intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Kiểm định mô hình Cobb – Douglas trong đo lường hiệu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

51
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là đánh giá mức độ tác động của các nhân tố này đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành may mặc theo từng nhóm doanh nghiệp đã phân loại để rút ra các kết luận và phát hiện các vấn đề liên quan đến hiệu quả sản xuất kinh doanh niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Đóng góp các phân tích thực tế cho giảng dạy, nghiên cứu học phần Quản trị tài chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Kiểm định mô hình Cobb – Douglas trong đo lường hiệu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ TÊN ĐỀ TÀI: “KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH COBB – DOUGLAS TRONG ĐO LƢỜNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM” Nhóm tác giả thực hiện: ThS Nguyễn Thị Minh Thảo ThS Ngô Thị Ngọc Bộ môn: Quản trị tài chính Khoa: Tài chính - Ngân hàng HÀ NỘI - 2017
  2. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH COBB – DOUGLAS TRONG ĐO LƢỜNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 4 1.1. Các khái niệm cơ bản........................................................................................4 1.1.1. Khái quát về mô hình Cobb – Douglas ......................................................4 1.1.2. Khái quát về doanh nghiệp có nhiều yếu tố đầu vào.................................5 1.2. Nội dung lý thuyết của đề tài ............................................................................9 1.2.1. Sự cần thiết của việc đo lƣờng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ...................................................................................................................9 1.2.2. Thiết lập mô hình Cobb – Douglas dùng kiểm định ..................................9 1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu sử dụng mô hình Cobb – Douglas .....11 1.3.1. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài.....................................................11 1.3.2. Các nghiên cứu trong nƣớc .....................................................................17 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN 2008 ĐẾN 2016 ..........................................................19 2.1. Khái quát về thực trạng sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ..............................................................................19 2.1.1 Các hoạt động sản xuất kinh doanh chính tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam ............................................................................................................19 2.1.2. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ...............................................24 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................28 2.2.1. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .........................................28 2.2.2. Cơ sở dữ liệu và phƣơng pháp thu thập ...................................................30 2.2.3. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu .................................................................30 2.2.4. Phƣơng pháp kiểm định............................................................................33 2.3. Kết quả phân tích dữ liệu ................................................................................33 2.3.1. Kết quả điều tra ........................................................................................33 2.3.2. Phân tích kết quả ......................................................................................36
  3. CHƢƠNG 3 PHÁT HIỆN VÀ ĐỀ XUẤT ...............................................................38 3.1. Các phát hiện qua nghiên cứu .........................................................................38 3.1.1. Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ................................................................................................38 3.1.2. Đề xuất đối với các công ty dệt may trong việc tăng cƣờng hiệu quả sản xuất kinh doanh ..................................................................................................38 3.2. Ứng dụng và phát triển mô hình .....................................................................45 3.2.1. Ứng dụng mô hình ....................................................................................45 3.2.2. Phát triển mô hình ....................................................................................45 KẾT LUẬN ...............................................................................................................47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................49 Tiếng Việt ..................................................................................................................49
  4. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các phƣơng án lựa chọn công nghệ............................................................6 Bảng 1.2. Sản xuất với các đầu vào biến đổi ..............................................................7 Bảng 2.1. Kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh ngành dệt may giai đoạn 2015 - 2020............................................................................................................19 Bảng 2.2. Kết quả kinh doanh của 16 doanh nghiệp dệt may năm 2016 ..................25 Bảng 2.3. Thống kê mô tả các biến của mô hình Cobb – Douglass xây dựng đối với các công ty dệt may niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán. .....................33 Bảng 2.4. Ma trận tƣơng quan...................................................................................34 Bảng 2.5. Kết quả mô hình Fixed effect ...................................................................34 Bảng 2.6. Kết quả mô hình Random effect ...............................................................34 Bảng 2.7. Kết quả tổng hợp.......................................................................................35
  5. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp .........................................................6 Hình 1.2 Đƣờng đồng lƣợng .......................................................................................7 Hình 1.3. Đƣờng đồng phí ..........................................................................................8 Hình 2.1. Chỉ số năng suất lao động khu vực sản xuất .............................................20 Hình 2.2. Giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam .........................................................21 Hình 2.3. Giá trị xuất khẩu doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nƣớc ...........21 Hình 2.4. Giá trị nhập khẩu dệt may (triệu USD) .....................................................22 Hình 2.5. Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt nam ......................................................23 Hình 2.6. Tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận của 3 doanh nghiệp đầu ngành dệt may25 Hình 2.7. KQKD của 5 doanh nghiệp dệt may mới đƣa cổ phiếu lên sàn năm 2016 .....26 Hình 2.8. Kết quả kinh doanh của 11 doanh nghiệp dệt may đã đƣa cổ phiếu lên sàn từ trƣớc 2016 ..............................................................................................28
  6. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Việc nghiên cứu ảnh hƣởng các nhân tố tới hoạt động sản xuất kinh doanh là tối quan trọng đối với các doanh nghiệp. Đây là công việc thƣờng xuyên, liên tục của các nhà quản trị doanh nghiệp nói chung và đặc biệt đối với nhà quản trị tài chính. Chính vì thế việc ứng dụng mô hình quản trị là hết sức cần thiết. Thời gian vừa qua, kinh tế Việt Nam chứng kiến một loạt các hoạt động làm ăn thua lỗ của các doanh nghiệp khiến thị trƣờng chứng khoán luôn có sự biến động mạnh về thị giá cổ phiếu. Hiện nay, các doanh nghiệp trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đã có đƣợc sự hồi phục đáng kể, song sự hồi phục này chƣa thực sự ổn định. Một trong những vấn đề mà nhà quản trị của doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán cần quan tâm là nhận diện đƣợc tác động của các yếu tố tới hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó triển khai ứng dụng các mô hình quản trị nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đề có thể đƣa ra những quyết sách phù hợp. Mô hình Cobb –Douglas là một trong số những mô hình dùng để đánh giá tác động của các yếu tố nguồn nhân lực, tƣ liệu sản xuất và năng lực quản lý tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mô hình này giúp các doanh nghiệp có những đánh giá sát với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế. Đặc biệt, nó giúp nhà quản trị có đƣợc cái nhìn về đóng góp của các yếu tố vào giá trị thu nhập. Thông qua đó, nhà quản trị có đƣợc những quyết định phù hợp đối với giai đoạn tiếp sau của đơn vị Chính vì vậy, đề tài“Kiểm định mô hình Cobb – Douglas trong đo lường hiệu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệpniêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”là thực sự cần thiết không chỉ đối với bản thân các doanh nghiệp này mà còn đối với cả các nhà đầu tƣ và Chính phủ. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cùng phục vụ cho nội dung giảng dạy môn Quản trị tài chính do Khoa Tài chính – Ngân hàng đảm nhiệm. Do vậy, đề tài nghiên cứu này vừa đảm bảo ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tổng hợp lý thuyết về hàm sản xuất và một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
  7. 2 - Kiểm định các nhân tố đầu vào có ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhóm doanh nghiệp ngành may mặc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam bằng mô hình Cobb-Douglas. - Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố này đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành may mặc theo từng nhóm doanh nghiệp đã phân loại để rút ra các kết luận và phát hiện các vấn đề liên quan đến hiệu quả sản xuất kinh doanh niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. - Đóng góp các phân tích thực tế cho giảng dạy, nghiên cứu học phần Quản trị tài chính 3. Đối tƣơng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung chủ yếu vào phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố ảnh hƣởng chính tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, gồm các nhân tố về nguồn lực, vốn đầu tƣ, công nghệ sản xuất và công nghệ quản trị; Tiến hành kiểm định mô hình Cobb – Douglas trong đo lƣờng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm chỉ ra mức độ đóng góp của các yếu tố đàu vào tới kết quả kinh doanh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Tiến hành khảo sát lấy dữ liệu về các nhân tố cấu thành nên giá trị sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành dệt may đang niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam phục vụ cho việc kiểm định mô hình Cobb – Douglas. Các số liệu thu thập đƣợc thu thập bao gồm các yếu tố về vốn (giá trị tài sản cố định, vốn kinh doanh), các yếu tố về lao động (số lƣợng lao động, lƣơng bình quân), các yếu tố về kết quả kinh doanh (doanh thu thuần, lợi nhuận kinh doanh thuần). - Thời gian nghiên cứu: Số liệu đƣợc thu thập từ năm 2008 đến năm 2016. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Loại dữ liệu: định lƣợng - Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: Nghiên cứu sử dụng chủ yếu là dữ liệu thứ cấp, đƣợc tổng hợp thông qua các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp qua các năm, sắp xếp lại theo dạng bảng (Panel data).
  8. 3 - Phƣơng pháp xử lý dữ liệu Phƣơng pháp vận dụng trong quá trình nghiên cứu là: phƣơng pháp hệ thống, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp so sánh, đối chiếu, phƣơng pháp thống kê... để nêu lên chỉ ra mức độ đóng góp của các nhân tố với hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt đƣợc của các doang nghiệp. Nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata xử lý các dữ liệu điều tra, kiểm định giả thuyết, phân tích hồi quy và tìm ra tƣơng quan tác động của các yếu tố đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. 5. Lợi ích kinh tế xã hội của đề tài - Nhu cầu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề đƣợc các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm. Bởi nó cho thấy tính phù hợp của các quyết định quản trị trong lựa chọn các yếu tố đầu vào. Chúng giúp nhà quản trị nhận diện mức độ quan trọng của các nhân tố và những điều chỉnh phù hợp đối với các chính sách quản lý doanh nghiệp. - Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách vĩ mô cũng có đƣợc công cụ để đƣa ra những đánh giá khách quan hơn đối với các ngành kinh tế trong đóng góp của từng ngành vào phát triển kinh tế đất nƣớc và xây dựng các chính sách điều tiết nền kinh tế phù hợp. - Mô hình Cobb - Douglas thuộc loại mô hình hàm sản xuất đơn giản nhất, dễ ứng dụng nhƣng vẫn cho những nhận xét xác thực với tình hình sản xuất thực tế. - Các thông số của mô hình dễ ƣớc lƣợng, sinh viên dễ dàng tiếp cận thực tế và ứng dụng vào môn học Quản trị tài chính và các mô học khác có liên quan. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu nội dung của nghiên cứu gồm 3 chƣơng chính sau: Chƣơng 1: Lý luận về mô hình Cobb – Douglas trong đo lƣờng hiệu quả sản xuất Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong thời gian 2008 đến 2016 Chƣơng 3: Phát hiện và đề xuất
  9. 4 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH COBB – DOUGLAS TRONG ĐO LƢỜNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái quát về mô hình Cobb – Douglas Hàm sản xuất thể hiện mối quan hệ kỹ thuật giữa việc các yếu tố đầu vào khác nhau theo một công nghệ nhất định để tối ƣu hóa đầu ra. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bất cứ ngƣời quản lý nào cũng phải quan tâm dến 2 vấn đề: chi phí về nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả do hoạt động đó mang lại. Điều này đƣợc thể hiện ở các yếu tố đầu vào (inputs) và đầu ra (output). Các yếu tố đầu vào, gồm các khoản tài nguyên tiêu tốn tính theo giá trị thị trƣờng và đƣợc biểu hiện bằng chi phí sản xuất nhƣ: tiền thuê nhà, thuê đất, mua nguyên vật liệu, vật tƣ, chi phí thuê lao động, dịch vụ… Trong sản xuất kinh doanh, các chủ doanh nghiệp phải lựa chọn đầu vào tối ƣu và sử dụng có hiệu quả các đầu vào đó để tối thiểu hóa chi phí sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận. Các yếu tố đầu ra, là kết quả thu đƣợc từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đặc điểm kinh tế kỹ thuật khác nhau nên đầu ra của các doanh nghiệp cũng khác nhau. Đầu ra của doanh nghiệp nông nghiệp là các sản phẩm dịch vụ nông nghiệp, đối vớ doanh nghiệp vận tải là lƣợng hành khách và lƣợng hàng hóa vận chuyển đƣợc, đối với doanh nghiệp thƣơng mại là tổng tiền thu từ bán hàng… Trong thực tế, doanh nghiệp nào cũng mong muốn tìm kiếm mức đầu ra tối ƣu vì nó sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất. Khi xem xét quá trình kinh doanh của doanh nghiệp chúng ta phải quan tâm tới 3 mối quan hệ sau: + Đầu vào sản xuất và đầu ra + Tối thiểu hóa chi phí sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận + Chi phí sản xuất với lƣợng đầu ra. Để biểu hiện ba mối quan hệ trên ngƣời ta sử dụng hàm sản xuất Q= f(x1, x2,…, xn) Trong đó:
  10. 5 Q: yếu tố đầu ra x1, x2,…, xn: các yếu tố đầu vào Nếu chỉ sử dụng K (vốn) và L (số lƣợng lao động) thì hàm sản xuất mang tên là hàm Cobb – Douglas [mang tên hai nhà kinh tế học P.H Douglas và thống kê học C.V Cobb đã thực hiện nghiên cứu nền kinh tế nƣớc Mỹ trong giai đoạn từ năm 1899 đến năm 1912 và xác định đƣợc hàm sản xuất của nƣớc Mỹ trong giai đoạn này là Q = A. K0,75L0,25] có dạng sau: Q= f(K,L) Sản xuất phát triển nhanh hay chậm tùy thuộc vào việc sử dụng các yếu tố lao động, vốn nhƣ thế nào, đồng thời phụ thuộc vào các yếu tố tổng hợp. Trên bình diện kinh tế các yếu tố này phản ánh hiệu quả sản xuất chung. Mô hình này có một số ƣu điểm sau: - Trong số các mô hình mô tả quá trình sản xuất, mô hình này thuộc loại đơn giản nhất. - Tuy mô hình đơn giản song vẫn cho những nhận xét xác thực với tình hình sản xuất thực tế. - Các thông số của mô hình dễ ƣớc lƣợng. 1.1.2. Khái quát về doanh nghiệp có nhiều yếu tố đầu vào Khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, để có vốn phục vụ cho kế hoạch sản xuất, doanh nghiệp có thể huy động từ nhiều con đƣờng khác nhau: chủ sở hữu, chủ nợ (vay). Sau khi huy động đủ vốn, doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tƣ thông qua việc mua sắm các yếu tố đầu vào để thực hiện hoạt động sản xuất/cung cấp dịch vụ đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh đặt ra: tạo ra lợi nhuận, tạo tiền đảm bảo có thể trả cho các khoản vay đến hạn. Có thể nói quá trình kinh doanh chính là quá trình sử dụng vốn để tạo ra số tiền lớn hơn số tiền bỏ ra ban đầu. Quá trình này đƣợc lặp đi lặp lại theo một trình tự nhất định tạo thành chu kỳ kinh doanh và trong quá trình kinh doanh, vốn của doanh nghiệp thay đổi cả về hình thái vật chất lẫn giá trị. Chu kỳ kinh doanh diễn ra qua 3 quá trình: (1) cung cấp (mua các yếu tố đầu vào, bao gồm: mua sức lao động, tƣ liệu lao động và đối tƣợng lao động); (2) quá trình sản xuất (ba yếu tố đầu vào đƣợc kết hợp với nhau để tạo ra giá trị, tạo ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu cảu xã hội); và (3) quá trình bán hàng (thực hiện
  11. 6 giá trị của sản phẩm, hàng hóa trên thị trƣờng để thu hồi vốn đã bỏ ra đồng thời tạo lợi nhuận). Quá trình kinh doanh diễn ra liên tục và lâu dài, trong quá trình này phát sinh rất nhiều các mối quan hệ kinh tế tài chính làm tăng, giảm tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Sức lao Tư liệu động lao động Đối tượng lao động SẢN PHẨM Hình 1.1. Các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Trƣớc khi tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải lựa chọn trƣớc nhiều kỹ thuật khác nhau để sau cho đƣợc một yếu tố đầu vào hợp lý nhất, tiết kiệm chi phí nhất, so cho hàm sản xuất Q là lớn nhất, đó là mục tiêu của sự lựa chọn: - Cùng một lƣợng đầu ra nhƣng chi phí là thấp nhất. - Cùng một lƣợng chi phí nhƣng đầu ra là lớn nhất. Ví dụ: để sản xuất 100 SP, doanh nghiệp A có 4 công nghệ kết hợp K và L (PK= 60 ĐVT; PL= 40ĐVT) nhƣ sau: Bảng 1.1. Các phƣơng án lựa chọn công nghệ Tổng chi phí Công nghệ K L (ĐVT) 1 6 2 440 2 3 2 260 3 2 3 240 4 1 6 300  Doanh nghiệp chọn công nghệ 3 vì ít tốn kém nhất. Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải tiến hành đổi mới công nghệ, quy mô sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm phù hợp,
  12. 7 đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. Vì vậy, nếu xem xét trong dài hạn, ứng với nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh thì tất cả các đầu vào của doanh nghiệp đều có thể biến đổi. Giả sử doanh nghiệp sử dụng 2 đầu vào là vốn (K) và lao động (L) để sản xuất ra sản phẩm. Khi ấy, doanh nghiệp có thể tùy ý thay đổi số lƣợng và các cách phối hợp K và L để đạt đƣợc mức sản lƣợng khác nhau. Đƣờng đồng lƣợng là đƣờng biểu thị cho tất cả các sự kiện kết hợp các đầu vào khác nhau để sản xuất một lƣợng đầu ra nhất định. Ví dụ minh họa cho công nghệ sản xuất với các đầu vào đều biến đổi của một doanh nghiệp: Bảng 1.2. Sản xuất với các đầu vào biến đổi L 1 2 3 4 5 K 1 20 40 55 63 75 2 40 60 75 85 90 3 55 75 90 100 105 4 63 85 100 110 115 5 75 90 105 115 120 Hình 1.2 Đƣờng đồng lƣợng
  13. 8 - Các đƣờng đồng lƣợng cho thấy sự linh hoạt mà các doanh nghiệp có đƣợc khi ra các quyết định sản xuất. - Độ nghiêng của mỗi đƣờng đồng lƣợng cho thấy có thể dùng một số lƣợng đầu vào này thay thế cho một số lƣợng đầu vào khác ra sao để đầu ra không thay đổi. Ngƣời quản lý doanh nghiệp cần phải hiểu bản chất của sự linh hoạt ấy trong việc lựa chọn những yếu tố đầu vào để tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận đồng thời phải chú ý đến quy luật năng suất cận biên luôn giảm dần. Thông tin về đƣờng đồng lƣợng mới chỉ cho chúng ta biết đƣợc các phƣơng án sản xuất khác nhau của doanh nghiệp để tạo ra các mức sản lƣợng mong muốn. Nhƣng doanh nghiệp cũng phải cân nhắc để sản xuất cùng một mức sản lƣợng thì phƣơng án kết hợp các yếu tố đầu vào nào có chí phí thấp nhất, tức là tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất một mức sản sản lƣợng mong muốn. Nhƣ vậy, doanh nghiệp phải tính đến giá của các yếu tố đầu vào để quyết định phƣơng án tối ƣu. Giả sử PK= 30 ĐVT, PL= 20 ĐVT, ta có thể tính đƣợc tổng chi phí của từng phƣơng án. Khi ấy để sản xuất những mức sản lƣợng khác nhau thì chi phí sẽ khác nhau nhƣng có một số phƣơng án kết hợp K và L khác nhau lại có chi phí nhƣ nhau (nhƣ 3K + 1,5L hoặc 2K + 3L đều có mức chi phí C= 120ĐVT). Khi biểu diễn trên đồ thị những phƣơng án có cùng mức chi phí, ta đƣợc các đƣờng đồng phí. Hình 1.3. Đƣờng đồng phí Hình trên cho thấy, dọc theo đƣờng đồng phí, khi giảm vốn thì chi phí sẽ giảm 1 lƣợng ( K xPK) và tăng lao động thì chi phí sẽ tăng ( L x PL). Vì thế, muốn tổng chi phí không đổi thì ( K xPK) = ( L x PL) hay độ dốc của đƣờng đồng phí tag = - K/ L = PL/PK. Khi phối hợp các đƣờng đồng lƣợng với các đƣờng đồng phí ta thấy có một số đƣờng đồng lƣợng tiếp xúc với một số đƣờng đồng phí, tiếp điểm của các đƣờng
  14. 9 này chính là các điểm lựa chọn tối ƣu khi kết hợp các yếu tố đầu vào (K, L) khi sản xuất cùng một mức sản lƣợng đầu ra. Theo ví dụ trên, ta thấy có 3 tiếp điểm là E1, E2, E3 có chi phí sản xuất để sản xuất 24, 35, 39 sản phẩm là thấp nhất. Nếu giá bán sản phẩm không thay đổi thì tại các điểm kết hợp đó lợi nhuận sẽ đạt đƣợc mức cao nhất. Nhƣ vậy các điểmE1, E2, E3 cho biết các phƣơng án có hiệu quả vì chi phí đầu vào của nó là tối thiểu nhất. Tập hợp các phƣơng án sản xuất hiệu quả ta đƣợc đƣờng phát triển quy mô của doanh nghiệp. Tại đó, độ dốc của đƣờng đồng lƣợng (MRSTK/L) = độ dốc của đƣờng đồng phí (tag ) MRSTK/L= MPL/MPK và tag = PL/PK = Đây chính là quy tắc lựa chọn đầu vào tối ƣu của doanh nghiệp khi sử dụng các yếu tố đầu vào biến đổi nhằm tối thiểu hóa chi phí. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí sản xuất khỉ tỷ suất thay thế kỹ thuật biên của lao động cho vốn = năng suất lao động biên của một đơn vị đồng thuê lao động = năng suất cận biên của 1 đồng thuê vốn. 1.2. Nội dung lý thuyết của đề tài 1.2.1. Sự cần thiết của việc đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Nhu cầu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề đƣợc các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm. Bởi nó cho thấy tính phù hợp của các quyết định quản trị trong lựa chọn các yếu tố đầu vào. - Khi các yếu tố đầu vào biến đổi, việc nhận diện tác động của chúng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều cần thiết. Chúng giúp nhà quản trị có nhận diện mức độ quan trọng của các nhân tố và những điều chỉnh phù hợp đối với các chính sách quản lý doanh nghiệp. - Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách vĩ mô cũng có đƣợc những đánh giá khách quan hơn đối với các ngành kinh tế trong đóng góp của từng ngành vào phát triển kinh tế đất nƣớc và xây dựng các chính sách điều tiết nền kinh tế phù hợp. 1.2.2. Thiết lập mô hình Cobb – Douglas dùng kiểm định Hàm Cobb – Douglas đƣợc sử dụng để kiểm định có dạng: Qt = (1)
  15. 10 Trong đó: 0 <
  16. 11 MPL và MPK là năng suất cận biên tƣơng ứng của yếu tố lao động và vốn. Trong thị trƣờng có cạnh tranh hoàn hảo (cạnh tranh hoàn hảo là không nhà doanh nghiệp nào lái đƣợc thị trƣờng theo ý riêng của mình), tỷ lệ lợi nhuận của đồng vốn bỏ ra sẽ bằng năng suất cận biên của vốn (MPK), còn tỷ lệ lƣơng của công nhân nhân sẽ bằng năng suất biên duyên của lao động (MPL). Trong trƣờng hợp này MPK( sẽ là tỷ lệ đóng góp của vốn trong giá trị sản xuất và MPL( sẽ là tỷ lệ đóng góp của lao động trong giá trị sản xuất. Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp MPL và MPK là tỷ lệ đóng góp của lao động và kết quả sản xuất thu đƣợc. Cụ thể hóa công thức (4), mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas có dạng: Gr(Q) = Gr(A) + Gr(L) + (1- )Gr(K) (5) Công thức (5) cho thấy tỷ lệ đóng góp của tốc độ tăng lao động cho giá trị sản xuất bằng , còn tỷ lệ đóng góp của vốn cho tốc độ tăng của giá trị sản xuất bằng (1- ). Dựa vào công thức (5), ta có thể tính đƣợc tốc độ tăng của năng suất các nhân tố tổng hợp (Gr(A) hay Gr(TFP)) theo công thức: Gr(TFP) = Gr(Q) – [ Gr(L) + (1 - )Gr(K)] (6) Trong đó: Gr(Q) là tốc độ tăng của giá trị tăng thêm Gr(L) là tốc độ tăng của lao động Gr(K) là tốc độ tăng vốn 1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu sử dụng mô hình Cobb – Douglas 1.3.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài (1) Ahmad Mohammadshirazi, Asadolah Akram, Shahin Rafiee, Elnaz Bagheri Kalhor(2015), On the study of energy and cost analyses of orange production in Mazandaran province, Sustainable Energy Technologies and Assessments [8] Mục tiêu của nghiên cứu này là để xác định cân bằng năng lƣợng giữa đầu vào và đầu ra cho sản xuất cam ở tỉnh Mazandaran, một trong những trung tâm sản xuất cây có múi quan trọng nhất ở Iran. Dữ liệu đƣợc thu thập bằng cách sử dụng bảng câu hỏi trong các cuộc phỏng vấn trực tiếp. Kết quả cho thấy, phân bón hoá học ảnh hƣởng cao nhất (chiếm 26,9%) và hóa chất (26,1%). Tỷ lệ năng lƣợng đầu ra cho năng lƣợng đầu vào khoảng xấp xỉ 0,67. Cổ phần của năng lƣợng tái tạo và
  17. 12 không tái tạo là 24% và 76%, tƣơng ứng với tổng năng lƣợng đầu vào. Hàm sản xuất Cobb-Douglas đƣợc áp dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa các dạng sử dụng năng lƣợng khác nhau. Các phát hiện cho thấy các nhà sản xuất cam phải tối ƣu hóa việc sử dụng các nguồn năng lƣợng gián tiếp và không tái tạo vì họ đang sử dụng quá mức các nguồn năng lƣợng dẫn đến một hiệu ứng nghịch với năng suất ngoài việc gia tăng nguy cơ đối với tài nguyên thiên nhiên và sức khoẻ con ngƣời. (2) Bravo-Ureta. B. E, Pinheiro. A. E (1993), Efficiency analysis of Developingcountry agriculture: A review of the frontier function literature, Agriculturaland Resource Economics review [10] Tác giả đã sử dụng hàm sản xuất tối đa ngẫu nhiên để phân tích hiệu quả nông nghiệp ở các nƣớc đang phát triển. Các biến đầu vào đƣợc sửdụng trong các mô hình phân tích là giáo dục đào tạo (trình độ, sự hiểu biết củanông dân), kinh nghiệm, khuyến nông, khả năng tiếp cận tín dụng và quy mô nônghộ. Các kết quả đánh giá hiệu quả dựa trên phƣơng pháp sử dụng hàm sản xuất tốiđa ngẫu nhiên là nhất quán với quan điểm cho rằng nguồn nhân lực đóng vai tròquan trọng trong năng suất nông nghiệp ở các nƣớc đang phát triển. Do đó, chínhsách đầu tƣ công để tăng cƣờng nguồn vốn con ngƣời có thể tạo ra sản lƣợng tăngthêm ngay cả trƣờng hợp không có công nghệ mới. (3) Resmi. P, Kunnal. L. B, Basavaraja. H, Bhat. A. R. S, Handigol. J. A, Sonnad. J. S (2013), Technological change in black pepper production in Idukki district ofKerala: A decomposition analysis, Karnataka Journal of Agricultural Sciences [15] Tác giả đã sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích sự tác động của các yếu tố đầu vào (mật độ, tuổi cây, lao động, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) đến năng suất hồ tiêu và chỉ ra sự khác nhau về năng suất giữa hai mô hình sản xuất truyền thống và mô hình công nghệ hiện đại. Kết quả phân tích cho thấy, trong mô hình sản xuất hiện đại, các biến đầu vào nhƣ tuổi cây, số lao động và thuốc bảo vệ thực vật có ảnh hƣởng tích cực và có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích sự thay đổi năng suất. Các biến mật độ và phân bón không có ý nghĩa thống kê. Trong mô hình sản xuất truyền thống biến tuổi cây và thuốc bảo vê thực vật có ảnh hƣởng tích cực và có ý nghĩa thống kê, các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê. Kết quả ƣớc
  18. 13 lƣợng sự khác nhau về năng suất hồ tiêu giữa công nghệ mới và công nghệ cũ là 43,9%, trong đó 37,7% là do tác động của yếu tố công nghệ và 6,25% là do sự khác nhau ở mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào. Điều này cho thấy, hộ sản xuất có thể tăng năng suất hồ tiêu khi thay đổi công nghệ sản xuất. (4) Abdulkadir Abdulrashid Rafindadi, Ilhan Ozturk (2015), Effect of financial development, economic growth and trade on electricity consumption: Evidence from post – Fukushima Japan, Renewable sustainable Energy Reviews [7] Nghiên cứu này xem xét tác động dài hạn và ngắn hạn của phát triển tài chính, tăng trƣởng kinh tế, xuất khẩu, nhập khẩu và vốn đối với các tình trạng khó khăn về năng lƣợng của Nhật Bản do khủng hoảng năng lƣợng ở nƣớc này. Để đảm bảo kết quả, nghiên cứu đã áp dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas mở rộng và sử dụng các dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1970 đến năm 2012. Sau đó, kiểm tra gốc của cấu trúc bằng việc sử dụng kết hợpkiểm định biên ARDL và thử nghiệm hợp nhất Johansen. Ngoài ra, mô hình nhân quả của VECM Granger đƣợc sử dụng để xác định mối quan hệ nhân quả giữa các biến số. Các biến đầu vào đƣợc sử dụng trong mô hình là mức sản xuất nội địa, năng lƣợng, vốn và lao động. Các phát hiện của nghiên cứu cho thấy mức tiêu thụ điện, tăng trƣởng kinh tế, phát triển tài chính, vốn và mở cửa thƣơng mại đƣợc hợp nhất cho mối quan hệ lâu dài. Nghiên cứu phát hiện ra rằng phát triển tài chính kích thích tiêu thụ điện ở Nhật Bản. Tăng trƣởng kinh tế làm tăng nhu cầu điện, nhƣng vốn giảm. Xuất khẩu, nhập khẩu và mở cửa thƣơng mại có tác động nhƣ nhau để tạo ra một mức gia tăng đáng kể trong tiêu thụ điện. Trong một phát triển liên quan khác, nghiên cứu phát hiện sự tồn tại của phản hồi giữa phát triển tài chính và tiêu thụ điện và cùng suy luận giữa vốn và tăng trƣởng kinh tế. Tăng trƣởng kinh tế, xuất khẩu, nhập khẩu, và mở cửa thƣơng mại mặt khác cũng là nguyên nhân gây ra tiêu thụ điện ở Nhật Bản. Nghiên cứu đã khám phá mức độ ảnh hƣởng của từng biến số kinh tế vĩ mô đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này về mức tiêu thụ điện của Nhật giữa mức độ khó khăn về điện của đất nƣớc.
  19. 14 (5)Qun Feng, Hong Chen(2013), The safety-level gap between China and the US in view of the interaction between coal production and safety management, Safety Science [13] Sản xuất than là một hoạt động có sản lƣợng an toàn và đầu ra an toàn, sự tƣơng tác giữa sản xuất than và đầu vào an toàn phản ánh mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và an toàn lao động. Thông qua phân tích sự tƣơng tác lâu dài giữa sản xuất than và đầu vào an toàn, bài báo này phân chia các giai đoạn an toàn của một quốc gia sang giai đoạn phát triển, giai đoạn ổn định và giai đoạn vƣợt bậc. Theo nguyên tắc cơ bản của chức năng sản xuất Cobb-Douglas, một mô hình sản xuất than đã đƣợc thiết lập và phân tích hồi quy đƣợc thực hiện bằng phần mềm EViews. Để nghiên cứu mối tƣơng quan giữa sản lƣợng kinh tế và quản lý an toàn trong các mỏ than, mô hình kinh tế lƣợng đã đƣợc sử dụng. Mô hình mối quan hệ giữa sản xuất than và tốc độ tăng trƣởng lao động, đầu vào an toàn và tỷ lệ tiến bộ công nghệ đã đƣợc thiết lập. Trong đó, mục tiêu của đầu vào an toàn là giảm tử vong và thƣơng tích của ngƣời lao động trên một triệu tấn than. Tỷ lệ tử vong của ngƣời trên một triệu tấn than có thể phản ánh trực tiếp tình trạng an toàn của các mỏ than và sự nỗ lực của quốc gia trong việc quản lý an toàn, nhƣ đào tạo an toàn, và mua các thiết bị an toàn giúp giảm tỷ lệ tử vong của ngƣời lao động. Hơn nữa, tỷ lệ tử vong của ngƣời lao động có thể đƣợc so sánh một cách dễ dàng và chính xác giữa các quốc gia khác nhau. Vì vậy, tỷ lệ tử vong của ngƣời lao động trên một triệu tấn than đƣợc sử dụng để đo lƣờng đầu vào an toàn. Tỉ lệ tử vong của ngƣời lao động cho thấy một mối quan hệ ngƣợc với đầu vào an toàn, do đó giá trị tỷ lệ tử vong của mỗi triệu tấn than đƣợc sử dụng trong tính toán; năng suất lao động của công nhân khai thác than (tấn/ngày) đƣợc sử dụng để biểu diễn tốc độ tiến bộ kỹ thuật. Kết quả cho thấy rằng Trung Quốc vẫn chƣa đạt đƣợc trạng thái cân bằng tốt nhất nhƣng vẫn ở giai đoạn phát triển, trong khi Hoa Kỳ đã ở trong giai đoạn ổn định. Các đƣờng cong đáp ứng chung cho thấy rằng tỷ lệ tiến bộ công nghệ có phản ứng rõ ràng nhất và tiến bộ công nghệ là sự hỗ trợ quan trọng cho sản lƣợng kinh tế. Đối với Trung Quốc, đầu vào an toàn cho thấy một hiệu ứng thứ cấp và cũng là một phƣơng pháp hiệu quả để cải thiện sản lƣợng kinh tế. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng lao động có ít ảnh hƣởng đến sản xuất than và không ảnh hƣởng trực tiếp đến sản
  20. 15 lƣợng kinh tế ở giai đoạn này. Nếu sự khác biệt trong giai đoạn phát triển chỉ đƣợc đo bằng năng suất lao động, thì Trung Quốc cần ít nhất 30 năm để đạt đƣợc mức độ an toàn sản xuất của Hoa Kỳ. Một số đề xuất để nâng cao an toàn mỏ than của Trung Quốc đƣợc đề xuất thông qua học hỏi từ kinh nghiệm của Mỹ và Úc. (6) Ruhul A. Salim, Kamrul Hassan, Sahar Shafiei (2014), Renewable and non-renewable energy consumption and economic activities: Further evidence from OECD countries, Energy Economics [16] Tác giả kiểm định mối quan hệ giữa mức tiêu thụ năng lƣợng tái chế và không tái chế với sản lƣợng ngành công nghiệp và tăng trƣởng GDP ở các nƣớc OECD với dữ liệu thời gian từ 1980 đến 2011. Kỹ thuật tổng hợp dữ liệu mạng cho phép cấu trúc nghỉ đƣợc sử dụng để điều tra thực nghiệm. Kết quả cho thấy có một mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các nguồn năng lƣợng tái tạo và không tái tạo, sản lƣợng công nghiệp và tăng trƣởng kinh tế. Bảng phân tích mối quan hệ nhân quả cho thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa sản lƣợng công nghiệp và năng lƣợng tái tạo và không tái tạo đƣợc trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, có bằng chứng về mối quan hệ ngắn hạn hai chiều giữa tăng trƣởng GDP và tiêu thụ năng lƣợng không tái tạo, đồng thời quan hệ nhân quả không theo chiều hƣớng giữa tăng trƣởng GDP và tiêu thụ năng lƣợng tái tạo. Những kết quả này cho thấy các nền kinh tế OECD vẫn phụ thuộc vào năng lƣợng đối với sản lƣợng công nghiệp cũng nhƣ tăng trƣởng kinh tế nói chung. Tuy nhiên, việc mở rộng các nguồn năng lƣợng tái tạo là một giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề an ninh năng lƣợng và thay đổi khí hậu và dần dần thay thế các nguồn năng lƣợng tái tạo có thể tái tạo đƣợc một nền kinh tế năng lƣợng bền vững. Tác giả sử dụng hàm Cobb-Douglas với các yếu tố đầu vào là tổng sản lƣợng, vốn, lao động và năng lƣợng. (7) Seungjae Shin, Burak Eksioglu (2015), An Empirical Study of RFID Productivity in theU.S. Retail Supply Chain, International Journal of Production Economics [17] Radio Frequency Identification, hay RFID, công nghệ đã nhận đƣợc sự chú ý lớn khi bắt đầu vào năm 2003, Walmart thông báo kế hoạch sử dụng công nghệ này. Khả năng quét tự động của RFID có thể làm giảm tỷ lệ lỗi của sản phẩm quét và nhân lực quét sản phẩm, có thể dẫn đến tăng năng suất lao động. Bài viết này đánh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0