Đề cao trách nhiệm cá nhân: Mục đích là nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Cán bộ có quyền tự quyết và tự phải chịu trách nhiệm trước quyết định đó. Chính sách cho vay đối với khách hàng Nội dung chính sách cho vay được soạn thảo trên cơ sở: - Quy chế về bảo đảm tiền vay do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước V iệt Nam, Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ban hành; - Quy chế cho vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ban hành; - Chiến lược, định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP N goại thương Việt Nam cũng như của Chi nhánh Thăng Long Một số nội dung cơ bản của chính sách cho vay khách hàng - Đối tượng vay vốn: áp dụng cho tất cả đối tượng vay vốn để đảm bảo tính bình đẳng. - N guyên tắc cho vay: Sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Đ iều kiện cho vay: + Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. + Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. + Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. + Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật.
- + Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP NT V iệt Nam. - Mức cho vay: không quy định cố định mức cho vay, giám đốc chi nhánh tự quyết định mức cho vay theo nhu cầu và khả năng của khách hàng, theo khả năng nguồn vốn của ngân hàng và qui định của pháp luật. - Thời hạn cho vay: không qui định giới hạn tối đa về thời hạn cho vay, được xác định căn cứ vào chu kì sản xuất, thời hạn thu hồi vốn của dự án, khả năng nguồn vốn của ngân hàng, thời hạn cho phép hoạt động kinh doanh của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng. - Lãi suất cho vay: áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt. Chi nhánh tự chủ động đưa ra một mức lãi suất có lợi cho mình + Phương thức áp dụng lãi suất cũng linh hoạt: áp dụng lãi suất cố định hay có điều chỉnh. - Bảo đảm tiền vay: Chi nhánh tự xem xét quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong việc lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm giảm thiểu rủi ro cho khoản vay ở mức thấp nhất. 1.2.1.2. Thực trạng tín dụng tại Chi nhánh N H TMCP NT Thăng Long N ăm 2007 là năm thứ tư liên tiếp NH TMCP N T Việt Nam thực hiện chủ trương “Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới chuẩn mực quốc tế”. Quán triệt tinh thần trên, toàn hệ thống tăng cường các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng, kiểm soát chặt chẽ. Bên cạnh việc khống chế tổng mức dư nợ tối đa đối với các chi nhánh có chất lượng tín dụng chưa tốt, kiên quyết hạ giới hạn tín dụng đối với các khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, hoạt động kinh doanh không hiệu quả, NH TMCP N T V iệt Nam tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi các quy định về giới hạn tín dụng cho phù hợp hơn với hoạt động thực tiễn. Các chi nhánh trong đó có Chi nhánh Thăng Long đã coi trọng lựa chọn danh mục khách hàng và
- ngành cho vay, thực hiện nghiêm túc tăng trưởng tín dụng lựa chọn theo vùng, luôn bám sát và xử lý tốt các khoản nợ xấu, tăng dần tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Mức dư nợ của Chi nhánh đến cuối năm 2007 đ ạt 1.200.000 triệu VNĐ vượt kế hoạch do NH TMCP NT Việt Nam giao. a. Thực trạng tín dụng phân theo thời hạn Bảng 3 : Tín dụng phân theo thời hạn Đ ơn vị: Triệu VNĐ Dư nợ Nă m 2005 Năm 2006 Năm 2007 Ngắn hạn 465.877 674.847 807.960 Tỷ trọng 65,66% 66 ,36% 67,33% Trung hạn 93.800 132.000 162.000 Tỷ trọng 13,22% 12 ,98% 13,50% D ài hạn 149.853 210.102 230.040 Tỷ trọng 21,12% 20 ,66% 19,17% Tổng dư nợ 709.530 1.016.949 1.200.000 (Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long) Q ua b ảng số liệu trên ta thấy: Đến 31/12/2007, tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh đạt 1.200.000 VNĐ tăng 18 % so với năm 2006. Năm 2006 mức tăng trưởng d ư nợ tín dụng tăng 43,33% so với năm 2005. Xu hướng giảm dần tốc độ tăng trưởng dư nợ nằm trong định hướng tăng cường kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh. Từ 2005 đến 2007 sự thay đổi theo cơ cấu thời hạn là không đáng kể, trong đó chủ yếu vẫn là cho vay ngắn hạn chiếm trên 65%, cho vay dài hạn
- chiếm trên 19 % tỷ trọng dư nợ, tăng nhanh và nhiều hơn so với các khoản nợ trung hạn Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng từ năm 2005 đến 2007 cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối chứng tỏ d ư nợ ngắn hạn tăng tỷ lệ thuận với mức tăng tổng dư nợ. Tỷ trọng dư nợ dài hạn giảm từ năm 2005 đ ến năm 2007 song con số tuyệt đối lại tăng lên chứng tỏ tổng dư nợ tăng nhanh hơn so với nợ dài hạn. Trong những năm gần đây, Chi nhánh chủ yếu tập trung vào các kho ản nợ ngắn hạn, có thời gian thu hồi vốn nhanh nên hạn chế được những rủi ro như lãi suất, tỷ giá. Mặt khác, cho vay ngắn hạn hạn chế rủi ro do vốn không bị đọng lại ở người vay quá lâu, khó kiểm soát. b. Thực trạng tín dụng theo loại tiền cho vay Bảng 4: Cho vay bằng đồng Việt Nam Đ ơn vị: Triệu VNĐ D ư nợ Nă m 2005 Năm 2006 Năm 2007 Ngắn hạn 240.350 340.858 420.494 Tỷ trọng 69,74% 74,25% 73,35% Trung hạn 71 .916 92.332 116.471 Tỷ trọng 20,87% 20 ,11% 19,62% D ài hạn 32.353 25.861 56.795 Tỷ trọng 9,39% 5,64% 7 ,03% Tổng dư 344.619 459.051 593.760 nợ (Nguồn: Báo cáo tín dụng của chi nhánh NH TMCP NT Việt Nam)) Q ua b ảng số liệu trên ta thấy: Chi nhánh duy trì cơ cấu cho vay khá ổn định; cho vay bằng VNĐ của chi nhánh c hủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn chiếm trên 69%, trung hạn trên 19%, dài hạn trong khoảng từ 5 -10%.
- Bảng 5: Cho vay bằng ngoại tệ qui đổi Đ ơn vị: Triệu VNĐ Dư nợ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 N gắn 225.527 333.989 387.466 hạn Tỷ trọng 61 ,80% 59,87% 63,91% Trung 21.884 39 .668 45.529 hạn Tỷ trọng 6,00% 7,11 % 7 ,51% Dài hạn 117.500 184.241 173.245 Tỷ trọng 32 ,2% 33,02% 28,58% Tổng dư 364.911 557.898 606.240 nợ (Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NH TMCP NT Th ăng Long) Trong bảng số liệu trên ta thấy: G iai đoạn 2005 -2007 tín dụng ngắn hạn bằng ngoại tệ lại tăng nhanh chiếm khoảng trên 5 9% tổng dư nợ, còn lại là tín dụng trung và dài hạn trong đó tín dụng dài hạn chiếm khoảng trên 28%. Tín dụng trung hạn chiếm khoảng trên 6% tổng dư nợ Bảng 6: Cho vay theo loại tiền Đ ơn vị: Triệu VNĐ Nă m 2005 Năm 2006 Năm 2007 Dư nợ Bằng 344.619 459.051 593.760 VNĐ 48,57% 45,14% 49 ,48% Bằng 364.911 557.898 606.240 ngo ại tệ 51,43% 54,86% 50 ,52% Tổng dư 709.530 1.016.949 1 .200.000 nợ (Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NH TMCP NT Th ăng Long)
- Tín d ụng ngoại tệ có xu hướng tăng từ năm 2005 đến 2007. Năm 2007 dư nợ ngoại tệ là 606.240 triệu VNĐ tăng về số tuyệt đối so với năm 2006, tăng 8 .7% nhưng chỉ chiếm 50,52% tổng dư nợ, trong khi năm 2006 là 54.86%. Sở dĩ như vậy vì dư nợ ngoại tệ tăng nhưng mức tăng trưởng chậm hơn so với tổng d ư nợ nên có sự giảm trong cơ cấu so với năm 2006 . Chi nhánh có nguồn vốn ngoại tệ lớn, chi phí rẻ. Nắm bắt lợi thế cạnh tranh này, Chi nhánh đã đẩy mạnh tín dụng ngoại tệ. Trong những năm gần đây, Chi nhánh đã nâng cao hệ số sử dụng nguồn vốn ngoại tệ thông qua đầu tư cho các dự án lớn của Chính phủ. Với thế mạnh về vốn và khả năng quản lý tài chính, quản lý dự án Chi nhánh đã tập trung vào lĩnh vực tài trợ dự án, quan tâm đ ến những dự án trọng điểm quốc gia. c. Thực trạng tín dụng phân theo thành phần kinh tế Bảng 7: Tín dụng phân theo thành phần kinh tế Đ ơn vị: Triệu VNĐ Dư nợ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 DNQD 430.685 513.559 618.000 Tỷ trọng 60,70% 50,50% 51,50% DN ngoài 232.726 420.000 489.600 QD Tỷ trọng 32,8% 41,30% 40,8% Cá th ể 46.119 83.390 92.400 Tỷ trọng 6 ,5% 8,2% 7,7% Tổng dư 709.530 1.016.949 1.200.000 nợ (Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dung tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
112 p | 632 | 228
-
LUẬN VĂN: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHCT 2 TP.HCM
94 p | 338 | 132
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Chi nhánh Kon Tum
26 p | 306 | 98
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Rủi ro và các giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam
96 p | 412 | 90
-
Luận văn: "Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá Thái Nguyên "
37 p | 231 | 86
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
92 p | 282 | 61
-
Đề tài nghiên cứu: Những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng thương mại ở Tp.HCM
71 p | 152 | 24
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Á-Chi nhánh Quảng Ngãi
26 p | 135 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đông Á Chi nhánh Thành phố Huế
82 p | 100 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
80 p | 26 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hà Nội
15 p | 43 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hải Châu
110 p | 11 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Nguyên
104 p | 50 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt - Hội Sở chính
114 p | 20 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Định
26 p | 70 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hạn chế rủi ro tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
9 p | 25 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Hưng Nguyên Nam Nghệ An
96 p | 7 | 2
-
Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
122 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn