intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Chăm sóc, giáo dục dinh dưỡng trẻ em tỉnh Đồng Tháp

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Nga | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

1.819
lượt xem
137
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu khoa học: Chăm sóc, giáo dục dinh dưỡng trẻ em tỉnh Đồng Tháp với mục tiêu đánh giá tình hình sức khỏe tại trường mầm non trên địa bàn thành phố Cao Lãnh; tìm hiểu tình hình hình chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non và gia đình; trên cơ sỡ đó đưa ra biện pháp, đặc biệt đưa ra biện pháp giúp giáo viên mầm non ở trường đại học Đồng Tháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Chăm sóc, giáo dục dinh dưỡng trẻ em tỉnh Đồng Tháp

  1. PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Lý do nghiên cứu Giáo dục mầm non góp phần cùng với sự  phát triển của giáo dục Việt Nam   đào tạo ra những con người có năng lực, phát triển toàn diện không những cả  về  phẩm chất trí tuệ, phẩm chất đạo đức mà còn có đầy đủ  sức khỏe và  sẵng sàn phục vụ đắc lực cho sự nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và phát  triển kinh tế xã hội trong tương lai. Mục tiêu giáo dục mầm non trong chiến lược phát triển giáo dục nhấn mạnh  đến chất lượng giáo dục toàn diện, trong đó phát triển thể  chất được đặt ra  trong mối quan hệ  tổng thể  với các mặt phát triển khác: “Nâng cao chất  lượng chăm sóc giáo dục trẻ dưới 6 tuổi để phát triển một cách toàn diện về  thể  chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ “. Cơ  thể  trẻ  em đang phát triển rất  nhanh về  thể chất và tinh thần, đặc biệt trong thời kì bào thai và 5 năm đầu  của cuộc đời, do vậy nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất cao.  Ở giai đoạn này   cơ thể trẻ  còn non yếu và chức năng các bộ  phận cơ thể, nhất là chức năng   tiêu hóa, là giai đoạn thích  ứng với môi trường, nhày cảm với bệnh tật và  cũng là giai đoạn tiền đề  cho sức khỏe và trí tuệ  sau này, tác động trực tiếp   vào sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc cung cấp không đầy đủ không đúng  khẩu phần dinh dưỡng sẽ làm cho trẻ dễ mắc bệnh về dinh dưỡng. Ở nước ta trong những năm gần đây, nhờ sự tăng trưởng của nền kinh tế, sự  quan tâm của Đảng, Nhà Nước và các tổ  chức xã hội, trong đó có sự  nổ  lực  phấn đấu của ngành Giáo dục – Đào tạo đã cải thiện đáng kể  chất lượng   chăm sóc, nuôi dạy trẻ, mà chăm sóc dinh dưỡng là khâu quan trọng. Nhờ đó  tình trạng suy dinh dưỡng  ở  trẻ  em giảm đáng kể, năm 1985 là 51,5%, năm   2000 là 33,1% đến năm 2005 còn 29%. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng  ở Việt   Nam vẫn còn tỉ  lệ  rất cao, nhất là những tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc  biệt khó khăn. Đồng thời tại các vùng đô thị  lớn thì một số  bệnh do dinh  dưỡng không khoa học lại xuất hiện và có xu hướng tăng nhanh như béo phì,  cao huyết áp và một số  bệnh tim mạch khác. Tình trạng suy dinh dưỡng và  một số  bệnh về  dinh dưỡng có liên quan mật thiết đến công tác chăm sóc  giáo dục dinh dưỡng cho trẻ em ở các trường mầm non và gia đình. Việc nâng cao sức khỏe, trong  đó các yếu tố  nền tảng là cải thiện dinh  dưỡng cho trẻ em là rất cần thiết và cấp bách. Để đóng góp dẫn liệu về thực   trạng chăm sóc – giáo dục dinh dưỡng trẻ  em hiện nay và một số  giải pháp   khắc phục, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề  tài “ chăm sóc, giáo dục dinh  dưỡng trẻ em”.
  2. 1. Mục đích nghiên cứu 1.1 Đánh giá tình hình sức khỏe tại trường mầm non trên địa bàn  thành phố cao lãnh. 1.2 Tìm hiểu tình hình hình chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường  mầm non và gia đình 1.3 Trên cơ sỡ đó đua ra biện pháp, đặc biệt đưa ra biện pháp  giúp giáo viên mầm non ở trường đại học đồng tháp 2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 2.1 khách thể nghiên cứu: vấn đề tổ chức, tổ chức chăm sóc giáo  dục dinh dưỡng ở trường mầm non 2.2 đối tượng nghiên cứu:  thực trạng chăm sóc, giáo dục dinh  dưỡng  cho trẻ, ở các trường mầm non trên địa abanf thành  phố cao lãnh. 2.3  Địa điểm nghiên cứu:  ­ Trường mầm non Hương Sen ­ Trường mầm non Vườn Tuổi Thơ 3. Giả thuyết khoa học ­ Vấn đề phát triển thể lực và phòng chống các bệnh về dinh dưỡng, độ tuổi,  mầm non ( 3 – 6 tuổi) có kết quả tốt hơn nếu như biết được tình hình thực  tế, những thuận lợi, có khan, biết được các ưu khuyết điểm trong việc chăm  sóc, giáo dục dinh dưỡng. Cho trẻ tại các trường mầm non. Nơi giảng dạy và  thực hành nghề của sinh viên hệ đào tạo mầm non của trường đại học đồng  tháp. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ­ Nghiên cứu trên cơ sở lý luận về tình trạng dinh dưỡng, nguyên nhân và  biện pháp khắc phục một số bệnh về dinh dưỡng thường xãy ra ở trẻ em.
  3. ­ Tìm hiểu thực trang về chăm sóc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ tại các  trường mầm non trên địa bàn thành phố cao lãnh. ­ Đề xuất một số giải giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc giáo  dục dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mâm non phạm vi nghiên cứu. 5. Phạm vi nghiên cứu ­ Chăm sóc, giáo dục sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non trên  địa bàn thành phố cao lãnh ­ Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc, giáo dục cho trẻ ở  trường mầm non - Các trường mầm non ngoài thành phố cao lãnh không đề cập  đến 6. Phương pháp nghiên cứu  và lựa chọn đối tượng nghiên cứu  6.1 Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi phối hợp các phương pháp sau +  Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, thu thập, tổng hợp và khái quát hóa  tư liệu liên quan đến lý luận và thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu là cơ sỡ  lý luận cho đề tài. +  Phương pháp điều tra khảo sát thực tế về tình hình chăm sóc giáo dục dinh  dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố cao lãnh +  Điều tra, khảo sát thu thập số liệu hiên trạng chăm sóc giáo dục dinh  dưỡng cho trẻ ở trường mầm non và cơ quan quản lý điều tra các bộ quản lý,  giáo viên,   +  Quan sát, phỏng vấn, trò chuyện trực tiếp với người chăm sóc trẻ Tổng hợp số liệu +  Đánh giá, so sánh đối chiếu thực trạng với tiêu chuẩn quy định về sức  khỏe của trẻ để đưa nhận định, đề xuất giải pháp và đào tạo giáo viên mầm  non ở trường đại học đồng tháp, về chăm sóc giáo dục cho trẻ ở trường mầm  non và ở gia đình
  4.        7.2. Phương pháp nghiên cứu chọn đối tượng nghiên cứu +  chọn trường nơi kiến ở khu vực thành phố cao lãnh +  chọn đối tường điều tra cu thể là những người liên quan +  đến việc chăm sóc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ khoảng 50 giáo viên công  tác ở trường mầm non, 50 phụ huynh trẻ 8. Tiến trình nghiên cứu ­ Từ ngày 28 ­ 10 – 2015 đến 30 ­ 10 – 2015 sưu tầm tài liệu ­ Ngày  31 – 10 – 2015 hoàn thành đề cường và phần mở đầu ­ Ngày 1 – 11­ 2015   hoàn thành viết phần trương 1 ­ Ngày 2 – 11 – 2015 đến ngày 13 – 11 – 2015 điều tra khảo sát số liệu ­ Ngày  17 – 11 – 2015 xử lý số liệu và viết hoàn thành đề tài
  5. PHẦN II :NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN  ĐỀ NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lý luận 1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.       2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu           2.1 Một số khái niệm công cụ Dinh dưỡng là việc cung cấp các chất cần thiết (theo dạng thức ăn) cho  các tế bào và các sinh vật để hỗ trợ sự sống. Nó bao gồm các hoạt động ăn  uống; hấp thu, vận chuyển và sử dụng các chất dinh dưỡng; bài tiết các chất  thải.  Chế độ ăn uống của một sinh vật, phụ thuộc phần lớn vào độ ngon của thức  ăn.          2.2 Suy dinh dưỡng ở trẻ em:  là thuật ngữ để chỉ những trẻ không đủ  cân nặng tiêu chuẩn so với chiều cao và có thể trạng gầy yếu.  Triệu chứng Bé chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân. Bên cạnh đó trẻ suy dinh dưỡng  thường biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt. Trẻ hay buồn  bực, quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt. Các bắp thịt mềm nhão, bụng to  dần. Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi, đứng.         2.3  Béo phì ở trẻ em là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình  thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe.  Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng. Trẻ  bị béo phì  ngoài thân hình phì nộn, nặng nề, khó coi,... còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh  như rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp,...  và ung thư.     3. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng  của trẻ mầm non ở tp. Cao Lãnh
  6.          3.1 Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đối với trẻ suy dinh  dưỡng: Bé yêu bị suy dinh dưỡng có thể xảy ra do giảm cung cấp chất dinh  dưỡng hoặc tăng tiêu thụ dưỡng chất. ­  Bé suy dinh dưỡng do ba mẹ  nuôi dưỡng kém và thiếu kiến thức nuôi   con theo khoa học Một số nguyên nhân liên quan tới việc nuôi dưỡng của mẹ như mẹ không có   sữa hoặc thiếu sữa, mẹ phải nuôi sữa ngoài nhưng không đúng phương pháp.  Bé cái được cai sữa sớm. Bé hơn 4 tháng tuổi mà chỉ  bú sữa mẹ, bé không   được tập ăn dặm thêm các chất như bột, rau xanh, trái cây, đạm và đặc biệt  là chất béo. Khi trẻ  bị  bệnh không biết ép trẻ  ăn mà ngược lại bắt trẻ  phải   kiêng ăn, chỉ ăn cháo muối, cháo đường kéo dài trong nhiều ngày. Mẹ cho trẻ  ăn bột quá sớm, trước 3 tháng tuổi gây rối loạn tiêu hóa kéo dài. ­ Bé suy dinh dưỡng do nhiễm trùng và ký sinh trùng Trẻ sống trong môi trường kém vệ sinh. Trẻ không được tiêm phòng vác xin  theo lịch. Trẻ  bị  các bệnh nhiễm khuẩn như  sởi, lỵ, ho gà, tiêu chảy, lao,   nhiễm giun sán,, viêm phổi… khiến trẻ suy yếu do biếng ăn, rối loạn tiêu hóa   kéo dài. Suy dinh dưỡng lại tạo điều kiện tốt cho các bệnh nhiễm trùng phát   triển. + Các yếu tố ảnh hưởng: Các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ suy dinh dưỡng như trẻ sinh non, sinh thiếu cân,  trẻ mắc các dị tật bẩm sinh như tim bẩm sinh, não bẩm sinh, hở hàm ếch, phì  đại môn vị, phình đại tràng.  Trẻ sống trong các gia đình đông con, trong các gia đình kinh tế thấp, nhất là  trẻ sống nơi có dịch vụ y tế kém có khả năng mắc suy dinh dưỡng cao hơn  hẳn.        3.2  Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh  dưỡng đối với trẻ béo phì ­ Khẩu phần và thói quen ăn uống Khi chế độ ăn cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu. Cha mẹ thường chiều  theo sở thích ăn uống của con cái .Các loại thức ăn giàu chất béo, ngọt   thường ngon miệng nên trẻ  dễ bị ăn quá thừa mà không biết. Mỡ có độ năng  lượng cao gấp 2 lần đường, lại cần ít calo hơn để dự trữ dưới dạng  triglyxerit, trong khi đó đường cần năng lượng để chuyển thành axit béo tự do 
  7. trước khi dự trữ. Vì vậy, khẩu phần ăn nhiều mỡ và ngọt  dẫn đến thừa calo  và tăng cân. Các chất sinh năng lượng có trong thức ăn như protit, lipid, gluxit trong thức  ăn đều chuyển nhanh thành chất béo dự trữ. Như vậy, một khẩu phần không  chỉ nhiều chất béo mới gây béo mà ăn quá nhiều tinh bột, đường, đồ ngọt  đều gây béo. Các thói quen khác như ăn nhiều cơm, ăn nhiều vào bữa tối, thích ăn các thức  ăn chứa nhiều năng lượng (đường mật, nước ngọt, thịt mỡ, dầu mỡ...), thích  ăn các món ăn xào rán cũng là những thói quen không tốt có thể dẫn đến nguy  cơ bị béo phì. Nỗi lo béo phì làm trẻ cảm thấy tự ti về bản thân mình. ­ Hoạt động thể lực Hoạt động thể lực tham gia vào quá trình thiết lập cân bằng giữa năng lượng  tiêu hao và năng lượng nạp vào cơ thể do đó có vai trò hết sức quan trọng đối  với tình trạng thừa cân ­ béo phì của trẻ. Mặt khác, hoạt động thể lực còn  giúp cơ thể chuyển hóa tích cực. Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỷ lệ  béo phì thường đi song song với giảm hoạt động thể lực trong lối sống tĩnh  lại. ­ Yếu tố di truyền Yếu tố di truyền có vai trò nhất định đối với trẻ béo phì. Theo Grant và Clark  (1976) trẻ có cha mẹ béo phì thường bị béo phì. Một nghiên cứu ở Thái  Lan trên trẻ từ 6­13 tuổi (1996) cho thấy tỉ lệ con cái có cha mẹ béo phì bị béo  phì nhiều hơn gấp 3,1 lần so với những trẻ em có cha mẹ không bị béo phì.  Trong số trẻ béo phì, khoảng 80% có cha hoặc mẹ bị béo phì, 30% có cả cha  và mẹ bị béo phì.  Gia đình có nhiều cá nhân bị béo phì thì nguy cơ béo phì cho những thành  viên khác là rất lớn. Tuy nhiên trên cộng đồng, vai trò của yếu tố di truyền  này không lớn. Mặt khác, một gia đình có nhiều thành viên bị béo phì có thể  còn liên quan đến chế độ ăn uống chung của toàn hộ gia đình đó. ­ Yếu tố kinh tế Ở các nơi nghèo  tỉ lệ người béo ở tầng lớp nghèo thường thấp. Nguyên nhân  chính là do nguồn cung cấp thực phẩm còn hạn chế. Ngược lại, ở cộng đồng  có điều kiện kinh tế ­ xã hội tốt hơn, tỷ lệ trẻ béo phì thường cao hơn.
  8.    4. Hậu quả của việc cung cấp dinh dưỡng không hợp lý.        4.1 Hậu quả của việc cung cấp dinh dưỡng không hợp lý đối với trẻ  bị suy dinh dưỡng. ­ Trẻ bị suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý Nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… Suy dinh dưỡng là điều kiện thuận lợi để  các bệnh lý này xảy ra và kéo dài, bệnh lý làm cho trẻ ăn uống kém, nhu cầu  năng lượng gia tăng và vì vậy suy dinh dưỡng ngày càng trở  nên nặng nề  hơn. ­ Trẻ bị suy dinh dưỡng dẫn tới chậm phát triển thể chất Suy dinh dưỡng ảnh hưởng nghiêm trọng tới tầm vóc của trẻ. Đây là nguyên  nhân trực tiếp làm cho tất cả các hệ cơ quan của cơ thể giảm phát triển, bao  gồm của cả  hệ  cơ  xương, nhất là khi tình trạng thiếu dinh dưỡng diễn ra   sớm như suy dinh dưỡng trong giai đoạn bào thai và giai đoạn sớm trước khi   trẻ được 2 tuổi. Nếu tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài đến thời gian dậy thì, chiều cao của   trẻ  sẽ  càng bị  ảnh hưởng trầm trọng hơn. Chiều cao của trẻ được quy định  bởi di truyền, nhưng dinh dưỡng chính là điều kiện cần thiết để  trẻ  đạt tối   đa tiềm năng di truyền của mình. ­ Trẻ bị suy dinh dưỡng chậm phát triển tinh thần Suy dinh dưỡng  ảnh hưởng đến sự  phát triển bình thường của não bộ  trong   giai đoạn trẻ  dưới 6 tuổi. Trẻ  bị  thiếu dinh dưỡng thường là thiếu đồng bộ  nhiều chất trong đó có những chất tối cần thiết cho sự phát triển não và trí  tuệ  của trẻ  như  chất béo, chất đường, sắt, iốt, DHA, Taurine… Trẻ  bị  suy  dinh dưỡng cũng thường chậm chạp lờ  đờ  vì vậy giao tiếp xã hội thường   kém, kéo theo sự giảm học hỏi, tiếp thu. Ngoài ra, khi thế hệ trẻ bị suy dinh dưỡng, xã hội cũng phải đối mặt với  nhiều nguy cơ như: Tầm vóc của dân tộc sẽ chậm tăng trưởng nếu tình trạng  suy dinh dưỡngkhông được cải thiện qua nhiều thế hệ. Khả năng lao động  về thể lực cũng như về trí lực của những người suy dinh dưỡng trong quá  khứ hay trong hiện tại đều không thể đạt đến mức tối ưu, là một sự lãng phí  vô  cùng lớn với những nước đang phát triển có nhu cầu về nguồn nhân lực  rất cao. Nguồn nhân lực trong tương lai cũng sẽ bị ảnh hưởng vì tầm vóc và  thể lực của các lớp thanh thiếu niên liên quan đến sức khỏe sinh sản.           4.2  Hậu quả của việc cung cấp dinh dưỡng không hợp lý đối với trẻ  béo phì  ­ Béo phì sẽ làm các bé khó vận động, mặc cảm
  9. Ảnh hưởng của béo phì bộc lộ như đi lại chậm chạp hơn, thường bị bạn bè  cùng lứa chế giễu, làm cho trẻ béo phì ngại tiếp xúc hơn và hay chơi một  mình. ­ Dễ mắc các bệnh xương khớp Mặt khác với trọng lượng quá cao so với sức chịu đựng còn non yếu của hệ  cơ xương khớp nên trẻ thường kêu đau mỏi xương khớp nhất là khớp gối,  vùng thắt lưng. Một số trường hợp khớp bị biến dạng như chân hình chữ X hay chữ O, ảnh  hưởng đến thẩm mỹ và gây khó khăn trong hoạt động. Một bệnh lý khác cũng gặp nhiều ở trẻ em thừa cân và béo phì đó là hiện  tượng trượt điểm cốt hóa ở đầu trên xương đùi (slipped capital femoral  epiphysis) gây tình trạng đau khớp và biến dạng khớp kiểu khớp háng xoay  vào trong (coxa vara). Về lâu dài, đây là yếu tố nguy cơ gây thoái hóa khớp  háng sớm và nặng. ­ Đau tim và cao huyết áp  Bệnh béo phì và thừa cân có liên quan đến một số yếu tố làm tăng nguy cơ  bệnh tim mạch (đau tim). Bệnh béo phì là tình trạng khiến cholesterol trong  máu tăng cao. Cholesterol được tích lại trong mạch máu sẽ ức chế dòng máu  và có thể dẫn tới đau tim, cao huyết áp hoặc đột quỵ. ­ Tăng nguy cơ ung thư:  Nam giới béo phì dễ dẫn đến ung thư đại trực tràng, còn nữ giới dễ bị ung  thư đường mật, vú, tử cung, buồng trứng, giảm khả năng sinh sản. ­ Tiểu đường loại 2:  Béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường loại 2.  Nói đơn giản hơn thì những người có trọng lượng cơ thể nặng hơn bình  thường sẽ tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Béo phì khiến hormon insulin do tuyến tụy tiết ra hoạt động không hiệu quả,  không thể giúp tế bào của cơ thể hấp thu đường. Lúc này, tuyến tụy sẽ cố  gắng sản sinh nhiều insulin hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, thì việc sản sinh  insulin của tuyến tụy sẽ giảm đi và khi đó bệnh nhân dễ mắc bệnh tiểu  đường týp 2. Khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát sẽ dẫn đến các biến chứng  nghiêm trọng như huyết áp cao, đau tim, đột quỵ não, mù lòa, thất bại thận và  hại thần kinh... ­ Thoái hóa khớp, đau thắt lưng Khi trọng lượng cơ thể tăng thì sức nặng đè lên các khớp càng lớn, nhất là  vùng lưng, khớp háng, khớp gối, cổ chân làm cho các khớp này sớm bị tổn  thương và lão hóa nhanh. Hậu quả là gây đau đớn và khó khăn trong vận  động, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
  10.         5. Một số đặc điểm phát triển thể lực trẻ từ 3­ 6 tuổi Trong giai đoạn này, trẻ có sự phát triển vượt trội về thể chất. Trẻ có thể  kiểm soát được hầu hết các hoạt động chạy, nhảy và cả lời nói. Do vậy, đây  cũng là lúc trẻ bắt đầu tiếp thu các bài học của mình ở trường như: viết, vẽ,  kể chuyện, hát,…  Đặc biệt, trong giai đoạn này, trọng lượng cũng như thể tích não bộ của trẻ  phát triển rất mạnh mẽ và có thể đạt đến mức hoàn chỉnh như người lớn khi  trẻ lên 6. Để hỗ trợ điều này tốt nhất, mẹ không thể quên vai trò vô cùng  quan trọng của protein. Nhìn chung, chế độ dinh dưỡng của trẻ phải đảm bảo đầy đủ các chất trong  nhóm: tinh bột; đạm; vitamin và khoáng tố; chất béo. Với nhóm tinh bột, mẹ có thể tìm thấy các thực phẩm như: cơm, khoai, mì,  bún, nui, miến,… Những chất này sẽ có vai trò cung cấp năng lượng cho bộ  não hoạt động. Với nhóm chất đạm, có nhiệm vụ tạo máu, tạo kháng thể, và sản sinh các  acid amin thiết yếu cho não bộ hoạt động, mẹ có thể tìm thấy trong chúng  trong các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt bò, thịt dê…; các loại thịt trắng như thịt  gà, thịt vịt…; các loại cá, tôm, cua; trứng, đậu…  Các nhóm vitamin và khoáng tố lại có nhiều trong sữa, các loại rau và củ quả.  Chẳng hạn: Vitamin A thường có nhiều trong gan động vật; trứng, sữa và các  sản phẩm từ trứng, sữa; các loại củ có màu đỏ như đu đủ, cà rốt, đu đủ, gấc;  các loại rau xanh thẫm như rau ngót, rau muống; dầu cọ,... Các vitamin nhóm  B lại có nhiều trong các loại ngũ cốc chưa chế biến, các loại đậu, trứng, rau  và các loại hạt... Vitamin C thường tìm thấy nhiều trong các loại trái cây tươi  hoặc trong các loại rau. Những khoáng tố như kẽm với vai trò chuyển hóa  chất lại có nhiều trong các loạt hải sản như tôm, sò, cua, hàu cùng với đó là  các loại cá và hạt. Sắt, nguyên liệu tạo máu và giúp hình thành cấu trúc hệ  thần kinh lại có nhiều trong thịt, cá và gan động vật.  Chất béo vốn không thể thiếu trong việc tạo nên các tế bào thần kinh và tăng  năng lượng cho cơ thể đều từ các loại dầu thực vật, dầu cá, mỡ, bơ…Nếu  trong bữa ăn của trẻ thiếu đi chất béo, cơ thể trẻ sẽ kém hấp thu các chất  dinh dưỡng. Đặc biệt, trong dầu cá có các chất omega 3 và omega 6 chứa  DHA, một dưỡng chất giúp não bộ phát triển. Trẻ 3 – 6 tuổi ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt như thế nào?
  11. Ăn uống  Bữa ăn: Trẻ có thể ăn cùng người lớn, tự xúc ăn và ăn đều 3 bữa chính một  ngày. Song song đó, trẻ vẫn phải tiếp tục duy trì việc uống sữa sau bữa ăn,  tương đương 3 cữ một ngày, một lần từ 200 đến 250 ml. ­ Khi sơ chế món ăn: Do chứa các vitamin dễ bị rửa trôi trong nước nên với  các loại rau, mẹ hãy rửa sạch trước khi cắt nhỏ và nhớ bỏ rau vào sau cùng  khi chế biến để không làm mất chất. Điều này, mẹ cũng làm tương tự với  các loại củ quả. ­ Cho trẻ ăn theo đúng nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều,  từ mềm đến cứng cho đến khi trẻ quen dần với các dạng thức ăn. Khi cho trẻ  ăn từng miếng nên để mắt đến trẻ phòng trường hợp hóc thức ăn. ­ Để giúp trẻ ngon miệng, mẹ nên thay đổi khẩu phần ăn mỗi bữa. Không  nên cho bé ăn một món trong suốt 3 bữa chính của ngày.  ­ Hạn chế cho trẻ uống các thức uống có gas, thức uống có đường nhân tạo,  ăn nhiều các thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ; các loại đồ ngọt nghèo dinh  dưỡng hoặc thức ăn cung cấp nhiều năng lượng. ­ Chỉ bổ sung những thực phẩm chức năng như phomai, bơ, váng sữa khi cơ  thể trẻ cần và không lạm dụng những thực phẩm này. ­ Sau cùng, không nên nhìn xung quanh để so sánh cân nặng của con mình với  con người khác vì nhu cầu dinh dưỡng mỗi trẻ không như nhau. Vận động Để tăng cường hấp thu vitamin D cho hệ xương chắc khỏe và tăng cường hệ  miễn dịch, mẹ nên cho bé tập dậy sớm vận động thể dục và tắm nắng mỗi  sáng từ 15 đến 20 phút.  Ngủ nghỉ Trẻ có thể phát triển chiều cao trong mỗi giấc ngủ sâu khoảng tầm 10 giờ  đêm đến 3 giờ sáng. Do vậy, mẹ nên cho bé ngủ từ lúc 9 giờ để tạo hiệu quả  cho giấc ngủ. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN        1. Một số đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng đến tình trạng dinh  dưỡng trẻ em ở tp. Cao Lãnh
  12. Thành phố Cao Lãnh là một thành phố, đồng thời là tỉnh lỵ của Đồng  Tháp, Việt Nam. Đây còn là một trong các trung tâm của vùng Đồng Tháp  Mười, có thể xem là điểm tựa và cơ sở hậu cần cho sự phát triển bền vững  của một trong sáu vùng kinh tế lớn của Đồng bằng sông Cửu Long Cơ cấu kinh tế, tỷ trọng thương mại ­ dịch vụ chiếm 60,49%, công nghiệp ­  xây dựng chiếm 27,98% và nông nghiệp chiếm 11,53%. Thế mạnh của Thành  phố là thương mại ­ dịch vụ, mạng lưới kinh doanh thương mại có 01 siêu thị  và 19 chợ, phần lớn chợ hình thành có quy hoạch nên vị trí phù hợp và có  điều kiện phát triển Mặc dù đạt được các thành tựu đáng ghi nhận nhưng thành phố Cao Lãnh  vẫn phải đương đầu với những thách thức lớn về dinh dưỡng. Tình trạng  dinh dưỡng của trẻ  chưa được gia đình quan tâm đúng mức. Nguồn nhân lực  thực hiện các chương trình dinh dưỡng còn thiếu hụt. Các thách thức trong  bối cảnh mới tiếp tục đòi hỏi những nỗ lực cao trong hành động của Đảng,  Chính quyền và các ban ngành của thành phố, hướng tới dinh dưỡng hợp lý  và tăng cường sức khỏe cho cộng đồng góp phần phần nâng cao tầm vóc, thể  lực và trí tuệ của trẻ trong thập niên tới. 2. Thực trạng của việc chăm sóc, giáo dục  dinh dưỡng  cho trẻ ở  trường mầm non trên tp. Cao Lãnh.  Nhìn chung tỉ lệ trẻ béo phì ở trường mầm non chiếm 5%, trẻ bình thường  80%, trẻ hụt cân chiếm 15%. Hiện nay trường mầm non rất quan tâm và chú trọng  thực hiện chế độ dinh  dưỡng hợp lý  cho trẻ theo thực đơn có 3 bửa ăn chính như ăn sáng, ăn trưa,  ăn xế và tráng miệng, ăn phụ. ­ Ăn sáng:  phở, nui, hủ tiếu, bánh canh, cháo + sửa ­ Ăn trưa: cơm  + Món mặn: cá kho, lương kho, thịt kho, đậu hủ kho, bò kho…. + Món canh: canh chua cá, canh bí đỏ, canh cua, canh chua lương, canh cải…. ­ Tráng miệng: Yaourt ­ Ăn phụ: đu đủ, sinh tố cam, chuối,… ­ Ăn xế: hủ tiếu, bún, miếng, phở.        
  13. Chương III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM  SÓC GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON I. Căn cứ xây dựng giải pháp 1. Căn cứ vào các quan điểm chỉ đạo của Đảng, nhà nước,  ngành giáo dục về mục tiêu ngành GDMN 2. Căn cứ chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001­  2010. 3. Căn cứ đặc điểm phát triển của trẻ ở độ tuổi mầm non. 4. Căn cứ vào chương trình can thiệp dinh dưỡng trong cộng  đồng. 5. Căn cứ vào thực tiễn: tình hình chăm sóc, giáo dục dinh  dưỡng cho trẻ mầm non địa bàn TP. Cao lãnh. II. Các giải pháp 1. Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ để phát  hiên sớm các bệnh về dinh dưỡng thường gặp. 2. Bồi dưỡng cho cán bộ,GVMN, những kiến thức và kỹ năng  thực hành chăm sóc dinh dưỡng trẻ từ 3­ 6 tuổi. 3. Bồi dưỡng cho cha mẹ và người chăm sóc trẻ những kiến  thức và kỹ năng thực hành chăm sóc dinh dưỡng trẻ từ 3­6  tuổi.  Thực hiện tốt các nội dung giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng ,sức khỏe  cho trẻ mầm non.
  14. PHẦN IV : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận ­ Đề tài đã đạt được mục tiêu đặt ra, đó là + Nghiên cứu cơ sở lý luận về tình trạng dinh dưỡng, nguyên nhân  biện pháp khắc phục về bệnh dinh dưỡng thường xảy ra ở trẻ em. + Tìm hiểu thực trạng về chăm sóc, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ tại  các trường mầm non trên địa bàn TP. Cao Lãnh + Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc  giáo dục dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non. Ngoài ra đề tài giúp bản thân nghiên cứu một cách sâu sắc có hệ  thống lý luân thực tiễn về chăm sóc, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ ở  độ tuổi mầm non, bổ trợ có hiệu quả công tác chuyên môn. II. Kiến nghị 1. Đối với công tác đào tạo của trường đai học đồng tháp 2. Đối với các cấp quản lý. 3. Dối với đảng ngũ cán bộ giao viên mầm non.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2