intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ TÀI : NÂNG CAO MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chia sẻ: Phạm Đức Linh002 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

209
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích điều tra thực trạng dạy và học tiếng Anh nhằm kích thích mức độ tham gia của học sinh tiểu học trong giờ học tiếng Anh tại các trường tiểu học thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, cụ thể là Ba trường tiểu học : Phù Đổng, Phan Thanh và Hoàng Văn Thụ. Trên cơ sở tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong việc nầng cao mức độ tham gia của học sinh, người nghiên cứu đề xuất những phương pháp giảng dạy hiệu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ TÀI : NÂNG CAO MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

  1. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 NÂNG CAO MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG INCREASING LEARNERS’ PARTICIPATION IN CLASSES OF ENGLISH AT PRIMARY SCHOOLS IN HAI CHAU DISTRICT, DANANG CITY SVTH: Vương Bảo Ngân Lớp 06SPA02, Trường Đại học Ngoại ngữ GVHD: ThS. Nguyễn Phạm Thanh Uyên Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích điều tra thực trạng dạy và học tiếng Anh nhằm kích thích mức độ tham gia của học sinh tiểu họ c trong giờ học tiếng Anh tại các trường tiểu học thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, cụ thể là Ba trường tiểu học : Phù Đổng, Phan Thanh và Hoàng Văn Thụ. Trên cơ sở tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong việc nầng cao mức độ tham gia của học sinh, người nghiên cứu đề xuất những phương pháp giảng dạy hiệu quả để phát huy những thuận lợi và hạn chế những trở ngại. ABSTRACT This study was conducted to examine the current situation of English teaching and learning to involve learners in classes of English at Primary schools in Hai Chau district, Danang city. Particularly, they are Phu Dong, Phan Thanh and Hoang Van Thu primary schools. Based on the results of investigating the advantages and disadvantages of teachers in increasing learner s’ participation, researcher suggests more effective methods to enhance the advantages and minimize the obstacles. 1. Mở đầu Từ năm 2008, Bộ Giáo Dục đã có đề xuất đưa bộ môn tiếng Anh được vào chương trình chính khóa từ lớp Ba bậc tiểu học tại Việt Nam. Trực thuộc một trong những quận chính yếu của thành phố Đà Nẵng, Phòng Giáo dục quận Hải Châu là một trong những nơi đầu tiên đưa tiếng Anh vào khung chương trình chính khoá ở các trường tiểu học. Việc giảng dạy tiếng Anh cho lứa tuổi tiểu học đặt ra cho giáo viên những yêu cầu về nâng cao phương pháp giảng dạy, phù hợp với lứa tuổi. Trên thực tế, sự thay đổi này đã tạo ra những khó khăn nhất định đối với các giáo viên tiếng Anh tiểu học. Bài này tìm hiểu những khó khăn trong việc nâng cao sự tham gia của học sinh trong giờ học nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh tại các trường tiểu học ở quận Hải Châu. 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học khi học ngoại ngữ Trẻ em có những đặc điểm lứa tuổi, những kĩ năng bẩm sinh giúp ích các em trong quá trình học ngoại ngữ. Giáo viên cần phải nắm bắt rõ những kĩ năng ấy và tận dụng chúng trong việc giảng dạy một cách hiệu quả. Jayne Moon (2005) đã tóm tắt được những 357
  2. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 khả năng quan trọng quá trình học ngoại ngữ của trẻ và chỉ ra các đặc thù riêng biệt của các em trong quá trình học tập: Trẻ em học một ngoại ngữ…… “… theo một cách tự nhiên, tương tự với cách chúng học tiếng mẹ đẻ.” “… thông qua sự động viên. Điều này phụ thuộc vào phương pháp của mỗi giáo viên. Nếu giáo viên động viên các em hiệu quả, các em sẽ học nhanh và hào hứng hơn,” “… thông qua việc lắng nghe và lặp lại” “… bằng cách bắt chước giáo viên. Trẻ muốn làm hài long thầy cô. Trẻ em cảm thấy xấu hổ khi mắc lỗi.” “… thông qua việc hợp tác và trao đổi với nhau trong bầu không khí tin cậy và chấp nhận nhau, và thông qua những hoạt động thú vị và vui vẻ khác nhau mà từ đó t rẻ nhận thấy được mục đích học tập.” 2.1.2. Lý thuyết về “Trí thông minh đa dạng” (Multiple Intelligences) Khi bàn về trí thông minh của trẻ em, nhiều nhà tâm lý học đã nhấn mạnh sự cần thiết trong việc tập trung vào từng cá nhân. Howard Gardner (1983) cho rằng trí thông minh không có đặc điểm thống nhất. Hơn thế, nó biểu lộ ở các hình thái khác nhau, gọi là các dạng thức thông minh. “ Trí thông minh đa dạng” được phân chia theo bảy dạng thức: + Năng lực Tư duy Lôgic + Năng lực Ngôn ngữ + Năng lực Biểu diễn + Năng lực Âm nhạc + Năng lực Thị giác + Năng lực Tương tác + Năng lực Nội tâm 2.1.3. Tầm quan trọng của việc kích thích sự tham gia của học sinh trong giờ học tiếng Anh a. Vai trò của “Sự tham gia trong giờ học” (Participation) Theo Finn và Cox (1992), “Sự tham gia của học sinh tiểu học trong các tiểt học rất cần thiết để quá trình học tập diễn ra. Sự thiếu tập trung trong giờ học từ lứa tuổi nhỏ sẽ tạo ra một tiền đề không tốt ảnh hưởng đến cả chu trình học tập, và tạo ra sự thụt lùi cũng như việc bỏ dỡ trong quá trình học tập về sau.” b. Các ý kiến về việc nâng cao sự tham gia của học sinh trong giờ học Một trong những điểm khác nhau nổi bật giữa người lớn và trẻ em là khả năng duy trì mức độ tập trung. Trong số các ý kiến đưa ra để tăng khả năng tham gia của học sinh trong giờ học, một vài nhà nghiên cứu cho rằng sự phát triển trí tuệ có những ảnh hưởng đối với mức độ tập trung trong việc học tiếng Anh của trẻ ở một số khía cạnh. Ví dụ như những khái niệm về các mối tương quan về không gian và các sự tổng hợp liên quan đến ngôn ngữ sẽ gây khó khăn trong việc tư duy. Vấn đề này sẽ tạo ra sự mất cân bằng trong lớp học và sẽ gây ra sự rụt rè đối với một số học sinh. 358
  3. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp định tính. Các dữ liệu được thu thập thông qua phiếu điều tra cho học sinh, thực hiện phỏng vấn đối với giáo viên và dự giờ các lớp học. 2.2.2. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng về việc tham gia trong giờ học tiếng Anh của học sinh tiểu học tại các trường tiểu học quận Hải Châu như thế nào? - Giáo viên đã làm những gì để thu hút sự tham gia của học sinh trong giờ học tiếng Anh? - Những khó khăn nào giáo viên gặp phải trong việc nâng cao sự tham gia của học sinh trong giờ học tiếng Anh? - Những phương pháp nào có thể áp dụng hiệu quả với thực tế giảng dạy nhằm nâng cao tính tích cực khi tham gia các hoạt động trong giờ học? 2.3. Kết quả nghiên cứu 2.3.1. Phân tích dữ liệu Về thái độ của các em đối với giờ học tiếng Anh, có 73,21% cho rằng lí do khiến các em muốn tham gia các hoạt động trong giờ học tiếng Anh là “Không phải ngồi tại chỗ quá nhiều như các môn học khác”. Có 66, 96% học sinh thường xuyên tham gia các hoạt động trong giờ học. 83, 92% học sinh thích các hoạt động nhóm (4 – 5 học sinh/ 1 nhóm). 60, 71% học sinh không muốn học trong giờ học tiếng Anh vì phải ghi chép bài quá nhiều. Một số em còn có ý kiến cho rằng các em không có cơ hội tham gia vì lớp học đông và không được cô giáo chú ý đến. Đa phần các giáo viên được phỏng vấn đều có kinh nghiệm trong việc dạy bộ môn tiếng Anh cho lứa tuổi tiểu học.Thông qua việc phỏng vấn giáo viên, một vấn đề mà hầu hết các giáo viên cho là lí do chính của những khó khăn gặp phải trong thiết kế hoạt động trong lớp là sĩ số lớp học quá đông, thường dao động từ 45-55 học sinh mỗi lớp. Bảng tóm tắt mức độ thường xuyên của các kiểu tổ chức hoạt động trong giờ học 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Ít khi Hoạt động theo đội (2đội/lớp) 29.46 53.57 15.17 1.8 Hoạt động theo nhóm (4-5 học 11.6 42.86 45.54 0 sinh/nhóm) Hoạt động theo cặp 1.8 42.86 46.43 8.91 Hoạt động cá nhân 0 0 6.25 93.75 359
  4. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 2.3.2. Thảo luận câu hỏi nghiên cứu a. Thực trạng về việc tham gia trong giờ học tiếng Anh của học sinh tiểu học tại các trường tiểu học quận Hải Châu như thế nào? Kết quả thu thập từ việc phân tích dữ liệu cho thấy nhìn chung, việc tham gia trong giờ học tiếng Anh của học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Hải Châu không cao lắm và cần phải được lưu ý. Chỉ có một bộ phận học sinh trên tổng thể t hường xuyên tham gia các hoạt động trong giờ học. Các em học sinh cũng bày tỏ sự hứng thú với các kiểu hoạt động trong lớp như học theo cặp, theo nhóm so với làm việc theo cá nhân. Các giờ học thật sự hiệu quả trong việc thu hút việc tham gia của các em là những giờ học đa dạng về các hoạt động ví dụ như các trò chơi, học sinh không phải ngồi một chỗ khi học và học sinh có cơ hội thể hiện bản thân. b. Giáo viên đã làm những gì để thu hút sự tham gia của học sinh trong giờ học tiếng Anh? Các giáo viên tiếng Anh tại các trường tiểu học thuộc quận Hải Châu đánh giá cao tầm quan trọng của việc nâng cao sự tập trung của học sinh trong giờ học tiếng Anh. Họ đã có nhiều nỗ lực trong việc thiết kế các giờ học nhằm thu hút học sinh tham gia. Một số giải pháp các giáo viên cho rằng có tính hiệu quả là : tạo không khí vui vẻ và có tính thi đua giữa các học sinh trong giờ học, đa dạng hoá các hoạt động trong giờ và nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân. c. Những khó khăn nào giáo viên gặp phải trong việc nâng cao sự tham gia của học sinh trong giờ học tiếng Anh? Trong nỗ lực nâng cao việc tham gia của học sinh trong giờ học tiếng Anh, các giáo viên đã gặp phải một số khó khăn. Sĩ số lớp đông và sự chênh lệch trình độ giữa các học sinh trong lớp cũng như những điều kiện về cơ sở vật chất của trường lớp khiến giáo viên không thể sử dụng các hoạt động khác nhau trong giờ học để kích thích sự tham gia của học sinh. Tính hiệu quả của việc thu hút học sinh của các hoạt động phụ thuộc và bi hạn chế bởi phân phối chương trình và việc thiếu hụt tài liệu tham khảo cũng như giáo cụ. 2.4. Kiến nghị 2.4.1. Bố trí chỗ ngồi học sinh trong lớp học Cách A Cách B Với cách bố trí này, giáo viên có thể Cách bố trí này thuận lợi cho các dễ dàng dạy cả lớp và có thể tổ chức các hoạt động cá nhân và tập thể. Cách này cũng hoạt động nhóm khi cần thiết. Cách bố trí có thể sử dụng linh hoạt trong các hoạt động 360
  5. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 này cũng thuận lợi cho việc hoạt động theo theo cặp. Cách bố trí này tạo khoảng không cặp và đồng thời có được khoảng trống giữa gian cho giáo viên di chuyển để quản lí lớp phòng học để tổ chức các hoạt động tập thể. học tốt. Khoảng trống này còn là nơi giáo viên có thể khiến khoảng cách đối với học sinh được rút gọn, từ đó có cơ hội động viên và điều khiển tất cả các thành viên trong lớp tham gia các hoạt động. 2.4.2. Cách tổ chức các hoạt động trong lớp học có sĩ số đông và học sinh có năng lực không đồng đều a. Giải pháp cho lớp học có sĩ số đông Do các yếu tố khách quan cũng như các điều kiện thực tế, giáo viên thường phải dạy học trong các lớp học có sĩ số rất đông, dưới đây là ba giải pháp căn bản để các giáo viên tham khảo khi thiết kế các hoạt động trong lớp nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc kích thích sự tham gia của học sinh: Đa dạng hóa các chủ đề , phương pháp, cũng như các học động trong lớp: Giải pháp này giúp giáo viên tránh tình trạng học sinh mất hứng thú trong giờ học. Nếu hôm nay một số em không cảm thấy hứng thú với các hoạt động trong lớp, hoặc bài học hôm nay cao hơn so với trình độ các em,sự thay đổi ở tiết học tiếp theo có thể sẽ k hiến các em thích thú tham gia hơn. Tạo ra những hoạt động thú vị Giải pháp này đặc biệt có hiệu quả cao với các học sinh có học lực khá hơn các bạn khác trong lớp. Trong trường hợp lượng kiến thức không quá khó với các em, tiết học với các hoạt động thú vị sẽ giúp các em hứng thú vẫn và tham gia nhiệt tình trong lớp học. Động viên các học sinh hợp tác với nhau Giáo viên cần thiết kế những hoạt động để các học sinh có cơ hội trao đổi và học hỏi lẫn nhau. Giải pháp này duy trì sự tập trung vào bài học ngay cả khi giáo viên không thể trực tiếp trao đổi và giảng giải cho từng cá nhân học sinh. b. Hoạt động theo cặp Cách tổ chức hoạt động này được áp dụng bằng cách cho một học sinh khá hơn hợp tác với một học sinh yếu hơn. Phương pháp này có tính hiệu quả cao đối với các học sinh yếu vì các em sẽ hiểu rõ những nhiệm vụ được giao trong giờ học với sự giúp đỡ của bạn. Một ví dụ cho cách tổ chức hoạt động này là cho một học sinh lắng nghe một học sinh khác đọc một câu chuyện ngắn. Hoạt động này giúp cho những học sinh thiếu tự tin hoặc yếu trong kĩ năng Đọc. c. Hoạt động theo nhóm Để hoạt động nhóm được áp dụng hiệu quả đối với học sinh, đặc biệt trong một lớp học đông thành viên, giáo viên cần biết cách tổ chức và phân nhóm học sinh một cách phù hợp.Đặc biệt đối với học sinh ở độ tuổi từ 8-10 tuổi, giáo viên cần phải phân chia các em vào các nhóm có sự khác nhau về năng lực giữa mỗi thành viên. Thỉnh thoảng , giáo viên cũng có thể cho các em hoạt động theo nhóm có cùng năng lực. 361
  6. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 3. Kết luận Vì có sự hạn chế về mặt thời gian cũng như năng lực của người thực hiện, nghiên cứu chỉ được thực hiện trong phạm vi quận Hải Châu, cụ thể là Ba trường tiểu học Phù Đổng, Phan Thanh và Hoàng Văn Thụ. Với sự nỗ lực của mình thông qua bài nghiên cứu, người thực hiện muốn góp phần nhỏ vào việc cải thiện và nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh tại thành phố Đà Nẵng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Gardner, H. (1983) Frames of mind: The Theory of Multiple Intelligences. New York: Basic Books. [2] Jeremy D. F., Deborah C. (1992). Participation and Withdrawal among Fourth-Grade Pupil. American Educational Research Journal, 29, (1), 141-162. [3] Moon, J. (2005) Children Learning English. Macmillan Press. : 362
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2