Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Đánh giá ảnh hưởng của từ biến phi tuyến đến sự phát triển vết nứt trong bê tông
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sâu thêm về cơ chế phá hủy và từ biến trong bê tông do tải trọng tác dụng lâu dài gây ra. Làm sáng tỏ hơn việc giả thiết đồng dạng giữa biến dạng từ biến phi tuyến và tuyến tính (điều này đã công nhận trong thiết kế với cấp ứng suất nhỏ hơn 70% độ bền chịu nén của bê tông) không khác hơn nhiều khi bê tông chịu tải trọng lâu dài, đó là nguyên nhân của sự phát triển vết nứt không ổn định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Đánh giá ảnh hưởng của từ biến phi tuyến đến sự phát triển vết nứt trong bê tông
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 3 1. Tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................... 3 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: ................................................................... 3 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: ............................................. 4 4. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................. 4 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: ..................................................................... 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆN TƯỢNG TỪ BIẾN VÀ ỨNG XỬ CỦA BÊ TÔNG DƯỚI TÁC DỤNG CỦA TẢI TRỌNG LÂU DÀI. .......................... 5 1.1 Cơ chế của từ biến trong bê tông ................................................................ 5 1.1.1 Cơ chế của từ biến ................................................................................ 5 1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến từ biến........................................................ 6 1.1.3 Bản chất của biến dạng do từ biến ...................................................... 8 1.2 Ứng xử của bê tông dưới tác dụng của tải trọng lâu dài. .......................... 11 1.2.1 Biến dạng của bê tông dưới tác dụng của tải trọng lâu dài. ............... 11 1.2.2 Sự phát triển của các vết nứt trong bê tông........................................ 14 1.2.3 Sự phá hủy của bê tông chịu nén lâu dài............................................ 16 1.2.4 Sự thay đổi độ bền của bê tông theo thời gian ................................... 19 1.3 Biến dạng của bê tông chịu tải trọng lâu dài ............................................. 19 1.4 Kết luận chương ........................................................................................ 20 CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA TỪ BIẾN PHI TUYẾN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VẾT NỨT TRONG BÊ TÔNG CHỊU NÉN MỘT TRỤC .................... 21 2.1. Cơ chế chung. ........................................................................................... 21 2.2. Mô hình lý thuyết ..................................................................................... 23 2.3. Khả năng áp dụng của giả thiết đồng dạng. ............................................. 28 1
- CHƯƠNG 3: TỔNG HỢP CÁC KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM KHẢO SÁT ........ 32 3.1. Mục tiêu.................................................................................................... 32 3.2. Từ biến phi tuyến ..................................................................................... 33 3.3. Ảnh hưởng của tốc độ tăng tải. ................................................................ 38 3.4. Vai trò của vết nứt. ................................................................................... 40 3.5. Điều chỉnh kết quả thí nghiệm. ................................................................ 41 3.6. Thông số nghiên cứu ................................................................................ 44 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 47 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 51 2
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong các thập niên qua, những công trình bê tông được xây dựng nhiều. Giá trị an toàn của chúng ngày càng trở nên quan trọng và phức tạp. Việc tìm kiếm đặc tính của bê tông dưới tác dụng của điều kiện làm việc thực tế là một trong những điều quan trọng nhất. Kết cấu bê tông nói chung luôn làm việc trong thời gian dài. Chúng ta biết rằng tổng biến dạng của bê tông dưới tác dụng của tải trọng lâu dài gồm có biến dạng từ biến tuyến tính, biến dạng từ biến phi tuyến và biến dạng phá hủy, điều này có nguyên nhân chính do sự phát triển các siêu vi vết nứt. Việc nghiên cứu trong lĩnh vực này đã thể hiện rằng đặc tính của bê tông chịu tác dụng của tải trọng dài hạn khác với việc chịu tác dụng của tải trọng ngắn hạn. Mẫu bê tông sẽ bị phá hủy sau một chu kì nào đó dưới tác dụng của tải trọng nhỏ hơn sức chịu đựng thông thường của nó. Những nghiên cứu hiện chưa giải thích được cơ chế phá hủy của bê tông dưới tác dụng của tải trọng lâu dài. Nghiên cứu này khảo sát trạng thái từ biến của bê tông khi chịu nén và mối quan hệ của nó với sự phát triển vết nứt khi chịu nén một trục. Do vậy việc nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của từ biến phi tuyến đến sự phát triển vết nứt trong bê tông nhằm giải thích bản chất và vai trò của biến dạng từ biến tuyến tính và phi tuyến cùng với dấu hiệu phá hủy của bê tông chịu tải trọng lâu dài. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu sâu thêm về cơ chế phá hủy và từ biến trong bê tông do tải trọng tác dụng lâu dài gây ra. 3
- Làm sáng tỏ hơn việc giả thiết đồng dạng giữa biến dạng từ biến phi tuyến và tuyến tính (điều này đã công nhận trong thiết kế với cấp ứng suất nhỏ hơn 70% độ bền chịu nén của bê tông) không khác hơn nhiều khi bê tông chịu tải trọng lâu dài, đó là nguyên nhân của sự phát triển vết nứt không ổn định. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Trạng thái từ biến của bê tông khi chịu nén và mối quan hệ của nó với sự phát triển vết nứt khi chịu nén một trục - Phạm vi nghiên cứu: Ảnh hưởng của từ biến phi tuyến đến sự phát triển vết nứt trong bê tông. 4. Phương pháp nghiên cứu: Giả thiết rằng tất cả các biến dạng từ biến trong bê tông làm xuất hiện các siêu vi vết nứt. Tính chính xác của giả thiết này được kiểm tra lại bằng kết quả thí nghiệm. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: -Ý nghĩa khoa học: Làm sáng tỏ vấn đề rằng tất cả các biến dạng từ biến trong bê tông làm xuất hiện các siêu vi vết nứt. Tính chính xác của nó được kiểm tra lại bằng kết quả thí nghiệm -Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần bổ sung vào tiêu chuẩn phá hủy của bê tông. Theo như tiêu chuẩn này bê tông bị vỡ dưới tải trọng lâu dài khi biến dạng phi đàn hồi không tăng có thể làm phát triển từ bên trong lòng vật liệu với cấp ứng suất đã xác định. Qua nghiên cứu làm sáng tỏ thêm vấn đề là độ bền lâu dài của bê tông mà hiện tại đang giả thiết là 85% độ bền ngắn hạn thì không phù hợp với bê tông cường độ cao. Trong nhiều trường hợp, độ bền lâu dài của bê tông sẽ được tăng lên tới 65 – 70% độ bền ngắn hạn nếu chúng ta làm tăng thêm cường lực nén giới hạn. 4
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆN TƯỢNG TỪ BIẾN VÀ ỨNG XỬ CỦA BÊ TÔNG DƯỚI TÁC DỤNG CỦA TẢI TRỌNG LÂU DÀI. 1.1 Cơ chế của từ biến trong bê tông 1.1.1 Cơ chế của từ biến Từ biến là hiện tượng biến dạng tăng lên theo thời gian dưới tác dụng của tải trọng không đổi tác dụng dài hạn.Ttừ biến là tác nhân phụ thuộc vào thời gian và có vai trò khá quan trọng trong việc tính toán, thiết kế công trình. Từ biến trong bê tông được gắn với sự thay đổi biến dạng theo thời gian tại những vùng của dầm và cột chịu ứng suất nén thường xuyên. Nếu đặt tải trọng không đổi theo thời gian lên một mẫu bê tông thường (thí nghiệm từ biến), thì nhận được biến dạng gấp đôi sau vài tuần, gấp ba sau vài tháng và có thể gấp năm sau vài năm trong những điều kiện cực đại. Có thể nhận thấy một hiện tượng tương tự khi đặt tải trọng kéo, hoặc uốn. Từ biến của bê tông phụ thuộc vào nhiều thông số sau: bản chất của bê tông, tuổi đặt tải và nhất là các điều kiện môi trường. Trong trường hợp bỏ tải, ta quan sát thấy sự giảm tức thời của biến dạng (giá trị tuyệt đối rất gần với biến dạng của một mẫu tham khảo chịu tải ở tuổi này), gọi là biến dạng phục hồi. Tuy nhiên biến dạng này nhỏ hơn nhiều từ biến tương ứng, xét về giá trị tuyệt đối, và ổn định sau vài tuần. Tính chất cơ lý của vật liệu rất phức tạp trong quá trình chịu lực, ở môi trường nhiệt độ lớn cũng như thời gian chịu tải kéo dài. Bởi vì trong những điều kiện đó, cấu tạo tinh thể của vật liệu thay đổi cả về hình dáng và cách sắp xếp. Sự thay đổi đó sẽ dẫn đến sự thay đổi bản chất vật lý và cơ học của vật liệu. Quan hệ giữa ứng suất, biến dạng, tốc độ biến dạng và thời gian biến dạng 5
- của vật liệu trở nên khác phức tạp. Để mô tả được tính chất của vật liệu thì người ta tiến hành mô hình hóa các tính chất này, từ đó thành lập các phương trình và tìm ra các quy luật cơ học tương ứng. Tuy việc mô hình hóa sao cho diễn tả gần đúng nhất trạng thái làm việc thực tế của vật liệu là tương đối đúng song việc giải các phương trình lại gặp khó khăn về mặt toán học. 1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến từ biến Tải trọng: Với các tải trọng thay đổi, người ta có thể xét rằng từ biến tỉ lệ với tải trọng đặt vào, tuy nhiên từ 50% tải trọng phá hủy, nó tăng nhanh hơn ứng suất ( quan hệ phi tuyến). Bản chất bê tông: Từ biến biến đổi giống biến dạng tức thời, trừ các loại bê tông đặc biệt có các đặc trưng riêng với chỉ số động học về quá trình mất nước khác biệt: đó là trường hợp bê tông nhẹ có cốt liệu rỗng, chứa nước, từ biến nhỏ hơn bê tông thường có cùng cường độ; Các điều kiện môi trường: khi không có sự trao đổi nước với bên ngoài, từ biến, khi đó gọi là từ biến riêng, gần tỉ lệ với lượng nước có thể bay hơi, và một loại bê tông sấy khô ở 1050C thường không có hiện tượng từ biến, nhưng trên thực tế, bê tông bị mất nước ít nhiều tùy theo khí hậu và sự thay đổi này dẫn đến từ biến lớn, hơn hai đến ba lần từ biến riêng: ta có thể giải thích hiện tượng từ biến do mất nước này bằng ảnh hưởng của cấu trúc liên quan đến co ngót do mất nước: trong một mẫu không chịu tải, quá trình mất nước dẫn đến các biến dạng tự do trên bề mặt nhanh hơn và lớn hơn so với ở tâm, điều này dẫn đến bề mặt chịu kéo và có vết nứt; trong một mẫu chịu tải nén, ta làm giảm nứt và sự mất nước thể hiện bởi các biến dạng lớn hơn; hiệu ứng này không hoàn toàn được định lượng nhưng chắc chắn giải thích một phần quan trọng hiện tượng từ biến do mất nước; ngoài ra nó cho phép giải thích rõ ràng hiệu ứng tỉ lệ vì trong 6
- các cấu kiện dầy, sự mất nước bị giới hạn ở bề mặt và do đó gần với từ biến riêng, chịu kéo và nứt bề mặt. Hình 1.1. Biến dạng đàn hồi và từ biến của bê tông Hình 1.2. Biến dạng từ biến của bê tông thường trong các điều kiện độ ẩm khác nhau; I– Mẫu mất nước tự nhiên; II– Mẫu có bề mặt được bôi một lớp nhựa cách nước ngay sau khi tháo khuôn; III– Mẫu được sấy khô ở 400C trong 35 ngày, sau đó bôi một lớp nhựa cách nước. [1] 7
- 1.1.3 Bản chất của biến dạng do từ biến Từ biến và phục hồi từ biến là hiện tượng liên quan, nhưng bản chất của chúng thì không rõ ràng. Sự thực là từ biến chỉ phục hồi một phần do đó phần này có thể gồm có một phần chuyển động đàn hồi-dẻo có thể phục hồi (gồm có pha nhớt thuần tuý và pha dẻo thuần tuý) và có thể là do bién dạng dẻo không phục hồi. Biến dạng đàn hồi thường được phục hồi khi dỡ tải. Biến dạng dẻo không phục hồi được, có thể phụ thuộc vào thời gian, và không có tỷ lệ giữa biến dạng dẻo và ứng suất tác dụng, hay giữa ứng suất và tốc độ biến dạng. Biến dạng nhớt không bao giờ phục hồi khi dỡ tải, nó luôn luôn phụ thuộc vào thời gian và có tỷ lệ giữa tốc độ biến dạng nhớt và ứng suất tác dụng, và do đó giữa ứng suất và biến dạng tại một thời điểm cụ thể. Những loại biến dạng khác nhau này có thể được tổng kết như trong bảng 1.1. Bảng 1.1. Các loại biến dạng Loại biến dạng Tức thời Phụ thuộc vào thời gian Có thể phục hồi Đàn hồi Đàn hồi-muộn Không thể phục hồi Dẻo Nhớt Một cách xử lý hợp lý phần phục hồi từ biến quan sát được bằng cách sử dụng nguyên tắc tổng hợp biến dạng, được phát triển bởi McHenry. Những trạng thái này có biến dạng được tạo ra trong bê tông tại thời điểm t bất kỳ bởi sự tăng lên của ứng suất tại thời điểm bất kỳ t 0 và độc lập với những tác động của bất kỳ ứng suất tác dụng sớm hơn hay muộn hơn t0. Sự tăng lên của ứng suất được hiểu là tăng lên của ứng suất nén hoặc ứng suất kéo, cũng có thể là sự giảm nhẹ của tải trọng. Sau đó nếu ứng suất nén trên mẫu thử được loại bỏ tại thời điểm t1, sự phục hồi từ biến sẽ giống như từ biến của mẫu thử tương tự 8
- chịu cùng tải trọng ứng suất nén tại thời điểm t1. Phục hồi từ biến là sự khác nhau của biến dạng thực tại thời điểm bất kỳ và biến dạng dự kiến nếu mẫu thử tiếp tục chịu ứng suất ban đầu. So sánh của biến dạng thực và biến dạng tính toán (giá trị tính toán thực tế là sự khác nhau giữa hai đường cong thực nghiệm) đối với “bê tông bị bịt kín”, chỉ có từ biến gốc. Dường như, trong mọi trường hợp, biến dạng thực sau khi dỡ tải cao hơn biến dạng dư được dự đoán theo nguyên tắc tổng hợp từ biến. Do đó từ biến thực nhỏ hơn giá trị tính toán. Sai sót tương tự cũng được tìm thấy khi nguyên tắc này áp dụng cho mẫu thử chịu ứng thay đổi. Dường như nguyên tắc này không hoàn toàn thoả món hiện tượng từ biến và phục hồi từ biến. Tuy nhiên nguyên tắc tổng hợp biến dạng, có vẻ thuận tiện. Nó ngụ ý rằng từ biến là hiện tượng đàn hồi chậm mà sự phục hồi hoàn toàn nói chung bị ngăn cản bởi quá trình hydrat hoá của xi măng. Bởi vì đặc tính của bê tông ở tuổi muộn thay đổi rất ít theo thời gian, từ biến của bê tông do tải trọng lâu dài tác dụng lên ở thời điểm sau khoảng vài năm có thể phục hồi hoàn toàn, điều này vẫn chưa được thực nghiệm khẳng định. Cần nhớ rằng nguyên tắc tổng hợp này gây ra sai sót nhỏ có thể bỏ qua trong điều kiện bảo dưỡng dạng khối, nơi mà chỉ có từ biến gốc. Khi từ biến khô xảy ra, sai sót lớn hơn và phục hồi từ biến bị đánh giá sai đáng kể. Vấn đề về bản chất của từ biến vẫn còn đang được tranh luận và không thể bàn thêm ở đây. Vị trí từ biến xảy ra là vữa xi măng đó thuỷ hoá, và từ biến gắn liền với sự dịch chuyển bên trong do dính bám hay kết tinh của nước, ví dụ quá trình thấm hay rò rỉ nước. Các thí nghiệm của Glucklich đó chứng tỏ rằng bê tông không có sự bay hơi của nước thì thực tế là không có từ biến. Tuy nhiên, 9
- sự thay đổi mức độ từ biến tại nhiệt độ cho thấy trong hoàn cảnh đó, nước ngừng ảnh hưởng và bản thân chất gel gây ra biến dạng từ biến. Bởi vì từ biến có thể xảy ra trong khối bê tông, và sự rò rỉ nước ra bên ngoài đóng vai trò không quan trọng đến quá trình từ biến gốc, mặc dù những quá trình như vậy có thể cũng diễn ra trong từ biến khô. Tuy nhiên, sự rò tỉ nước bên trong từ các lớp chứa nước sang lỗ rỗng như là lỗ rỗng mao dẫn là có thể xảy ra. Một chứng cứ gián tiếp thể hiện vai trò của lỗ rỗng như vậy là mối liên hệ giữa từ biến và cường độ của vữa xi măng đó thuỷ hoá: nên có công thức liên hệ giữa từ biến và số lượng tương đối của lỗ rỗng tự do, và có thể thấy rằng lỗ rỗng trong cấu trúc gel có thể ảnh hưởng đến cường độ và từ biến; ở tuổi muộn lỗ rỗng có thể gắn liền với hiện tượng rò rỉ nước. Thể tích của lỗ rỗng là hàm số của tỷ lệ nước/xi măng và bị ảnh hưởng của mức độ thuỷ hoá. Lỗ rỗng mao quản không thể chứa đầy nước ngay cả khi chịu áp lực thuỷ tĩnh như trong bể nước. Do vậy, sự rò rỉ nước bên trong là có thể dưới bất kì điều kiện lưu trữ nào. Hiện tượng từ biến của mẫu thử không co ngót không bị ảnh hưởng của độ ẩm tương đối của môi trường cho thấy nguyên nhân cơ bản gây ra từ biến “trong không khí” và “trong nước” là giống nhau. Đường cong từ biến theo thời gian cho thấy sự giảm từ biến là không xác định theo độ dốc của nó, và có một câu hỏi là liệu có hay không một sự giảm từ từ, theo cơ chế của từ biến. Có thể hiểu rằng tốc độ giảm với cơ chế giống nhau liên tục và rộng khắp, nhưng có lý để tin rằng sau nhiều năm dưới tác dụng của tải trọng, chiều dầy của lớp có thể bị thấm nước có thể giảm đến một giá trị giới hạn và mới chỉ có thí nghiệm ghi lại từ biến sau nhiều nhất là 30 năm. Do đó, có thể rằng phần từ biến chậm, dài hạn là do nguyên nhân khác chứ không phải do rò rỉ nước nhưng biến dạng có thể phát triển chỉ khi có sự tồn tại của một số nước có thể bay hơi. Nguyên nhân này có thể là chảy nhớt hay trượt giữa các 10
- phần gel . Cơ chế như vậy phù hợp với ảnh hưởng của nhiệt độ đối với từ biến và cũng có thể giải thích phần từ biến lớn không thể phục hồi ở tuổi muộn. Các quan sát về từ biến dưới tác dụng của tải trọng thay đổi, và đặc biệt là khi tăng nhiệt độ dưới điều kiện tải trọng như vậy, đó dẫn đến một giả thuyết sửa đổi về từ biến. Như đó đề cập, từ biến dưới ứng suất thay đổi lớn hơn từ biến dưới ứng suất tĩnh mà có cùng giá trị so với giá trị trung bình của ứng suất thay đổi. ứng suất thay đổi cũng làm tăng phần từ biến không thể phục hồi và làm tăng tốc độ từ biến do làm tăng sự trượt nhớt của cấu trúc gel, và làm tăng từ biến do số lượng giới hạn các vết nứt nhỏ tại tuổi sớm trong quá trình rắn chắc của bê tông. Số liệu thực nghiệm khác về từ biến khi kéo và khi nén gợi ý rằng các biến đổi được giải thích tốt nhất bởi sự tổng hợp của các lý thuyết về rò rỉ nước và chảy nhớt của bê tông. Nói chung, vai trò của vết nứt nhỏ là thấp, không kể từ biến dưới tác dụng của tải trọng thay đổi là có giới hạn, từ biến do các vết nứt nhỏ hầu như có giới hạn đối với bê tông được chất tải ở tuổi sớm hoặc được chất tải với tỷ số ứng suất/cường độ vượt quá 0.6. Nói tóm lại, chúng ta phải chấp nhận rằng cơ chế thực của từ biến vẫn chưa được xác định. 1.2 Ứng xử của bê tông dưới tác dụng của tải trọng lâu dài. 1.2.1 Biến dạng của bê tông dưới tác dụng của tải trọng lâu dài. Chúng ta đều biết bê tông là loại vật liệu phức tạp với đặc tính phụ thuộc vào thời gian và tiến trình phát triển khác nhau ví dụ như co ngót và từ biến… Co ngót bao gồm sự căng bề mặt khi không có tải trọng ngoài tác động và từ biến thì có liên quan đến ứng suất của bê tông và sự phát triển của những siêu vi vết nứt. Với dưới cấp ứng suất khoảng 40% độ bền của bê tông fc, biến dạng 11
- do từ biến có quan hệ tuyến tính với ứng suất do tải trọng ngoài. Tuy nhiên ở cấp ứng suất cao hơn quan hệ tuyến tính này mất đi và hệ số từ biến thì không lớn hơn ứng suất độc lập (Hình 2). Với ứng suất lớn hơn (0.7 0.8fc), biến dạng từ biến làm gia tăng thêm sự hình thành siêu vi vết nứt và chúng phát triển theo thời gian, điều này có thể là kết quả trong việc phá hủy bê tông sau khoảng thời gian cuối cùng ( gọi là từ biến cấp 3). Biến dạng từ biến Thời điểm tác dụng tải lâu dài (ngày) Biến dạng GĐ từ biến thứ 3 GĐ từ Từ biến nguyên biến thứ 2 Thời gian (t) thủy Hình 1.3. Biến dạng của bê tông dưới tác dụng của tải trọng dài hạn a) Ứng suất thấp; b) Ứng suất cao Từ kết quả của thí nghiệm, tổng biến dạng của bê tông dưới tải trọng lâu dài có thể được tính như sau: (1.1) 12
- Trong đó: cl là khoảng thời gian biến dạng từ biến tuyến tính của bê tông đó là nguyên nhân chính của biến dạng phụ thuộc vào thời gian của vữa bê tông. d là biến dạng phá hủy, nguyên nhân chính làm phát triển siêu vi vết nứt dưới tác dụng của tải trọng lâu dài. Theo ACI 209 (1992) biến dạng từ biến tuyến tính của bê tông được tính như sau: (1.2) Trong đó: (t) là hệ số từ biến của bê tông bao gồm tác động của cả từ biến khô và từ biến cơ sở và có thể được tính bằng công thức sau: (1.3) Trong đó: t – t0 là thời gian gia tải và (∞,t0) hệ số từ biến cuối cùng được tính bởi: (1.4) Trong đó: ki (i= 15) là hệ số ảnh hưởng bởi độ ẩm …v…v Dựa trên các thí nghiệm với cấp ứng suất thấp 70%fc tác động phi tuyến của ứng suất lên hệ số từ biến có thể được tính như sau: (1.5) 13
- 1.2.2 Sự phát triển của các vết nứt trong bê tông. Những phá hủy cơ học của bê tông thì rất rõ ràng. Một vài nghiên cứu có thể tìm ra tác động tổng hợp của biến dạng từ biến phi tuyến và các phá hủy của bê tông do sự phát triển vết nứt được cân nhắc. Trình bày trong các thí nghiệm của tài liệu (Rüsch, H. 1960, Neville, A. 1973) có ba trường hợp khác nhau được xác định cho bê tông chịu tác dụng của tải trọng lâu dài (1) sự hình thành vết nứt; (2) sự lan truyền vết nứt ổn định; (3)sự lan truyền các vết nứt không ổn định cho đến khi bê tông bị phá hủy. Trong trường hợp (1) và (2) sự phá hủy rất nhỏ, trái lại với trường hợp thứ ba thì sự phá hủy trong bê tông chịu tải lâu dài cao hơn hẳn. Những biến dạng của bê tông mà nguyên nhân là do sự phát triển của các vết nứt không ổn định thì được gia tăng nhanh chóng cùng với sự tăng thêm của thời gian cho đến phá hủy cuối cùng (Hình 2b). Bảng 2. So sánh hư hỏng mỏi và hư hỏng do từ biến của bê tông. Tải trọng không đổi Tải trọng mỏi lâu dài x n/Nf t/Tf y /max /c A Mỏi ban đầu Từ biến đầu tiên B Mỏi ổn định Từ biến cấp 2 C Phá hủy mỏi Từ biến cấp 3 Những kết quả thí nghiệm với tải trọng mỏi đã mô tả được ứng sử của bê tông chịu tải trọng lâu dài. Từ những tải trọng lặp với biên độ nhỏ sẽ tạo ra siêu vi vết nứt và gây ra ứng sử giả dẻo và hư hỏng trong bê tông. 14
- Bảng 2 so sánh hư hỏng do mỏi và hư hỏng do từ biến của bê tông theo thời gian. Mặc dù có vài hiện tượng khác nhau giữa hai quá trình, nhưng tính chất cơ lý và sự ứng sử vĩ mô của chúng thì rất giống nhau. Những nghiên cứu cho thấy rằng thời điểm phá hủy của bê tông dưới tải trọng mỏi thì tỉ lệ nghịch với tốc độ giãn của phạm vi từ biến cấp 2. Điều đó được biết đến trong ngành khoa học vật liệu và cơ học phá hủy. Mối quan hệ giữa cường độ ứng suất với tốc độ phát triển vết nứt dưới trạng thái ứng suất mỏi. Thông thường được tính như sau. (1.6a) Trong đó: a- Chiều dài vết nứt. N- Số chu kì lặp của tải trọng. C và m là hệ số phụ thuộc vào vật liệu K – Biên độ hệ số ứng suất. Những nghiên cứu về đặc tính mỏi của bê tông là ứng sử trong thời gian dài dưới tải trọng không đổi. Theo đó tương tự ứng sử bê tông dưới tải trọng không đổi lâu dài và tải trọng mỏi, tốc độ lan truyền vết nứt được giả thiết tỉ lệ với hệ số độ bền ứng suất. (1.6b) Trong đó: T- Thời gian tải trọng tác dụng. K- Hệ số ứng suất. K1C- độ cứng chống nứt của bê tông 15
- 1.2.3 Sự phá hủy của bê tông chịu nén lâu dài Để phân tích phá hủy của bê tông chịu nén lâu dài, người ta sử dụng mô hình vết nứt trượt, mô hình này có thể được dùng để mô tả đặc tính của vật liệu giòn chịu nén ngắn hạn. Điều này được giả thiết rằng khối bê tông được chế tạo lý tưởng với chất kết dính là xi măng và cốt liệu. Tất cả điểm cuối của các vi vết nứt thì xuất hiện tại vị trí tiếp giáp giữa xi măng và cốt liệu. Cũng như trường ứng suất nén một trục tác dụng, ứng suất tiếp n và ứng suất pháp thông thường n được phát sinh trên bề mặt vết nứt. Ứng suất cắt làm bề mặt bị nứt và trượt, và ứng suất ma sát n kháng lại sự trượt ( hệ số ma sát) điều này là nguyên nhân kìm hãm vết nứt. Lực kết dính giữa các vết nứt được bỏ qua. Hình 1.4. Giai đoạn phát triển vết nứt của bê tông Cùng với sự gia tăng tác dụng của tải trọng nén bên ngoài, sự phát triển điểm gẫy khúc của vết nứt sẽ được bắt đầu khi hệ số K1 của cánh mặt đứt gẫy đạt đến độ cứng vết nứt K1C. Cánh của mặt đứt gẫy phát triển theo chiều dài đường cong và cuối cùng quay trở lại song song với phương của ứng suất tác dụng. Cùng với sự gia tăng của tải trọng, các vết nứt gẫy khúc bắt đầu lan truyền ổn định và sau đó kết nối với các vết nứt khác , cuối cùng dẫn đến phá 16
- hủy bê tông. Để phân tích sự ảnh hưởng lẫn nhau của các vết nứt siêu vi, người ta sử dụng một chuỗi các mô hình vết nứt thẳng. (Hình 1.4) Trong hình 1.4 ak là chiều dài vết nứt trước khi bị bẻ gẫy; W là khoảng cách giữa các trọng tâm vết nứt; là góc giữa mặt phẳng vết nứt và phương của ứng suất. Như vậy, lực quy đổi Fsin là: (1.7) Trong đó: (1.8) G đạt đến giá trị lớn nhất khi thỏa mãn điều kiện sau: (1.9) Do đó, dưới trường ứng suất, hệ số độ lớn ứng suất tại mũi vết nứt có thể tính như sau: (1.10) Trong đó l* = 0.27ak tương đương chiều dài cánh vết nứt để đảm bảo độ chính xác khi l là rất nhỏ. Điều đó có thể được xem rằng sự mở rộng vết nứt không ổn định chỉ có thể khi K1/l >0. Do đó, tốc độ gia tải nén ngắn hạn với độ cứng chống nứt K1C, chiều dài cánh vết nứt có thể tìm được bằng công thức (1.10) cho đến khi l+l* =W/2. Sau đó từ K1/l >0 sự phát triển vết nứt trở nên không ổn định và 17
- bê tông đạt đến độ bền nén của nó. Độ bền nén của bê tông có thể được xác định như sau: (1.11) Theo đó, khi bê tông là đối tượng chịu tải trọng thay đổi =Sfc, thông thường hệ số ứng suất với chiều dài của vết nứt gẫy khúc l có thể được tính như sau: (1.12) Định nghĩa tham số không thứ nguyên L = (l + l*)/W và công thức (1.12) tới công thức (1.7) sự phát triển vết nứt có thể được rút gọn: (1.13) Trong đó: B =C/W Chú ý rằng dưới tác dụng của tải trọng nén một trục ngắn hạn ứng xử của mỗi vết nứt đã tồn tại thì được ổn định. Khi K1/l 0. Do đó chiều dài vết nứt tới hạn LC khi phá hủy bê tông sảy ra có thể được tính như sau: 18
- (1.15) Trong công thức (13) (1.16) 1.2.4 Sự thay đổi độ bền của bê tông theo thời gian Quá trình thủy hóa của bê tông kết thúc hàng chục năm, độ bền của nó cũng tăng lên theo sự gia tăng của thời gian dù cho có chịu tác dụng của tải trọng có thay đổi hay không. Theo đó công thức được sử dụng để tính độ bền của bê tông theo thời gian: (1.17) Trong đó: fc(T) là độ bền của bê tông tại T ngày. f28 là độ bền của bê tông tại thời điểm 28 ngày. công thức hiện tại bởi CEB, trong đó s = 0.25 cho xi măng thông thường. là công thức tính theo ACI. Theo đó độ cứng chống nứt theo thời gian có thể được xác định. 1.3 Biến dạng của bê tông chịu tải trọng lâu dài Sau khi quan hệ giữa các vết nứt gẫy khúc với thời gian của tải trọng dưới tác dụng của tải trọng nén lâu dài được tính theo công thức (1.13), lực căng phù hợp của bê tông được tính bởi công thức có xét đến sự tác động của vết nứt gẫy khúc. Tuy nhiên phương pháp này không phù hợp với các đối tượng vô cùng 19
- nhỏ như các siêu vi vết nứt dày đặc. Trong phạm vi nghiên cứu này các phá hủy cơ học thô và liên tục được áp dụng để tính toán phá hủy ổn định của bê tông dưới tải trọng lâu dài. Việc nghiên cứu cho thấy rằng phá hủy cơ học liên tục có thể mô tả ứng xử phi tuyến của bê tông dưới tải trọng nén một trục. Theo Mazars (1989), tham số phá hủy đẳng hướng D có thể được giới hạn trong hàm về sức căng tương đương. (1.18) Trong đó: là thành phần biến dạng chính rõ ràng. Hàm số thể hiện các hư hỏng tích lũy được thừa nhận. (1.19) Trong đó: A, B, K0 là các thông số riêng, được xác định bằng thực nghiệm. Công thức gốc được đề cập bởi Mazars (1989) được xác định bởi thí nghiệm nén một trục. Trong phạm vi ứng suất nén một trục, biến dạng tương ứng của bê tông và chiều dài vết nứt gẫy khúc thể hiện trong hình 1.4 có thể được tính từ công thức 1.10,1.18, 1.19. Vì các trạng thái phá hủy của bê tông là các hàm số của sự phát triển vết nứt. Mối quan hệ giữa trạng thái biến dạng và thời gian tải trọng tác dụng có thể được xác định nhờ biến dạng phá hủy. 1.4 Kết luận chương Hư hỏng của bê tông chịu tải trọng lâu dài cho phép vết nứt phát triển đến chiều dài cuối cùng. Với cấp tải trọng cao hơn thì sự lan truyền vết nứt sẽ nhanh hơn và bê tông sẽ bị phá hủy trong thời gian ngắn hơn. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5311 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2189 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang
63 p | 1807 | 382
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tính hiệu quả của chính sách tiền tệ Việt Nam( Giai đoạn 2000 – 2013)
111 p | 920 | 353
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng
102 p | 1928 | 221
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp
117 p | 673 | 182
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 514 | 74
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên văn hóa
27 p | 395 | 60
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 370 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 328 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng và giải pháp về việc giết mổ gia súc gia cầm thủ công tự phát trên địa bàn thành phố Thủ Dầu một hiện nay
22 p | 233 | 38
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 290 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn "Lý thuyết Galoa" theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
115 p | 158 | 29
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu tiêu chí đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam
105 p | 42 | 18
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 165 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý khoa học và công nghệ: Đổi mới quy trình xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn ở tỉnh Bạc Liêu
97 p | 72 | 8
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh
0 p | 133 | 7
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu các hệ chi đo trong phòng thí nghiệm xử lý hạt nhân
90 p | 86 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn