Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy Giấy Đồng Nai
lượt xem 19
download
Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy Giấy Đồng Nai, thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy Giấy Đồng Nai, hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy Giấy Đồng Nai là những nội dung chình trong 3 chương của đề tài "Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy Giấy Đồng Nai". Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy Giấy Đồng Nai
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề mà các doanh nghiệp luôn băn khoăn, lo lắng là: “Hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không? Doanh thu có trang trải được toàn bộ chi phí bỏ ra hay không? Làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận?”. Thật vậy, xét về mặt tổng thể các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không những chịu tác động của quy luật giá trị mà còn chịu tác động của quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh, khi sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận có nghĩa là giá trị của sản phẩm được thực hiện, lúc này doanh nghiệp sẽ thu về được một khoản tiền, khoản tiền này được gọi là doanh thu. Nhờ có doanh thu, doanh nghiệp có thể trang trải các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất và trích nộp các khoản bảo hiểm, thuế cho Nhà Nước. Như vậy, doanh thu là sự tái tạo nguồn vốn đã bỏ ra. Nếu doanh thu đạt được có thể bù đắp toàn bộ chi phí bất biến và khả biến đã bỏ ra thì phần còn lại sau khi bù đắp được gọi là lợi nhuận. Lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, bởi nó có ý nghĩa quyết định đến sự tồn vong, khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh doanh nghiệp. Có lợi nhuận doanh nghiệp sẽ có nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng, đóng góp vào ngân sách Nhà Nước thông qua các loại thuế, đồng thời một phần lợi nhuận sẽ được dùng để trả cổ tức cho các cổ đông, trích lập các quỹ để bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Vì vậy, khi doanh nghiệp bước vào một thị trường cạnh tranh, hội nhập thì việc đánh giá, xem xét một cách chính xác doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay có lợi nhuận không thông qua công tác hạch toán các khoản doanh thu, chi phí có hệ thống, đúng nguyên tắc và đúng chuẩn mực kế toán là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp hiện nay. Là một nhà máy với quy mô lớn, có uy tín cao, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhà máy giấy Đồng Nai đã từng bước khẳng định mình trên thị trường, đảm bảo công tác kế toán tiêu thụ cũng như xác định đúng kết quả
- 2 kinh doanh là vấn đề có ý nghĩa rất thiết thực. Điều đó không những sẽ giúp cho nhà quản lý đưa ra những phương thức tiêu thụ thành phẩm hữu hiệu, bảo toàn vốn, chủ động đề ra những giải pháp thích hợp khắc phục những mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của các nhân tố ảnh hưởng và huy động tối đa các nguồn lực nhằm làm tăng doanh thu, lợi nhuận cho nhà máy. Với nhận thức trên và trong thời gian thực tập, được sự hướng dẫn tận tình của thầy cô và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong nhà máy giấy Đồng Nai, em đã chọn và thực hiện đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại nhà máy giấy Đồng Nai”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: quá trình xử lý nghiệp vụ, lưu chuyển chứng từ, hạch toán chi tiết tổng hợp doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của nhà máy. Qua đó đề ra một số kiến nghị để góp phần vào việc xây dựng hệ thống kế toán của nhà máy ngày càng hoàn thiện hơn. Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài là phương pháp thống kê và phân tích số liệu thực tế thu thập được trong quá trình thực tập tại nhà máy, các số liệu trong báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính, sổ sách kế toán tại nhà máy và các số liệu có được từ việc phỏng vấn trực tiếp các nhân viên của phòng kế toán để từ đó rút ra những nhận xét và kết luận. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Đề tài được thực hiện tại nhà máy giấy Đồng Nai. Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 2/1/2009 đến ngày 30/4/2009 Nội dung đề tài được trình bày bao gồm 3 chương: Chương I: Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại nhà máy giấy Đồng Nai. Chương II: Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại nhà máy giấy Đồng Nai.
- 3 Chương III: Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà Máy Giấy Đồng Nai. CHƯƠNG I TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI NHÀ MÁY GIẤY ĐỒNG NAI 1.1 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại nhà máy giấy Đồng Nai 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 1.1.1.1 Giới thiệu chung về nhà máy giấy Đồng Nai Tên nhà máy: NHÀ MÁY GIẤY ĐỒNG NAI Tên giao dịch: DONG NAI PAPER MILL Tên viết tắt: COGIDO Trụ sở đặt tại: Đường số 11 Khu công nghiệp Biên Hòa 1 Biên Hòa Đồng Nai Điện thoại: +84 (061) 836193 836201 Fax: +84 (061) 836231 MST: 3600249298 Số tài khoản:102010000263155 tại Ngân Hàng Công Thương Khu Công Nghiệp Biên Hòa. Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất kinh doanh bột giấy, hóa chất, giấy các loại, kinh doanh hơi nước công nghiệp, gia công chế biến các sản phẩm làm từ giấy, gia công in ấn các loại tập vở, sách, tạp chí, bao bì nhãn hiệu, gia công
- 4 sửa chữa, lắp ráp cơ điện, san lấp mặt bằng, kinh doanh hạ tầng khu dân cư, kinh doanh kho bãi, cảng sông, bến bãi, kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. 1.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy giấy Đồng Nai Nhà máy giấy Đồng Nai tiền thân là công ty hóa chất và giấy Đồng Nai được khởi công xây dựng vào ngày 05/05/1959 và chính thức đi vào hoạt động ngày 09/10/1961. Vào thời điểm này, công ty hóa chất và giấy Đồng Nai thuộc sự quản lý và hỗ trợ của ngân hàng Tín Dụng Thương Mại Sài Gòn, được trang bị công nghệ hiện đại để sản xuất giấy. Sau sự kiện 30/04/1975 nhà máy đã được quốc hữu hóa thành nhà máy giấy Đồng Nai. Tháng 10/1989 nhà máy được đổi tên thành xí nghiệp Liên hiệp giấy Đồng Nai. Nhà máy hoạt động đến ngày 28/04/1993, căn cứ vào thông báo 127/TB của Thủ tướng chính phủ về việc đồng ý thành lập doanh nghiệp nhà nước, nhà máy đã chính thức nhận tên Công ty Giấy Đồng Nai. Căn cứ nghị định số 64/2002/NĐCP ngày 19/06/2002 của chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty Cổ phần, và căn cứ quyết định số 101/2004/QĐBCN ngày 27/09/2004 của Bộ Công nghiệp, Công ty giấy Đồng Nai chuyển thành Công ty cổ phần giấy Đồng Nai với tên giao dịch đối ngoại là Cogido. Ngày 01/01/2009, Công ty Cổ phần Giấy Đồng Nai hợp nhất với Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai đổi tên thành Nhà Máy Giấy Đồng Nai trực thuộc Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai, đặt trụ sở chính tại Đương sô 11, Khu ̀ ́ ̣ Công nghiêp Biên Hoa I, Ph ̀ ương An Binh, Thanh phô Biên Hoa, Tinh Đông Nai. ̀ ̀ ̀ ́ ̀ ̉ ̀ Tính đến ngày 31/12/2008, tổng diện tích nhà máy là 175.492 m2 và tổng mức vốn kinh doanh là 158,570 tỷ đồng, trong đó nhà nước có số vốn góp 13,129596 tỷ đồng, các cổ đông khác có số vốn góp là 145,440404 tỷ đồng.
- 5 1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy giấy Đồng Nai Nhà máy chuyên sản xuất kinh doanh : + Sản xuất kinh doanh bột giấy, hóa chất, giấy các loại + Sản xuất kinh doanh hơi nước công nghiệp + Gia công chế biến các sản phẩm làm từ giấy + Gia công in ấn các loại tập vở, sách, tạp chí, bao bì nhãn hiệu + Gia công sửa chữa, lắp ráp cơ điện + San lấp mặt bằng, kinh doanh hạ tầng khu dân cư + Kinh doanh kho bãi, cảng sông, bến bãi + Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp Do đó, nhiệm vụ đặt ra là phải nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tối đa tiêu hao nguyên vật liệu để giảm giá thành và cải tạo môi trường. 1.1.3 Quy mô của nhà máy Nguồn vốn hoạt động: Tổng vốn kinh doanh tính đến ngày 31/12/2008 là 158,570 tỷ đồng trong đó: Vốn nhà nước: 13,129596 tỷ đồng Vốn các cổ đông khác: 145,440404 tỷ đồng Tổng tài sản: Tổng tài sản tính đến ngày 31/12/2008 là 359.770.694.010 đồng. Trong đó: Tài sản ngắn hạn: 173.069.492.010 đồng. Tài sản dài hạn: 186.701.202.000 đồng. Lao động: Tính đến ngày 31/12/2008, lao động công ty gồm 2 nhóm: Lao động trực tiếp sản xuất: gồm 377 người. Là lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm, năng lực của
- 6 người lao động được đánh giá trên sản lượng, chất lượng sản phẩm làm ra và thời gian tham gia lao động sản xuất. Lao động gián tiếp: gồm 104 người. Là đội ngũ quản lý của công ty, nhân viên phục vụ. Bộ phận này tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm. Phân loại theo trình độ: Đại học: 44 người Cao đẳng: 3 người Trung cấp: 49 người Công nhân kỹ thuật: 110 người Diện tích: tổng diện tích của nhà máy là 175.492 m2, nằm trong khu công nghiệp Biên Hoà I, gồm có 5 xí nghiệp thành viên với 9 phân xưởng sản xuất. 1.1.4 Quy trình công nghệ
- 7 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của nhà máy được thể hiện qua sơ đồ sau:
- 8 BỘT GIẤY NƯỚC THU HỒI NƯỚC CÔNG NGHỆ HỒ QUẬY THỦY LỰC HỆ NGHIỀN HOÁ CHẤT PHỤ ĐẢM HỒ PHA HỒ CHỨA THÙNG ĐIỀU KEO AKD TIẾT BƠM, PHA TRỘN LỌC LY TÂM(3 SẢN PHẨM CHẤT TRỢ BẢO LƯU CẤP) GIẤY CUỘN HAI THÀNH PHẦN SÀNG THÙNG DẦU BAO GÓI LƯỚI CẮT CUỘN ÉP LÔ POPE SẤY ÉP QUANG Nhiệm vụ của từng công đoạn:
- 9 Bột giấy: bột là nguyên liệu sợi thô để làm nên giấy. Các sợi thông thường là từ nguồn thực vật, động vật, chất khoáng hay xơ sợi tổng hợp. Hồ quậy thủy lực: Đánh tơi và làm sạch sơ bộ các loại giấy vụn và bột giấy Hệ nghiền: Bột giấy sau khi qua hồ thủy lực tới bể chứa và từ đó được đưa vào hệ nghiền nhằm bóc tách vách ngoài tế bào của xơ sợi tạo các mảnh vụn hoặc xơ vụn. Nước ngấm vào qua vách tế bào làm cho xơ sợi trương nở. Hồ pha: Bột giấy khi nghiền xong được đưa tới hồ chứa và chuyển sang hồ pha để pha phụ gia nhằm tăng tính mỹ quan của giấy. Các phụ gia chủ yếu gồm các chất độn, keo, các chất tẩy trắng, tinh bột… Hồ chứa: Bột giấy sau khi được pha đầy đủ các hóa chất phụ đảm sẽ được bơm qua hồ chứa. Thùng điều tiết: Để ổn định mức bột lên máy xeo người ta sử dụng thùng điều tiết bột. Trong giai đoạn này, keo AKD đươc cho vào nhằm tăng tính kết dính của xơ sợi. Lọc ly tâm: Nhằm làm sạch bột giấy trước khi xeo. Sàng tinh bột giấy: Bột chảy vào trong lòng lưới sang, bột sạch lọt qua lỗ sàng ra ngoài. Các tạp chất được loại bỏ. Chất trợ bảo lưu được cho vào nhằm liên kết các xơ sợi, lưu giữ chất độn trong giấy làm cho bề mặt giấy đồng đều. Thùng phân phối: Nhận bột từ sàng và trải đều trên bề ngang của máy xeo giấy. Lưới: Định hình nên tờ giấy. Lượng nước thoát ra ở bộ phận lưới được thu hồi để pha loãng bột và quậy bột ở hồ thủy lực. Ép: Giấy hình thành ở phần lưới được tiếp tục đi qua hệ ép để cải thiện độ khô. Sau khi ép băng giấy đạt độ khô 38% 42%
- 10 Sấy: Làm cho băng giấy đạt được độ khô 92% 94%. Ép quang: Băng giấy đi qua dàn ép quang có độ bóng và có tỷ trọng cao. Các điểm mấp mô sẽ được san bằng. Lô pope: Sau khi qua dàn ép quang, băng giấy được cuộn lại hoặc cắt thành giấy ram tùy theo yêu cầu sản xuất, sau đó được bao gói, cân trọng lượng và đưa vào kho chờ xuất hàng. 1.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý 1.1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ CÁC BAN QUẢN PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC LÝ DỰ ÁN P. P. P. P. P. TỔNG P. P. BAN TỔ KH VẬT TÀI KT KHO KCS XD Q.LÝ CHỨC TIÊU TƯ CHÍNH CƠ CB MT HÀNH THỤ KẾ ĐIỆN CHÍNH TOÁN CÁC XÍ NGHIỆP THÀNH VIÊN XÍ XN HƠI XÍ XN XÍ NGHIỆP NƯỚC NGHIỆP VĂN NGHIỆP GIẤY CÔNG CƠ PHÒNG BỘT DIP NGHIỆP ĐIỆN PHẨM PX PX PX PX PX PX PX PX PX GIẤY GIẤY GIẤY HƠI CƠ ĐIỆN VĂN IN BỘT 1 2 TRÁNG KHÍ PHÒNG DIP PHẤN PHẨM
- 11 1.1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Ban quản lý dự án : giúp Hội đồng quản trị trong công tác quản lý thực hiện các dự án do công ty làm chủ đầu tư bao gồm các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đưa vào khai thác sử dụng. Lập báo cáo nghiên cứu tính khả thi các mục tiêu đầu tư, theo dõi báo cáo các dự án đầu tư, thực hiện các thủ tục trình duyệt dự án đầu tư. Tổ chức đấu thầu; thực hiện các thủ tục của dự án; lập tiến độ, tổ chức thi công xây lắp, giám sát và thống kê công trình. Thống kê, báo cáo theo yêu cầu của Hội đồng quản trị nhà máy. Phòng tổ chức hành chính : Xây dựng quy hoạch nhân sự, quy hoạch cán bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, nhu cầu cải cách lực lượng lao động, các dự án mở rộng đầu tư mới của nhà máy. Quản lý hồ sơ gốc lý lịch CBCNV toàn nhà máy, giải quyết thủ tục và các chế độ của người lao động. Xây dựng kế hoạch định mức lao động, định biên lao động, kế hoạch đào tạo, tổ chức thi tay nghề định kỳ cho CBCNV. Xây dựng quy chế trả lương nội bộ và thực hiện phân phối quỹ lương hàng kỳ theo quy chế (có kết hợp với phòng tài chính kế toán). Thường trực hội đồng nâng bậc, nâng lương, tuyển dụng, thi đua, kỷ luật của nhà máy. Phòng tài chính kế toán : Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của nhà máy. Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời các khoản nợ vay, công nợ với khách hàng; thực hiện tốt công tác thanh toán trong nước và nước ngoài. Thực hiện quyết toán tháng, quý và năm đúng tiến độ để giúp cho hội đồng quản trị và ban giám đốc nhà máy nắm chắc nguồn vốn và lợi nhuận của nhà máy.
- 12 Phòng kế hoạch – tiêu thụ : có chức năng giúp Tổng giám đốc trong công tác xây dựng, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tiêu thụ sản phẩm, tổ chức tiếp thị, nghiên cứu thị trường.Triển khai ký kết, thực hiện và thanh lý các hợp đồng kinh tế nội địa, xuất khẩu và thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn (lập hóa đơn, chứng từ nhập xuất . . .) trong việc tiêu thụ sản phẩm theo quy định của nhà máy và pháp luật. Xây dựng kế hoạch tiến độ và giá thành sản xuất cho từng mặt hàng; phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ từng loại sản phẩm, từ đó đề xuất các biện pháp để điều chỉnh hoặc thay đổi mặt hàng, phương án sản xuất. Phòng vật tư : giúp Tổng giám đốc trong công tác cung ứng vật tư, nguyên nhiên vật liệu đáp ứng kịp thời cho sản xuất. Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện công tác cung ứng vật tư, nguyên nhiên vật liệu; bảo đảm lượng vật tư dự trữ cho sản xuất phù hợp với tình hình tài chính của nhà máy, bảo đảm mức dự trữ hợp lý theo kế hoạch sản xuất kinh doanh; lập các thủ tục nhập xuất vật tư, nguyên nhiên vật liệu kịp thời, đầy đủ và nhanh chóng. Phòng kỹ thuật cơ điện : giúp Tổng giám đốc trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật cơ, điện, kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ. Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật và định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực cơ, điện. Lập kế hoạch nhu cầu vật tư, phụ tùng phục vụ cho trung, đại tu; thống kê tình hình thực hiện công tác sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị; quản lý hồ sơ, lý lịch thiết bị và các tài liệu kỹ thuật thuộc lĩnh vực cơ, điện. Tham gia các chương trình đầu tư, mở rộng, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất trong lĩnh vực cơ điện. Thực hiện công tác kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ, tham gia vào hội đồng sáng kiến cải tiến kỹ thuật của nhà máy. Tổng kho : giúp Tổng giám đốc trong việc tiếp nhận, bảo quản, cấp phát toàn bộ vật tư, nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa của nhà máy, bảo đảm an toàn, chính xác, phục vụ kịp thời cho sản xuât kinh doanh của nhà máy. Tổ chức, sắp xếp kho tàng, sân bãi gọn gàng sạch sẽ, ngăn nắp; kiểm tra
- 13 việc bảo quản vật tư, sản phẩm, hàng hóa, giám sát việc nhập xuất tồn vật tư, sản phẩm nhằm tăng cường công tác quản lý của nhà máy. Phòng KCS : tham mưu giúp Tổng giám đốc trong lĩnh vực kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa đầu vào và sản phẩm đầu ra. Xây dựng quy trình kiểm nghiệm, kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật nguyên liệu – sản phẩm giúp các đơn vị sản xuất thực hiện tốt các thông số kỹ thuật công nghệ để đạt các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm công ty đã đăng ký. Kiểm tra và xác nhận chất lượng các mặt hàng nhập vào nhà máy căn cứ theo tài liệu kỹ thuật kèm theo của nơi cung cấp; giám sát tình hình bảo quản và cấp phát các loại nguyên nhiên vật liệu, tình hình chất lượng của dụng cụ, thiết bị sản xuất và các điều kiện sản xuất khác theo yêu cầu bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Phòng xây dựng cơ bản : giúp Tổng giám đốc và ban quản lý dự án trong công tác xây dựng cơ bản và quản lý mặt bằng, nhà xưởng, đường sá, công trình công cộng trong nội bộ nhà máy. Giúp Tổng giám đốc điều hành, giám sát thực hiện tiến độ sản xuất và thay mặt tổng giám đốc giải quyết các vấn đề bảo vệ, an ninh trật tự và sự cố phát sinh trong ca 2 và ca 3. Quy hoạch, quản ký mặt bằng, nhà xưởg, đường sá, công trình công cộng trong nội bộ nhà máy. Ban quản lý môi trường : giúp Tổng giám đốc về công tác quản lý môi trường trong toàn nhà máy, kể cả công tác môi trường của dự án ngoài nhà máy do nhà máy làm chủ đầu tư. Đề xuất và lập các giải pháp xử lý môi trường theo quy định. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát môi trường tại nhà máy; các dự án xử lý nước thải; quản lý, cung cấp thông tin hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ xử lý và quản lý môi trường cho các đơn vị trong nhà máy. 1.1.6 Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh
- 14 CHỈ TIÊU NĂM 2007 Năm 2008 Khối lượng sản phẩm sản 192.514,277 375.084,455 xuất (tấn) Khối lượng sản phấm tiêu 190.453,589 360.163,749 thụ (tấn) Doanh thu (1000đ) 247.764.997,331 635.045.640,509 Lợi nhuận sau thuế (1000đ) 8.604.655,720 29.774.540,602 Các khoản nộp ngân sách 8.220.182,210 32.695.276,932 (1000đ) Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động của nhà máy trong năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007. Cụ thể: Khối lượng sản phẩm sản xuất năm 2008 là 375.084,455 tấn, tăng 182.570,178 tấn tương đương với 94.83% so với năm 2007. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2008 là 360.163,749 tấn, tăng 169.710,16 tấn tương đương với 89.11% so với năm 2007. Doanh thu năm 2008 là 635.045.640,509 ngàn đồng, tăng 387.280.643,178 ngàn đồng tương đương với 156,31% so với năm 2007. Lợi nhuận sau thuế năm 2008 là 29.774.540,602 ngàn đồng, tăng 21.169.884,88 ngàn đồng tương đương 246,02% so với năm 2007. Các khoản nộp ngân sách năm 2008 là 32.695.276,932 ngàn đồng, tăng 24.475.094,72 ngàn đồng tương đương với 297,74%. 1.1.7 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển nhà máy giấy Đồng Nai 1.1.7.1 Thuận lợi
- 15 Nhà máy giấy Đồng Nai nằm trong khu công nghiệp Biên Hòa I, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 25 km về phía Bắc, cách xa lộ Hà Nội 400m, nằm cạnh sông Đồng Nai rất thuận tiện cho giao thông thủy bộ. Nhà máy có lịch sử hình thành và phát triển khá vững chắc cũng như có một quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao trong nhiều năm liền. Đội ngũ quản lý trong nhà máy có đủ năng lực và nhiều kinh nghiệm điều hành trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã từng bước đưa nhà máy ngày càng vững mạnh. Nhà máy có đội ngũ công nhân nhiều kinh nghiệm, lành nghề, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng sản phẩm. Cán bộ công nhân viên trong nhà máy có tinh thần trách nhiệm cao, luôn đoàn kết thống nhất vượt qua mọi khó khăn dưới sự lãnh đạo của ban Giám Đốc nhà máy, hoàn thành một cách xuất sắc những chỉ tiêu đề ra. 1.1.7.2 Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi nêu trên nhà máy cũng gặp không ít khó khăn trong thời điểm hiện tại như sau: Nhà máy còn lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu bột nhập nên giá cả thị trường còn nhiều biến động, ảnh hưởng đến sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh của nhà máy. Sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng, dịch vụ và thị trường bán hàng ngày một gay gắt. Vấn đề đặt ra là phải đầu tư kịp thời để không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, trụ vững và đủ sức cạnh tranh với các đơn vị sản xuất khác. 1.1.7.3 Phương hướng phát triển hoạt động của nhà máy trong những năm tới Trồng rừng nguyên liệu giấy Tây Nguyên.
- 16 Nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng cường xúc tiến bán hàng làm cho sản phẩm của nhà máy ngày càng có vị thế vững vàng trên thị trường. Nhà máy phải kích thích khả năng làm việc sang tạo của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và toàn thể cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Yếu tố đóng vai trò quan trọng là phải xác định giá tiền lương hợp lý, nâng cao dần mức thu nhập của cán bộ công nhân viên để họ gắn bó trong suốt quá trình hoạt động và phát triển của nhà máy. 1.2 Tình hình tổ chức công tác kế toán tại nhà máy giấy Đồng Nai 1.2.1 Hình thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán Hình thức kế toán là vấn đề quan trọng trong việc tổ chức công tác kế toán tại nhà máy, nó ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý và theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh tại đơn vị. Để đáp ứng được các yêu cầu quản lý trên, phòng kế toán sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ có kết hợp một số sổ và mẫu biểu của nhật ký chứng từ. Chứng từ gốc Thẻ, sổ chi tiết Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối phát sinh tài khoản Báo cáo tài chính
- 17 Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Sổ kế toán sử dụng bao gồm: Thẻ kho, sổ chi tiết Sổ cái Bảng cân đối phát sinh tài khoản Báo cáo tài chính 1.2.2 Một số chính sách kế toán áp dụng tại nhà máy Kỳ kế toán năm của nhà máy bắt đầu ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ). Nhà máy tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, sản phẩm là đối tượng chịu thuế. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho : hàng tồn kho được tính theo giá gốc, hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền tháng. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu : Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau: + Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa đã được chuyển giao cho người mua. + Nhà máy không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- 18 + Nhà máy đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. + Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Doanh thu cung cấp dịch vụ: Bao gồm các dịch vụ về vận chuyển, điện, nước, gia công cắt ram, làm tập. Doanh thu hoạt động tài chính: Bao gồm lãi tiền gửi ngân hàng, doanh thu cho thuê mặt bằng, cho thuê tài sản, doanh thu về lợi tức chứng khoán và chênh lệch tỷ giá. 1.2.3 Tổ chức bộ máy kế toán 1.2.3.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán Nhà máy tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Công việc được tập trung giải quyết tại phòng kế toán. Các kế toán viên làm việc dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng. 1.2.3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG (Kế toán tổng hợp) Kế KT Kế Kế KT KT Thủ toán tiêu toán toán lương, thành quỹ công thụ, vật giá BHXH, phẩm nợ công tư, thành TT tạm , kế với nợ với xây ứng, toán ngườ người dựng phải ngân i bán mua, cơ thu, hàng các bản phải trả khoản khác thanh tóan với NSNN
- 19 1.2.3.3 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận Kế toán trưởng : Do Chủ tịch hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Là người giúp chủ tịch Hội đồng quản trị chỉ đạo, tổ chức, thực hiện công tác kế toán, thống kê của nhà máy và có các quyền hạn theo quy định của pháp luật. Kế toán thanh toán : theo dõi phần tiền mặt, nắm tài khoản 111. Kế toán ngân hàng : theo dõi tài khoản các ngân hàng và tiền vay, giữ tài khoản 112,311,341. Kế toán tiêu thụ : theo dõi vấn đề tiêu thụ sản phẩm, công nợ phải thu đối với người mua và các khoản thanh toán với ngân sách nhà nước, nắm giữ các tài khoản 632,511,131,333. Kế toán thành phẩm : quản lý và phản ánh số lượng, chất lượng và giá thành thực tế của thành phẩm nhập xuất và tồn kho, nắm các tài khoản 155,156. Kế toán tiền lương và BHXH : theo dõi tình hình sử dụng lao động, tính và trả lương, thưởng, phụ cấp; tính và theo dõi tình hình trích nộp BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn. Nắm giữ các tài khoản 334,3382,3383,3384. Kế toán công nợ thanh toán với người bán : theo dõi phần thanh toán với người bán chính xác, kịp thời, nắm giữ tài khoản 331. Kế toán giá thành : tập hợp và phân bổ chi phí trực tiếp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý ; phản ánh các khoản thiệt hại, chi phí dở dang, tính giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành nhập kho. Nắm giữ các tài khoản 154,621,622,627,641,642.
- 20 Kế toán vật tư : quản lý và phản ánh tình hình nhập xuất, sử dụng, bảo quản, thừa thiếu, kém phẩm chất, mất phẩm chất , tồn đọng của vật tư hàng hóa. Nắm các tài khoản 152,153. Kế toán thanh toán tạm ứng và các khoản phải thu, phải trả khác : theo dõi việc tạm ứng nội bộ nhà máy, các khoản phải thu, phải trả nội bộ. Nắm giữ các tài khoản 141,1388,3388. Kế toán xây dựng cơ bản : phản ánh và theo dõi tình hình xây dựng các công trình, sửa chữa các tài sản để tập hợp chi phí vào từng hạng mục công trình một cách chính xác, nắm giữ các tài khoản 2412,2413. Kế toán tổng hợp : chịu trách nhiệm và theo dõi kế toán TSCĐ, các quỹ và nguồn vốn của nhà máy, tổng hợp và lập các báo cáo tháng, quý và năm của nhà máy. Nắm giữ các tài khoản 211,214,411,414,415,431,441.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Đồng Tháp”
75 p | 2805 | 1425
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty CP May Sơn Hà
67 p | 720 | 203
-
Đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần May 10”
94 p | 395 | 124
-
Đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp”
119 p | 331 | 119
-
Đề tài Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Nam Việt
62 p | 709 | 97
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Sông Đà 11
92 p | 350 | 93
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Hoá chất mỏ Micco
78 p | 352 | 73
-
Đề tài “Hoàn thiện Công Tác Kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH TM và XNK DVD”
82 p | 181 | 62
-
Báo cáo thực tập: Hoàn thiện công tác kế toán tại công ty cổ phần đầu tư địa ốc Sông Hồng
94 p | 268 | 51
-
Đề tài: Hoàn thiện công tác thông quan hàng hạt nhựa nhập khẩu tại Công ty cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng
76 p | 150 | 25
-
Tiểu luận khoa Kinh tế - Quản trị: Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tiền lương tại Công ty cổ phần Viglacera Từ Liêm
57 p | 125 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hòa Vang
134 p | 23 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán tại Trường Đại học Quảng Nam
103 p | 23 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán tại Trung tâm Y tế huyện Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi
121 p | 14 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại Viễn thông tỉnh Quảng Ngãi
26 p | 111 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế
132 p | 31 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHTMCP Sài Gòn Công Thương Đà Nẵng
107 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn