Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy phân loại xoài tự động
lượt xem 8
download
Đề tài "Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy phân loại xoài tự động" nghiên cứu phát triển hệ thống phân loại nông sản nhằm kiểm soát và đánh giá chất lượng quả xoài (theo tiêu chuẩn GAP) trước khi đưa vào đóng gói và xuất khẩu ra thị trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy phân loại xoài tự động
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY PHÂN LOẠI XOÀI TỰ ĐỘNG MÃ SỐ: SV2020-33 SKC 0 0 7 3 8 4 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY PHÂN LOẠI XOÀI TỰ ĐỘNG Mã số đề tài : SV 2020- 33 Chủ nhiệm đề tài: Trần Trọng Nghĩa TP Hồ Chí Minh, 07/ 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY PHÂN LOẠI XOÀI TỰ ĐỘNG Mã số đề tài : SV 2020- 33 Thuộc nhóm ngành khoa học: Kĩ Thuật SV thực hiện: Trần Trọng Nghĩa Nam, Nữ: Nam Dân tộc: Kinh Lớp, khoa: 16146CL1B, Khoa chất lượng cao Năm thứ: 4 /Số năm đào tạo: 4 năm Ngành học: Công nghệ kĩ thuật cơ điện tử Người hướng dẫn: ThS. Lê Phan Hưng TP Hồ Chí Minh, 07/2020
- MỤC LỤC Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI............................................................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................. 1 1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài .......................................................................... 1 1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài ......................................................................................... 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài .................................................................... 4 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 4 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4 1.5 Phương pháp tiếp cận ................................................................................................. 5 1.5.1 Cách tiếp cận ....................................................................................................... 5 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 5 Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ....................................................... 7 2.1 Nghiên cứu tình hình ngoài nước ........................................................................... 7 2.2 Nghiên cứu tình hình trong nước............................................................................. 10 2.3 Nghiên cứu đặc tính xoài cát Hòa Lộc và xoài cát Chu ....................................... 11 2.4 Tiêu chuẩn VIETGAP đối với xoài cát Chu và xoài cát Hòa Lộc ........................... 12 Chương 3: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÔ HÌNH PHÂN LOẠI XOÀI ............................ 14 3.1 Tổng quát về hệ thống phân loại xoài: ..................................................................... 14 a. Sử dụng khóa chốt điện từ: ..................................................................................... 16 b. Sử dụng động cơ AC .............................................................................................. 16 c. Sử dụng bộ truyền đai ............................................................................................. 16 d. Sử dụng bộ tuyền xích ............................................................................................ 16 3.2.2 Phần băng tải để xử lý ảnh kích thước và màu sắc................................................ 17 Nguyên lý hoạt động .................................................................................................. 17 3.2.3 Thiết kế cơ cấu phân loại xoài theo tỷ trọng ..................................................... 19 3.2.4 Thiết kế khung ................................................................................................... 28 Chương 4: LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN....................................................................... 30 4.1 Xử lí ảnh ................................................................................................................... 31 4.1.1 Tổng quan .......................................................................................................... 31
- 4.1.2 Giới thiệu: .......................................................................................................... 32 4.2 Qui trình xử lý ảnh và tính toán số liệu: ............................................................... 33 4.3.1 Thu nhận ảnh: ................................................................................................. 34 4.3.3 Chuyển ảnh màu RGB sang ảnh mức xám:....................................................... 38 4.3.4 Nhị phân hóa ảnh ............................................................................................... 40 4.3.5 Xác định kích thước và diện tích khuyết tật ...................................................... 41 4.3.6 Phân loại dựa trên diện tích khuyết tật .............................................................. 43 4.3.7 Xác định thể tích xoài sử dụng Camera IP ....................................................... 48 4.4 Giao diện phần mềm phân loại: ................................................................................ 50 Chương 5: ĐIỀU KHIỂN ................................................................................................... 52 5.1. Thiết kế mạch điều khiển trung tâm cho hệ thống phân loại xoài đáp ứng yêu cầu điều khiển cho cơ cấu phân loại. .................................................................................... 52 5.2. Thiết kế điều khiển cho cơ cấu phân loại theo tỉ trọng ........................................... 55 5.2.1. Tính khối lượng ............................................................................................... 55 5.2.2 Thuật toán điều khiển ........................................................................................ 57 5.2.3. Chương trình điều khiển .................................................................................. 62 Chương 6: TỔNG KẾT VÀ ĐÁNH GIÁ ........................................................................... 65 6.1 Kết quả ...................................................................................................................... 65 6.2 Hướng phát triển ...................................................................................................... 65 6.3 Kết luận..................................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 67
- Danh mục bảng biểu 2.4 Tiêu chuẩn VIETGAP đối với xoài cát Chu và xoài cát Hòa Lộc…………….15,16,17 3 Biểu đồ liên hệ giữa kích thước và khối lượng xoài……………………………………27 4.1 Lưu đồ giải thuật mô hình phân loại xoài…………………………………………….33 4.2 Qui trình xử lý ảnh và tính toán số liệu………………………………………………37 4.2.3 Bảng cường độ màu………………………………………………………………...42 4.3 Biểu đồ so sánh thể tích bằng phương pháp tính toán so với thực tế………...............51 5 Khỏa sát khối lượng cân trên băng tải và phương trình so với khối lượng thực tế...65,66 i
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Nghiên cứu, thiết kế và chê tạo máy phân loại xoài tự động - Chủ nhiệm đề tài: Trần Trọng Nghĩa Mã số SV: 16146154 - Lớp: 16146CL1B Khoa: Chất lượng cao - Thành viên đề tài: Stt Họ và tên MSSV Lớp Khoa 1 Trịnh Quang Phi 16146439 161462A Cơ khí - chế tạo máy 2 Phạm Đức Phương 16146452 161462A 3 Lê Thanh Phương 16146439 161462A - Người hướng dẫn: ThS. Lê Phan Hưng 2. Mục tiêu đề tài: Đề tài nghiên cứu phát triển hệ thống phân loại nông sản nhằm kiểm soát và đánh giá chất lượng quả xoài (theo tiêu chuẩn GAP) trước khi đưa vào đóng gói và xuất khẩu ra thị trường 3. Tính mới và sáng tạo: Ứng dụng công nghệ xử lý ảnh, thị giác máy tính kết hợp trí thông minh nhân tạo để nhận dạng mẫu và đánh giá chất lượng của quả xoài 4. Kết quả nghiên cứu: Đã hoàn thành mô hình và thực nghiệm mô hình tại vựa xoài. Xử lí được kích thước khối lượng xoài, và phân loại xoài theo khối lượng 5. Đóng góp về mặt giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: Nhằm tăng cường tự động hóa trong quá trình sản xuất nông nghiệp ở nước ta ii
- 6. Công bố khoa học của SV từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): Ngày 25 tháng 07 năm 2020 SV chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài Trần Trọng Nghĩa Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của SV thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi): Ngày 26 tháng 07 năm 2020 Người hướng dẫn (kí, họ và tên) ThS. Lê Phan Hưng iii
- Mở đầu Để thực hiện đề tài nhóm tiến hành nghiên cứu các vấn đề cần thiết như: đặc tính xoài cát Chu và xoài cát Hòa Lộc, tình hình sản xuất phân loại xoài thủ công ở Đồng Tháp, các mô hình phân loại nông sản trong và ngoài nước, tiêu chuẩn đánh giá phân loại xoài từ địa phương…Đồng thời từ đó áp dụng nghiên cứu xoài thực tế để (khảo sát, thống kê) xây dựng nên phương pháp tính (phương trình, thuật toán) cho ra kết quả chính xác. Sau đó đưa ra các phương án thiết kế khác nhau (cách thức phân loại), chọn ra phương án tối ưu nhất. Cuối cùng tiến hành đi vào khâu thiết kế, chế tạo ra mô hình phân loại thực tế. Nội dung thực hiện đề tài bao gồm các bước tiến hành: - Nghiên cứu mô hình - Tính toán, thiết kế mô hình phân loại xoài - Chế tạo mô hình phân loại xoài - Đánh giá kết quả, thực nghiệm, khắc phục sai sót Sản phẩm: Mô hình phân loại xoài cát Chu và xoài cát Hòa Lộc bằng màu sắc, thể tích và khối lượng iv
- Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Đồng Tháp là tỉnh có diện tích trồng xoài nhiều nhất Đồng bằng sông Cửu Long với 9.031ha năm 2013. Trong đó, diện tích trồng xoài cát Hòa Lộc chiếm 30% trong tổng diện tích trồng xoài của tỉnh Đồng Tháp. Nông dân trồng xoài có nhiều kinh nghiệm sản xuất, ứng dụng thành công kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ vì thế mùa vụ thu hoạch xoài là quanh năm. Tuy nhiên, việc đầu tư thực hiện phân loại nguyên liệu các loại là rất lớn, khoảng 100 tỉ đồng/năm (một người phân loại xoài thành phẩm khoảng từ 40 - 80 ký/ngày tương đương khoảng 100.000 vnđ/ngày). Ngoài số lượng nhân công rất lớn để phân loại số lượng xoài trên là 2750 nhân công/năm thì sự ảnh hưởng về sức khỏe con người khi phân loại xoài là không tránh khỏi. Quá trình khảo sát và tiếp cận một số hệ thống phân loại nông sản thì hệ thống phân loại xoài trên thị trường là chưa có tại Việt Nam. Khảo sát các hộ nông dân trồng trọt và cơ sở sản xuất xoài thành phẩm tại các địa phương đều cho thấy việc phân loại xoài là thủ công do người lao động dùng tay để phân loại. Vì vậy đạt năng suất thấp, tăng chi phí. Khảo sát một số loại hệ thống phân loại nông sản tự động hay bán tự động đang sử dụng hiện nay có thể thiết kế và chế tạo thành hệ thống phân loại xoài. Do yêu cầu của thị trường và người sử dụng nên mô hình hệ thống phân loại xoài được nghiên cứu thiết kế và chế tạo. 1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài Nghiên cứu ứng dụng các máy móc kỹ thuật cao vào các quy trình sản xuất 1
- nông sản thực phẩm một mặt giảm sức lao động con người, giảm giá thành, mặc khác còn đáp ứng những tiêu chuẩn cao về an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến ở các thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cao. Công việc phân loại và đóng gói sản phẩm đòi hỏi tốc độ đáp ứng cao và độ ổn định của thiết bị. Công đoạn này cần rất nhiều nhân công làm tăng chi phí sản xuất. Sử dụng hệ thống phân loại thông minh làm giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí nhân công, nâng cao mức độ tự động hóa cho dây chuyền sản xuất với ưu điểm là có độ ổn định cao và thời gian làm việc không giới hạn. Hình 1. 1 Công nhân đang phân loại xoài Mặc dù việc phân loại sản phẩm đã xuất hiện rất lâu trong lĩnh vực nông sản, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một hệ thống chuyên dụng nào phục vụ riêng cho quá trình phân loại xoài. Quá trình phân loại xoài tại Việt Nam đang được thực hiện chủ yếu bằng sức lao động trực tiếp của người nông dân . Các phương pháp được sử dụng bởi những người nông dân và các nhà phân phối để phân loại các sản phẩm nông nghiệp là thông qua kiểm tra chất lượng truyền thống dùng mắt quan sát tốn thời gian và ít hiệu quả hoặc một số loại máy không chuyên dụng và kết quả cho năng suất thấp, chi phí cao, việc phân loại ra các loại xoài khác nhau là tương đối tốn kém về kinh tế. 2
- Việc đánh giá chất lượng quả xoài đã đư c thực hiện bởi nhiều nhà nghiên ợ cứu, hầu hết họ đều dựa trên các đặc trưng quan trọng của quả xoài như kích thước, hình dáng, màu sắc và kết cấu bề mặt. Tuy nhiên, chất lượng bên trong vẫn chưa đáp ứng. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài Đề tài nghiên cứu phát triển hệ thống phân loại nông sản nhằm kiểm soát và đánh giá chất lượng quả xoài (theo tiêu chuẩn GAP) trước khi đưa vào đóng gói và xuất khẩu ra thị trường: rau quả được thu hoạch đúng độ chín, kích thước, hình dạng, loại bỏ các quả bị héo, bị sâu, dị dạng... Cụ thể hơn là “ứng dụng công nghệ xử lý ảnh, thị giác máy tính kết hợp trí thông minh nhân tạo để nhận dạng mẫu và đánh giá chất lư ng của quả xoài” nhằm tăng cường tự động hóa trong quá trình ợ sản xuất nông nghiệp ở nư c ta. ớ Xoài là nông sản rất nhạy cảm và có thể dễ dàng xuất hiện các điểm màu nâu sau khi bị dập cơ trong quá trình xử lý sau thu hoạch, vận chuyển và tiếp thị. Việc kiểm tra nhãn của loại quả này được sử dụng ngày nay không thể phát hiện các tổn thương ở giai đoạn sớm của sự trưởng thành và cho đến nay không có công cụ tự động nào có khả năng phát hiện. Việc áp dụng các hình ảnh quang học đến việc kiểm tra chất lượng sau thu hoạch nông sản gần đây mới nghiên cứu và đang được tiến hành để tìm ra một phương pháp ước lượng thuộc tính bên trong hoặc phát hiện hư hỏng bên ngoài. Nghiên cứu các kỹ thuật xử lý ảnh, thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh một số loại quả xoài ở Việt Nam; nghiên cứu các cách tiếp cận và kỹ thuật đánh giá chất lư ng quả xoài, kiểm tra bề mặt quả xoài có bị sâu, bị héo, bị xốp, quả xoài có ợ bị biến dạng, độ chín trên quả xoài; ứng dụng công nghệ xử lý ảnh, thị giác máy tính kết hợp trí thông minh nhân tạo trong bài toán phân loại quả xoài đạt hay 3
- không đạt chất lư ng. ợ Và trên hết mục tiêu chính của nhóm là thiết kế, chế tạo hệ điều khiển hệ thống phân loại xoài dựa trên công nghệ xử lý ảnh, thị giác máy tính kết hợp trí thông minh nhân tạo với năng suất cao, gọn nhẹ, dễ sử dụng, dễ dàng phân loại xoài và có thể phân loại các loại nông sản khác tại Việt Nam. Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào quá trình sản xuất nông sản ở các giai đoạn phân loại hoặc đóng gói thành phẩm. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như trên, nhóm đã tiến hành một số nội dung nghiên cứu như : Khảo sát thực trạng hoạt động phân loại xoài trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, khảo nghiệm để xác định một số thông số cơ bản của các loại xoài, thống kê kích thước cân nặng phổ biến của giống xoài, khảo nghiệm nguyên lý phương pháp phan loại xoài khả thi nhất,… Qua đó nhóm đề xuất mô hình hệ thông phân loại xoài gồm có các giai đoạn như: Xử lý màu để phân loại xoài hư tổn, tính thể tích và đo khối lượng để xác định tỉ trọng nhằm phân loại xoài theo chất lượng. Nhóm thiết kế mô hình đơn giản dễ dàng chế tạo trong nước và hiệu quả cao nhất để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu thực tiễn, giá thành thấp. Đồng thời góp phần cho sự phát triển ngành nuôi trồng tại địa phương. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu đề tài tập trung nghiên cứu phân loại 2 loại xoài đặc trưng là: xoài cát Hòa Lộc và xoài cát Chu. Đây là hai loại xoài được trồng phổ biến tại tỉnh Đồng Tháp. 4
- Hình 1. 2 Xoài cát Hòa Lộc (hình trái), xoài cát Chu (hình phải) 1.5 Phương pháp tiếp cận 1.5.1 Cách tiếp cận - Khảo sát cách thức phân loại xoài tại tỉnh Đồng Tháp và các địa phương khác. - Nghiên cứu tìm hiểu các hệ thống phân loại xoài đang được sử dụng hiện nay trong nước và nước ngoài. - Tìm hiểu tiêu chuẩn đánh giá và phân loại xoài ở địa phương. - Tiến hành đánh giá phân tích các phương án phù hợp, các phương pháp ít sai số và đem lại hiệu quả cao nhất. - Tiến hành đánh giá quy trình phân loại xoài thủ công, năng suất và chất lượng xoài sau khi được phân loại nhằm đưa ra phương án tăng năng suất sản phẩm cũng như chất lượng xoài sau phân loại. 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu - Xác định vấn đề nghiên cứu từ đơn đặt hàng của tỉnh Đồng Tháp. - Nghiên cứu tổng quan trong và ngoài nước cũng như khảo sát phương án nghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình hệ thống phân loại xoài. 5
- - Xây dựng phương pháp phân loại, sắp xếp các giai đoạn phân loại cho phù hợp dựa trên các khảo sát thực tế. - Thiết kế mô hình phân loại nhằm đáp ứng mục tiêu yêu cầu đặt ra. - Xây dựng thuật toán, phương pháp tính toán sao cho sai số là thấp nhât và hiệu quả là cao nhất. - Bắt đầu thực hiện chế tạo, đánh giá thực nghiệm và thử nghiệm thực tế tại địa phương 6
- Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1 Nghiên cứu tình hình ngoài nước Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới sản xuất nông sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại lợi nhuận cao cho nông dân cũng như doanh nghiệp như: Mỹ, Anh, Nhật…. Để đạt được những thành công đó là sự kết hợp khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất. Việc sử dụng các loại máy móc thay thế sức người không chỉ đem lại năng suất cao, chất lượng tốt mà còn tiết kiệm chi phí cho người nông dân. Hình 2. 1 Máy phân loại xoài Olimpias S.A – Hy lạp (nguồn: Internet) Máy phân loại xoài theo kích thước của Olimias (Hình 2.1) năng suất 5-6 tấn/ giờ, hệ thống gồm cơ cấu cấp liệu dạng băng tải nghiên cuốn xoài từ bồn rửa, xoài đi qua băng tải con lăn được phân loại theo kích thước với 3 máng dẫn ứng với 3 loại kích thước khác nhau, hệ thống này có ưu điểm là đơn giản, năng suất cao nhưng chỉ phân loại theo kích thước chiều ngang của xoài, độ chính xác không cao. 7
- Hình 2. 2 Hệ thống phân loại xoài UNISORTING s.r.l. (Nguồn Internet) Hình 2.2 là hệ thống phân loại trái cây của công ty UNISORTING – ITALIA, hệ thống này bao gồm nhiều module phân loại theo khối lượng, kích thước, màu sắc ứng dụng công nghệ xử lý ảnh để đánh giá chất lượng màu sắc, hư hỏng của quả. Hệ thống có thể áp dụng cho nhiều loại trái cây như táo, bơ, xoài…. Hệ thống có năng xuất lớn, phù hợp cho các vùng chuyên canh tập trung có diện tích lớn và đồng bộ. 8
- Hình 2. 3 Hệ thống phân loại xoài theo khối lượng (Nguồn Internet) Hình 2.3 là hệ thống phân loại xoài theo khối lượng của công ty Shijiazhuang Yishun Package Industrial CO., LTD – Trung Quốc, kết cấu máy gồm có một băng tải khép kín với các bàn cân điện tử đặt ở trên, xoài được công nhân đặt lên các bàn cân, khi bàn cân di chuyển đến vị trí máng dẫn phù hợi với tín hiệu phân loại, cơ cấu chấp hành sẽ tác động cho xoài rơi xuống. Máy có thể phân loại nhiều loại trái cây khác nhau như xoài, táo, bơ,…với năng suất 20.000 pcs/h. 9
- Hình 2. 4 Hệ thống phân loại xoài bán tự động GP Graders LLC (USA) Công ty GP Graders LLC – USA phát triển hệ thống phân loại xoài bán tự động – Hình 2.4, xoài sau khi thu hoạch được vệ sinh qua bồn nước, sau đó được chuyển lên băng tải con lăn để công nhân loại những quả bị hỏng, khuyết tật, xoài sau đó được đưa qua hệ thống phân loại theo khối lượng bằng loadcell. Đánh giá tình hình ứng dụng tự động hóa trong quá trình phân loại trái cây ở nước ngoài cho thấy các hệ thống phân loại trái cây (Xoài, bơ, táo) hầu hết chỉ phân loại theo khối lượng, một số dây chuyền của Ý, Mỹ có tích hợp hệ thống nhận dạng bằng hình ảnh, tuy nhiên các thiết bị có độ phức tạp và giá thành cao, không phù hợp với tình hình sản xuất nhỏ lẻ ở Việt Nam. 2.2 Nghiên cứu tình hình trong nước Để tăng năng suất, sản xuất hiệu quả và giảm giá thành sản phẩm là yếu tố sống còn của một doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ cao và mới vào hoạt động sản xuất là bước đi cần thiết của các doanh nghiệp trong nước để phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam. Việc ứng dụng tự động hóa vào trong công nghiệp đặc biệt là công nghiệp sản xuất và chế biến nông sản vô cùng cần thiết. Hiện tại Việt Nam hầu như chưa có đơn vị nào ứng dụng tự động hoá vào quá trình sản xuất và phân loại nông sản do giá thành cao từ việc nhập khẩu thiết bị, máy 10
- móc của nước ngoài. Việc ứng dụng công nghệ này vào trong các dây chuyền sản xuất phân loại nông sản là yếu tố cần thiết mà các doanh nghiệp phải làm để tiếp cận những thị trường nước ngoài có yêu cầu kỹ thuật cao. 2.3 Nghiên cứu đặc tính xoài cát Hòa Lộc và xoài cát Chu Xoài ‘Cát Hòa Lộc’ cho năng suất khá ổn định, trung bình khoảng 100kg/cây/năm (cây 10 năm tuổi). Cây có thể cho quả sau 3-4 năm trồng , mùa vụ thu hoạch tập trung từ tháng 3 đến tháng 5 dương lịch, nếu áp dụng các biện pháp xử lý ra hoa sớm thì có thể thu hoạch vào tháng 11 đến tháng 1. Quả xoài ‘Cát Hòa Lộc’ có trọng lượng trung bình 450-600g, dạng quả thuôn dài, bầu tròn phần gần cuống. Lúc quả phát triển đến giai đoạn thành thục có nhiều chấm nhỏ màu nâu xuất hiện trên vỏ quả sau đó lớn dần đồng thời trên vỏ quả cũng có lớp phấn mỏng phủ bên ngoài. Khi chín vỏ quả có màu vàng tươi, thịt quả mịn có màu vàng nhạt, vị ngọt và có mùi thơm đặc trưng, hạt khá nhỏ. Hình 2. 5 Xoài cát Hòa Lộc (Nguồn: Internet) Xoài 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5316 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2194 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng
102 p | 1944 | 221
-
Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được duyệt năm 2010 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
18 p | 1697 | 151
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 704 | 148
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng nhân sự và một số giải pháp cải thiện công tác quản lí nhân sự tại một số doanh nghiệp da giày ở Hải Phòng – nghiên cứu điển hình tại công ty TNHH Đỉnh Vàng
102 p | 516 | 97
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực – nghiên cứu tình huống tại Công ty cổ phần Hóa chất Vật liệu điện Hải Phòng
87 p | 311 | 78
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 519 | 74
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng và đào tạo lái xe tại doanh nghiệp taxi – nghiên cứu tình huống tại công ty cổ phần Vũ Gia
78 p | 237 | 65
-
Báo cáo: Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học trong 10 năm 1991 - 2000 thuộc ngành Y Tế
8 p | 727 | 65
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 370 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện công tác trả lương tại Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu – Công ty TNHH Một thành viên Cảng Hải Phòng
87 p | 196 | 47
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 331 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ lao động tại công ty TNHH may xuất khẩu Minh Thành
73 p | 228 | 40
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm muối của huyện Cam Ranh và Ninh Hòa – nghiên cứu tình huống tại công ty TNHH muối Khánh Vinh
79 p | 184 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 295 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn "Lý thuyết Galoa" theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
115 p | 158 | 29
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 276 | 27
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn