BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
¾¾¾¾¾¾¾¾¾<br />
<br />
CHÂU NHẬT QUANG<br />
<br />
NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ HẠN CHẾ RỦI RO<br />
TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẰNG<br />
CÔNG TÁC THANH TRA TRONG QUÁ TRÌNH<br />
THỰC HIỆN DỰ ÁN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br />
<br />
Chuyên ngành: Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp<br />
Mã số: 60.58.20<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT<br />
<br />
Đà Nẵng - Năm 2013<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đình Thám<br />
<br />
Phản biện 1: TS. Lê Thị Kim Oanh<br />
Phản biện 2: TS. Trần Đình Quảng<br />
<br />
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn<br />
tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 27<br />
tháng 9 năm 2013<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br />
- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br />
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của luận văn<br />
Xây dựng là ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, làm tiền đề<br />
cho việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong<br />
những năm đổi mới, ngành xây dựng đã hoàn thành nhiều công trình<br />
trọng điểm do Nhà nước đầu tư xây dựng, cải tạo làm thay đổi diện<br />
mạo đất nước. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu to lớn đã đạt được<br />
thì tình hình vi phạm pháp luật trong quản lý dự án xây dựng xảy ra<br />
ngày càng nhiều, phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thất<br />
thoát nghiêm trọng cho ngân sách nhà nước. Mặt khác, chất lượng công<br />
trình không đảm bảo cũng như những rủi ro không được đề phòng gặp<br />
phải làm các dự án kém hiệu quả, đôi khi thất bại.<br />
Từ đó, tác giả đưa ra đề tài "Nâng cao hiệu quả và hạn chế<br />
rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng bằng công tác thanh tra trong<br />
quá trình thực hiện dự án tại thành phố Đà Nẵng".<br />
2. Mục đích của luận văn<br />
Phân tích thực trạng quản lý dự án xây dựng nói chung trong<br />
tình hình hiện nay. Đưa ra các giải pháp, hướng xử lý để nâng cao hiệu<br />
quả dự án đầu tư xây dựng, hạn chế rủi ro trong công tác quản lý dự án<br />
thông qua hoạt động thanh tra, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành.<br />
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu là các thành phần tham gia vào các dự án<br />
xây dựng (các cơ quan chủ quản, Chủ đầu tư, các thành viên trong ban<br />
QLDA, các đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn QLDA, các đơn vị tư<br />
vấn thiết kế, lập dự toán, tư vấn khảo sát, Nhà thầu thi công, giám sát).<br />
- Phạm vi nghiên cứu: trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Dựa trên nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành.<br />
- Phương pháp thanh tra, kiểm tra, điều tra thu thập số liệu;<br />
- Phương pháp thống kê;<br />
<br />
2<br />
- Phương pháp phân tích, đánh giá, đối chiếu.<br />
5. Bố cục của đề tài: gồm 3 chương<br />
Chương 1: Tổng quan về các dự án đầu tư xây dựng tại Đà<br />
Nẵng và tình hình thanh tra, kiểm tra các dự án trong thời gian qua.<br />
Chương 2: Cơ sở pháp lý và khoa học về quản lý dự án xây<br />
dựng, thanh tra xây dựng.<br />
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dự án<br />
đầu tư xây dựng và hạn chế rủi ro trong dự án xây dựng thông qua công<br />
tác thanh tra.<br />
CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN VỀ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI<br />
ĐÀ NẴNG VÀ TÌNH HÌNH THANH TRA, KIỂM TRA<br />
CÁC DỰ ÁN TRONG THỜI GIAN QUA<br />
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br />
1.1.1. Vị trí địa lý kinh tế<br />
1.1.2. Diện tích, khí hậu, địa hình, thủy văn<br />
1.2. TỔNG QUAN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI ĐÀ NẴNG<br />
1.2.1. Tổng quan về các dự án đầu tư xây dựng hiện nay tại<br />
thành phố Đà Nẵng<br />
Với chiến lược phát triển của thành phố là “Xây dựng thành<br />
phố Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của Miền Trung và cả<br />
nước”, từ chỗ quay lưng với biển, Đà Nẵng đã được kiến thiết có hai<br />
mặt tiền là biển và làm cho sông Hàn ngày càng đẹp hơn. Kết quả là<br />
nhiều công trình quan trọng có quy mô lớn đã hoàn thành và đưa vào sử<br />
dụng trên nhiều lĩnh vực.<br />
1.2.2. Quản lý dự án xây dựng ở thành phố Đà Nẵng<br />
Ở thành phố Đà Nẵng, trong những năm qua áp dụng hình thức<br />
“Chủ đầu tư xây dựng công trình trực tiếp quản lý dự án”. Các chủ thể<br />
tham gia quản lý dự án được thể hiện theo sơ đồ sau đây:<br />
<br />
3<br />
<br />
Hình 1.3 Mối quan hệ giữa các chủ thể trong QLDA tại ĐN<br />
<br />
1.2.3. Những tồn tại, hạn chế của các dự án xây dựng hiện nay<br />
Thất thoát lãng phí vốn đầu tư Xây dựng cơ bản<br />
- Thất thoát về của cải vật chất.<br />
- Thất thoát dưới dạng lãng phí sức lao động.<br />
- Thất thoát dưới dạng tiền vốn.<br />
Những kẽ hở gây ra tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư<br />
Xây dựng cơ bản:<br />
* Trong khâu chuẩn bị đầu tư<br />
Thứ nhất là: Xuất phát từ công tác kế hoạch hoá đầu tư của<br />
thành phố còn nhiều yếu kém.<br />
Thứ hai là: Trong công tác thẩm định dự án.<br />
Thứ ba là: Trong công tác đấu thầu.<br />
* Trong quá trính thực hiện đầu tư: Trong thi công xây dựng<br />
công trình thường trong thi công đều sai lệch so với thiết kế (sai lệch<br />
này là tiêu cực) hoặc do thiết kế cao hơn dự toán, điều này diễn ra rất<br />
phổ biến.<br />
* Trong công tác Tư vấn giám sát: Hiện tượng móc ngoặc<br />
giữa tư vấn và nhà thầu làm không đúng theo thiết kế, đây cũng là một<br />
<br />