Đề tài: Nghệ thuật sân khấu múa rối nước
lượt xem 30
download
Đề tài: Nghệ thuật sân khấu múa rối nước gồm có 6 phần trình bày các nội dung chính sau: Giới thiệu, lịch sử hình thành sân khấu múa rối nước, các thành tố của sân khấu rối nước, Các phường rối cổ truyền, thực trạng của múa rối nước, các giải pháp để gìn giữ và phát triển nghệ thuật múa rối nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Nghệ thuật sân khấu múa rối nước
- NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU MÚA RỐI NƯỚC *** Giảng viên: Hồ Thu Hà *** Danh sách thành viên : 1. Nhóm trưởng: Nguyễn Thị Hồng Nhung 2. Nguyễn Thị Vân Anh 3. Tống Thị Huyền 4. Nguyễn Thu Hiền 5. Trần Minh Nguyệt 6. Giang Anh Minh 7. Vũ Thị Thu Huyền 8. Lang Thị Thư 9. Đặng Thị Thùy Linh 10. Cao Thị Hoài Thu 11. Nguyễn Thị Thủy 12. Nguyễn Văn Hưng 13. Lương Thái Bình 14. Phạm Thùy Dung
- BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC ST T HỌ VÀ TÊN CÔNG VIỆC ĐÁNH GHI GIÁ CHÚ 1 Nguyễn Thu Hiền Lịch sử hình thành của 4/5* Nộp sân khấu múa rối nước đúng hạn 2 Tống Thị Huyền Tìm hiểu về sân khấu T.Huyền: T.Huyền Vũ Thị Thu Huyền và buồng trò 4/5* nộp V.Huyền: đúng 3/5* hạn V.Huyền nộp muộn 3 Lê Văn Hưng Tìm hiểu về quan niệm Hưng: Hưng về phường hội 4/5* nộp đúng hạn 4 Trần Minh Nguyệt Tìm hiểu về âm nhạc. 5/5* Nộp đúng hạn
- 5 Phạm Thùy Dung Tìm hiểu về hệ thống Dung:3/5* Nộp Cao Thị Hoài Thu trò và tích trò Thu: 3/5* muộn, thiếu ảnh 6 Nguyễn Thị Thủy Tìm hiểu về quân rối và 3/5* Nộp máy điều khiển muộn 7 Lang Thị Thư Tìm hiểu về các Thư:3/5* Nộp Đặng Thị Thùy Linh phường rối cổ truyền Linh:3/5* muộn 8 Nguyễn Thị Vân Anh Làm powerpoint V.Anh:5/5 Tích cực * 9 Giang Anh Minh Tìm hiểu phần mở rộng 3/5* Nộp muộn
- 10 Nguyễn Thị Hồng Nhung Phân chia công việc, 5/5* Nhóm tổng hợp tài liệu, chỉnh trưởng sửa và hoàn thiện word, thuyết trình, đánh giá. CẤU TẠO BÀI Phần 1: Giới thiệu. Phần 2: Lịch sử hình thành sân khấu múa rối nước. Phần 3: Các thành tố của sân khấu rối nước. 1. Sân khấu và buồng trò. 1.1. Sân khấu. 1.2. Buồng trò. 2. Quân rối và máy điều khiển. 2.1. Quân rối. 2.2. Máy điều khiển. 3. Hệ thống trò và tích trò. 4. Âm nhạc. 5. Phường hội và nghệ nhân. 5.1. Phường hội 5.2. Nghệ nhân Phần 4: Các phường rối cổ truyền. 1. Phường rối Nam Chấn 2. Phường rối Nguyễn 3. Phường rối Đào Thục
- Phần 5: Thực trạng của múa rối nước. Phần 6: Các giải pháp để gìn giữ và phát triển nghệ thuật múa rối nước. *** NỘI DUNG CHÍNH *** PHẦN 1: Giới thiệu “Ôi bà con ơi... tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ...tôi là Tễu...” Câu bắt đầu, thoạt nghe có vẻ như một câu chào của một diễn viên chèo, nhưng xét kĩ lại “ chú Tễu” là một nhân vật đặc trưng chỉ xuất hiện trong nghệ thuật múa rối nước. Múa rối nước là môn nghệ thuật đặc sắc ra đời từ nền văn hóa lúa nước. Từ một nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã trở thành một nghệ thuật truyền thống. Và cùng với tuồng, chèo, múa rối nước được coi là môn nghệ thuật có vị trí cao trong nghệ thuật sân khấu dân tộc. Nói đến múa rối thì hầu như dân tộc nào cũng có, nhưng múa rối nước thì đặc biệt chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Tinh hoa của nghệ thuật múa rối nước ngày càng nhận được nhiều sự ngưỡng mộ của bạn bè quốc tế, trở thành một sản phẩm nghệ thuật độc đáo của Việt Nam. PHẦN 2: Lịch sử hình thành sân khấu múa rối nước. Hầu hết các nước trên thế giới đều có múa rối. Và ở Việt Nam, múa rối là một trong những loại hình nghệ thuật truyền thống. Đến nay nghệ thuật múa rối Việt Nam đã đạt đến trình độ nghệ thuật có giá trị cao về tinh thần, là một trong những loại hình sân khấu giải trí hấp dẫn trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam. Đây là một trong những loại hình sân khấu tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam – thể hiện trí tuệ và sự thông minh, sức sáng tạo của con người Việt Nam. Trong xã hội hiện đại hôm nay, múa rối nước không còn quá xa lạ với đại bộ phận người dân trong nước và trên thế giới. Có lẽ thời
- gian là một trong những nhân tố giúp múa rối nước định hình, khẳng định và phát triển để được xếp hạng là một trong những loại hình nghệ thuật có giá trị cao, mang tính truyền thống trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Việt Nam. Nói đến sự ra đời của nghệ thuật múa rối nước, không thể nói chắc chắn nó xuất hiện từ bao giờ, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng rối nước xuất hiện từ rất lâu đời từ thời cổ đại và gắn liền với nhà nước của các vua Hùng, trở thành một nghệ thuật gắn liền với các tập tục, nghi lễ, hội hè Việt cổ cách đây hơn 2000 năm. Nhưng trên thực tế cho thấy múa rối tồn tại ở Việt Nam cho đến nay trên dưới 1000 năm, nó phát triển mạnh nhất vào thời Lý – Trần (thế kỷ XI – XII), và hiện vẫn chưa có một tư liệu nào chứng minh được nguồn gốc ra đời của nghệ thuật múa rối nước. Duy nhất hiện còn lưu trên Bia “Sùng Thiện Diên linh tự tháp” có niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121) thời Lý Nhân Tông, có ghi trò múa rối nước biểu diễn mừng thọ Nhà vua. Điều đó chứng tỏ rằng nghệ thuật múa rối dân gian Việt Nam đã được hình thành từ bao đời nay, được lưu truyền tồn tại và ngày càng phát triển với nhiều thể loại như: Rối tay, rối que, rối dây, rối nhà mồ,rối mặt nạ,rối diều sáo, rối đồ chơi, rối sao, rối bóng,… đặc biệt là múa rối nước. Như vậy có thể nói rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc ra đời từ rất sớm. Cùng với đó có ý kiến lại cho rằng rối nước là một loại hình nghệ thuật được tạo ra bởi sự tìm tòi, sáng tạo và liên tưởng của cha ông ta trước cuộc sống bình dị gắn liền với nghề nông nghiệp trồng lúa nước và sự du nhập mạnh mẽ của phật giáo vào Việt Nam. Và từ thực tế cho thấy, do điều kiện tự nhiên và công việc của nhà nông, có thể nói rằng: Múa rối nước được xây đắp hình thành từ tâm tư, tình cảm của người dân lao động, nó tái hiện cuộc sống và ước vọng của thời đại.Trước kia rối nước chỉ diễn ngoài trời, sân khấu gắn bó, hòa quyện với thiên nhiên, trong không gian mênh mông, trời, đất và nước có cây xanh, mây, gió, lửa, có khói mờ vương tỏa, ẩn hiện mái đình uốn cong và màu ngói đỏ, quả là một sự hòa quyện độc đáo giữa thiên nhiên và con người. Ngày nay, múa rối nước Việt Nam, không chỉ bảo tồn mà đã được khai thác sâu, rộng hơn.
- Phần 3: Các thành tố của sân khấu múa rối nước 1. Sân khấu và buồng trò. 1.1. Sân khấu Sân khấu múa rối nước là khoảng trống trước mặt buồng trò. Giống như tên gọi của loại hình nghệ thuật này, sân khấu của múa rối nước đặc biệt chính là mặt nước phía trước buồng trò tạo sân khấu biểu dễn múa rối nước y như ban thờ lớn ở Đình, Chùa của người Việt, giống như là một đình làng thu nhỏ lại với những mái uốn cong lung linh phản chiếu trên mặt nước.. Sân khấu được trang bị cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã... Buổi diễn rất nhộn nhịp với lời ca, tiếng trống, mò, tù và, chen tiếng pháo chuột, pháo thăng thiên, pháo mở cờ từ dưới nước lên, trong ánh sáng lung linh và màn khói huyền ảo. Sân khấu múa rối nước hường là ao, hồ của làng mạc thôn quê,khán đài là bãi cỏ rộng xung quanh đấy rất thuận tiện cho dân chúng thưởng thức. Được gọi” là thủy đình “ hay “nhà rối” gồm hai tầng , tầng trên được dùng để thờ tổ, tầng dưới được dùng để làm hậu trường có màn che là nơi các nghệ nhân nghâm mình biểu diễn. Về Cấu tạo của sân khấu múa rối nước. Tổng thể sân khấu múa rối nước chủ yếu được dựng ngoài trời, gồm: – Một: Buồng trò – dựng giữa ao, hồ, che kín, có mành treo cửa trước để che nghệ nhân đứng sau điều khiển các quân rối. – Hai: Sân khấu – khoảng mặt nước trước mành dài rộng 4m x 4m, hai bên có lan can thấp kéo từ hai nhà nanh hai bên, nơi quân rối hoạt động. – Ba: Nơi người xem – khoảng bờ, bãi, sân trước và hai bên sân khấu dưới bóng cây trồng quanh ao, hồ… 1.2. Buồng trò Buồng trò múa rối là nhà rối hay thủy đình đây là nơi dấu mình của các nghệ nhân, đồng thời đây cũng là nơi để con rối để sắp trò và để nhạc công biểu
- diễn. Buồng trò được dựng giữa ao, hồ, che kín và có mành treo cửa trước để che nghệ nhân đứng sau điều khiển . Về cấu tạo, buồng trò được dựng với cấu trúc cân đối tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam. Buồng trò được trang bị cờ, quạt, voi lọng, cổng hàng mã… Trên thực tế nó có cấu trúc hình vuông , mái lợp được chia làm 2 lớp : âm dương, bốn cột cái đỡ các mái trên. Mười hai cột con sắp thành hàng quanh bốn bên đỡ mái dưới , cả hai mái đều được lợp bằng ngói mũi xếp chồng lên nhau theo hình vẩy cá, nơi giáp góc các mái đều được làm thành những đầu dao uốn lượn cong lên. Dù được xây bằng gạch hay dựng bằng gỗ thì thủy đình vẫn mở thông ra bốn phương. Vì được xây dựng trên ao hồ lên khi dựng thủy đình thường rất là chi tiết và cẩn thận, chọn lựa những vật liệu tốt để làm ,do đó mà thủy đình có thể được sử dụng trong khoảng thời gian dài. Tư duy của người Việt thường gắn giá trị thẩm mĩ với giá trị ích dụng, bởi vậy thủy đình với cấu trúc như kia sẽ không có nhiều công năng sử dụng do đó mà số lượng thủy đình ở các phường rối có ít đi . Tuy nhiên tính độc đáo của thủy đình rối nước là ở chỗ nó thường tọa lạc ở giữa các ao làng, hồ trong một tổng thể không gian kiến trúc của đình, đền, chùa , miếu... Chính vì thế nên hoạt động biểu diễn rối nước cũng được lựa chọn vào những dịp lễ hội quan trọng. Người nghệ nhân rối nước đứng trong buồng trò để điều khiển con rối , họ thao tác từng cây sào, thừng , vọt … hoặc giật con rối bằng hệ thống dây bố trí ở bên ngoài hoặc dưới nước. Và chỉ xuất hiện trước mặt khán giả vài giây để chào cảm ơn sau khi kết thúc tiết mục. 2. Quân rối và máy điều khiển 2.1. Quân rối Quân rối là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để cấu thành nghệ thuật sân khấu múa rối nước. Quân rối chính là những diễn viên chuyên nghiệp làm duyên làm dáng trên mặt nước sân khấu, được các nghệ nhân chế tác và điều khiển thổi hồn vào, khiến cho nó trở nên có linh tính, biết pha trò, chọc vui mọi người.
- Từ những con rối riêng lẻ của một số các cá thể phát triển thành những phường rối với nhiều những tích trò hay, lạ, đẹp mắt rồi được đem ra biểu diễn, thi tài phục vụ nhân dân. Từ đây nghệ thuật Múa rối đã trở thành thú chơi tao nhã của nhân dân đồng bằng sông Hồng và đến nay đã trở thành một loại hình nghệ thuật truyền thống trong dân gian được gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Cấu tạo của quân rối Chất liệu thông dụng để tạc con rối là gỗ sung nhẹ lại dai, dễ điều khiển dưới nước. Tuỳ từng tính cách nhân vật, mỗi con rối được tạc với những đường nét cách điệu riêng. Quân rối nước có hai phần: Phần thân nổi lên mặt nước thể hiện nhân vật, còn phần đế chìm dưới mặt nước giữ cho rối nổi, đồng thời là nơi lắp máy điều khiển rối. Cuối cùng là gọt giũa, đánh bóng và trang trí với nhiều màu sơn làm tôn thêm đường nét, tính cách cho từng nhân vật. Hình thù của con rối thường tươi tắn, ngộ nghĩnh, có tính hài và tính tượng trưng cao. Quy trình làm quân rối Con rối được các nghệ nhân làm bằng gỗ, thông thường gỗ tốt sẽ nặng và chìm, nên gỗ sung là chất liệu thông dụng để tạo con rối, do loại gỗ này nhẹ, dai, lại rất dễ điều khiển trong khi biểu diễn dưới nước. Sau khi chọn được gỗ chế tác, các nghệ nhân thực hiện một loạt các thao tác mộc, biến những khúc gỗ vô tri thành những quân rối với hình thù đặc trưng của từng nhân vật. Và sau đó quân rối được sơn một lớp sơn không thấm nước. Để tạo ra một con rối hoàn chỉnh ,các nghệ nhân phải trải qua nhiều giai đoạn tỉ mỉ ,từ đục cốt đến trang trí Phường rối Yên ở xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây dùng gỗ cây yến để làm quân rối .Con rối được sơn 4 hoặc 5 lần bằng một loại vecni truyền thống có phủ lớp bạc, do vậy các con rối rất bền. VD: Phường rối Ra ở huyện Thạch Thất,tỉnh Hà Tây sơn rối theo 3 bước: Bước 1:Sơn hom Người thợ thủ công sơn phủ con rối bằng một lớp sơn ta trộn đất sét, sau đó dùng một viên đá cuội để đánh bóng rồi dùng đã màu cọ xát thân rối trong nước . Bước 2:Sơn lót
- Tiếp đó người thợ sơn con rối thêm vài lần nữa để lấp kín mọi vết nứt. Sau khi khô, cứ mối lớp sơn lại được người thợ dùng một viên đá để đánh bóng. Bước 3:Thếp bạc Lần này trong lúc sơn còn chưa khô, người thợ dán lên các lá quỳ dày 3cm, rộng 4cm2 do làng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội sản xuất. Người thợ có thể dán thêm một lớp lá quỳ nữa trước khi sơn thêm khoảng hai đến ba lần nữa bằng sơn trộn với nhựa cây mù. Các thợ thủ công dùng sơn ta để sơn các màu cam thẫm, nâu đậm, da cam nhạt, đỏ và đen, nhưng các màu xanh lá cây và đỏ son thì phải dùng sơn của Thái Lan hoặc của Nhật Bản. Hình tượng rối : người nông dân dình dị, chị phụ nữ, cô thiếu nữ….hoặc những nhân vật lịch sử : Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi….nhiều nhân vạt gàn gũi với ruộng đồng : đàn trâu, đàn vịt, đàn cá, con mèo, con chuột. Những quân rối tiêu biểu: Chú tễu: Trong múa rối nước nổi bật là hình ảnh chú tểu, chú tểu là nhân vật tiêu biểu nhất đại diện cho khát vọng của người dân trong xóm làng Việt Nam và trường tồn cùng rối nước .Mở màn chú tểu xuất hiện vui vẽ,nghịch nghợm làm nhiệm vụ giáo đầu câu chuyện : Nói tới tểu thì ai cung biết. Khuôn mặt chữ điền, mặt rộng tai to. Nhất là cái bụng phệ trời cho. Để chứa yêu thương đựng tình sâu rộng. Tểu tôi luôn yêu đời yêu cuộc sống. Đó là công sinh thành nuôi dưỡng của dân ta. Tôi lớn lên từ phường rối nước quê nhà. Việc giữ gìn và phát triển nền nghệ thuât cổ truyền là rối nước. Tểu tôi là người đảm trách………… Và Tểu đã đảm trách rất nhiều vai trò :giáo đầu, đẫn chương trình, giới thiệu về quê hương với khán giả. Bên cạnh đó tểu củng là con rối người ( vua, thợ cày, thợ cấy….vv ) con rối vật ( trâu, lừa, rắn ,cá ,vịt ….vv ). Nghệ thuật tạo hình : Khi tạo hình con rối phải chú trọng đến những con rối chính trong tích và trò diễn. Cố gắng làm sao để trên bề mặt con rối có được những nét điển hình cần nhấn mạnh. Có những vai diễn không phải chăm chút lắm về tạo hình bộ mặt
- nhưng phải chú ý trang phuc và thứ họ mang theo để nói lên thân phận của nhân vật. Ví dụ như trong trò diễn nông , công, thương hoặc trò ngư tiền: Các nhân vật dựa trên các tích trong vớ tuồng, chèo thì ăn mặc giống như các diễn viên tuồng chèo. Một điều dáng chú ý nữa là trong việc tạo hình các nhân vật, nghệ nhân phải có đầu óc tưởng tượng, lãng mạng và luôn nghĩ đến cái lạ cái đẹp. 2.2. Máy điều khiển Máy có thể được chia làm hai loại cơ bản: máy sào và máy dây đều có nhiệm vụ làm di chuyển quân rối và tạo hành động cho nhân vật. Máy dây: gồm một dây cái hay dây nọc được mắc trên đầu một hệ thống cọc, có tác dụng chủ yếu làm di chuyển ra vào một bàn máy lớn đóng bằng gỗ trên sắp đặt nhiều quân rối. Thường máy dây để diễn các cho tập thể như: múa bát tiên, múa sư tử, múa cá… hoặc các quân rối quá cỡ như chú Tễu, cô Tiên. Các quân rối trong máy dây có những động tác uyển chuyển là nhờ vào sự kéo léo giật các dây mềm nhỏ nối từ bàn máy lên các bộ phận cần thiết ở thân mình quân rối sao cho nó mang hồn của nhân vật thể hiện. Trò máy dây không di chuyển linh hoạt như các trò của máy sào, vì phải lệ thuộc vào hệ thống cọc nhất định, nhưng sức chuyển tải lớn hơn nhiều và khả năng vượt xa khỏi khung sân khấu một cách thoải mái. Đã có những quân rối mang trầu thuốc vào sát bờ mời khán giả hay có những đám rước đi vòng quanh sân khấu… Tất cả đều nhờ vào hệ thống dây, máy và cọc đặt ngầm ở dưới nước, chỉ có quân rối là nổi lên trên. Máy sào: từng quân rối được gắn lên một cái sào dài để tạo sức cân, tác động vào đế quân rối làm quân rối xoay chuyển được toàn thân. Với những tích trò ngắn và ít nhân vật trên sân khấu. Thường là các trò mang tính giải trí, thi đấu… Cách sử dụng máy điều khiển Máy điều khiển được giấu trong lòng nước, lợi dụng sức nước, tạo sự điều khiển từ xa, cống hiến cho người xem nhiều điều kỳ lạ, bất ngờ.
- Buồng trò rối nước là nhà rối hay thủy đình thường được dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúc cân đối tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam. Người nghệ nhân rối nước đứng trong buồng trò để điều khiển con rối. Họ thao tác từng cây sào, thừng, vọt... hoặc giật con rối bằng hệ thống dây bố trí ở bên ngoài hoặc dưới nước Sự thành công của quân rối nước chủ yếu trông vào sự cử động của thân hình, hành động làm trò đóng kịch của nó. Kỹ thuật điều khiển Kỹ thuật điều khiển trong múa rối nước rất được coi trọng, nó tạo nên hành động của quân rối nước trên sân khấu, và đó chính là mấu chốt của nghệ thuật múa rối. Quân rối đẹp mới chỉ có giá trị về mặt điêu khắc. Nhưng sự thành công của quân rối nước chủ yếu trông vào sự cử động của thân hình, hành động làm trò đóng kịch của nó. Trò rối nước là trò khéo lấy động tác làm ngôn ngữ diễn đạt, rối nước gắn bó với âm nhạc như nghệ thuật múa. Âm nhạc điều khiển tốc độ, giữ nhịp, dẫn dắt động tác, gây không khí với tiết tấu truyền thống giữ vai trò chủ đạo của trò rối nước, nhạc rối nước thường sử dụng các làn điệu chèo hoặc dân ca đồng bằng Bắc Bộ. Múa rối nước đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ và gắn bó với họ từ thế hệ này sang thế hệ khác. 3. Hệ thống trò và tích trò Trong kho tàng trò rối nước của Việt Nam, có 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết mục rối hiện đại kể về những sự tích dân gian và cuộc sống hàng ngày của người dân Việt. Xuất xứ của trò và tích trò Phần lớn các trò và tích trò được dựng lên bởi nhân dân, là sản phẩm chung trong quá trình lao động của người nông dân. Các trò và tích trò là biểu trưng của nền văn minh lúa nước hàng nghìn năm nay của dân tộc gắn với cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Người Pháp gọi môn nghệ thuật múa rối nước của ta với những con rối duyên dáng là "linh hồn của đồng ruộng Việt Nam" và đánh giá rằng: "Với sự sáng tạo và khám phá, rối nước đáng được xếp vào những hình thức quan trọng nhất của sân khấu múa rối". Các tiết mục múa rối nước truyền thống là các trò, hoạt cảnh và tích trò chỉ chiếm 1 phần nhỏ. Các tiết mục thường ngắn gọn, ít kịch tính. Trò rối nước thường miêu tả những công việc lao động sản xuất hàng ngày của người làm ruộng, những nét sinh hoạt văn hóa – tín ngưỡng nơi làng xóm, thể hiện lạc quan yêu đời trước vụ mùa thắng lợi, lòng yêu nước, chí căm thù, ước mơ cuộc sống hạnh phúc… Người xem có thể nhìn thấy ở đây những gì của mình, gần gũi thân thiết với mình. Sức hấp dẫn mạnh nhất của múa rối nước là sự hấp ẫn của các trò, sự kỳ diệu của vật chất sống dậy, sự ngộ nghĩnh ngây ngô nhưng tài tình độc đáo, sự hồn nhiên của trò. Trò rối thường hướng vào những đề tài sau đây: Ca ngợi cái thú làm ruộng, những hoạt động vui chơi giải trí, ca ngợi những tấm gương anh hùng dân tộc, các trích đoạn sân khấu cổ truyền. Các thành tố cấu tạo nên trò và tích trò Kịch bản Một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công cho các tích trò, đó là kịch bản dàn dựng ở mỗi vở diễn. Nghệ thuật múa rối nước ra đờ bắt nguồn từ những trò chơi dân gian, gắn với những người dân lao động. Do điều kiện tự nhiên và công việc nhà nông, múa rối nước được xây đắp hình thành từ tâm tư tình cảm của người dân lao động, nó tái hiện cuộc sống và ước vọng của thời đại, nội dung ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, truyền thống tương thân tương ái, uống nước nhớ nguồn mang đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc được thể hiện qua các tích như Chọi trâu; Dệt vải trao con; Cáo bắt gà; Đánh cá; Câu ếch… Con rối là những vật vô tri vô giác qua bàn tay khéo léo của con người tạo hóa đã làm cho con rối cử động vô cùng linh hoạt như một con người. Lời loại trong rối nước truyền thống là các bài văn vần, biền ngẫu, không theo mọt hình thức quy củ. Hình tượng nêu lên thường mượn từ các điển tích sử sách cổ xưa. Âm nhạc
- Có thể nói, âm nhạc là công cụ đắc lực trong việc thể hiện tâm tư tình cảm của con rối vô tri mà dẫu có lời thoại cũng không thể truyền tải hết. Âm nhạc gắn kết các trò diễn với nhau, tạo cho người xem không có cảm giác bị đứt đoạn giữa các trò diễn, truyền tải được hết nội dung tạo sự giao lưu giữa con rối và người xem. Nhạc cụ chính được sử dụng là trống, não bạt, pháo (ngày xưa) cũng là một âm thanh hỗ trợ đắc lực. Múa rối cần âm thanh mạnh để giữ tiết tấu và khuấy động không khí buổi biểu diễn trong không gian ngoài trời, trong các lễ hội làng ồn ào náo nhiệt. Cho đến ngày nay, đã có nhiều phường rối sử dụng băng đĩa nhưng như vậy đã làm giảm đi sự hấp dẫn của nghệ thuật múa rối nước. Bởi tiết tấu của nhạc sống gây hưng phấn đến người xem, nghệ nhân điều khiển con rối theo âm nhạc lúc thì nhẹ nhàng, lúc thì sôi động, mãnh liệt. Nếu thiếu âm nhạc, không khí của cả chương trình sẽ thiếu đi tính hấp dẫn. Âm nhạc đóng vai trò quan trọng, đứng thứ hai sau kỹ thuật biểu diễn và làm nên giá trị của nghệ thuật dân gian độc đáo này. Ngôn ngữ, cách thể hiện của sân khấu chèo được áp dụng triệt để vào nghệ thuật biểu diễn múa rối nước. Cách độc thoại rối trên sân khấu không đơn thuần là những lời thoại mà đã được thể hiện bằng cách nói có vần, có điệu của nghệ thuật sân khấu chèo. Tiếng trống “sấm nở” của phường Nam Chấn xưa nay còn được nhiều người truyền tụng. Với việc đưa âm nhạc, nghệ thuật sân khấu chèo, tuồng vào trong biểu diễn đã tạo cho múa rối nước một diện mạo mới đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật biểu diễn dân gian của khán giả. Một số trò và tích trò tiêu biểu Năm 1992, Nhà hát múa rối Thăng Long tại Hà Nội phục hồi được 17 trò rối nước làm sống dậy trò rối nước trên toàn quốc gồm 17 trò: Chú Tễu o Chú Tễu là nhân vật con rối tiêu biểu trong hình thức múa rối nước tại Việt Nam. Thông thường Chú Tễu thường có kích thước lớn hơn các con rối khác. Theo 1 nghiên cứu , chú Tễu là nhân vật xuất hiện nhiều nhất vầ nổi tiếng nhất trong sân khấu kịch múa rối nước truyền thống của Việt Nam.
- o Nguồn gốc: Chú Tễu nghĩa là tiếng cười theo tiếng Nôm. Theo nhiều nguồn, nghệ nhân Phan Văn Ngải là người làm ra chú Tễu. Nghệ nhân Nguyễn Thế Nghị phường rối Đào Thục giải thích Tễu là hình ảnh đại diện cho anh nông dân đồng bằng Bắc Bộ, còn anh Ba Khí ở phường Đào Thục là đại diện cho cả 3 miền Bắc – Trung – Nam của Việt Nam, anh Ba Khí đại diện cho khí phách của người Việt. o Tạo hình nhân vật: Chú Tễu là nhân vật khoảng 7, 8 tuổi với thân hình đầy đặn, da trắng hồng và luôn vui vẻ. Chú Tễu thường đóng khố, lộ ngực và bụng phệ. Để gây cười khán giả, chú Tễu đưa tay vung vẩy và quay đầu quy nghiêng ngửa. o Vai trò trong diễn cảnh: Chú Tễu là một nhân vật táo bạo luôn chế nhạo giễu cợt. Tễu là người ra mắt, người bình luận, người tự sự, và là người trách móc quan lại tham nhũng trong nhiều vở diễn. Ở các phường rối, Tễu là nhân vật phất cờ hay châm pháo. Một số người đề cập Tễu là mõ làng chuyên giúp đỡ người già, có người nghĩ Tễu là tên giết súc vật, người khác lại nói Tễu có cô vợ xinh đẹp. Bật cờ Múa Rồng Em bé chăn trâu Cày cấy Cậu ếch Bắt Vịt Đánh Cá Vinh quy bái tổ Múa sư tử Múa phượng
- Lê Lợi trả gươm Nhi đồng vui chơi Đua thuyền Múa lân Múa tiên Tứ linh 4. Âm nhạc Yếu tố âm nhạc giữ vai trò quan trọng, tạo nên sự hấp dân c ̃ ủa loại hình múa rối nước. Trước đây, khi giai điệu âm nhạc chưa xuất hiện, thì bộ gõ là những nhạc cụ sơ khai của múa rối nước. Múa rối nước cần âm thanh mạnh, để giữ tiết tấu và khuấy động không khí buổi diễn trong không gian ngoài trời, trong các lễ hội làng ồn ào, náo nhiệt. Tiếng trống rộn ràng, cùng với măt n ̣ ước phản âm khiến âm thanh càng thêm vang xa, náo động, tạo nên sự hấp dân, cu ̃ ốn hut, tác đ ́ ộng mạnh tới cả người diễn lân ̃ người xem. Các nhạc cụ gõ sử dụng trong múa rối nước là: trống cái, trống con, trống cơm, mõ, thanh la, não bạt. Khán giả đến với nghệ thuật rối nước không chỉ xem những con rối ngộ nghĩnh, chuyển động tài tình trên măt n ̣ ước, mà còn được thưởng thức không khí biểu diễn náo nhiệt, sôi động, phấn khởi từ âm nhạc của bộ
- gõ. Qua âm nhạc, người nghệ nhân mới có thể diễn tả được hết vẻ đẹp của con rối. Âm nhạc là công cụ đắc lực trong việc thể hiện tâm tư, tinh c ̀ ảm của con rối vô tri mà lời thoại không thể chuyển tải hết. Âm nhạc còn làm nhiệm vụ gắn kết các trò diễn với nhau, giúp người xem không có cảm giác vụn văt gi ̣ ữa các trò diễn, nội dung truyền tải tốt hơn, tạo nên sự giao lưu, gần gũi giữa con rối và người xem. Chính điều này làm cho khán giả thoải mái, thích thú theo dõi từ đầu đến cuối buổi diễn. Khởi thủy là biểu diễn trên sân khấu ngoài trời giữa ao hồ, nên rối nước cần âm thanh mạnh để giữ tiết tấu và khuấy động không khí buổi diễn. Các phường hội dân gian chuyên dùng bộ nhạc gõ dân tộc như trống cái, não bạt, mõ, pháo, tù và ốc. Âm nhạc rối nước mang tính đại náo của hội hè, có tác dụng kích động mạnh cả người diễn lân ng̃ ười xem. Vốn là một nghệ thuật lấy động tác làm ngôn ngữ diễn đạt chính, rối nước gắn bó với âm nhạc như nghệ thuật múa. Các nghệ nhân múa rối nước dựa theo tiết tấu nhạc mà điều khiển con rối lúc khoan thai, luc sôi đ ́ ộng, giúp gắn kết các tiết mục với nhau. Các nhóm nhạc cụ : Nhạc cụ thanh la. Nhạc cụ não bạt. Thời nay, các tiết mục múa rối ngày càng được đầu tư công phu hơn. Không đơn thuần là màn biểu diễn thô sơ của những nghệ nhân múa rối cùng các con rối của mình nữa, loại hình nghệ thuật này còn là sự kết hợp ăn ý của dàn nhạc chèo, hệ thống ánh sáng, hiệu ứng khói, tia lửa… khiến màn biểu diễn rối nước trở nên vô cùng sống động. 5. Phường hội và nghệ nhân
- a. Phường hội Phường hội rối nước là những tổ chức dân gian tự nguyện, xưa kia mỗi phường rối có từ bảy mươi đến tám mươi người, tuy nhiên chỉ có khoảng hai mươi người là thạo việc. Đứng đầu là một ông Trùm quán xuyến mọi hoạt động của phường. Phường hội rối nước tuy là một tổ chức dân gian nhưng lại có những quy định luật lệ chặt chẽ và mang tính chất bí truyền cao. Sinh hoạt của phường rối được thể hiện trên nhiều mặt:thu nạp thành viên, thờ và tế tổ, truyền nghề và biểu diễn phục vụ bà con. Mỗi phường rối đều có bí mật phường nghề. Xưa kia các phường rối đều truyền nghề theo kiểu cha truyền con nối. Vào những buổi nông nhàn, các nghệ nhân tổ chức các buổi hướng dẫn tạc quân rối, sử dụng máy điều khiển,hướng dẫn biểu diễn. Nghệ nhân rối nước không được đào tạo theo trường lớp, mà theo lối truyền nghề. Các phường hội rối cổ truyền bắc bộ thường tổ chức múa rối nước vào ngày tế Tổ, các dịp hội làng, hội vùng, hội của cả nước, vừa tưởng nhớ lại công lao của các vị Tổ đã có công thành lập phường rối, các vị anh hùng của dân tộc, vừa là dịp giúp bà con vui chơi giải trí sau những ngày đồng áng vất vả. b. Nghệ nhân Không như các nghệ nhân của các loại hình nghệ thuật khác trực tiếp biểu diễn trên sân khấu. Nghệ nhân của trò múa rối nước không xuất hiện trên sân khấu mà họ đứng núp sau bức mành tre để điều khiển con rối bằng một hệ thống dây, sào, thừng, vọt que phức tạp, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao hoặc giật dây con rối bằng hệ thống dây được bố trí sẵn. Mặc dù làm việc phía sau chiếc mành, xuất hiện trước mặt khán giả vài giây để chào cảm ơn nhưng mỗi lần biểu diễn các nghệ sĩ múa rối nước vẫn phải trang điểm đẹp. Đặc biệt khi biểu diễn họ phải ngâm nửa cơ thể xuống dưới nước hàng giờ để biểu diễn và chỉ xuất hiện để cảm ơn sau khi buổi trình diễn kết thúc nên các nghệ sĩ luôn mặc quần áo bảo hộ đeo gang tay cao su để giữ nhiệt( trước đây khi chưa có những thiết bị như quần áo cao su, diễn viên thường phải ngâm mình trực tiếp xuống dưới nước nên chuyện xảy ra như các chứng viêm họng, cảm lạnh, đau nhức xương khớp thường xuyên, vì thế các nghệ sĩ diễn rối xối nước gừng đã được
- giã nát trên thân thể mình và uống nước mắm để giữ ấm khi họ phải đứng suốt trong làng nước lạnh ngang hông để điều khiển con rối tại các cánh đồng lúa hay ở các ao, hồ. Phần 4: Các phường rối cổ truyền Ở Bắc Bộ có khoảng ba mươi phường rối cổ truyền, trong đó có một số phường rối điển hình, tiêu biểu có thể kể ra những phường tiêu biểu sau đây: 1. Phường rối nước Nam Chấn Nam chấn được xem là một trong những phường rối nước lâu đời nhất vùng đồng bằng bắc bộ, tương truyền có từ năm 1775. Phường rối Nam Chấn thuộc xã Hồng Quang –Huyện Nam TrựcTỉnh Nam Định. Tương truyền rối nước phường Nam Chấn do một thợ chạm khởi nghiệp. Theo các bậc cao niên kể lại ngày xưa cụ Mai Văn Kha làm nghề thợ chạm ở thôn Rạch đã tập hợp những quân rối như Tễu, Tiên, Tứ Linh… diễn thử tại ao đình,ban đầu chỉ để phục vụ dân làng sau những giờ đồng áng mệt nhọc. Sau ần rối nước Nam Chấn phát triển và lưu truyền đến ngày nay. Ở Nam Chấn hiện có 5 dòng họ vẫn giữ nghề rối nước, đó là các dòng họ Đặng, Lê, Mai, Phương, Phan. Phường rối năm nào cũng biểu diễn vào ngày hội làng (16 tháng giêng), đặc biệt là hội Kỵ Mẫu (11 đến 13 tháng 3 âm lịch) phường đều biểu diễn và dâng lễ cúng thần Ôi Lỗi, là vị tổ của nghề phường. Hiện nay ở làng vẫn còn hai nghệ nhân cao tuổi là các cụ Phan Văn Niệm(77 tuổi) và cụ Phan Văn Mao(74 tuổi). Nhà thủy đình của phường rối do các nghệ nhân tự thiết kế và xây dựng theo kiến trúc đình làng được xây dựng vào năm 1991. Làng Nam Chấn xưa có truyền thống làm sơn mài và chính nghề này đã ảnh hưởng rất nhiều đến cách tạo hình con rối sau này. Quân rối ngày xưa của phường Nam Chấn nhỏ nhắn, xinh xắn, dễ điều khiển. Bây giờ quân rối làm khá to, có quân rồi phải 23 người điều khiển.Ông Đặng Văn Đoàn, trưởng phường rối là người giỏi về tạo hình con rối bằng gỗ sung, là tác giả của nhiều con rối sống động, linh hoạt. Còn ông Phạm Văn Phường phó thì giỏi về sơn thiệp, trang trí.
- Các trò phần lớn được truyền lại từ những thế hệ trước, chủ yếu xoay quanh cuộc sống của người nông dân như bắt cá, cày bừa, dệt vải, múa lân, múa sư tử …Tại buổi biểu diễn ở bảo tàng dân tôc học, người Nam Chấn đem đến 13 trò rối cổ, trong đó có một số trò khá lạ như Tiểu giáo đầu, Kéo ca dâng hoa, Câu ếch, Lân tranh cầu. Đến nay, Nam Chấn đã có đoàn múa rối gồm người, trong đó có những diễn viên rất trẻ mới 13 tuổi.Đoàn đã đi diễn ở nhiều nơi đặc biệt là những chuyến “xuất ngoại” ở Nga, Đức và Italy… 2. Phường rối Nguyễn Phường rối Nguyễn là một phường rối cổ tryền ở Đông Hưng – Thái Bình. Nguyễn là một làng lớn, đông dân, nằm ngay cạnh đường 10 và đường 39. Trò rối nước đây còn gọi là trò ổi lỗi, tương truyền làng rối có từ nhà Lê. Qua bao thế hệ, các phường rối Nguyên Xá đã nối tiếp nhau đem môn nghệ thuật cổ truyền này làm vui cho bà con trong những ngày hội hè đình đám. Các phường rối được tổ chức theo lối đóng tiền góp thóc, cha truyền con nối. Phường chỉ kết nạp thành viên mới vào ngày tế tổ hàng năm. Cũng như các phường khác, phường Nguyễn không có phụ nữ tham gia vì sợ đem “bí mật của phường” về nhà chồng. Ngoài 15 vở truyền thống, các nghệ nhân Nguyên Xá hôm nay đã có thêm nhiều vở như “Bình dân học vụ”, “Chiến thắng sông Lô”, khá thành công là vở “Đường lên Tây Thiên”. Rối nước Nguyễn đã đi diễn ở nhiều nơi trong tỉnh, ngoại tỉnh như: Hội diễn nghệ thuật toàn miền Bắc năm 1958, Hội nghị học thuật múa rối nước Hà Nội vàoT6/1970. Năm 1994, Phường rối nước Nguyên Xá đã đạt 4 huy chương vàng cho các trò: “Sản xuất”, “Sư chạy đàn”, “Đánh đu”, “Cáo bắt vịt” và 2 huy chương bạc cho vở “Thi hóa rồng”.Từ năm 2002 đến năm 2006, phường giành giải nhất trong hai kỳ Festival Huế và Liên hoan rối nước tại Phú Thọ. Hiện nay phường có 22 thành viên, gồm trưởng phường, diễn viên điều khiển quân rối, nhạc công cùng các ca sĩ. Làng Nguyễn vẫn đang từng ngày bảo tồn, khôi phục, kế thừa và phát triển nghệ thuật múa rối nước truyền thống của dân tộc, để mãi xứng danh là một trong những cái nôi của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam. 3. Phường rối nước Đào Thục
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Cái đẹp trong nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống và hướng đi để giữ gìn, bảo tồn và phát triển nghệ thuật chèo
17 p | 1880 | 241
-
Luân văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nghệ thuật chèo Hải Dương phục vụ phát triển du lịch
61 p | 548 | 139
-
Đề tài " NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN CÙNG VỚI CỦA ÂM THANH "
56 p | 220 | 48
-
Luận văn đề tài: : Qui trình sản xuất báng tráng
51 p | 206 | 44
-
Tiểu luận triết học : Vận dụng mối quan hệ biện chứng Vật Chất – Ý Thức để xem xét sự tồn tại và phát triển của loại hình nghệ thuật Múa rối nước Việt Nam
14 p | 207 | 28
-
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản: Sân khấu truyền thống Nhật Bản
120 p | 144 | 24
-
Tiểu luận: Tìm hiểu sâu về loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền chèo
21 p | 532 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020)
202 p | 65 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật sân khấu: Hình tượng người lính trong kịch múa Việt Nam về đề tài chiến tranh cách mạng qua hai vở kịch múa Đất nước & Nhân sinh
117 p | 174 | 17
-
Luận án tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
247 p | 86 | 15
-
Tóm tắt Luận văn chuyên ngành Văn hóa học: Thực trạng và giải pháp khai thác nghệ thuật chèo Hải Dương phục vụ phát triển du lịch
112 p | 106 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật sân khấu: Hình tượng người lính trong kịch múa việt nam về đề tài chiến tranh cách mạng qua hai vở kịch múa đất nước và nhân sinh
117 p | 64 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Sự tiếp nhận mỹ thuật dân gian trong thiết kế trang trí sân khấu Chèo của hai họa sĩ Nguyễn Đình Hàm và Nguyễn Dân Quốc
169 p | 39 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Nghệ thuật trình diễn nghi lễ Then của người Tày ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
27 p | 40 | 7
-
Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường để nâng cao chất lượng chè xuất khẩu (part 10)
18 p | 74 | 7
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
31 p | 50 | 6
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Văn hóa du lịch: Những mảnh trò hay trên sân khấu chèo trong hoạt động kinh doanh du lịch tại Hà Nội
9 p | 42 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn