Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nâng cao kỹ năng dịch thuật cho sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại của trường Đại học Thương mại
lượt xem 14
download
Đề tài "Nâng cao kỹ năng dịch thuật cho sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại của trường Đại học Thương mại" được thực hiện với mục tiêu nhằm hệ thống cơ sở lý luận về dịch thuật và các phương pháp dịch thuật; đánh giá thực trạng về kỹ năng dịch thuật biên dịch của sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, Đại học Thương mại; đánh giá việc áp dụng thí điểm các hoạt động nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, Đại học Thương mại;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nâng cao kỹ năng dịch thuật cho sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại của trường Đại học Thương mại
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NÂNG CAO KỸ NĂNG DỊCH THUẬT CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG PHÁP THƯƠNG MẠI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Mã số đề tài: CS20-62 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Thùy Dương Thành viên tham gia: ThS. Nguyễn Thị Mị Dung Hà Nội, 03/2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NÂNG CAO KỸ NĂNG DỊCH THUẬT CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG PHÁP THƯƠNG MẠI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Mã số đề tài: CS20-62 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Thùy Dương Thành viên tham gia: ThS. Nguyễn Thị Mị Dung Xác nhận của Trường Đại học Thương mại Chủ nhiệm đề tài ThS. Nguyễn Thị Thùy Dương Hà Nội, 03/2021
- I MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................... I DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. III DANH MỤC HÌNH................................................................................................... IV THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... V MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 5 4. Câu hỏi nghiên cứu: .......................................................................................... 6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 6 6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 6 7. Những đóng góp của đề tài ................................................................................ 8 8. Kết cấu của nghiên cứu ..................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH THUẬT ................................................. 10 1.1. Kỹ năng dịch thuật .......................................................................................... 10 1.1.1. Định nghĩa dịch thuật.............................................................................. 10 1.1.2. Khái niệm biên dịch ................................................................................ 10 1.1.3. Kỹ năng dịch thuật biên dịch .................................................................. 11 1.2. Các phương pháp và tiêu chí đánh giá bản dịch ............................................... 13 1.2.1. Các phương pháp dịch thuật ................................................................... 13 1.2.2. Dịch thuật chuyên ngành và nguyên tắc chung khi biên dịch chuyên ngành .......................................................................................... 16 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá bản dịch ................................................................ 20 1.3. Các hoạt động nâng cao kỹ năng biên dịch ...................................................... 21 1.3.1. Quy trình luyện dịch viết ........................................................................ 21 1.3.2. Tài liệu thực ........................................................................................... 24 1.3.3. Sổ tay từ vựng và luyện dịch................................................................... 25 1.3.4. Nhận xét-góp ý bản dịch ......................................................................... 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG DỊCH THUẬT CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG PHÁP THƯƠNG MẠI ........................... 28
- II 2.1. Đánh giá thực trạng về kỹ năng dịch thuật biên dịch của sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại .............................................................. 28 2.1.1. Niềm yêu thích của sinh viên đối với môn biên dịch ................................ 28 2.1.2. Đánh giá của sinh viên về kỹ năng biên dịch ........................................... 29 2.1.3. Động lực của sinh viên khi học môn biên dịch ......................................... 30 2.1.4. Đánh giá của sinh viên về công cụ hỗ trợ dịch thuật Google translate ...... 31 2.1.5. Những khó khăn của sinh viên khi biên dịch tài liệu ................................ 33 2.1.6. Các lỗi biên dịch thường gặp trong các bản dịch của sinh viên ................ 35 2.2. Các hoạt động nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại .............................................................. 37 2.3. Đánh giá hiệu quả các hoạt động nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại ........................................ 41 2.3.1. Đánh giá của sinh viên về hiệu quả của sổ tay từ vựng và luyện dịch....... 42 2.3.2. Đánh giá của sinh viên về quy trình luyện dịch viết ................................ 47 2.3.3. Đánh giá của sinh viên về nhận xét góp ý chỉnh sửa bản dịch .................. 49 2.4. Mức độ hài lòng của sinh viên về các hoạt động nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch ......................................................................................... 50 2.5. Khó khăn của sinh viên khi giảng viên áp dụng các hoạt động nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch ............................................................................ 52 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP .................................... 54 3.1. Bối cảnh và dự báo về yêu cầu nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch cho sinh viên ................................................................................................... 54 3.2. Các đề xuất khuyến nghị và giải pháp ............................................................. 55 3.2.1. Đề xuất đối với giảng viên ....................................................................... 55 3.2.2. Đề xuất đối với sinh viên ......................................................................... 56 3.2.3. Đề xuất đối với nhà trường ...................................................................... 58 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 63 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 67
- III DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Hiệu quả của sổ tay từ vựng và luyện dịch đối với kiến thức ngôn ngữ của sinh viên ................................................................................. 42 Bảng 2: Hiệu quả của sổ tay từ vựng và luyện dịch đối với kỹ năng biên dịch của sinh viên ................................................................................................. 43 Bảng 3: Hiệu quả của sổ tay từ vựng và luyện dịch đối với kỹ năng liên môn ............ 46 Bảng 4: Thái độ làm việc của sinh viên trong quá trình thực hiện sổ tay từ vựng và luyện dịch ................................................................................................. 47 Bảng 5: Hiệu quả của quy trình luyện dịch viết.......................................................... 48 Bảng 6: Hiệu quả của nhận xét góp ý chỉnh sửa bản dịch của giảng viên cho các bài dịch thuật của sinh viên ........................................................................... 49 Bảng 7: Mức độ hài lòng của sinh viên về các hoạt động giảng dạy ........................... 51 Bảng 8: Khó khăn của sinh viên trong áp dụng các hoạt động.................................... 53
- IV DANH MỤC HÌNH Hình 1: Thực trạng yêu thích học biên dịch ............................................................... 29 Hình 2: Đánh giá của sinh viên khi dịch các tài liệu kinh tế Pháp-Việt và Việt-Pháp ...... 29 Hình 3: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng biên dịch .................. 30 Hình 4: Động lực của sinh viên khi học môn biên dịch .............................................. 31 Hình 5: Tần suất sử dụng công cụ google translate của sinh viên khi dịch tài liệu ...... 32 Hình 6: Nhược điểm của công cụ google translate ..................................................... 32 Hình 7: Khó khăn của sinh viên trong việc biên dịch tài liệu kinh tế Pháp-Việt; Việt-Pháp khi không sử dụng google translate .............................................. 33 Hình 8: Nguyên nhân của những khó khăn khi biên dịch các tài liệu kinh tế Pháp -Việt; Việt-Pháp ................................................................................... 33 Hình 9: Thời gian tự học biên dịch mỗi tuần .............................................................. 34 Hình 10: Lỗi biên dịch thường gặp trong các bản dịch của sinh viên.......................... 36
- V BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Nâng cao kỹ năng dịch thuật cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại của trường Đại học Thương mại - Mã số: CS20 – 62 - Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Thị Thùy Dương - Cơ quan chủ trì: trường Đại học Thương mại - Thời gian thực hiện: từ 10/08 năm 2020 đến tháng 31/03 năm 2021 2. Mục tiêu: Nghiên cứu có mục tiêu làm rõ các vấn đề sau: - Hệ thống cơ sở lý luận về dịch thuật và các phương pháp dịch thuật - Đánh giá thực trạng về kỹ năng dịch thuật biên dịch của sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, Đại học Thương mại. - Đánh giá việc áp dụng thí điểm các hoạt động nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, Đại học Thương mại - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mai, Đại học Thương mại. 3. Tính mới và sáng tạo: - Đây là lần đầu tiên có nghiên cứu về thực trạng kĩ năng dịch thuật biên dịch tiếng Pháp ở trường Đại học Thương mại. - Nghiên cứu đã áp dụng bốn hoạt động nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại bao gồm: tài liệu thực, quy trình luyện dịch viết, sổ tay từ vựng và luyện dịch, nhận xét góp ý bản dịch.
- VI 4. Kết quả nghiên cứu: - Nghiên cứu đã tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về dịch thuật. - Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch thuật bao gồm kỹ năng dịch thuật, phương pháp và tiêu chí đánh giá bản dịch, các hoạt động nâng cao kỹ năng biên dịch. - Trong phần thực trạng học biên dịch hiện nay của sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu trình độ tiếng Pháp, niềm yêu thích học tập, động cơ học tập và những khó khăn của sinh viên khi dịch thuật. Kết quả khảo sát cho thấy khó khăn của sinh viên đến từ nhiều nguyên nhân: thiếu vốn từ vựng cơ bản, từ vựng chuyên ngành kinh tế; sự khác nhau về cấu trúc ngôn ngữ giữa tiếng Pháp và tiếng Việt; không nắm vững các phương pháp dịch thuật.... Sau khi hiểu rõ thực trạng học tập và những khó khăn của sinh viên khi học biên dịch, đề tài đã áp dụng thí điểm bốn hoạt động nâng cao kỹ năng biên dịch cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, Đại học Thương mại, bao gồm: Sử dụng tài liệu thực, Quy trình luyện dịch viết, Sổ tay từ vựng và luyện dịch; Nhận xét-góp ý chỉnh sửa bản dịch của sinh viên. Kết quả khảo sát lấy ý kiến sinh viên cho thấy bốn phương pháp nêu trên được sinh viên đánh giá là hiệu quả trong việc nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch và cải thiện vốn từ vựng cơ bản, vốn từ vựng chuyên ngành kinh tế của sinh viên. - Dựa trên kết quả phân tích thực trạng, đề tài đã đưa ra các đề xuất đối với giảng viên, sinh viên và các kiến nghị với các nhà quản lý của trường để nhằm nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, Đại học Thương mại. 5. Công bố sản phẩm khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí năm xuất bản và minh chứng kèm theo nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): Nguyễn Thị Thùy Dương (2020), Thực trạng và giải pháp cải thiện kỹ năng biên dịch cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, Đại học Thương mại, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Tổ chức giảng dạy ngoại ngữ trong các chương trình liên kết đào tạo quốc tế, Hà nội ngày 8 tháng 12 năm 2020, Nhà xuất bản Hồng Đức.
- VII 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: - Hiệu quả của nghiên cứu: Kết quả khảo sát và phỏng vấn cho thấy bốn hoạt động: tài liệu thực, quy trình luyện dịch viết, sổ tay từ vựng và luyện dịch; nhận xét- góp ý chỉnh sửa bản dịch của sinh viên có hiệu quả trong việc nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch cho sinh viên. Sinh viên có những tiến bộ đáng kể về kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng dịch thuật biên dịch, kỹ năng liên môn và thái độ làm việc chủ động, nghiêm túc. - Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Kết quả nghiên cứu có thể cung cấp nguồn thông tin tham khảo cho nhà trường, các nhà quản lý chuyên môn và các giảng viên Viện Hợp tác Quốc tế trong việc thiết kế chương trình, giáo trình, và kế hoạch giảng dạy môn học biên phiên dịch tiếng Pháp. Ngày tháng năm 2021 Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên) Nguyễn Thị Thùy Dương
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dịch thuật là cầu nối sự giao tiếp giữa các quốc gia. Francis Bacon, một triết gia người Anh từng viết “Tri thức là sức mạnh”. Trong nền kinh tế hiện nay, rất nhiều lĩnh vực như kinh tế, xây dựng, y tế, tài chính, du lịch,... đều sử dụng những tài liệu chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài và tiếng Việt. Trong các ngành nghề được thì ngành giáo dục là một trong những ngành sử dụng dịch vụ dịch thuật nhiều nhất. Nhiều tài liệu hỗ trợ cho việc trồng người đều xuất phát từ các ngôn ngữ khác nhau ngoài tiếng Việt. Những tài liệu này được dịch ra tiếng Việt một cách chính xác và thoát nghĩa. Để người Việt Nam có thể tiếp cận với tinh hoa tri thức của nhân loại thì người Việt phải giỏi ngoại ngữ để có thể đọc sách tiếng nước ngoài và có thể biên dịch những cuốn sách hay ra tiếng Việt để mọi người dân đều có thể đọc và tiếp cận tri thức mới. Văn minh nhân loại, những khám phá về khoa học kỹ thuật... đã được trao đổi thông qua dịch thuật. Để hội nhập quốc tế thì ngành dịch thuật trở nên cấp thiết trong quá trình giảng dạy và đào đạo ở bậc đại học. Đối với sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, trường Đại học Thương mại thì biên dịch đóng vai trò rất quan trọng vì trước khi ra trường, một số ít sinh viên viết khóa luận trực tiếp bằng tiếng Pháp, phần lớn sinh viên viết khóa luận bằng tiếng Việt sau đó dịch ra tiếng Pháp.Theo thực tế giảng dạy trên lớp của các giảng viên và theo kết quả phỏng vấn sinh viên, đa số sinh viên cho rằng biên dịch các văn bản kinh tế tiếng Pháp là khó. Điều này phản ánh rõ thực trạng sinh viên gặp khó khăn trong biên dịch các tài liệu kinh tế tiếng Pháp. Rất nhiều sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại- Trường Đại học Thương mại nhận định rằng vốn từ vựng chuyên ngành không tốt. Số sinh viên có vốn từ vựng ở mức không tốt thường nằm ở những sinh viên thi đầu vào khối A chưa được tiếp xúc với tiếng Pháp trước khi bước vào đại học. Phần lớn sinh viên cho rằng thuật ngữ chuyên ngành là yếu tố khó khăn nhất trong khi biên dịch văn bản kinh tế. Như vậy, việc cung cấp vốn từ vựng thuật ngữ kinh tế cho sinh viên là nhu cầu bức thiết hỗ trợ việc biên dịch tài liệu. Ngoài ra, sinh viên còn gặp khó khăn do sự khác biệt về văn hóa, sự thiếu kinh nghiệm dịch thuật và trình độ chuyên môn khi biên dịch tài liệu tiếng Pháp.
- 2 Nhận thấy vai trò quan trọng của dịch thuật trong việc tiếp nhận những tri thức mới của nhân loại trong nhiều lĩnh vực khác nhau và những khó khăn của sinh viên khi dịch thuật tài liệu tiếng Pháp chuyên ngành, chúng tôi đề xuất nghiên cứu đề tài “Nâng cao kỹ năng dịch thuật cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, trường Đại học Thương mại ” với mục đích đánh giá hiệu quả của các hoạt động nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, Đại học Thương mại. Nghiên cứu này kỳ vọng sẽ đưa ra các phương pháp giúp nâng cao năng lực dịch thuật sinh viên, giúp sinh viên tự tin hơn khi đọc các tài liệu tiếng Pháp nói chung và tài liệu tiếng Pháp chuyên ngành nói riêng để tiếp cận tri thức. Kết quả của nghiên cứu sẽ là nguồn tham khảo thiết thực để xây dựng và đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy môn biên - phiên dịch tiếng Pháp. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu của các tác giả trong nước Trong giảng dạy và nghiên cứu dịch thuật tại các trường đại học, có rất ít đề tài nghiên cứu về kỹ năng dịch thuật. Dịch thuật được chia làm hai mảng chính: biên dịch (dịch viết) và phiên dịch (dịch nói). Để biên dịch tốt, người dịch cần có kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng viết và nắm vững kiến thức ngữ pháp. Để phiên dịch tốt, người dịch cần tập trung vào kỹ năng nghe nói và kỹ năng phản xạ cao. Theo Hồ Đắc Túc (2012), kỹ năng dịch thuật bao gồm: sự thành thạo hai ngôn ngữ, và khả năng diễn đạt, trong dịch viết là cách diễn tả bằng chữ, trong dịch nói là khả năng trình bày trước công chúng. Ngoài ra, người dịch cần kiến thức rộng về văn hóa, kỹ thuật, luật pháp, thương mại... để hiểu trọn vẹn nội dung cần chuyển ngữ. Theo nghiên cứu của Lê Hoài Ân (2017), tác giả đã áp dụng lý thuyết dịch chức năng Đức trong giảng dạy biên dịch Đức-Việt tại trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trên cơ sở phân tích lý thuyết dịch chức năng Đức, bài viết bàn về nội dung quan trọng nhất trong lý thuyết dịch chức năng Đức là mục đích dịch quyết định hoạt động dịch, tức là quyết định lựa chọn phương pháp dịch tùy vào mục đích của bản dịch, bản dịch dùng làm gì và để dành cho ai. Theo lý thuyết dịch chức năng thì lúc nào cũng phải có một thông điệp mới trong bản dịch. Đưa ra một thông điệp mới trong văn hóa đích hay vẫn giữ thông điệp ở văn hóa nguồn trong bản dịch hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích dịch. Dựa vào lý thuyết dịch chức năng Đức, tác giả đề
- 3 xuất hướng thiết kế các bài tập luyện kỹ năng biên dịch Đức - Việt. Trong bài viết này, tác giả chưa nêu lên các bài tập cụ thể và phản hồi của sinh viên về hiệu quả của các bài tập luyện dịch này. Trong một nghiên cứu với tiêu đề “Bàn về giảng dạy biên - Phiên dịch cho sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc”, Lưu Hớn Vũ (2017) nói về phương pháp đóng vai mô phỏng thực tế. Trong quá trình giảng dạy, giảng viên đưa ra các tình huống mô phỏng thực tế, để sinh viên tiếp xúc và so sánh các mô hình văn hoá khác nhau, cũng như các hình thức biểu đạt ngôn ngữ khác nhau. Trước tiên, sinh viên sẽ dịch thử một số ví dụ hoặc các bài tập luyện dịch có liên quan điểm ngôn ngữ biên phiên dịch của bài. Sau đó, giảng viên căn cứ vào các câu ví dụ để giảng dạy những điểm ngôn ngữ biên phiên dịch, các bước chuyển mã ngôn ngữ, các cách dịch... Sau phần giảng dạy của giảng viên, sinh viên chỉnh sửa lại văn bản dịch của mình, hoặc chỉnh sửa bài cho nhau. Giảng viên đánh giá văn bản dịch đã chỉnh sửa của sinh viên, đồng thời tổng kết các lỗi dịch phổ biến, nhấn mạnh nội dung chính của bài. Sau đó, sinh viên thực hành các bài tập luyện dịch trên lớp và các bài tập về nhà. Theo ý kiến tác giả, phương pháp này giúp sinh viên củng cố kiến thức ngôn ngữ, nâng cao năng lực dịch của sinh viên, làm cho không khí lớp học trở nên sôi động và kích thích tính chủ động học tập của sinh viên. Một nghiên cứu khác với đề tài: “Khảo sát cách đánh giá môn dịch thuật tại một số trường đại học Việt Nam”, Nguyễn Thị Kiều Thu (2017) đã tổng hợp các tiêu chí đánh giá bản dịch. Với nhiều nhà nghiên cứu thì một bản dịch tốt phải thỏa được 2 tiêu chí chính là: tính chính xác và tính phù hợp. Một văn bản đạt được tính chính xác khi nó chuyển tải được một cách chính xác thông tin của văn bản nguồn, điều này có nghĩa là bản dịch phải theo sát các quy phạm của văn bản nguồn. Một văn bản được cho là có tính phù hợp khi ngôn ngữ sử dụng trôi chảy và giống như cách người bản ngữ viết, ngoài ra cấu trúc câu phải đúng luật. Do tính đa dạng và phức tạp của việc đánh giá bản dịch, tác giả tập trung vào tìm hiểu việc giảng viên đánh giá bản dịch của sinh viên, cụ thể là cách giảng viên sửa bài thực hành của sinh viên trong quá trình giảng dạy môn dịch thuật, các tiêu chí áp dụng và cách chấm điểm bài dịch. Tiêu chí chấm bài môn Biên dịch mà các giáo viên trong nghiên cứu này đưa ra là: Cấu trúc ngữ pháp; Từ vựng (thuật ngữ, thành ngữ); Ngôn ngữ chuẩn xác; Đảm bảo ý gốc, chính
- 4 xác về ý tưởng, dịch sát nghĩa; Đúng văn phong (thương mại, trang trọng, hành chính, từ xưng hô); Hoàn chỉnh; Thuận tai; Tự nhiên (từ vựng và cấu trúc). Kết quả khảo sát cho thấy có sự tương tác giữa người dạy và người học cũng như giữa người học với nhau. Các giảng viên đều khẳng định không áp đặt bài dịch mẫu vì sinh viên được quyền so sánh và chọn bản dịch nào họ cho là tốt nhất. Giáo viên có thể đưa ra bài dịch mẫu nhưng cũng chỉ mang tính tham khảo. Như vậy, nhóm tác giả nhận thấy đã có nhiều tác giả Việt Nam nghiên cứu về phương pháp giảng dạy dịch thuật các thứ tiếng như Anh, Đức, Trung nhưng hiện nay chưa có các đề tài nghiên cứu về phương pháp nâng cao kĩ năng dịch thuật tiếng Pháp nói chung và kĩ năng biên dịch tiếng Pháp thương mại nói riêng. 2.2. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Nghiên cứu của Amparo Hurtado Albir (2008) đề xuất kỹ năng dịch thuật là sự tổng hợp hài hòa các kiến thức sau: kiến thức song ngữ; kiến thức nền về chủ đề đang dịch, kiến thức về văn hóa, về các lĩnh vực khác nhau trong đời sống; kiến thức về dịch thuật; cách thức tra cứu tìm kiếm các nguồn tài liệu, kiến thức về công nghệ thông tin và truyền thông áp dụng cho dịch thuật. Tác giả Nataliya Gavrilenko (2013) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn chiến lược dịch thuật dựa vào việc phân tích kỹ chức năng, nội dung văn bản và mục tiêu dịch. Nếu mục đích duy nhất của văn bản là cung cấp thông tin thì người dịch truyền tải trung thực các sự kiện, dữ liệu, số liệu, v.v. Phân tích văn bản giúp sinh viên phân biệt cấu trúc logic của văn bản, các ý chính và phụ, chuỗi lập luận, sử dụng các kết nối để hiểu ý nghĩa và mục đích của thông điệp. Christine Durieux (2005) cho rằng dạy học dịch thuật có thể có bốn mục tiêu chính: (1) dạy ngoại ngữ; (2) đào tạo giáo viên ngôn ngữ trong tương lai; (3) đào tạo biên dịch viên chuyên nghiệp trong tương lai; (4) đào tạo giảng viên dạy dịch thuật chuyên nghiệp. Tùy thuộc vào mục tiêu, việc giảng dạy dịch thuật được tổ chức theo các cách thức khác nhau. Nếu dạy dịch thuật với mục đích cải thiện khả năng ngoại ngữ, dịch thuật đóng vai trò giáo dục kép. Một mặt, dịch thuật phục vụ cho việc kiểm tra kiến thức đã học, khi thực hiện bản dịch, sinh viên thể hiện sự nắm vững danh sách từ vựng, quy tắc ngữ pháp và các chiến lược dịch thuật. Mặt khác, bản dịch được xem như công cụ hỗ trợ phản hồi cho giáo viên, bằng cách đánh giá các bản dịch của sinh
- 5 viên, giáo viên có thể đánh giá hiệu quả giảng dạy của mình. Tác giả phân biệt bài dịch xuôi (bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng bản địa) và dịch ngược (bản dịch từ tiếng bản địa ra tiếng nước ngoài). Tác giả cho rằng để dịch xuôi tốt cần kỹ năng đọc hiểu và kỹ năng viết tốt còn dịch ngược là bài tập áp dụng từ vựng và quy tắc ngữ pháp. Mohammed Alkhatib và Mohammed Hassanat (2009) trong một nghiên cứu về giảng dạy dịch thuật ở trường đại học đã nhận thấy đối với những sinh viên có kỹ năng viết kém tiếng mẹ đẻ thì ngay cả khi họ có kiến thức ngoại ngữ tốt, họ không thể dịch tốt. Hai tác giả cũng nhận mạnh sự quan trọng của việc lựa chọn tài liệu dịch phù hợp trình độ sinh viên. Giáo viên có thể lựa chọn các tài liệu dịch trên các báo trong nước hoặc quốc tế. Mỗi sinh viên có thể đề xuất chủ đề dịch mà sinh viên quan tâm và tìm kiếm các văn bản theo chủ đề này. Việc cùng lựa chọn chủ đề dịch với giáo viên nâng cao niềm say mê và tính chủ động trong dịch thuật của sinh viên. Qua phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài, chúng tôi nhận thấy đã có nhiều tác giả nghiên cứu các phương pháp giúp sinh viên có kỹ năng đọc hiểu tốt, kỹ năng viết tốt, từ đó, sinh viên có thể biên dịch tốt các tài liệu tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu thực trạng giảng dạy kĩ năng dịch thuật tiếng Pháp nói chung và kĩ năng biên dịch tiếng Pháp thương mại nói riêng là cơ sở để chúng tôi đề xuất giải pháp nâng cao kĩ năng dịch thuật biên dịch cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, Đại học Thương mại. 3. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng về kỹ năng dịch thuật biên dịch của sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, Đại học Thương mại. - Đánh giá việc áp dụng thí điểm các hoạt động nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, Đại học Thương mại - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, đại học Thương mại.
- 6 4. Câu hỏi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện để trả lời hai câu hỏi chính: 1. Thực trạng kỹ năng dịch thuật biên dịch của sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, đại học Thương mại hiện nay như thế nào? 2. Làm sao thế nào để giúp sinh viên nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: kỹ năng dịch thuật biên dịch cho sinh viên năm 3 và năm 4 (K53Q và K54Q), chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, Đại học Thương mại. 5.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nội dung: Do chủ đề dịch thuật rất rộng, bao gồm biên dịch và phiên dịch. Ngoài ra do nhu cầu của sinh viên cần đọc hiểu và dịch các tài liệu chuyên ngành, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về biên dịch. Cụ thể đề tài sẽ tổng hợp các cơ sở lý luận về các phương pháp biên dịch, đánh giá thực trạng kỹ năng biên dịch của sinh viên và đề xuất giải pháp nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch cho sinh viên. - Phạm vi không gian: Đại học Thương mại - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sẽ đánh giá năng lực dịch thuật của sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại từ năm 2019-2021 và đề xuất giải pháp thử nghiệm cho 3 năm học tiếp theo 2021-2024. 6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Cách tiếp cận nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiếp cận giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu theo sơ đồ sau: Đánh giá Thiết kế các Tiến hành Đánh giá thực trạng hoạt động các hoạt hiệu quả kỹ năng Đề xuất nâng cao kỹ động nâng áp dụng biên dịch kiến nghị năng biên cao kỹ năng các hoạt của sinh dịch biên dịch động này viên
- 7 6.2. Phương pháp nghiên cứu Nhóm tác giả áp dụng 2 phương pháp nghiên cứu chính. Ngoài phương pháp nghiên cứu tại bàn để tổng hợp các cơ sở lý luận về chủ đề nghiên cứu, các tài liệu liên quan. Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu hành động gồm nhiều công cụ và các cách thức phân tích để bổ sung và hoàn thiện kết quả nhằm có câu trả lời đầy đủ và khách quan nhất cho câu hỏi nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu hành động đang được đánh giá rất cao trong các nghiên cứu về giảng dạy ngoại ngữ. Theo Verspieren (2002, tr. 106), “phương pháp nghiên cứu hành động có hai mục đích: khám phá kiến thức mới và thay đổi thực trạng thông qua hành động”. Định nghĩa này đã làm rõ bản chất của nghiên cứu hành động: phương pháp này không chỉ giúp nhà nghiên cứu tìm kiếm kiến thức khoa học mới mà còn tìm ra giải pháp cho các vấn đề đang tồn tại nhằm cải thiện thực tế. Tác giả Montagne-Marcaire (2007) chỉ rõ 5 giai đoạn của phương pháp nghiên cứu hành động: 1. Nhận dạng vấn đề trong thực tế 2. Lập kế hoạch 3. Thực hiện giải pháp 4. Đánh giá hiệu quả của giải pháp 5. Phản hồi-đề xuất Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu hành động, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này theo 5 giai đoạn chính: Giai đoạn 1: Phân tích thực trạng học kĩ năng biên dịch tiếng Pháp Nghiên cứu sử dụng 2 công cụ chính: bảng hỏi khảo sát lấy ý kiến của người người học và phân tích các bài dịch của sinh viên. Chúng tôi đã tiến hành cuộc điều tra với 68 sinh viên, trong đó 33 sinh viên K53Q đã học lớp biên phiên dịch tiếng Pháp năm học 2019-2020 và 35 sinh viên K53Q, K54Q đang học biên phiên dịch năm học 2020-2021 để thu thập hệ thống dữ liệu định lượng nhằm mô tả thực trạng học kĩ năng biên dịch hiện nay của sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, trường Đại học Thương mại. (Chi tiết xem phụ lục 1). Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng phân tích các
- 8 bài dịch của sinh viên để tìm hiểu những khó khăn của sinh viên, những lỗi sinh viên thường gặp khi biên dịch. (Chi tiết xem phụ lục 2 và phụ lục 3) Giai đoạn 2 và 3: Lập và thực hiện kế hoạch. Giảng viên áp dụng đan xen bốn hoạt động: tài liệu thực, quy trình luyện dịch viết, sổ tay từ vựng và luyện dịch, nhận xét-góp ý chỉnh sửa bản dịch để nâng cao kỹ năng dịch thuật cho sinh viên. Giai đoạn 4 và 5: Đánh giá hiệu quả của các hoạt động giảng dạy và đề xuất khuyến nghị. Chúng tôi phát bảng hỏi cho 39 sinh viên lớp biên phiên dịch tiếng Pháp học kỳ 1 năm học 2020-2021, lấy ý kiến phản hồi của sinh viên để đánh giá hiệu quả áp dụng các hoạt động: tài liệu thực, quy trình luyện dịch viết, sổ tay từ vựng và luyện dịch, nhận xét-góp ý chỉnh sửa bản dịch. (Chi tiết xem phụ lục 4) Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu để tìm hiểu sâu hơn bản chất của vấn đề. Theo Nguyễn Xuân Nghĩa (2012), phỏng vấn giúp đánh giá và lý giải sâu thêm các dữ kiện thu nhận trong bảng điều tra. Vì vậy, sau khi thu thập phiếu điều tra, nhóm nghiên cứu tiếp tục tiến hành phỏng vấn sâu 10 sinh viên. Các câu hỏi phỏng vấn xoay quanh sổ tay từ vựng và luyện dịch. Để thực hiện sổ tay từ vựng và luyện dịch, sinh viên phải sử dụng tài liệu thực, quy trình luyện dịch viết và nhận xét góp ý để có bản dịch hoàn thiện hơn; Mặt khác, chúng tôi cũng hỏi sinh viên về mức độ hài lòng, những khó khăn gặp phải và một số kiến nghị của sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả của sổ tay từ vựng và luyện dịch. (Chi tiết xem phụ lục 5). Việc phỏng vấn được sử dụng vào 30 phút cuối của buổi học cuối học kỳ. Giảng viên cũng giải thích mục đích của việc lấy ý kiến của sinh viên về việc đánh giá các hoạt động trong lớp học, giúp cải tiến tốt hơn về phương pháp giảng dạy. Các cuộc phỏng vấn được ghi lại sẽ được mã hóa, tạo nhóm thông tin và kết nối để thu được dữ liệu định tính bổ sung kết quả định lượng. Về phương pháp xử lý dữ liệu, số liệu sẽ được tổng hợp và phân tích theo phần mềm SPSS. 7. Những đóng góp của đề tài Những phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu giúp sinh viên nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch, một kỹ năng rất cần thiết cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại trong việc chuyển dịch khóa luận từ tiếng Việt sang tiếng Pháp.
- 9 Ngoài ra, rất nhiều tài liệu hỗ trợ cho việc học tập chuyên ngành đều được viết bằng tiếng Pháp, sinh viên cần kỹ năng đọc hiểu và kỹ năng dịch thuật tốt để cập nhật những kiến thức mới bằng tiếng nước ngoài và hoàn thiện kĩ năng làm việc bằng tiếng Pháp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Về mặt thực tiễn, đề tài nghiên cứu góp phần đào tạo sinh viên có khả năng biên dịch các tài liệu chuyên ngành kinh tế bằng tiếng Pháp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành tiếng Pháp thương mại của nhà trường. Sinh viên có khả năng dịch các tài liệu Pháp-Việt, Việt-Pháp một cách chính xác giúp hai quốc gia Pháp và Việt Nam tìm hiểu về tri thức, văn hóa lẫn nhau. Ngoài ra, những kiến thức, kỹ năng dịch thuật được áp dụng trong nghiên cứu là để chuẩn bị cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại giải quyết những vấn đề có thể gặp phải khi giao tiếp với bạn bè quốc tế, cũng như dịch các hồ sơ hay hợp đồng của đối tác. Dịch thuật là yếu tố quan trọng giúp hai bên doanh nghiệp hợp tác hiểu rõ nhau hơn. Nâng cao kỹ năng dịch thuật giúp sinh viên hoàn thiện kĩ năng làm việc bằng tiếng Pháp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, sinh viên có những kỹ năng cần thiết để biên dịch các tài liệu viết từ tiếng Pháp và tiếng Việt, từ đó tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần tăng tính cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam trên thị trường quốc tế. 8. Kết cấu của nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục của đề tài gồm các chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch thuật Chương 2: Thực trạng về kỹ năng dịch thuật của sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại Chương 3: Đề xuất, khuyến nghị và giải pháp
- 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH THUẬT 1.1. Kỹ năng dịch thuật 1.1.1. Định nghĩa dịch thuật Dịch thuật thường được biết đến như là một quá trình chuyển nghĩa từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ dịch. Có nhiều định nghĩa khác nhau về dịch thuật. Theo nhà nghiên cứu Andrew Chesterman (2005), khái niệm khái niệm dịch thuật (translation) có nguồn gốc từ chữ “metapherein” trong tiếng Hy Lạp và chữ “transferre” trong tiếng La tinh. Nghĩa gốc ban đầu của dịch là “chuyển tải một cái gì đó” (Chesterman, 2005, tr.5). Theo Nida và Taber (1969, tr.12) cho rằng: “dịch thuật là tái tạo lại trong ngôn ngữ tiếp nhận sự tương đương tự nhiên và gần sát nhất với thông điệp của ngôn ngữ nguồn, trước hết là về nghĩa và sau đó là về phong cách.” Theo quan điểm của Meetham và Hudson (1969, tr.42) dịch là quá trình hay kết quả của việc chuyển thông báo từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác...Mục đích là tái tạo lại tới mức chính xác nhất có thể được tất cả những đặc trưng ngữ pháp và từ vựng của nguyên bản trong ngôn ngữ nguồn bằng cách tìm sự tương đương trong ngôn ngữ đích. Đồng thời tất cả mọi thông báo về sự việc trong nguyên bản phải được giữ lại trong bản dịch. Hartman & Stock (1972) cho rằng dịch là thay thế một văn bản trong một ngôn ngữ bằng một văn bản tương đương trong ngôn ngữ thứ hai. Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng chúng có cùng một điểm chung đó là sư tương đương trong dịch thuật. Điều đó có nghĩa là khi dịch thuật, dịch giả tìm ra ̣ sư ̣tương đương hoặc tương đương gần nhất nhưng vẫn giữ được nghiã và phong cách. 1.1.2. Khái niệm biên dịch Theo Catford (1965, tr.1), biên dịch là việc thay thế một văn bản viết trong ngôn ngữ này thành một văn bản viết tương đương trong một ngôn ngữ khác. Newmark (1981) định nghĩa biên dịch là diễn đạt lại ý nghĩa của một văn bản từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác theo cùng cách tác giả thể hiện khi viết văn bản đó.
- 11 Theo Georges Mounin (1963), biên dịch là quá trình chuyển đổi một văn bản từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ khác đích một cách trung thành trong chừng mực có thể, cả về nội dung và hình thức. Đây là dạng bài tập đọc hiểu và tái diễn đạt một văn bản bằng cách huy động nhiều kiến thức về ngôn ngữ và chủ điểm đa dạng. Có thể nói dù ở những giai đoạn khác nhau và sử dụng những ngôn từ khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đều có cùng quan điểm khi cho rằng bản dịch cần phải thể hiện đúng những thông điệp của văn bản nguồn trong văn bản đích. 1.1.3. Kỹ năng dịch thuật biên dịch Kỹ năng dịch thuật là tổng hòa kết hợp của nhiều kỹ năng, kiến thức khác nhau. Theo Lâm Quang Đông (2007, tr.26): “Người làm công tác dịch thuật cần nhiều loại kiến thức: ngôn ngữ, văn hoá, kiến thức phổ thông hay kiến thức nền và kiến thức chuyên môn.” Tác giả cho rằng đầu tiên người dịch cần phải có vốn từ vựng phong phú, hiểu biết thấu đáo những vấn đề ngôn ngữ học của cả hai ngôn ngữ, hiểu biết những tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ không chỉ về ngữ pháp mà còn về ngữ nghĩa và ngữ dụng. Tiếp đến, người dịch cần có những hiểu biết về văn hoá, đất nước, con người, lối sống, thói quen, phong tục tập quán của hai cộng đồng ngôn ngữ. Dịch giả phải luôn luôn cập nhật tin tức, tri thức mới. Cuối cùng, mỗi một chuyên ngành có những thuật ngữ, cách diễn đạt riêng, phong cách riêng, đòi hỏi người làm công tác dịch thuật phải hiểu được ý nghĩa, nội hàm của chúng. Qua nghiên cứu tìm hiểu tài liệu, nhóm nghiên cứu nhận thấy có rất ít nghiên cứu về kỹ năng dịch thuật. Chúng tôi đã tổng hợp các bài báo của các công ty dịch thuật cũng như của các chuyên gia về dịch thuật viết về những kỹ năng cơ bản để biên dịch tốt. Kỹ năng đầu tiên là kỹ năng đọc hiểu tốt. Người dịch cần phải thông thạo ngôn ngữ để có thể hiểu được văn bản nguồn và biết rõ nội dung cần dịch. Kỹ năng thứ hai là kỹ năng viết tốt. Người dịch phải có vốn kiến thức ngữ pháp vững vàng và kiến thức về các phong cách viết khác nhau trong ngôn ngữ dịch thuật. Người dịch phải là một người am hiểu sâu sắc về ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ cần dịch thuật mới có thể tạo ra những sản phẩm vừa đáp ứng yêu cầu của khách hàng vừa đảm bảo được nội dung bản dịch, thể hiện được những gì có trong tài liệu gốc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng tài liệu hướng dẫn công nghệ thuộc da phục vụ công tác chuyên môn về công nghệ thuộc da cho cán bộ kỹ thuật của các cơ sở thuộc da Việt Nam
212 p | 415 | 100
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu tổng hợp các chất hoạt động bề mặt để sản xuất chất tẩy rửa thân thiện với môi trường dùng trong xử lý vải sợi phục vụ cho công nghệ dệt may
191 p | 425 | 96
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng công nghệ tối ưu nhuộm tận trích một số loại vải PES/WOOL - KS. Trương Phi Nam
199 p | 248 | 46
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp nhà nước: Nghiên cứu chế tạo các loại sợi ngắn và sợi mát từ tre và luồng để gia cường cho vật liệu polyme composite thân thiện môi trường - TS. Bùi Chương
166 p | 235 | 42
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Ứng dụng kỹ thuật và thiết bị thắt trĩ của Barron điều trị trĩ nội độ 1, 2 và độ 3 (nhỏ) ở các tuyến điều trị
42 p | 222 | 34
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu công nghệ dệt nhuộm hoàn tất vải may mặc từ sợi gai dầu pha Viscose - KS. Bùi Thị Chuyên
63 p | 227 | 27
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở: Xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trong dạy học môn Giáo dục học ở Trường Đại học Đồng Tháp
104 p | 156 | 24
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại trên cây hành tím từ sản xuất tới bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho đồng bào dân tộc Khmer ở huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng
150 p | 179 | 19
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Phân tích, đánh giá năng lực công nghệ trong nghiên cứu, điều tra cơ bản địa chất và tài nguyên khoáng sản các đơn vị thuộc bộ tài nguyên và môi trường
106 p | 201 | 18
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu thiết kế mặt hàng vải dệt thoi từ sợi nhuộm polyester theo phương pháp Solution dyed để tạo mặt hàng vải bọc nệm ghế - KS. Phạm Thị Mỹ Giang
59 p | 159 | 14
-
Báo cáo tổng kết đề tài KHKT 2010: Nghiên cứu công nghệ hoàn tất vải may mặc từ sợi gai dầu pha viscose - KS. Bùi Thị Chuyên
63 p | 155 | 14
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học của người học: Pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam và một số nước trong hoạt động các khu vực kinh tế - dưới gốc độ so sánh
80 p | 34 | 14
-
Tóm tắt báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Xây dựng lộ trình hướng tới đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học theo chuẩn AUN-QA tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
29 p | 155 | 13
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu chế tạo vật liệu tổng hợp 2 lớp hợp kim đồng thép làm thanh cái truyền dẫn điện động lực trong công nghiệp - ThS. Lương Văn Tiến
88 p | 155 | 12
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng quy định về ghi nhãn sản phẩm dệt may phù hợp với điều kiện trong nước và quy định Quốc tế - KS. Bùi Thị Thanh Trúc (chủ nhiệm đề tài)
47 p | 146 | 12
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật ghép nhãn lên vải, duy trì thu nhập hàng năm của người làm vườn tại tỉnh Bắc Giang và Hải Dương
48 p | 129 | 9
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp nhằm phát triển sản xuất cây khoai tây hàng hoá ở tỉnh Điện Biên
85 p | 114 | 7
-
Tóm tắt báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Phân tích định lượng luồng thông tin trong bảo mật phần mềm
26 p | 94 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn