Thực trạng và giải pháp khai thác nghệ thuật chèo Hải Dương phục vụ phát triển du lịch<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Là sinh viên năm cuối, em thật sự rất vinh dự khi được làm luận văn tốt<br />
nghiệp. Để có thể hoàn thành bài luận văn này em xin chân thành cảm ơn Ban<br />
Giám hiệu nhà trường các thầy cô giáo trong khoa Văn hóa Du lịch trường<br />
Đại Học Dân Lập Hải Phòng đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện về thời<br />
gian, tinh thần cho em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.<br />
Đặc biệt em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng<br />
dẫn TS. Nguyễn Ngọc Khánh - Người thầy đã hướng dẫn tận tình, và đóng<br />
góp nhiều ý kiến quí báu, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt luận<br />
văn này.<br />
Em cũng xin cảm ơn tới các cán bộ, nghệ sĩ trong Nhà hát chèo Hải<br />
Dương đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cung cấp tài liệu quí báu để em có thể<br />
hoàn thành luận văn này.<br />
Dù đã có rất nhiều cố gắng song luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi<br />
những thiếu xót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến<br />
đóng góp quí báu của các thầy cô giáo và các bạn<br />
Em xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
Sinh viên<br />
Lê Thị Oanh<br />
<br />
Sinh viên Lê Thị Oanh – VH 1101<br />
<br />
1<br />
<br />
Thực trạng và giải pháp khai thác nghệ thuật chèo Hải Dương phục vụ phát triển du lịch<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam, sân khấu là loại hình nghệ thuật vô<br />
cùng đặc sắc. Đây được coi là loại hình nghệ thuật thứ 6 của nhân loại. Được hình<br />
thành và phát triển rất sớm.Trải qua bao trầm của lịch sử ngày nay nền nghệ thuật<br />
sân khấu Việt Nam đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn và trở thành<br />
những món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam.<br />
Khi nói tới loại hình nghệ thuật sân khấu Việt Nam thì không thể<br />
không nhắc đến nghệ thuật sân khấu chèo. chèo là một bộ môn nghệ thuật<br />
truyền thống đặc sắc của dân tộc và có lịch sử hình thành và phát triển lâu<br />
đời. Nghệ thuật sân khấu chèo ở Việt Nam ra đời trong những chiếc nôi chèo<br />
đầu tiên của vùng đồng bằng Bắc Bộ tiêu biểu: Chiếng chèo Nam (Nam Định<br />
- Thái Bình), chiếng chèo Đoài (Hà Tây), chiếng chèo Bắc (Bắc Ninh - Bắc<br />
Giang), chiếng chèo Đông (Hải Dương - Hưng Yên). Ngày nay loại hình nghệ<br />
thuật sân khấu này phát triển rộng rãi trong cả nước và trở thành món ăn tinh<br />
thần không thể thiếu trong đời sống của nhân dân. Sân khấu chèo không chỉ<br />
trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam mà còn gây tiếng vang tại nước<br />
ngoài. Hải Dương cũng là một trong những nơi có nghệ thuật hát Chèo từ lâu<br />
đời. Hiện nay nghệ thuật Sân khấu chèo ở Hải Dương thực sự có sức hấp dẫn<br />
và để laị nhiều ấn tượng cho người xem. Nhưng việc khai thác nghệ thuật<br />
chèo vào phát triển du lịch thì vẫn còn chưa được khai thác triệt để. Chính vì<br />
vậy để góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào phát triển du lịch của quê<br />
hương người viết đã lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp khai thác<br />
nghệ thuật chèo Hải Dương phục vụ phát triển du lịch”<br />
Việc khai thác nghệ thuật chèo Hải Dương hiệu quả trong du lịch chính<br />
là một cách góp phần vào việc bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật độc<br />
đáo này, đồng thời cũng là một cách giới thiệu với bạn bè gần xa về kiệt tác<br />
phi vật thể này của Hải Dương nói riêng và của Việt Nam nói chung, đóng<br />
góp vào ngân sách chung của ngành du lịch cả nước.<br />
Sinh viên Lê Thị Oanh – VH 1101<br />
<br />
2<br />
<br />
Thực trạng và giải pháp khai thác nghệ thuật chèo Hải Dương phục vụ phát triển du lịch<br />
<br />
2. Mục đích chọn đề tài.<br />
Chèo là loại hình nghệ thuật có từ xa xưa trong nền văn hoá Việt Nam.<br />
Đây cũng là một nét tiêu biểu trong văn hoá ứng xử của dân tộc.Tìm hiểu<br />
nghệ thuật sân khấu chèo cho chúng ta hiểu về một góc của nền văn hoá dân<br />
tộc đồng thời từ đó tìm hướng đi để gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghệ thuật<br />
sân khấu chèo truyền thống trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá của<br />
đất nước ta hiện nay và mãi về sau.<br />
3. Nhiệm vụ<br />
Tìm hiểu nghệ thuật chèo nói chung và những nét đặc sắc của nghệ<br />
thuật chèo ở Hải Dương nói riêng từ đó có một số biện pháp để gìn giữ, bảo<br />
tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống, kết hợp với tài<br />
nguyên du lịch để phục vụ cho phát triển du lịch tại Hải Dương.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
Tìm hiểu nghệ thuật chèo tại nhà hát chèo Hải Dương<br />
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Trong đề tài đã sử dụng các phương pháp sau: phương pháp thu thập và<br />
xử lí số liệu; phương pháp thực địa; phương pháp thống kê, phân tích, so sánh<br />
tổng hợp.<br />
Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu:<br />
Là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài. Trên cơ sở thu thập<br />
thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới đề<br />
tài nghiên cứu, người viết sẽ xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết,<br />
có được tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu.<br />
Phương pháp thực địa:<br />
Quá trình thực địa giúp sưu tầm thu thập tài liệu, nhằm nhận được<br />
thông tin xác thực cần thiết để thành lập ngân hàng số liệu cho việc hoàn<br />
thiện đề tài .<br />
<br />
Sinh viên Lê Thị Oanh – VH 1101<br />
<br />
3<br />
<br />
Thực trạng và giải pháp khai thác nghệ thuật chèo Hải Dương phục vụ phát triển du lịch<br />
<br />
Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp:<br />
Phương pháp này giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn tương<br />
quan, phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tới hoạt động du lịch<br />
trong đề tài nghiên cứu; việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số<br />
liệu mang lại cho đề tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các<br />
chương trình phát triển, các định hướng, các chiến lược và giải pháp phát<br />
triển du lịch trong phạm vi nghiên cứu<br />
6.Kết cấu của đề tài.<br />
Ngoài phần, lời cảm ơn- mở đầu - kết luận - tài liệu tham khảo - mục<br />
lục, đề tài được chia làm 3 chương:<br />
Chương 1. Khái quát chung về nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống.<br />
Chương 2.Tìm hiểu nghệ thuật chèo Hải Dương.<br />
Chương 3. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và khai thác hiệu quả nghệ thuật<br />
chèo Hải Dương nhằm phát triển du lịch.<br />
<br />
Sinh viên Lê Thị Oanh – VH 1101<br />
<br />
4<br />
<br />
Thực trạng và giải pháp khai thác nghệ thuật chèo Hải Dương phục vụ phát triển du lịch<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CHÈO<br />
TRUYỀN THỐNG.<br />
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Chèo.<br />
1.1.1 Câu truyện truyền thuyết về bà tổ nghề hát chèo.<br />
Bà tổ của nghề hát chèo là bà Phạm Thị Trân, sinh năm 926, mất năm<br />
976, quê ở Hồng Châu (ngày nay gọi là tỉnh Hải Dương và Hưng Yên), được<br />
quan cai hạt tiến vào cung. Hải Dương và Hưng Yên nằm giữa vùng châu thổ<br />
sông Hồng, đông dân, giàu của, phát triển sớm từ thời bình minh dựng nước,<br />
xóm làng trù phú, đồng ruộng thẳng cánh cò bay<br />
Sử sách Việt Nam còn ghi chép, bà Phạm Thị Trân sống vào thời Đinh Tiên<br />
Hoàng và Tiền Lê (Lê Hoàn). Là người phụ nữ nhan sắc, lại có tài múa, và<br />
làm trò nổi tiếng một thời ở Hồng Châu. Hồng Châu thời Đinh đã từng có tập<br />
tục xem ca hát, múa, và làm trò đã có nhiều đào kép như bà Phạm Thị Trân<br />
nhưng không giỏi bằng bà, không nổi tiếng như bà. Bà luôn giữ vai trò chủ<br />
chốt trong các nhóm, các đoàn đi múa hát và làm trò thời đó. Lời ca tiếng hát<br />
của bà được các quan khách và người dân lao động hết lời ca ngợi, người xem<br />
bà múa hát đã thốt thành thơ:<br />
Múa hát như muốn hát bàn đào<br />
Hát giục mây bay, giục gió ào<br />
Tiếng hát kinh hồn quân bạc ác<br />
Lời than làm nhỏ lệ đồng bào<br />
Vua Đinh Tiên Hoàng đã cho mời bà về Hoa Lư (kinh đô của Việt Nam<br />
lúc đó) và phong cho bà chức ưu Bà. Khi vào cung, nhà vua không lưu bà ở<br />
lại trong cung múa hát mà lại giao cho bà chịu trách nhiệm dạy quân lính múa<br />
hát, đánh trống, gẩy đàn, diễn các tích trò, lúc đó gọi là hát trò nhời hay gọi là<br />
hát chèo. Lời ca của bà mang tinh thần thượng võ yêu nước:<br />
Chinh tòng chinh, chinh tòng chinh<br />
Bất diệt thù hề, bất nguyện sinh.<br />
Sinh viên Lê Thị Oanh – VH 1101<br />
<br />
5<br />
<br />