intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý chi phí kinh doanh tại Công ty Cơ Điện – Xây Dựng Nông Nghiệp và Thuỷ Lợi Hà Nội

Chia sẻ: Le Dinh Thao | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:41

207
lượt xem
63
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quá trình cạnh tranh đang diễn ra rất gay gắt. Bởi nó là động lực, đồng thời cũng là nguy cơ quyết định đến sự sinh tồn của doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần khẳng định cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Phải biết kết hợp tối ưu giữa các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và được thị trường chấp nhận. Sự cạnh tranh không chỉ đơn thuần là về chất lượng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý chi phí kinh doanh tại Công ty Cơ Điện – Xây Dựng Nông Nghiệp và Thuỷ Lợi Hà Nội

  1. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài Hoàn thiện công tác quản lý chi phí kinh doanh tại Công ty Cơ Điện – Xây Dựng Nông Nghiệp và Thuỷ Lợi Hà Nội
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 3 Em xin chân thành cảm ơn !............................................................................................ 4 Sinh Viên: Đoàn Việt Dũng ............................................................................................. 4 I. Khái quát chung về Công ty: ....................................................................................... 5 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cơ Điện - Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi Hà Nội: ....................................................................................................... 5 2. Chức năng và nhiệm vụ:.............................................................................................. 6 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy: ................................ ................................ ............................... 7 Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty.................................................................................. 8 Nguồn cung cấp: Phòng tổ chức hành chính ...................................................................... 9 4. Đặc điểm một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của công ty: ......................... 12 4.1. Cơ khí: ..................................................................................................................... 12 4.2. Điện: ................................ ................................ ................................ ........................ 12 4.3. Xây dựng: ................................................................................................................. 13 4.4. Th ương mại, dịch vụ: ................................................................................................ 13 5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai doạn 2003-2005: ................................ 14 5.1. Phân tích chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2003- 2005: ............................................................................................................................... 14 5.2. Phân tích kết quả kinh doanh có quan hệ với chi phí: ................................ ............... 18 II. Thực Trạng về quản lý chi phí kinh doanh tại Công ty: ......................................... 19 1. Thực tế về tình hình quản lý chi phí kinh doanh tại Công ty trong những năm qua: ........................................................................................................................................ 19 1.1 Chi phí kinh doanh: ................................................................ ................................ .. 19 1.2 Chi phí sản xuấ t chung: ................................ ................................ ............................. 23 1.3 Đối với khoản mục chi phí bán hàng: ........................................................................ 26 1.4. Chi phí quản lý doanh nghiệp: ................................................................................. 28 Bảng số 5 : Bảng phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp ............................................. 28 1. Đánh giá về ưu nhược điểm và những nguyên nhân tồn tại ở Công ty: .................. 30 2. Phướng hướng phát triển của công ty trong năm 2006............................................ 31 Khó khăn:................................ ................................ ................................ ........................ 31 Thuận lợi: ....................................................................................................................... 32 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chí phí sản xuất kinh doanh đối với Công ty : .................................................................................................................. 33 Thứ năm: Nâng cao chất lượng sản phẩm ................................ ................................ ...... 38 KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................ .................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ ................................ ............................. 41
  3. LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quá trình cạnh tranh đang diễn ra rất gay gắt. Bởi nó là động lực, đồng thời cũng là nguy cơ quyết định đến sự sinh tồn của doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần khẳng định cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Phải biết kết hợp tối ưu giữa các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và được thị trường chấp nhận. Sự cạnh tranh không chỉ đơn thuần là về chất lượng sản phẩm mà còn có cả sự cạnh tranh về giá cả. Vì vậy, việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Vấn đề này tuy không còn mới nhưng luôn là mối quan tâm của giới quản trị doanh nghiệp. Nó là chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ảnh được tình hình thực hiện định mức các chi phí; dự toán chi phí; tình hình sử dụng tài sản; vật tư lao động…và là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. N hận rõ được tầm quan trọng của công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh. Với kiến thức đã học và qua thời gian tìm hiểu thực tế ở Công ty, em xin mạnh dạn đi sâu tìm hiểu về lĩnh vực này trong giới hạn đề tài: “ Hoàn thiện công tác quản lý chi phí kinh doanh tại Công ty Cơ Điện – Xây D ựng Nông Nghiệp và Thuỷ Lợi Hà Nội ” Làm bài luận văn của mình. Nội dung bài luận văn của em gồm 2 chương: Chương I: Thực trạng về công tác quản lý về chi phí kinh doanh tại công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp và Thuỷ Lợi Hà Nội Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí kinh doanh tại Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp và Thuỷ Lợi Hà Nội.
  4. Do kiến thức còn hạn chế, bài viết của Em chắc chắn còn nhiều thiếu sót, Em rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các Thầy, Cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy giáo : ThS. Nguyễn Thanh Hải cùng các cô chú trong Công ty Cơ Điện - Xây Dựng Nông Nghiệp và Thuỷ Lợi Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh Viên: Đoàn Việt Dũng
  5. CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG NÔNG NGHIỆP VÀ THUỶ LỢI HÀ NỘI I. Khái quát chung về Công ty: 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cơ Điện - Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi Hà Nội: Tên công ty : Công ty Cơ điện - Xây dựng Nông nghiệp Và Thuỷ Lợi Hà Nội Tên giao dịch: MECHANIZATION ELECTRIFICATION AND CO N STRUCTION JOINT STOOK COM PANY. Trụ sở chính : - Đ ịa chỉ :102 đường Trường Chinh - Đ ống Đa – H à Nội - Đ iện thoại : (04). 8688389- 8693433 - 8693434 - Fax : (04). 8691568- 0 4. 8691120 Trước đây Công ty có tên là xưởng sửa chữa máy kéo được thành lập năm 1956. Năm 1969 đổi tên thành : Nhà máy đại tu máy kéo Hà Nội. Năm 1977 có tên là nhà máy Cơ Khí Nông Nghiệp I Hà Nội . N gày 23 tháng 03 năm 1993, Văn phòng chính phủ có thông báo số:81/ TB và ngày 24/03/1993 tại Quyết định số 202 BNN – QĐ Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm nay là Bộ Nông nghiệp & PTNT cho đổi tên thành công ty Cơ điện và Phát triển Nông thôn. N gày 29 tháng 10 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ra Quyết định số 4797/ QĐ / BNN –TCCB, đổi tên Công ty Cơ điện và Phát Triển Nông Thôn thành Công ty Cơ điện – Xây Dựng Nông nghiệp và Thuỷ lợi H à N ội, là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Cơ Điện Xây dựng Nông nghiệp và Thuỷ Lợi – Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
  6. Từ khi thành lập cho đến nay Công ty đ ã từng b ước phát triển với số vốn ban đầu rất nhỏ là 300 triệu đồng. Do không được sự trợ giúp thường xuyên của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, và sự bao cấp của nhà nước, nên thời gian đầu mới thành lập gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn. Đ ến nay, tổng số vốn của Công ty đã lên đến 150 tỷ đồng. Đó là con số không nhỏ nhưng nó đã phản ánh đúng hiện thực bởi sự cố gắng không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn Công ty nói riêng và của Tổng Công ty nói chung. V ới bộ máy quản lý gọn nhẹ, được sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, hợp lý hóa sản xuất, nghiên cứu và vận dụng các biện pháp quản lý kinh tế , đã giúp Công ty hòa nhập với sự phát triển của nền kinh tế cũng như hoàn thành nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. V ề cơ cấu nguồn lực: Lực lượng lao động ở công ty ban đầu chỉ là 250 người, có những giai đoạn đã lên tới hơn 1000 người. Nhưng qua một quá trình hoàn thiện và đổi mới công ty đã cắt giảm, tinh gọn cơ cấu nguồn lực. Tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay là: 625 người, Công ty thường xuyên ký hợp đồng lao động ngắn hạn với 500 người dể giải quyết các công việc mang tính thời vụ. Cơ sở vật chất đã đ ược đầu tư mới, khu văn phòng công ty đ ược sửa sang, nâng cấp, các nguồn lực khác của công ty cũng đ ược củng cố, ho àn thiện đẻ chuẩn bị một năng lực mới, nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập và chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại thế giới. 2. Chức năng và nhiệm vụ: Công ty Cơ Điện- Xây Dựng Nông Nghiệp và Thuỷ Lợi Hà N ội có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm phục vụ cho ngành nông nghiệp và thuỷ lợi cho các tỉnh trong cả nước dưới sự chỉ đạo của Tổng Công Ty Cơ Điện Nông N ghiệp và Thuỷ Lợi. Chức năng và nhiệm vụ chính của công ty là: Công nghiệp sản xuất thiết bị, phụ tùng máy nông nghiệp, công nghiệp khác, chế
  7. tạo sửa chữa lắp đặt cơ điện, các thiết bị phục vụ thuỷ lợi, nông nghiệp phát triển nông thôn. Nhận thầu phần Cơ điện và Xây dựng vỏ bao che công trình, công trình công nghiệp, công trình hạ thế, chế biến nông lâm sản, thuỷ lợi và nông nghiệp… Trong đó nhiệm vụ chức năng cụ thể gồm: - Đ ào đ ắp đất đá, san lấp mặt bằng tạo bãi; - X ây lắp các kết cấu công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, dân dụng; - Hoàn thiện xây dựng; - Chế tạo, sửa chữa lắp đặt và xây dựng các công trình xử lý nước thải công nghiệp, nước sạch nông thôn; - Thiết kế và xây lắp đường dây, trạm biến thế từ 35kv trở xuống. Kinh doanh bán buôn, bán lẻ : Lương thực, thực phẩm nông, lâm sản; - Xây d ựng công trình Thuỷ điện, Thuỷ lợi, Giao thông vận tải, dân dụng; - Sản xuất, chế tạo thiết bị máy móc, cấu kiện cho các công trình thuỷ lợi; - Thiết kế và chế tạo các loại bơm đến 8.000m3 /giờ ; chế tạo và lắp đặt các kết cấu thép xây dựng; xây dựng các công trình thuỷ lợi như: Đào đắp đê bao vùng nguyên liệu và đường giao thông nông thôn ; kinh doanh dịch vụ nhà ở và cho thuê văn phòng . - K inh doanh, Thương mại xuất nhập khẩu. - K inh doanh bất động sản. - K hai thác khoáng sản, tài nguyên làm vật liệu xây dựng ( đất, đá, cát, sỏi). 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy: Bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng. Đây là mô hình kết hợp sự quản lý trực tuyến nhằm đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo của người lãnh đạo với sự tham m ưu, tư vấn từ các
  8. phòng ban chức năng để tận dụng được hết những năng lực chuyên môn của các chuyên gia và người có kinh nghiệm. Công ty đã rất thành công trong mô hình tổ chức này. Cùng tham gia quản lý, điều hành với giám đốc là 4 phó giám đốc phụ trách một số lĩnh vực chuyên môn trọng yếu hiện nay của công ty như: Tổ chức hành chính, tài chính-kế toán, kỹ thuật, công trình và kinh doanh. Dưới đó, là hệ thống phòng ban đảm nhiệm chức năng tham mưu, tư vấn trong các lĩnh vực đ ược phân công. Theo sơ đồ tổ chức, mỗi cấp và bộ phận có những nhiệm vụ và quyền hạn trong phạm vi nhất định: Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty Giám đốc Phó GĐ phụ Phó GĐ kỹ Phó GĐ Phó GĐ Công trình Kinh doanh trách nội thuật chính Phòng tổ Phòng kỹ Phòng kế Phòng Phòng tài Marketing ch ức – thuật – Cơ hoạch - Đầu chính- h ành điện tư kế toán chính Xí Xí Xí Xí Xí Xí Xí Xí nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp cơ cơ điện cơ cơ cơ cơ cơ cơ điện Vĩnh điện điện điện điện III điện I điện II IV Phúc Tuyên Thanh Hoà Quang Hoá Bình
  9. Ngu ồn cung cấp: Phòng tổ chức hành chính - Ban Giám đốc Công ty : + Giám đốc Công ty có nhiệm vụ và quyền hạn: Quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án sản xuất – kinh doanh và chủ trương lớn của Công ty. Q uyết định các vấn đề tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. + Quyết định phân chia lợi nhuận, phân phối lợi nhuận theo các quỹ lương của công ty. Phê duyệt quyết toán của các đơn vị trực thuộc và duyệt Tổng quyết toán của công ty. Quyết định bổ nhiệm, b ãi miễn các chức danh trưởng, phó phòng ban, phó giám đốc xí nghiệp sau khi đã báo cáo đảng uỷ công ty. + Các phó giám đốc Công ty là người giúp việc cho giám đốc, đ ược giám đốc uỷ quyền hoặc chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc, trước pháp luật về việc được phân công. - Phòng kế hoạch - Đầu tư : + Q uản lý kế hoạch, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc công ty xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch dài hạn. Quản lý hợp đồng kinh tế. + Tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn công ty. Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Chuẩn bị các thủ tục cho giám đốc công ty giao kế hoạch cho các đơn vị, duyệt ho àn thành kế hoạch của các đơn vị trực thuộc.
  10. + Cùng với các phòng nghiệp vụ công ty và các đơn vị trực thuộc để xây dựng đồng bộ các mặt kế hoạch như: Sử dụng vốn, vật tư, vận chuyển, xây dựng cơ bản… - Phòng Kỹ thuật - Đấu thầu: + N ghiên cứu, xây dựng và quản lý hồ sơ kỹ thuật ( các thiết bị, mẫu mã, quy trình công nghệ sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm ) các sản phẩm chính hoặc truyền thống của công ty. + Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo hàng hoá sản xuất ra đ ược đúng theo thiết kế ho ặc mẫu mã hoặc theo yêu cầu kỹ thuật đã ghi nhận trong hợp đồng kinh tế. + Nghiên cứu cải tiến các mặt hàng sản phẩm của Công ty đang sản xuất để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Xây dựng và quản lý các mặt định mức kỹ thuật (vật tư, tiêu hao năng lượng, thời gian thực hiện, ... của các sản phẩm), trên cơ sở năng lực thiết bị đề xuất chương trình sản xuất dài hạn của Công ty. Quản lý chất lượng sản phẩm ( KCS ) trước khi xuất kho cũng như chất lượng vật tư hàng hoá khi nhập kho. - Phòng Tổ chức – Lao động tiền lương: + Tham mưu cho Giám đốc công ty về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu của Công ty. Đề xuất nhân sự để giúp Giám đốc quyết định để bạt cán bộ, phân công cán bộ lãnh đạo và quản lý ( Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng phó phòng...) + Giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc, nghỉ hưu, về bổ nhiệm, bãi nhiệm khen thưởng, kỷ luật, tiền lương.... Là thành viên thường trực của Hội đồng thi đua, Hội đồng khen thưởng của Công ty. + Quản lý hồ sơ lý lịch CBCNV toàn Công ty, quản lý lao động, tiền lương cán bộ, công nhân viên. Cùng với phòng Kế toán – Tài chính xây dựng tổng quỹ lương của Công ty, xét duyệt phân bổ quỹ lương, tiền lương, kinh phí hành chính của Công ty và các đơn vị trực thuộc.
  11. - Phòng Kế toán – Tài chính: + Tổ chức hoạch toán kinh tế toàn Công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng Pháp luật kế toán thống kê của Nhà nước. Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để giúp Giám đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của Công ty. + G hi chép, phản ánh chính xác, kịp thời mọi diễn biến các nguồn vốn cấp, vốn vay. Giải quyết các loại vốn phục vụ cho việc huy động vật tư, nguyên liệu, hàng hoá trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Tham mưu cho G iám đốc Công ty chỉ đạo các đơn vị thực hiện các chế độ quản lý tài chính, tiền tệ theo quy định của Bộ Tài Chính. - Phòng Hành chính – Bảo vệ: + Q uản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu của Công ty, thực hiện lưu trữ các tài liệu, công văn, nhận và giao công văn. Xây dựng lịch sinh hoạt định kỳ, họp giao ban, hội nghị. + Thực hiện các công tác bảo vệ, thiện các công tác lễ tân, tiếp khách của Công Ty. Quản lý các phương tiện đi lại, thông tin liên lạc, thiết bị văn phòng của các phòng chức năng trong Công ty. - Trung tâm Thương mại – Xuất nhập khẩu: + Trung tâm thương mại là đơn vị đầu mối thương mại XNK của Công ty Cơ điện và PTNT, chuyên kinh doanh xuất khẩu các loại vật tư, thiết bị, hoá chất, máy móc. Có nhiều kinh nghiệm về XNK phụ tùng máy công - nông nghiệp và các thiết bị, hoá chất, máy móc. Có nhiều kinh nghiệm về XNK phụ tùng máy công- nông nghiệp và các thiết bị dây chuyền chế biến Nông – Lâm sản. + Trung tâm có mối quan hệ khách hàng rộng rãi với một số nước trên thế giới (H àn Quốc, Nhật Bản, Đ ài Loan, Thái Lan, Trung Quốc…), đặc biệt là các khách hàng từ H àn Quốc, Trung Quốc, Trung tâm Thương mại – XNK
  12. là một địa chỉ đáng tin cậy về cung cấp thiết bị và dây chuyền công nghệ từ Trung Quốc. - Ngoài ra là hệ thống các xí nghiệp: Chức năng nhiệm vụ của các xí nghiệp được quy định riêng. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị, Giám đốc xí nghiệp được quyền mở rộng thêm m ặt hàng, sản phẩm của mình sau khi có phương án đ ầu tư trình Giám đốc Công ty phê duyệt. Các xí nghiệp là những đơn vị đều có năng lực về gia công cắt gọt cơ khí, gia công đột dập, hàn cắt và sản xuất các kết cấu thép, đồng thời lắp đặt vận hành phần cơ khí điện trạm bơm và các công trình mía đường và chế biến chè, cà phê. 4. Đặc điểm một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của công ty: 4.1. Cơ khí: Chế tạo, sửa chữa, lắp đặt thiết bị phụ tùng cơ khí phục vụ cho nghành nông nghiệp, thủy lợi và xây dựng là một hoạt động truyền thống của công ty ngay từ khi thành lập. H iện nay Công ty đang có xu hướng chú trọng một số sản phẩm như: Máy say cà phê, máy sấy, máy tẽ ngô, máy sát lúa…và các sản phẩm chế biến gỗ nông lâm sản. Công ty đang có hướng tập trung phát triển các sản phẩm trở thành một thế mạnh nhằm cung cấp rộng khắp cả nước. Nhiều hoạt động đã triển khai có hiệu quả và mở ra một hướng đi mới. Trong năm 2005, Công ty đ ã tham gia đầu tư và cung cấp thiết bị cho nhà máy sản xuất gỗ ván dăm có công xuất: 7000 m3/1năm tại Y ên Bái. Riêng giá trị cung cấp thiết bị cho dự án này là 12,5tỷ đồng, thì cơ cấu giá trị thiết bị của công ty cung cấp chiếm 5tỷ đồng. Công ty cũng đ ã tham gia chế tạo nhiều thiết bị cơ khí mới theo tiêu chuẩn cho nhà máy đường Nông Cống Thanh Hóa. Chế tạo lắp đặt các thiết bị chế biến cà phê-Nghệ An; Thiết kế, lắp đặt hệ thống băng tải cho phân xưởng bánh mềm- Công ty bánh kẹo Hải Châu… 4.2. Điện:
  13. N hững năm gần đây, do nhu cầu phát triển của thị trường điện, nhiều sản phẩm thuộc ngành điện cũng được Công ty quan tâm phát triển. Trong năm 2005, Công ty đã tham gia Thiết kế và xây lắp đường dây và trạm biến thế 35kw/h; Thiết kế và chế tạo tủ điện hạ thế điều khiển trung tâm, Xây lắp đường dây 110kv Na Dương-Tiên Yên, Thi công cơ khí và điện hạ thế cống Đò Kiểm-Hà Tĩnh. Đây là lĩnh vực mới tham gia, nên chưa có nhiều khách hàng và kinh nghiệm. Công ty đang từng bước củng cố và nâng cao uy tín trong lĩnh vực này trong những năm tới. Nhiều động thái trong đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ mới đây cho thấy lĩnh vực này cũng được Công ty quan tâm và đang có những kế hoạch để mở rộng thị trường. 4.3. Xây dựng: Đ ây cũng là lĩnh vực mới công ty vừa xin bổ sung chức năng trong một số năm gần đây. Tuy nhiên, lĩnh vực này có nhiều khả quan hơn. từ năm 2003 đến nay, Công ty đã tham gia đầu tư xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng công trình thủy lợi, hồ đầu mối, kè, đập và kênh mương nội đồng; hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, kết cấu thép cho các công trình xây dựng và thuỷ lợi; Xây dựng các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ, đê bao, hồ chứa nước...Lĩnh vực này cũng đang được Công ty chú trọng và phát triển. Trong năm 2005, Công ty đã nhận được nhiều hợp đồng và trúng thầu nhiều công trình xây dựng. Hệ thống phòng ban chức năng đang có xu hướng mở rộng theo hướng xuống tận các cơ sở, nơi Công ty thực hiện các công trình. N hiều ban xây dựng đã được thành lập theo các dự án và công trình. Đ ây cũng là m ột trong những điểm phát sinh chi phí kinh doanh nhưng công ty chưa có những hình thức quản lý chặt chẽ. 4.4. Thương mại, dịch vụ: Lĩnh vực này được công ty tham gia ngay từ những năm 1994. Hoạt động thương mại xuất khẩu trực tiếp và ủy thác các sản phẩm, vật tư công nghiệp, hóa chất, thiết bị phục vụ cho nông nghiệp, chế biến nông lâm sản.
  14. K ết hợp với việc nhập khẩu, kinh doanh các loại lương thực, thực phẩm, sản phẩm kính xây dựng, khung nhôm, ván nhân tạo. Riêng doanh thu từ các sản phẩm phục vụ cho ngành mía đường năm 2005 tăng 17.380.375 nghìn đ ồng tương ứng với tỉ lệ là 68,74% so với năm 2004. N hiều lĩnh vực khác cũng được Công ty mở rộng khai thác như: Kinh doanh nhà ở, nông lâm sản, kinh doanh xăng dầu, cho thuê văn phòng, kho bãi, nhà xưởng… 5. K ết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai doạn 2003-2005: 5.1. Phân tích chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2003-2005:
  15. Bảng số 1: So sánh tăng giảm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2003-2005 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh tăng giảm So sánh tăng giảm 2005/2004 2004/2003 Các chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền Số tiền % % 1.Tổng doanh thu 134.374,0 143.506,0 159.321,0 9.132,0 6,7 15.815,0 11 2.Doanh thu thuần 133.520,0 142.583,0 158.089,0 9.018,0 6,7 15.506,0 10,8 3. Giá vốn hàng bán 110.743,0 122.086,0 137.962,0 11.343,0 10,2 15.876,0 13 4. Lợi nhuận gộp 22.777,0 20.497,0 20.127,0 -2.280,0 -10 -370,0 -1,8 5. Chi phí bán hàng 9.712,0 7.428,0 8 .756,0 -2.284,0 -23,5 1 .328,0 17,8 6. Chi phí quản lý doanh 8.396,0 6.854,0 7 .432,0 -1.542,0 -18,4 578,0 8,4 nghiệp 7. Lợi nhuận thuần 4.669,0 6.215,0 3 .939,0 1.546,0 33,1 -2.276,0 36,6 8. Lợi nhuận từ hoạt động tài 215,0 385,0 985,o 170,0 79 600,0 155 chính 9. Lợi nhuận khác 112,0 432,0 512,0 320,0 285 80,0 18,5 10. Tổng lợi nhuận 4.996,0 7.032,0 5 .436,0 2.036,0 40,7 -3.400,0 -22,7
  16. 11. Lợi nhuận sau thuế 4.747,0 6.681,0 5 .164,0 1.934,0 40,7 -1.517,0 -22,7
  17. Theo phương pháp so sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các năm trong kỳ nghiên cứu các chỉ tiêu cơ bản cho thấy: So sánh số tuyệt đối cho thấy, tổng doanh thu giữa các năm đều tăng, năm 2004 tăng 9.132,0 tỷ đồng và năm 2005 tăng 15,815,0 tỷ đồng so với năm 2004. Điều này cho thấy quy mô đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt năm 2005 so với năm 2003 đ ã tăng 73,18%. So sánh số tương đối cho thấy việc hoàn thành kế hoạch, dự án và định mức. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng giữa các năm đều tăng, năm 2004 tăng 6,7% so với năm 2003; N ăm 2005 tăng 11% so với năm 2004, kết quả tốc độ tăng trưởng của năm sau cao hơn năm trước và vượt 4,3%. Tuy nhiên điều đáng lưu ý cần đặt ra là mức tăng tổng lợi nhuận lại không tỷ lệ thuận với mức tăng của tổng doanh thu. N ăm 2004 tổng doanh thu tăng 9.132,0 tỷ đồng so với năm 2003 và mang lại cho Công ty giá trị lợi nhuận trước thuế là 2.036,0 tỷ đồng. Giá trị tổng doanh thu của năm 2005 là 15.815,0 tỷ đồng nhưng kết dư cho lợi nhuận trước thuế là -3.400,0 tỷ đồng ( chưa tính nghĩa vụ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 5% ). Điều này sẽ được phân tích trong các phần sau để tìm nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. N hưng nếu thông qua các chỉ tiêu trong bảng cho thấy giá vốn hàng bán tăng mạnh. Năm 2004 tăng 11.343,0 tỷ đồng so với năm 2003, và năm 2005 tăng 15.876,0 tỷ đồng so với năm 2004. Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu rất nhiều: Năm 2004, cao hơn 3,5% và năm 2005 cao hơn 0,2%. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được cải thiện hơn trong năm 2004, nhưng lại tăng mạnh năm 2005. Từ mức giảm đ ược chi phí bán hàng trong năm 2004 là 2.284,0 tỷ đồng lại tăng lên 1.328,0 tỷ đồng trong năm 2005, và m ức giảm chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2004 là 1.542,0 tỷ đồng lại tăng lên 578,0 triệu đồng trong năm 2005. tuy nhiên, lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính và lợi nhuận
  18. khác lại tăng đột biến. Năm 2004-2005 lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính đều tăng mạnh 79% và 155%. Và thu từ các hoạt động khác tăng 285% và 18,5%. Tổng doanh thu tăng nhưng tổng lợi nhuận giảm và kết dư âm là hiện tượng không bình thường. Cần phân tích tiếp kết quả sản xuất có liên hệ với chi phí và các yếu tố cấu thành khác mới có thể tìm ra nguyên nhân của thực trạng này. 5.2. Phân tích kết quả kinh doanh có quan hệ với chi phí: V iệc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh theo phương pháp so sánh nêu trên chưa cho phép đánh giá chính xác kết quả sản xuất kinh doanh. Do vậy, khi so sánh cần liên hệ với chi phí sản xuất mà doanh nghiệp chi ra trong kỳ ( hoặc chi phí đầu tư sản xuất ). Khi phân tích so sánh với kỳ gốc, với kỳ thực hiện sẽ thấy đ ược sự biến động giữa các kỳ phân tích, cho phép đánh giá chính xác hơn quy mô sản xuất đạt được. Muốn vậy, cần làm rõ tổng chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đầu tư trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và ho ạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó. Tổng chi phí sản xuất phân theo tính chất hoạt động kinh doanh, theo quyết định 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 9/12/2002 của bộ tài chính gồm có: Chi phí hoạt động kinh doanh gồm tất cả các chi phí có liên quan đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như: Chi phí giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí khác là những khoản chi phí xảy ra không thường xuyên như: Chi phí nhượng b án thanh lý tài sản cố định, chi
  19. phí tổn thất thực tế, chi phí thu hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí bất thường khác. Đ ể thuận tiện cho việc tính toán và phù hợp với công tác hạch toán hiện nay và cách tính toán tại doanh nghiệp. Đề tài tiếp cận phân tích chi phí phân theo các khoản mục gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí hoạt động tài chính ( khoản này chưa có số liệu làm rõ, đ ang chờ giải trình ). Chi tiết các khoản mục này được thể hiện qua việc phân tích thực trạng dưới đây. II. Thực Trạng về quản lý chi phí kinh doanh tại Công ty: 1. Thực tế về tình hình quản lý chi phí kinh doanh tại Công ty trong những năm qua: Công tác quản lý chi phí không chỉ đơn thuần là công việc hạch toán, tính toán chi phí cho chặt chẽ, hợp lý. Nó còn mang tính quản trị doanh nghiệp, quản trị các lĩnh vực trong hoạt động sản xuất và phát sinh các khoản chi phí. Đ ể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều loại chi phí, gọi chung là chi phí kinh doanh. Chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa trong một kỳ kinh doanh nhất định. Thuộc chi phí kinh doanh bao gồm nhiều loại, có vị trí, công dụng khác nhau: 1.1 Chi phí kinh doanh: Ta có thể xem xét thực tế về tình hình quản lý chi kinh doanh của Công ty qua bảng số liệu sau:
  20. Bảng số 2: Chi phí kinh doanh tại Công ty cơ điện xây dựng nông nghiệp và thủy lợi Hà Nội Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh So sánh 2004/2003 2005/2004 Các chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền Số tiền % % 1.Tổng doanh thu 134.374,0 143.506,0 159.321,0 9.132,0 6,7 15.815,0 11 2. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 60.740,0 72.321,0 73.418,0 11.581,0 19 1.097,0 1 ,5 3. Chi phí nhân công trực tiếp 9.817,0 8.344,0 9.122,0 -1.473,0 -15 788,0 9 ,3 4. Chi phí sản xuất chung 11.672,0 9.281,0 10.212,0 -2.391,0 -20,5 931,0 10 5. Chi phí bán hàng 9.712,0 7.428,0 8.756,0 -2.284,0 -23,5 1.328,0 17,8 6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 8.396,0 6.854,0 7.432,0 -1.542,0 -18,4 578,0 8 ,4 7. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh 100.337,0 104.228,0 108.940,0 3.891,0 3,9 4.712,0 4 ,5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0