Đề tài: Hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm
lượt xem 54
download
Tham khảo luận văn - đề án 'đề tài: hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh vpbank hoàn kiếm', tài chính - ngân hàng, ngân hàng - tín dụng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm
- LUẬN VĂN Hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm
- 1 Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và phát triển, thu nhập b ình quân đầu người ở Việt Nam ngày càng cao thì nhu cầu mua ô tô, nhà ở ngày càng trở nên cần thiết. Người dân không chỉ mong muốn đi những chiếc xe mô tô hiện đại, đắt tiền như S/h, Dylan…mà còn mong muốn đến những chiêc ô tô sang trọng bởi tính năng an toàn và tiện lợi của nó. Nhưng không phải bất cứ ai cũng có đ ủ khả năng tài chính để thực hiện ước mơ đó. Vì vậy, ngân hàng trở thành người bạn tin cậy, chia sẻ những khó khăn về tài chính với họ. Tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm, lượng khách hàng tìm đến ngân hàng vay tiền mua ô tô ngày càng tăng lên. Vay như thế nào? Phương thức vay ra sao? Có những thuận lợi và khó khăn gì?...Đó là lý do tại sao em muốn tìm hiểu, nghiên cứu và làm rõ đề tài: “Hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm”. N goài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề tập trung làm rõ các vấn đề: Chương 1: Những vấn đề chung về cho vay trả góp của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm Chương 3: Giải pháp tăng cường cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm Phạm Thị Hoài Thu Tài chính công 46
- 2 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY TRẢ GÓP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY 1.1.1. Khái niệm về cho vay Đối với ngân hàng thương mại, cho vay luôn là một nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. Có thể hiểu cho vay là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó ngân hàng thương mại chuyển giao tiền hoặc tài sản cho người vay sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên vay tiền hoặc tài sản cam kết ho àn trả vốn (gồm cả gốc và lãi) cho ngân hàng theo thời hạn đã thỏa thuận. Ở đây, ngân hàng thương mại với tư cách là người cho vay (chủ nợ) bắt buộc người đi vay (con nợ) phải trả một số tiền hay một tài sản nhất định, hay thực hiện một dịch vụ nào đó. Các ngân hàng thương mại có quyền yêu cầu khách hàng của mình phải tuân thủ những điều kiện nhất định nếu muốn được vay vốn tại ngân hàng. Đây là những cơ sở ràng buộc về mặt pháp lý đảm bảo cho ngân hàng có thể thu hồi đ ược toàn bộ gốc và lãi sau một thời gian nhất định như đã tho ả thuận. Trên cơ sở mức độ tín nhiệm giữa ngân hàng với khách hàng, ngân hàng có thể đưa ra những điều kiện cụ thể. Từ những phân tích trên có thể rút ra khái niệm là: Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào m ục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 1.1.2. Phân loại cho vay Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại rất phong phú và đa dạng với nhiều hình thức khác nhau. Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế của từng đối tượng sử dụng vốn mà ngân hàng áp dụng từng Phạm Thị Hoài Thu Tài chính công 46
- 3 Chuyên đề tốt nghiệp loại cho vay phù hợp. Do đó, cần thiết phải phân loại cho vay để quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn tín dụng. D ựa trên một số tiêu thức nhất định, người ta sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm gọi là phân loại cho vay. Có rất nhiều tiêu thức phân loại, tuy nhiên trên thực tế, cho vay thường được phân loại theo các tiêu thức sau: Phân loại theo thời hạn cho vay Phân loại theo đối tượng cho vay Phân loại theo xuất xứ tín dụng Phân loại theo mục đích sử dụng vốn Phân loại theo phương pháp hoàn trả Phân loại theo hình thức đảm bảo tiền vay Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học sẽ là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. 1.1.3. Nguyên tắc cho vay Cho vay có hiệu quả là điều kiện để ngân hàng duy trì sự tồn tại và phát triển ổn định. Vì vậy, ngân hàng phải luôn đảm bảo hoạt động cho vay của mình lành mạnh và có hiệu quả. Trước khi cho khách hàng vay vốn, các ngân hàng phải thực hiện tốt việc kiểm tra khả năng hoàn trả của người vay, đảm bảo tính độc lập trong quá trình kiểm tra, tuân thủ quy trình cho vay… Từ đó, ngân hàng đ ặt ra nguyên tắc cho vay đối với khách hàng. Nói chung, khách hàng vay vốn phải đảm bảo hai nguyên tắc: Thứ nhất, sử dụng vốn vay đúng mục đích theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Đây là nguyên tắc cơ bản, vì khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích mới thực hiện được dự án, phương án sản xuất kinh doanh theo lợi ích dự kiến và vì thế mới thu hồi được vốn trả nợ cho ngân hàng. Do đó, nguyên tắc này nhằm hạn chế rủi ro đạo đức và hạn chế việc khách hàng sử dụng vốn bất hợp pháp. Đồng thời, nâng cao uy tín và củng cố mối quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngan hàng. Phạm Thị Hoài Thu Tài chính công 46
- 4 Chuyên đề tốt nghiệp Thứ hai, p hải hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn. Đây là nguyên tắc đảm bảo phương châm ho ạt động của ngân hàng là “đi vay để cho vay” và thực hiện nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi trong hạch toán kinh doanh. 1.1.4. Điều kiện vay vốn Các ngân hàng thường chỉ cho khách hàng vay vốn khi đáp ứng những yêu cầu về điều kiện vay vốn do ngân hàng đề ra. Đó là những quy định cụ thể của ngân hàng đối với khách hàng khi có nhu cầu vay vốn. Điều kiện vay vốn đó là: Khách hàng phải có địa vị pháp lý: tức là phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Mỗi khách hàng có một địa vị pháp lý khác nhau nên điều kiện vay vốn cần quy định cụ thể cho từng loại khách hàng phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Ví dụ, khách hàng là Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự, là cá nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Có khả năng tài chính, đảm bảo trả nợ đúng hạn theo Hợp đồng tín dụng đã kí kết. Khả năng tài chính thể hiện thông qua mức độ vốn chủ sở hữu của khách hàng tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh…kết quả kinh doanh có lãi, tình hình tài chính lành mạnh, cam kết của khách hàng phải mua bảo hiểm đối với tài sản hình thành từ vốn vay nếu pháp luật quy định. Trong trường hợp pháp luật không quy định mua bảo hiểm nhưng ngân hàng xét thấy cần thiết phải mua bảo hiểm thì khách hàng phải cam kết mua bảo hiểm cho tài sản đó. Nếu không thực hiện đúng cam kết này theo Hợp đồng thì ngân hàng được quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ hoặc chuyển nợ quá hạn. Mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng phải hợp pháp. Tức là khách hàng không được vay vốn để sử dụng vào những mục đích vi phạm pháp luật như để mua sắm, chi phí hình thành các tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, để thanh toán các giao dịch mà pháp luật cấm. Phạm Thị Hoài Thu Tài chính công 46
- 5 Chuyên đề tốt nghiệp Có tài liệu chứng minh khả năng hấp thụ vốn vay phù hợp với quy định của pháp luật và khả năng hoàn trả vốn vay của ngân hàng. K hách hàng p hải có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. Điều này đảm bảo cho việc thực hiện dự án có hiệu quả và khách hàng có thể trả nợ đúng hạn trong hợp đồng. Trên cơ sở những điều kiện trên, tuỳ theo tính chất, quy mô, phạm vi ảnh hưởng của các chủ thể khi tham gia giao dịch với ngân hàng, ngân hàng sẽ q uy định điều kiện vay vốn cụ thể cho phù hợp với từng loại đối tượng vay khác nhau. 1.1.5. Đối tượng cho vay N gân hàng cho vay nhằm đáp ứng khả năng vay vốn hợp pháp của khách hàng, thông qua đó để tìm kiếm lợi nhuận. Ở các nước khác nhau có quy định cụ thể đối tượng cho vay khác nhau. Ở V iệt Nam theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN quy định đối tượng cho vay của các tổ chức tín dụng bao gồm: Các pháp nhân và cá nhân Việt Nam gồm: - Các pháp nhân là: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật Dân sự; - Cá nhân; - Hộ gia đ ình; - Tổ hợp tác; - Doanh nghiệp tư nhân; - Công ty hợp doanh. Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài. Phạm Thị Hoài Thu Tài chính công 46
- 6 Chuyên đề tốt nghiệp 1.1.6. Thời hạn cho vay 1.1.6.1. Căn cứ để xác định thời hạn cho vay Thứ nhất, căn cứ vào đặc điểm và chu kỳ hoạt động tương ứng với các nghiệp vụ kinh doanh của khách hàng vay vốn. Chu kỳ hoạt động là khoảng thời gian từ khi doanh nghiệp đưa nguyên vật liệu vào, sản xuất ra sản phẩm cho tới khi thu được tiền bán hàng đ ể bù đắp chi phí và tiếp tục chu kỳ hoạt động khác. Tương ứng với các nghiệp vụ kinh doanh của khách hàng, chu kỳ hoạt động bao gồm: Mua hàng hoá, nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, dự trữ, sản xuất, dự trữ sản phẩm, bán sản phẩm. Độ dài thời gian chu kỳ hoạt động tuỳ theo ngành và lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Đặc điểm này có tính chất quyết định và ảnh hưởng tới luồng tiền vào, ra của khách hàng cả về số lượng và thời gian. Theo đó, nó ảnh hưởng tới khả năng cân đối nguồn trả nợ vay ngân hàng. Nói cách khác, đặc điểm và chu kỳ hoạt động của khách hàng ảnh hưởng tới chu kỳ ngân quỹ, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng. Chu kỳ ngân quỹ = Chu kỳ hoạt động – Giai đo ạn phải trả người bán Tìm hiểu chu kỳ ngân quỹ và chu kỳ hoạt động ta thấy: Chu kỳ ngân quỹ và chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp có sự không ăn khớp về thời gian lưu chuyển tiền tệ giữa luồng tiền ra và luồng tiền vào, do đó đòi hỏi phải có sự tài trợ về ngân quỹ để đáp ứng mức chênh lệch đó. Mặt khác, đặc điểm và chu kỳ hoạt động của khách hàng lại có tính chất quyết định đến độ lệch lưu chuyển tiền tệ (lưu chuyển giữa dòng tiền ra và dòng tiền vào). Thời hạn và quy mô cho vay cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Bởi vì vốn vay ngân hàng là một bộ phận cấu thành chi phí sản xuất nên ngân hàng chỉ có thể thu hồi đ ược vốn cho vay khi khách hàng đã có Phạm Thị Hoài Thu Tài chính công 46
- 7 Chuyên đề tốt nghiệp nguồn thu từ bán hàng để bù đ ắp chi phí, tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Các khách hàng thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau có đặc điểm và chu kỳ hoạt động khác nhau nên thời hạn cho vay cũng được xác định khác nhau cho phù hợp. Thông thường, thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào độ dài thời gian chu kỳ hoạt động của khách hàng. Thời hạn cho vay có thể ngắn hơn chu kỳ hoạt động nếu kế hoạch trả nợ có cân đối thêm nguồn trả nợ (từ lợi nhuận và các nguồn khác). Thứ hai, căn cứ vào đặc điểm vay vốn và mục đích vay vốn của khách hàng. K hách hàng vay vốn nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn trong quá trình hoạt động. T ùy thuộc vào nhu cầu đầu vào của quá trình hoạt động, khách hàng xin vay vốn để đầu tư mua sắm tài sản lưu động hay tài sản cố định cho phù hợp, đảm bảo cho khách hàng có đủ chi phí đầu vào đ ể có thể hoạt động bình thường. Vì vậy, khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải gửi tới ngân hàng Giấy đề nghị vay vốn trong đó xác định rõ nhu cầu vay vốn ngân hàng và mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Đối tượng vay vốn là một bộ phận cấu thành của chi phí sản xuất. Nó tham gia vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Giá trị của nó đ ược chuyển dịch dần (đối với tài sản cố định) hay chuyển dịch toàn phần (đối với tài sản lưu động) vào chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và là m ột bộ phận cấu thành giá trị sản phẩm. Khi kết thúc chu kỳ ngân quỹ cũng là lúc khách hàng có nguồn thu để bù đắp chi phí. Do đó, ngân hàng phải chú trọng nghiên cứu đặc điểm đối tượng vay vốn của khách hàng để có biện pháp quản lý, tính toán, xác định thời hạn cho vay phù hợp với đặc điểm luân chuyển vốn của đối tượng vay. Khách hàng phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đ ã ghi trong đơn xin vay. Đây là cơ sở để ngân hàng kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Thứ ba, căn cứ vào thời gian hoàn vốn đầu tư của dự án, phương án đầu tư. Phạm Thị Hoài Thu Tài chính công 46
- 8 Chuyên đề tốt nghiệp Thời gian hoàn vốn đầu tư là số thời gian cần thiết để dự án, phương án ho ạt động của khách hàng thu hồi đủ số vốn đầu tư ban đ ầu đã b ỏ ra. Chính là khoảng thời gian để ho àn trả vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản lợi nhuận và khấu hao thu hồi hàng năm. Thời hạn hoàn vốn của dự án là cơ sở để ngân hàng xác định thời hạn cho vay phù hợp, đảm bảo thu hồi được gốc và lãi khi đến hạn thanh toán. Thời gian thu hồi vốn ngắn hay dài phụ thuộc vào khả năng cân đối nguồn tiền để trả nợ từ lợi nhuận thuần và khấu hao cơ bản. Thời gian thu hồi vốn đầu tư được xác định bằng phương pháp trừ dần hay cộng dồn. Nó có thể được xác định khi chưa tính đến yếu tố thời gian của tiền (thời gian thu hồi vốn giản đơn) và có tính đến yếu tố thời gian của tiền. Thứ tư, căn cứ vào khả năng cân đối nguồn vốn cho vay của ngân hàng K hả năng cân đối nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh toán. Nó phụ thuộc vào khả năng cung ứng nguồn vốn của ngân hàng. Khi cân đối nguồn vốn, các ngân hàng còn phải chú trọng quan tâm đến sự cân đối giữu nguồn vốn huy động để cho vay và nhu cầu vay vốn của khách hàng cả về cơ cấu loại tiền sử dụng trong giao dịch và nguồn vốn theo kỳ hạn. Thứ năm , căn cứ vào sự tác động của các nhân tố như công tác quản trị ngân hàng, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng, đạo đức của khách hàng. N ếu công tác quản trị ngân hàng không tốt, cán bộ tín dụng chưa đáp ứng được đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, khách hàng che d ấu những thông tin về nhu cầu vay vốn hoặc khai những thông tin không chính xác…dẫn tới việc xác định thời hạn cho vay không phù hợp với khả năng hoàn vốn của dự án, kém chính xác. Do vậy, khách hàng khó có thể trả nợ đúng hạn. Phạm Thị Hoài Thu Tài chính công 46
- 9 Chuyên đề tốt nghiệp 1.1.6.2. Thời hạn cho vay và thời hạn cho vay trung bình Thời hạn cho vay Thời hạn cho vay là kho ảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến khi trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm: Thời hạn giải ngân, thời gian ân hạn và thời hạn trả nợ. Trong đó, thời hạn giải ngân được tính từ khi khách hàng nhận tiền vay cho đến khi rút xong vốn vay. Thời gian ân hạn có thể được xác định trong mỗi hợp đồng tín dụng ho ặc không. Thời gian ân hạn thường rơi vào giai đoạn sản xuất thử nên khách hàng vẫn chưa trả nợ tiền vay của ngân hàng. Theo văn bản hiện hành ở V iệt Nam, thời gian ân hạn được tính từ khi rút khoản vốn đầu tiên đến khi bắt đầu trả nợ. Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ khi khách hàng bắt đầu trả nợ cho đến khi trả hết nợ cho ngân hàng. Tuỳ thuộc vào tình hình thu nhập cũng như khả năng trả nợ của khách hàng, thời hạn trả nợ có thể được chia ra các kỳ hạn trả nợ khác nhau. Thời hạn trả nợ = Tổng số tiền cho vay/Mức trả nợ một kỳ Mức trả nợ một kỳ = Nguồn trả nợ một năm/ Số kỳ trả nợ một năm Trong đó, nguồn trả nợ của khách hàng được lấy từ khấu hao tài sản hình thành từ vốn vay, một phần lợi nhuận và các nguồn vốn khác (nếu có). Thời hạn cho vay trung bình K hoảng thời gian khách hàng được sử dụng toàn bộ tiền vay chính là thời hạn cho vay trung bình. Thời hạn cho vay trung bình được xác định bằng tổng của thời hạn trung bình của kỳ rút vốn, thời hạn ân hạn và thời hạn trung bình của kỳ trả nợ Phạm Thị Hoài Thu Tài chính công 46
- 10 Chuyên đề tốt nghiệp Thời hạn trung bình của từng kỳ = Tổng dư nợ trong kỳ/Tổng số tiền vay Trong đó: Tổng dư nợ trong kỳ = ∑ ( Dư nợ thực tế * Thời hạn dư nợ ) 1.1.7. Phương pháp cho vay Đ ể đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong việc vay vốn, ngân hàng thương mại đ ưa ra nhiều phương thức cho vay khác nhau. Tuy nhiên, theo cách rút vốn vay và trả nợ thì hoạt động cho vay của ngân hàng được thực hiện theo hai phương pháp cho vay cơ bản là: Phương pháp cho vay từng lần và phương pháp cho vay theo hạn mức tín dụng. 1.1.7.1. Phương pháp cho vay từng lần Phương pháp cho vay từng lần là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng và ngân hàng đều phải làm các thủ tục cần thiết ( như khách hàng lập hồ sơ vay vốn, ngân hàng xét duyệt cho vay…) và ký hợp đồng tín dụng. Đ ây là hình thức cho vay theo món, khi có nhu cầu để sử dụng vốn vào một mục đích cụ thể như: thanh toán cho việc mua hàng và các chi phí sản xuất kinh doanh khác…khách hàng có thể xin vay vốn ngân hàng. Mặt khác, cho vay từng lần là cách thức mà hầu hết khách hàng vay vốn đều sử dụng để tài trợ cho các nhu cầu vốn kinh doanh của mình. Các khoản vay có thể có mục đích cụ thể như: mua giống, phân bón đối với nông dân, tài trợ cho việc mua hàng hoá dự trữ, mua nguyên vật liệu, trả lương công nhân viên hoặc tài trợ cho vốn lưu động… Do vậy, phương pháp này thường áp dụng với những khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, khách hàng có nhu cầu vay và đề nghị vay vốn từng lần, hoặc trong trường hợp ngân hàng thấy cần thiết phải áp dụng cho vay từng lần để thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát và quản lý việc sử dụng vốn vay tốt hơn. Căn cứ vào chính nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản đảm Phạm Thị Hoài Thu Tài chính công 46
- 11 Chuyên đề tốt nghiệp bảo, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng, giới hạn cho vay theo quy định của pháp luật, ngân hàng xác định đ ược số tiền cho vay đối với khách hàng. Do vậy, nhu cầu vay = Nhu cầu vốn lưu động - V ốn chủ sở hữu và vốn huy động khác Tùy thuộc vào đặc điểm chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng mà ngân hàng xác định thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ cho phù hợp. Trong mỗi hợp đồng tín dụng, khách hàng có thể rút vốn vay làm nhiều lần tuỳ vào tiến độ và nhu cầu sử dụng vốn vay thực tế. Muốn rút vốn vay, khách hàng phải lập bảng kê rút vốn theo mẫu của ngân hàng và được ngân hàng chấp nhận. Ngân hàng có thể chấp nhận toàn bộ hoặc một phần số tiền khách hàng đề nghị trong bảng kê rút vốn. Số tiền mà khách hàng được ngân hàng duyệt rút vốn là khoản nợ chính thức của lần rút vốn đó. K hách hàng trả nợ theo lịch trả nợ đ ã được thỏa thuận và xác định trong hợp đồng tín dụng. Khi đến hạn trả nợ của khách hàng theo hợp đồng đã kí kết, khách hàng phải chủ động đến trả nợ tại ngân hàng. N ếu khách hàng không đến đúng hạn thì ngân hàng có quyền trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ. N goài ra, ngân hàng có thể cho khách hàng vay theo hình thức “cho vay trên tài sản”. Đây là hình thức cho vay đ ược đảm bảo trực tiếp bằng các khoản phải thu hoặc hàng tồn kho của khách hàng. Ngân hàng sẽ cho vay theo tỷ lệ phần trăm nhất định trên giá trị ghi sổ của các khoản phải thu hoặc trên giá trị hàng tồn kho. Khi bán đ ược hàng hoặc thu hồi các khoản phải thu, khách hàng sẽ đến trả nợ ngân hàng. Hình thức này giống như chiết khấu bộ chứng từ hàng bán. 1.1.7.2. Phương pháp cho vay theo hạn mức tín dụng Phương pháp cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp cho vay Phạm Thị Hoài Thu Tài chính công 46
- 12 Chuyên đề tốt nghiệp mà ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng, duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà khách hàng và ngân hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng Căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa so với tài sản đảm bảo, khả năng nguồn vốn của ngân hàng để tính toán và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Trong phạm vi hạn mức tín dụng còn lại, khách hàng được rút tiền vay để tài trợ cho các chi phí kinh doanh, mua hàng hoá dự trữ hoặc đầu tư vào các dự án sản xuất… Phương pháp cho vay theo hạn mức tín dụng thường được áp dụng đối với những khách hàng có uy tín, có nhu cầu vay vốn, trả nợ thường xuyên, có đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần. V í d ụ: Một doanh nghiệp sản xuất áo len chủ yếu phục vụ cho khách hàng vào mùa đông. Do đó, khách hàng cần nhiều vốn vào mùa hè và mùa thu để mua len và thuê công nhân nhằm tăng cường sản xuất cho kịp thời vụ. N gân hàng có thể cho doanh nghiệp sử dụng một hạn mức từ 6 tháng đến 9 tháng. Doanh nghiệp được rút tiền vay trong thời gian này bất cứ khi nào cần. Q uy mô của hạn mức được xác định dựa trên cơ sở dự tính về lượng vốn lớn nhất mà doanh nghiệp có thể cần tại bất cứ thời điểm nào trong suốt thời hạn duy trì hạn mức tín dụng. N hu cầu vốn vay lớn nhất được xác định theo công thức: N hu cầu Chi phí sản xuất cần thiết vốn vay lớn = ------------------------------------ - ( Vốn CSH + Vốn huy ) nhất Vòng quay vốn lưu động động khác Phạm Thị Hoài Thu Tài chính công 46
- 13 Chuyên đề tốt nghiệp (nếu có ) Mỗi lần rút tiền vay, khách hàng ký vào khế ước nhận nợ, trong đó nêu rõ thời gian trả nợ cho từng khoản rút vốn của khách hàng. Thời gian trả nợ được xác định căn cứ vào kỳ luân chuyển của đối tượng vay vốn hoặc thời gian thu tiền của khách hàng. Cho vay theo phương pháp này, có thể ngân hàng sẽ đòi hỏi khách hàng phải trả phí cam kết và yêu cầu khách hàng phải duy trì một số dư tối thiểu về tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Số tiền này được xác định trên tổng hạn mức hoặc theo phần hạn mức chưa được sử dụng. Điều này giúp ngân hàng có thể kiểm soát việc sử dụng tiền vay của khách hàng được chặt chẽ hơn đồng thời nâng cao trách nhiệm của người vay trong quá trình sử dụng vốn vay. Bên cạnh 2 phương pháp trên, các ngân hàng còn có thể cho vay theo các phương pháp khác không trái so với quy định của pháp luật như: Ngân hàng VPBank có các phương thức cho vay như sau: Cho vay theo dự án đầu tư Cho vay hợp vốn Cho vay trả góp Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng Cho vay thông qua nghiệp vụ thẻ tín dụng Cho vay theo hạn mức thấu chi Các phương thức cho vay khác 1.2. Những vấn đề chung về cho vay trả góp 1.2.1. Khái niệm về cho vay trả góp Cho vay trả góp là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận. Theo đúng định nghĩa của ngân hàng nhà nước, thì khoản cho vay trả Phạm Thị Hoài Thu Tài chính công 46
- 14 Chuyên đề tốt nghiệp góp là khoản vay mà toàn bộ tiền lãi được tính theo dư nợ ban đầu, cộng với nợ gốc và chia đều cho các kỳ trả nợ (lãi gộp). Theo quy chế cho vay của một số ngân hàng ví d ụ như VPBank, V PBank quy đ ịnh thêm hình thức cho vay trả góp là hình thức mà tiền lãi được tính trên dư nợ thực tế, tiền gốc trả dần làm nhiều kỳ (lãi theo dư nợ thực tế). 1.2.2. Đặc điểm của cho vay trả góp 1.2.2.1. Đối tượng cho vay trả góp Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho hàng lâu bền hay tài sản cố đ ịnh như: nhà, đất, ô tô…Đối tượng cho vay chủ yếu của hoạt động này là các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập cao và ổ n định, hoặc các hãng kinh doanh có tình hình tài chính lành mạnh. Số tiền trả mỗi lần được ngân hàng tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. Khả năng trả nợ của khách hàng thường lấy từ khấu hao và thu nhập sau thuế của dự án đối với doanh nghiệp hoặc từ thu nhập hàng kỳ của người tiêu dùng. 1.2.2.2. Đặc điểm về quy mô khoản vay Cho vay trả góp bao gồm cả hoạt động cho vay kinh doanh và hoạt động cho vay tiêu dùng. Nhưng do đặc điểm sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là cần vốn để quay vòng sản xuất, nên hầu hết các món vay phục vụ mục đích kinh doanh thường áp dụng cách vay theo món. Vì vậy, cho vay trả góp thường được áp dụng chủ yếu cho các món vay tiêu dùng, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của khách hàng khi mà thu nhập và nhu cầu xuất hiện không cùng lúc. Hơn nữa, các sản phẩm khách hàng mua trả góp thường có giá trị không lớn, hoặc dù có giá trị lớn thì khách hàng cũng đã có sự chuẩn bị nhất định về nguồn vốn (thường trên 50% giá trị sản phẩm). Do đó, vốn vay ngân hàng chỉ có tác động hỗ trợ. Mặt khác, khi cho vay trả góp ngân Phạm Thị Hoài Thu Tài chính công 46
- 15 Chuyên đề tốt nghiệp hàng thường yêu cầu khách hàng phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm. Số tiền này ít hay nhiều phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: năng lực tài chính của khách hàng, loại tài sản mà khách hàng mua,…Sau đó, ngân hàng sẽ cho khách hàng vay phần còn lại sau khi đã trừ đi số tiền trả trước đó. Vì vậy, giá trị mỗi món vay trả góp thường không lớn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong quá trình hội nhập, triển vọng về thu nhập của con người trong tương lai ngày càng cao lên. Do đó, họ có nhu cầu mua sắm nhiều hơn. Vì thế vay trả góp nhiều hơn khiến tổng quy mô các khoản cho vay trả góp lại là tương đối lớn, 1.2.2.3. Đặc điểm về rủi ro Cho vay trả góp là một hoạt động hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận cho ho ạt động tín dụng nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Bên cạnh những rủi ro khách quan như thiên tai, lũ lụt…Hoạt động này cũng tồn tại những rủi ro như: K hách hàng vay trả góp thường thế chấp bằng chính hàng hoá được hình thành từ vốn vay. Do vậy, ngân hàng phải đối mặt với rủi ro cao hơn các hình thức cho vay khác vì hàng hoá được hình thành từ vốn vay này rất có thể bị hao mòn, giảm giá trị sau một thời gian sử dụng. Mặt khác, khả năng trả nợ của khách hàng lại phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của họ. Nếu khách hàng bị ốm đau, mất việc hay kinh doanh gặp khó khăn thì thu nhập của họ bị giảm sút, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. 1.2.2.4. Đặc điểm về lãi suất cho vay . Lãi suất cho vay chính là chi phí mà người đi vay phải trả cho ngân hàng cho việc sử dụng vốn. Cho vay trả góp có rủi ro cao vì thế lãi suất cho vay trả góp thường là lãi suất cao nhất trong khung lãi suất của các ngân hàng. Phạm Thị Hoài Thu Tài chính công 46
- 16 Chuyên đề tốt nghiệp 1.2.2.5. Đặc điểm về khả năng sinh lời Cho vay trả góp thường có lãi suất cao nhất trong khung lãi suất. Do đó, nó là một hoạt động đem lại lợi nhuận cao cho các ngân hàng. Thêm vào đó, nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của khách hàng không ngừng tăng lên cùng với sự phát triển của xã hội. V ì thế, cho vay trả góp được đánh giá là một hoạt động có triển vọng phát triển trong tương lai của các ngân hàng thương mại. Quy trình cho vay trả góp Mỗi ngân hàng tự thiết kế cho mình m ột quy trình tín d ụng riêng tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm khách hàng, khả năng tổ chức quản lý…Tuy nhiên chúng đều có những công việc chính dưới đây. Cho vay trả góp cũng có quy trình giống như vậy. Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và thu thập thông tin về khách hàng Đ ể thực hiện một khoản cho vay, đ òi hỏi phải có sự gặp gỡ, trao đổi giữa cán bộ tín dụng với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Trong khi trò chuyện với khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ tìm hiểu các thông tin về khách hàng như: Lĩnh vực hoạt động, sản xuất kinh doanh, tư cách pháp lý, tổ chức, ho ạt động, tình hình ho ạt động kinh doanh thời gian qua (thuận lợi, khó khăn), nội dung phương án kinh doanh, trình độ học vấn, nghề nghiệp chính, quá trình công tác, quan hệ gia đ ình, nhu cầu cần vay (tiền, thời hạn, ls….). Sau đó, cán bộ tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng về lãi suất vay, điều kiện vay đối với khách hàng. Sau quá trình gặp gỡ, khách hàng có đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng, thì cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục lập hồ sơ vay vốn. Bước 2: Thẩm định và lập báo cáo thẩm định Sau khi khách hàng cung cấp các tài liệu cần thiết, cán bộ tín dụng hoặc nhân viên thẩm định sẽ tiến hành thẩm định khách hàng: về tư cách pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng cá nhân, thẩm định tư cách pháp Phạm Thị Hoài Thu Tài chính công 46
- 17 Chuyên đề tốt nghiệp nhân và người đại diện hợp pháp của pháp nhân có đủ năng lực hành vi và tư cách pháp lý, thẩm định lịch sử hình thành phát triển, uy tín của doanh nghiệp, kiểm tra thực lực tài chính, hợp lệ hồ sơ tài chính, và tính hợp pháp của tài sản đảm bảo…Đồng thời phân tích các báo cáo tài chính nhằm đáp ứng năng lực vay nợ, đánh giá các dòng tiền và các tài sản dự phòng của khách hàng có đ ủ để trả nợ hay không. Kết quả phân tích sẽ được lập thành báo cáo gửi người có thẩm quyền theo quy đ ịnh của ngân hàng để quyết định cho vay. Bước 3: Phê duyệt và ký hợp đồng Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đ ơn xin vay được chấp thuận, thì cán bộ tín dụng sẽ hoàn tất các thủ tục cần thiết để tiến hành ký hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu có). H ợp đồng tín dụng phải lôgic, thống nhất, có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, lãi suất vay, thời hạn, hình thức đảm bảo, giá trị tài sản đảm bảo, phương thức trả nợ gốc, lãi và các cam kết được thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Bước 4: Thực hiện hợp đồng K hi hợp đồng tín dụng được ký kết, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục cần thiết để rút vốn theo thoả thuận trong hợp đồng. Trong quá trình khách hàng sử dụng vốn, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích vay vốn không. Khách hàng có trả nợ đúng hạn không, tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của khách hàng thế nào. Các khoản vay có dấu hiệu nghi ngờ, cần xem xét thận trọng để có phương án xử lý kịp thời. K ết thúc hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng có những đánh giá tổng kết và lưu trữ thông tin về khách hàng để có thể sử dụng khi cần thiết. Phạm Thị Hoài Thu Tài chính công 46
- 18 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ TẠI CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM 2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHUNG TẠI CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển N gày 12/8/1993, phòng giao dịch Hoàn Kiếm được khai trương. Đ ến tháng 7/2003 phòng giao dịch Hoàn Kiếm đ ược đổi tên thành chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm trực thuộc chi nhánh cấp 1 VPBank Hà Nội. N gày 8/10/2007, VPBank Hoàn Kiếm đã chính thức khai trương trụ sở mới tại địa chỉ số 3 Hai Bà Trưng, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trực thuộc chi nhánh VPBank Ngô Quyền. V ới địa điểm mới được đầu tư, khang trang hiện đại, đội ngũ CBNV nhiệt tình, chu đáo, VPBank Hoàn Kiếm hy vọng sẽ làm hài lòng mọi khách hàng. Nhân dịp khai trương trụ sở mới, VPBank Hoàn Kiếm cũng có rất nhiều phần quà dành tặng cho Quý khách hàng khi đến giao dịch tại đây. 2.1.2. C ơ cấu tổ chức chi nhánh Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm được tổ chức dưới mô hình chi nhánh cấp II, là đơn vị trực thuộc chi nhánh cấp I, hạch toán kinh tế phụ thuộc, có con dấu riêng theo quy định của Nhà nước và chịu sự chỉ đạo quản lý trực tiếp của chi nhánh cấp I V PBank Ngô Quyền. Toàn thể chi nhánh có 35 nhân viên, bao gồm phòng Giám Đốc, phòng giao d ịch, phòng phục vụ khách hàng và phòng kế toán. 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của phòng ban 2.1.3.1 . Phòng k ế toán – g iao dịch Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, tổ chức hạch toán theo quy định của Nhà Nước; cung cấp các dịch vụ ngân hàng Phạm Thị Hoài Thu Tài chính công 46
- 19 Chuyên đề tốt nghiệp theo quy định của Ngân hàng nhà nước và ngân hàng Thương mại. Đồng thời quản lý hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt trong ngày, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của ngân hàng. 2.1.3.2 . Phòng giao d ịch kho quỹ Là phòng thực hiện công việc đón tiếp khách hàng, giới thiệu và bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giải đáp hướng dẫn khách hàng sử dụng các sản phẩm d ịch vụ tiện ích của ngân hàng. Mặt khác, thu thập các thông tin về khách hàng, thực hiện mở các loại tài khoản khách hàng (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền vay…) và bổ sung, thay đ ổi các thông tin về các tài khoản này. Đồng thời, phòng giao d ịch kho quỹ còn quản lý các loại tài kho ản dùng trong giao dịch với khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đ ến tài kho ản tiền gửi như: gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, phát hành séc… 2.1.3.3 . Phòng phục vụ khách hàng Phòng phục vụ khách hàng bao gồm phục vụ khách hàng doanh nghiệp và phục vụ khách hàng cá nhân. Phục vụ khách hàng doanh nghiệp có chức năng, nhiệm vụ lập kế ho ạch cho vay, thu nợ của chi nhánh theo quý, năm, tiếp xúc hướng dẫn khách hàng bán chéo sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tư vấn, góp ý và đề xuất sản phẩm dịch vụ phục vụ yêu cầu của khách hàng; kiến nghị dịch vụ, sản phẩm m ới phục vụ nhu cầu của khách hàng; thường xuyên thu thập thông tin, tìm hiểu về khách hàng; đồng thời thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ vay, b ảo lãnh, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng cho khách hàng; giám sát, kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng thường xuyên khi cấp tín dụng; đôn đốc thu hồi nợ, gia hạn nợ ho ặc đề xuất chuyển món vay sang món nợ khó đòi… Phạm Thị Hoài Thu Tài chính công 46
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình
94 p | 295 | 114
-
CHƯƠNG 2 TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮA NHÀ TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH TỈNH BÌNH THUẬN
8 p | 266 | 50
-
CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT ƯU KHUYẾT ĐIỂM, NGUYÊN NHÂN CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮA NHÀ TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH TỈNH BÌNH THUẬN.
3 p | 148 | 22
-
Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Quân Đội - CN Đông Sài Gòn
85 p | 181 | 21
-
ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỂ MUA, SỬA CHỬA NHÀ TẠI NHNo&PTNT TỈNH BÌNH THUẬN CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT TỈNH BÌNH THUẬN
8 p | 102 | 20
-
Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM (HDBank) – Chi nhánh Đồng Nai – PGD Trảng Bom
80 p | 118 | 20
-
Khoá luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng nhân dân Bình Chánh
57 p | 83 | 11
-
Khoá luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Techcombank - PGD 3/2
89 p | 52 | 9
-
Khoá luận tốt nghiệp: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
86 p | 63 | 8
-
Khoá luận tốt nghiệp: Thực trạng cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Đông Sài Gòn
66 p | 52 | 7
-
Khoá luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam chi nhánh TP.HCM
45 p | 45 | 5
-
Khoá luận tốt nghiệp: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
95 p | 60 | 5
-
Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình cho vay thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương tại chi nhánh An Đông từ năm 2011-2013
78 p | 59 | 4
-
Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội – Chi nhánh Sài Gòn
84 p | 65 | 3
-
Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Nam Sài Gòn
122 p | 49 | 3
-
Bài giảng Tài chính vi mô - Chương 2: Hoạt động cho vay của tổ chức tài chính vi mô
38 p | 41 | 3
-
Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM chi nhánh Phú Nhuận giai đoạn 2011 - 2013
78 p | 28 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn