Đề tài nghiên cứu khoa học của người học: Ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
lượt xem 56
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội để đưa ra các giải pháp cụ thể, phù hợp nhằm nâng cao ảnh hưởng tích cực; hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học của người học: Ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA HÀNH CHÍNH HỌC BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC ẢNH HƢỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Mã số: ĐTSV.2019.03 Chủ nhiệm đề tài : Hoàng Phú Hƣng Lớp : 1605QLNB Cán bộ hƣớng dẫn : ThS. Trần Thu Trang Hà Nội, tháng 5 năm 2019
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA HÀNH CHÍNH HỌC BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC ẢNH HƢỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Mã số: ĐTSV.2019.03 Chủ nhiệm đề tài : Hoàng Phú Hƣng Thành viên tham gia : Trần Việt Hoàng Quách Thị Huyền Lớp : 1605QLNB Thành viên tham gia: Nguyễn Ngọc Anh Lớp : 1505QLNB Cán bộ hƣớng dẫn : ThS. Trần Thu Trang Hà Nội, tháng 5 năm 2019
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” nhóm thực hiện đề tài đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ. Nhóm thực hiện đề tài xin được gửi lời cảm ơn tới những người đã quan tâm và giúp đỡ nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài này. Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô Trần Thu Trang, giảng viên Khoa Hành Chính học - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Cô là người đã định hướng và tận tình chỉ bảo cho nhóm nghiên cứu trong suốt quá trình lựa chọn, xây dựng cũng như hoàn thành ý tưởng cho đề tài nghiên cứu của nhóm. Nhóm thực hiện đề tài xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và nâng cao kiến thức thực tiễn, được rèn luyện kỹ năng. Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã cố gắng nỗ lực, tuy nhiên không tránh khỏi sai sót. Nhóm thực hiện đề tài rất mong được nhận sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo để bài nghiên cứu của chúng em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng nhóm nghiên cứu xin chúc Thầy, Cô dồi dào sức khỏe - thành đạt - hạnh phúc! Hà Nội, tháng 4 năm 2019 Nhóm nghiên cứu khoa học
- LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nhóm và được sự hướng dẫn của giảng viên Th.S Trần Thu Trang. Các số liệu sử dụng đề tài nghiên cứu hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đề tài đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc.
- MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 5 3.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................. 5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 6 4. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 6 5. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 6 6. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 6 8. Bố cục đề tài ..................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC .................................................. 8 1.1. Một số khái niệm ....................................................................................... 8 1.1.1. Mạng xã hội ......................................................................................... 8 1.1.2. Sinh viên ............................................................................................... 9 1.1.3. Một số loại mạng xã hội .................................................................... 10 1.1.4. Đặc điểm của mạng xã hội ............................................................... 12 1.2. Ảnh hƣởng của mạng xã hội đến sinh viên trƣờng đại học ................ 14 1.2.1. Ảnh hƣởng tích cực ........................................................................... 14 1.2.1.1. Kết nối mọi người ......................................................................... 14 1.2.1.2. Phục vụ quá trình học tập ............................................................. 15 1.2.1.3. Mở rộng cơ hội việc làm và kinh doanh trực tuyến ..................... 15 1.2.1.4. Giải tỏa căng thẳng mệt mỏi sau giờ học và làm việc .................. 17 1.2.2. Ảnh hƣởng tiêu cực ........................................................................... 18 1.2.2.1. Giảm sự tương tác trực tiếp giữa người với người ....................... 18 1.2.2.2. Lãng phí thời gian và xao nhãng trong quá trình học tập ............. 18 1.2.2.3. Mất an toàn thông tin cá nhân ...................................................... 19 1.2.2.4. Thiếu sự riêng tư ........................................................................... 20
- 1.2.2.5. Ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần .......................................... 20 1.2.2.6. Các ảnh hưởng tiêu cực khác ........................................................ 21 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 23 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƢỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI.................................... 24 2.1. Khái quát lịch sử Nhà trƣờng và đặc điểm sinh viên Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội ................................................................................................. 24 2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội........................................................................................................... 24 2.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của sinh viên Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội ................................................................................................................. 25 2.2. Đặc điểm sử dụng mạng xã hội của sinh viên Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội .............................................................................................................. 29 2.2.1. Các trang mạng xã hội đƣợc sinh viên sử dụng ............................. 29 2.2.2. Thời điểm sử dụng mạng xã hội nhiều nhất trong ngày ............... 31 2.2.3. Thời gian sử dụng mạng xã hội của sinh viên ................................ 32 2.2.4. Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên ................................ 33 2.2.5. Nguồn biết tới mạng xã hội .............................................................. 34 2.2.6. Thiết bị vào mạng xã hội .................................................................. 35 2.3. Phân tích thực trạng ảnh hƣởng của mạng xã hội đến sinh viên Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội ..................................................................... 36 2.3.1. Tác động tích cực .............................................................................. 36 2.3.1.1. Kết nối mọi người ......................................................................... 37 2.3.1.2. Học tập tốt hơn ............................................................................. 38 2.3.1.3. Mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm và kinh doanh trực tuyến ...... 39 2.3.1.4. Giải tỏa căng thẳng mệt mỏi ......................................................... 40 2.3.2. Tác động tiêu cực .............................................................................. 41 2.3.2.1. Xao nhãng học tập và mất thời gian ............................................. 42 2.3.2.2. Giảm tương tác thông qua việc sống ảo ....................................... 43 2.3.2.3. Thiếu sự riêng tư và nguy cơ mất an toàn thông tin cá nhân ....... 44 2.3.2.4. Sức khỏe và tinh thần giảm sút ..................................................... 45 2.4. Nguyên nhân ảnh hƣởng của mạng xã hội đến sinh viên .................... 46
- 2.4.1. Nguyên nhân chủ quan ..................................................................... 47 2.4.1.1 Nhận thức của sinh viên ................................................................ 47 2.4.1.2. Thái độ của sinh viên .................................................................... 47 2.4.1.3. Động cơ của sinh viên .................................................................. 48 2.4.1.4. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên ............................................... 48 2.4.2. Nguyên nhân khách quan................................................................. 49 2.4.2.1. Môi trường xã hội ......................................................................... 49 2.4.2.2. Điều kiện sinh hoạt ....................................................................... 49 2.4.2.3 Phương tiện vật chất ...................................................................... 50 Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................... 51 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ẢNH HƢỞNG TÍCH CỰC CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI.......................................................... 52 3.1. Một số giải pháp để khai thác và sử dụng hiệu quả mạng xã hội đến sinh viên........................................................................................................... 52 3.2. Một số kiến nghị ...................................................................................... 55 3.2.1. Về phía nhà trƣờng ........................................................................... 55 3.2.2. Đối với Khoa, trung tâm................................................................... 57 3.2.3. Đối với gia đình ................................................................................. 58 3.2.4. Đối với nhà quản lý mạng ................................................................ 59 3.2.5. Đối với bản thân sinh viên ................................................................ 61 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 64 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 67 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 70 Phụ lục 1: Phiếu khảo sát ................................................................................. 70
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TỪ HOÀN CHỈNH MXH Mạng xã hội TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1.Biểu đồ thể hiện số lượng sinh viên khóa học 2015 -2019 và 2018 - 2022 Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện sinh viên là người thuộc các dân tộc thiểu số Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện các trang mạng xã hội được sinh viên sử dụng Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện thời điểm sử dụng mạng xã hội trong ngày Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện thời gian sử dụng mạng xã hội Biểu đồ 2.6. Biểu đồ thể hiện mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên Biểu đồ 2.7. Biểu đồ thể hiện nguồn biết tới mạng xã hội Biểu đồ 2.8. Biểu đồ thể hiện thiết bị vào mạng xã hội Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện sự kết nối mọi người thông qua mạng xã hội Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện việc sử dụng MXH giúp sinh viên học tập tốt hơn Biểu đồ 3.3. Biểu đồ thể hiện việc sử dụng MXH giúp sinh viên có cơ hội tìm kiếm việc làm và kinh doanh trực tuyến Biểu đồ 3.4. Biểu đồ thể hiện việc sử dụng MXH giúp sinh viên giải tỏa căng thẳng mệt mỏi Biểu đồ 3.5. Biểu đồ thể hiện việc sử dụng MXH đối với sinh viên làm xao nhãng việc học tập và mất thời gian Biểu đồ 3.6. Biểu đồ thể hiện việc sử dụng MXH đối với sinh viên làm giảm tương tác thông qua việc sống ảo Biểu đồ 3.7. Biểu đồ thể hiện việc sử dụng MXH đối với sinh viên làm thiếu sự riêng tư và nguy cơ mất an toàn thông tin cá nhân Biểu đồ 3.8. Biểu đồ thể hiện việc sử dụng MXH đối với sinh viên ảnh hưởng sức khỏe và tinh thần giảm sút
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, Internet đang từng bước khẳng định vị trí và vai trò của mình; cùng với đó là sự xuất hiện ngày một nhiều các trang mạng xã hội đã tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức mở rộng cơ hội tìm kiếm và chia sẻ thông tin, đồng thời đó cũng chính là thách thức đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành về đảm bảo nội dung hoạt động và bảo mật thông tin. Theo thống kê của Hootsuite và We Are Social, lượng người dùng Internet trên toàn thế giới tiếp tục tăng trưởng đều đặn; cụ thể là 276 triệu người dùng mới trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 3/2018, giúp tổng lượng người dùng Internet trên toàn thế giới đạt 4,08 tỷ. Các con số thống kê cho thấy, lượng người dùng mạng xã hội nói chung trên toàn thế giới đã chạm ngưỡng xấp xỉ 3,3 tỷ. Trong đó, Facebook vẫn đang dẫn đầu với 2,23 tỷ người dùng, YouTube và WhatsApp đồng hạng ở vị trí thứ 2 với 1,5 tỷ người dùng, tiếp sau đó là các nền tảng Facebook Messenger, WeChat, Instagram,... Việt Nam xếp ở vị trí thứ 7 với 58 triệu người dùng, tăng 5% trong quý đầu năm, và rộng hơn là 16% so với cùng kỳ năm ngoái. TPHCM cũng nằm trong top 6 thành phố có người dùng Facebook đông nhất với 14 triệu người dùng. Như vậy trong top 10 nước có lượng người dùng Facebook đông nhất thì có tới 4 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan. Bên cạnh đó, Băng Cốc và Jarkarta cũng là 2 thành phố có lượng người dùng Facebook lớn nhất thế giới. Nằm trong nhóm người sử dụng mạng xã hội với tần suất cao nhất, sinh viên giống như một bộ phận góp phần thúc đẩy mở rộng mạng lưới MXH, là nơi để họ bày tỏ bản thân theo bất cứ cách nào mà họ muốn. Từ việc công khai tên, tuổi, ngày sinh, địa chỉ, sở thích,... đến việc cập nhật các hoạt động hàng ngày, những cảm xúc, tâm trạng, quan điểm của bản thân về một vấn đề nào đó trong cuộc sống. MXH còn là nơi giúp họ tìm kiếm và có thêm bạn bè mới, tham gia vào những cộng đồng ảo, nhưng vì những mục đích thật như chia sẻ 1
- thông tin, sở thích,... Điều này giúp ích với những cá nhân hạn chế giao tiếp ngoài đời thực và giúp họ vượt qua được những rào cản của sự e ngại khi ở trong mối tương tác mặt đối mặt. Ngoài việc bày tỏ bản thân, MXH cho phép người sử dụng đón nhận những ý kiến của bạn bè trên mạng về bất cứ thông tin nào họ cập nhật trên trang cá nhân của mình. Việc biết được người khác nghĩ gì về mình giúp cho cá nhân có thể điều chỉnh bản thân. Dù sự điều chỉnh đó chỉ mang tính chất ảo để làm hài lòng một cộng đồng ảo thì nó vẫn cho thấy sự thay đổi trong mỗi cá nhân dù được người khác tán đồng ý kiến, họ sẽ nâng cao hơn giá trị bản thân với cảm nhận được người khác chấp nhận. Bên cạnh đó người sử dụng MXH có thể theo dõi công khai hoặc bí mật hoạt động của bạn bè họ trên mạng và để lại những bình luận của mình với mỗi thông tin bạn bè. Như vậy, có thể thấy MXH giống như một môi trường để những người trẻ tuổi tập dượt, học tập và trau dồi những kinh nghiệm giúp bản thân trong việc hòa nhập với xã hội. Thông qua những gì quan sát từ bạn bè trên mạng, những phản hồi nhận được từ bạn bè cho các thông tin đăng tải đã giúp người dùng hiểu được cách thức cần thiết để vận hành và duy trì được các mối quan hệ trong cuộc sống thực tại. Ngoài những lợi ích về việc tăng cường nguồn tri thức, mở rộng mối quan hệ xã hội, trau dồi kinh nghiệm sống, thỏa mãn các nhu cầu giải trí,… MXH cũng chứa ẩn nhiều rủi ro, nhất là đối với những người trẻ tuổi khi mà họ chưa ý thức được hết những nguy cơ tiềm ẩn từ việc sử dụng MXH. Việc công khai thông tin không được cá nhân kiểm soát thì rất có khả năng những thông tin này được bị người khác sử dụng một cách tùy tiện theo những mục đích khác nhau, ở bất cứ thời điểm nào. Đôi khi, một thông tin mà cá nhân đăng tải trong sự ngẫu hứng và “bồng bột” có thể trở thành vũ khí chống lại họ ở những năm tiếp theo của cuộc đời khi họ cần thể hiện với người khác sự trưởng thành, nghiêm túc của bản thân. Nói cách khác, việc sử dụng MXH không đúng cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của mỗi cá nhân, ở mức độ nghiêm trọng nhiều khi nó biến người sử dụng MXH trở thành những nạn nhân của nạn quấy rối tình dụ. Sự cám dỗ khó cưỡng của MXH đã khiến nhiều người sử dụng phải đối diện với khả năng nghiện hay phụ thuộc vào MXH, nghĩa là việc sử dụng MXH lúc 2
- đó giống như một căn bệnh và rất khó kiểm soát. Sự tác động những mặt tiêu cực của MXH đã thôi thúc nhóm chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”. Qua thực tế tìm hiểu, nghiên cứu nhóm chúng tôi hy vọng sẽ đưa ra những biện pháp, định hướng sử dụng MXH một cách hiệu quả hơn đối với sinh viên nhà trường nói riêng và đối với thế hệ trẻ nói riêng. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Để thực hiện được đề tài chúng tôi đã khai thác tài liệu của nhiều tác giả trong và ngoài nước từ đó làm cơ sở để triển khai đề tài, hiểu được khái niệm “mạng xã hội”, cung cấp cho chúng tôi đặc trưng, nội dung, quá trình, đồng thời biết được ý nghĩa hay vai trò của nó. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến và là công cụ hữu hiệu phục vụ công việc và cuộc sống. Đặc biệt đối với những người trẻ nói chung và sinh viên nói riêng. Trên thế giới, đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu, bài viết về mạng xã hội và giới trẻ thu được nhiều thành quả, tiêu biểu như: Nghiên cứu của Sophie Tan-Ehrhardt năm 2013: “Mạng xã hội và thói quen sử dụng Internet của thế hệ trẻ”[13]. Nghiên cứu này đã chỉ ra những thói quen của giới trẻ khi sử dụng mạng xã hội và Internet. Một nghiên cứu khác của Isak Ladegaard với tên gọi “Những người trẻ và già sử dụng truyền thông xã hội với những lý do đáng ngạc nhiên”[8] đã cho thấy những lý do mà mọi người tham gia sử dụng mạng xã hội, mạng xã hội đã thay đổi thói quen và lối sống của họ như thế nào cũng như xu hướng sử dụng mạng xã hội trong tương lai. Trong công trình nghiên cứu “Lý thuyết về hành vi được lên kế hoạch và áp dụng cho việc sử dụng các trang web mạng xã hội của những người trẻ” tác giả Pelling. EL thuộc Đại học công nghệ Queensland Úc[11] đã nhận định rằng việc sử dụng mạng xã hội không chỉ chịu ảnh hưởng bởi thái độ mà còn phụ thuộc bởi các yếu tố thuộc về bản sắc của con người nói chung và giới trẻ nói 3
- riêng. Việc phát hiện vấn đề này có thể được sử dụng để thiết kế các chiến lược nhằm mục đích giúp giới trẻ thay đổi mức độ sử dụng MXH của bản thân. Tác giả Diah Wisenberg Brin với bài “Internet làm thay đổi tư duy và hành vi của giới trẻ”[4]trên tạp chí Magazin của nước Anh cho rằng các phương tiện truyền thông hiện đại đã góp phần làm thay đổi nhận thức và hành vi của giới trẻ, đặc biệt là internet, phương tiện làm thế giới xích lại quá gần nhau trên mọi phương diện. Ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài tiêu biểu như: Tác giả Nguyễn Văn Thọ (2011) có viết bài: “Suy nghĩ về tính tự chủ của học sinh trong thời đại thông tin và truyền thông đa phương tiện”[12]. Trong đó đã đề cập đến việc sự du nhập và sử dụng truyền thông đa phương tiện như hiện nay, các nhà tâm lý đang nhìn về khía cạnh cảm xúc và hành vi. Các phương tiện truyền thông đa phương tiện là biểu hiện của sự phát triển công nghệ của nền văn minh hiện đại. Với tác dụng vô cùng to lớn của nó, nhiều người, nhất là thanh niên đã bị ảnh hưởng rất nhiều vào cuộc sống hàng ngày, trở thành công cụ đắc lực phục vụ công việc của họ... Mạng Internet là tốt nhưng MXH có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực do bản thân chính mỗi chúng ta sử dụng. Cùng năm 2011, tác giả Lê Minh Công đã nghiên cứu “Tác động của internet đến nhận thức và hành vi giới tính, tình dục ở thanh thiếu niên”[5]. Nghiên cứu cho thấy Internet xuất hiện giúp cho mỗi cá nhân thể hiện được cái tôi trong tình dục và giới tính với người khác, trên các trường hợp lâm sàng, các phân tích đã cho thấy internet làm thay đổi tiêu cực đến các mối quan hệ cuộc sống, gia đình, học tập, công việc,.. làm một bộ phận thanh thiếu niên có những nhận thức sai lệch về giới, hành vi tình dục và các mối quan hệ. Bài viết "Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook của con người - một thách thức mới cho tâm lý học hiện đại" của tác giả Đào Lê Hòa An [1] đã chỉ ra việc sử dụng mạng xã hội hiện nay là một tất yếu, khi mà với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và Internet này, sự tiếp cận với Facebook trở nên dễ dàng và sức hút ngày càng lớn với những gì nó hấp dẫn giới trẻ và những lợi ích 4
- của nó mang lại.. Tuy nhiên, việc lạm dụng mạng xã hội đã và đang để lại rất nhiều hệ lụy và tác hại khôn lường. Đây cũng là định hướng của nhóm nghiên cứu khi thực hiện đề tài, nghiên cứu việc sử dụng Facebook dưới góc độ tâm lý học để có những cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động sử dụng mạng xã hội. Vấn đề sử dụng internet và các phương tiện truyền thông của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội là đề tài luôn được quan tâm, nghiên cứu. Tiêu biểu có một số công trình nghiên cứu như: “Tác động của internet đến đời sống sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội” của Trần Thị Thu Uyên [15] đề cập những tác động tích cực cũng như tiêu cực của mạng internet đối với đời sống sinh viên; đề tài “ Tác động của công tác truyền thông trong nhà trường đến lối sống, học tập của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội” của TS. Hoàng Thị Hương [7] nghiên cứu thực trạng tác động của truyền thông trong nhà trường đến lối sống và học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Như vậy liên quan đến vấn đề sử dụng MXH của giới trẻ đặc biệt là sinh viên đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, góp phần làm rõ về mặt khái niệm, nội dung và những yêu cầu nhằm phát huy mặt tích cực của MXH đến lối sống của giới trẻ trong đó có sinh viên. Tuy nhiên, đến nay tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội chưa có công trình nghiên cứu khoa học về việc sử dụng MXH của sinh viên, do vậy nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của MXH đến sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội”. Thông qua đề tài nhóm nghiên cứu muốn làm rõ thực trạng sử dụng và tác động của MXH đối với sinh viên trong trường và từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả ảnh hưởng tích cực của MXH đến sinh viên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích thực trạng ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội để đưa ra các giải pháp cụ thể, phù hợp nhằm nâng cao ảnh hưởng tích cực; hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 5
- 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống cơ sở khoa học ảnh hưởng của MXH đến sinh viên trường Đại học. - Phân tích, đánh giá thực trạng ảnh hưởng của MXH đến sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội, nguyên nhân ảnh hưởng MXH đến sinh viên. - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao ảnh hưởng tích cực của MXH đến sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: năm học 2018 - 2019 - Phạm vi không gian: Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (Sinh viên đại học chính quy nhập học năm 2018 của Khoa Hành Chính học, Khoa Quản trị văn phòng, Khoa Quản trị nguồn nhân lực). 6. Giả thuyết nghiên cứu Những ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội chưa được nghiên cứu, khảo sát, phân tích cụ thể. Nếu có những đánh giá xác thực sẽ phân tích được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của MXH đến sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể phù hợp nhằm nâng cao ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu được thực hiện thông qua các nhóm phương pháp sau: a, Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp luận: Vận dụng những nguyên tắc và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử trong nghiên cứu về lối sống và học tập của sinh viên,.. - Phương pháp thu thập thông tin, xử lý thông tin 6
- - Phương pháp nghiên cứu chung: phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, thống kê, so sánh,... - Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu - Phương pháp đối chiếu, so sánh b, Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp tiến hành + Điều tra bằng bảng hỏi: Sinh viên đại học chính quy nhập học năm 2018 của khoa Hành Chính học, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị văn phòng theo các tiêu chí: nghề nghiệp( theo khoa), giới tính,...Theo khảo sát 563 sinh viên của 3 khoa: có 172 sinh viên là nam, 391 sinh viên là nữ. + Quan sát, khảo sát thực tế,... - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: gặp gỡ và trao đổi trực tiếp sinh viên về việc sử dụng mạng xã hội, những ảnh hưởng mà mạng xã hội mang lại. - Phương pháp điều tra xã hội học: Lập phiếu khảo sát đối với sinh viên khóa 18 thuộc Khoa Hành chính học, Khoa Quản trị văn phòng, Khoa Quản trị nguồn nhân lực. 8. Bố cục đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài được chia thành 3 chương: Chương 1: Một số lý luận về ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên trường đại học Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Chương 3: Một số đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội đến sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 7
- CHƢƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Mạng xã hội Khái niệm MXH (Social network sites), MXH trên internet, MXH trực tuyến, hay còn gọi là MXH ảo là khái niệm mới được hình thành trong thập niên cuối của thế kỷ XX, bắt đầu bằng sự ra đời của Classmates.com (1995), SixDegree (1997), kể đến là sự bùng nổ của một loạt các trang mạng khác nhau tùy theo hướng tiếp cận như Friendster (2002), MySpace, Bebo, Facebook (2004) và tại Việt Nam là Yobane (2006), Zingme (2009). Với sự phát triển nhanh chóng của hình thức xã hội ảo này, MXH được định nghĩa rất khác nhau tùy theo hướng tiếp cận [23,29]. Với hướng tiếp cận mạng xã hội nhấn mạnh yếu tố con người, MXH được nghiên cứu trên quan hệ cá nhân - cộng đồng để tạo thành mạng lưới xã hội. Theo 1 cách hiểu khác thì mạng lưới xã hội là: Một tập hợp các mối quan hệ giữa các thực thể xã hội, gọi chung là actor. Các thực thể xã hội này không nhất thiết phải là các cá nhân mà còn là các nhóm xã hội… Khi mạng lưới xã hội này được thiết lập và phát triển thông qua phương tiện truyền thông internet, nó được hiểu là MXH ảo. MXH là một đại diện tiêu biểu của Web 2.0 mô phỏng các quan hệ xã hội thực. MXH tạo ra một hệ thống trên nền Internet kết nối các thành viên cùng sở thích với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian qua những tính năng như kết bạn, chat, phim ảnh, voice chat… nhằm phục vụ những yêu cầu công cộng chung và những giá trị của xã hội. Mạng xã hội là một dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau, với nhiều mục đích khác nhau. Khi các cá nhân tham gia vào xã hội ảo thì khoảng cách về không gian địa lý, giới tính, độ tuổi, thời gian trở nên vô nghĩa. Nhờ vào ưu thế này mà mạng xã hội đang có tốc độ lây lan 8
- chóng mặt và có sức hút với người dùng ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là thanh niên trên toàn thế giới. Những người sử dụng mạng được gọi là cư dân mạng. Cộng đồng mạng có thể tập hợp tất cả mọi người thuộc mọi không gian và thời gian, điều mà những tương tác trực tiếp không thể thực hiện được. Những người tham gia cộng đồng mạng ít bị căng thẳng về mặt địa lý và sắp xếp theo thứ tự thời gian hơn trong cộng đồng phi trung gian. Tuy nhiên, sự tương tác trong cộng đồng mạng có thể mang đến cho người tham gia những điều không mong muốn khi cá nhân không biết những người theo dõi mình là ai. Mạng xã hội là việc sử dụng các trang truyền thông xã hội dựa trên internet để kết nối với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, khách hàng. Mạng xã hội có thể có mục đích xã hội, mục đích kinh doanh hoặc cả hai, thông qua các trang web như: Facebook, Twitter, LinkedIn và Instagram. Mạng xã hội đã trở thành một cơ sở quan trọng cho các nhà tiếp thị tìm cách thu hút khách hàng[23, 1]. Trên cơ sở những quan điểm và định nghĩa về mạng xã hội của các tác giả, chúng tôi thống nhất đi đến một khái niệm chung về mạng xã hội như sau: Mạng xã hội là một dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet, với nhiều mục đích khác nhau. 1.1.2. Sinh viên Sinh viên là một bộ phận thanh niên chủ yếu ở độ tuổi từ 17 - 18 tuổi đến 25 -26 tuổi đang học tập tại các trường đại học và cao đẳng. Sinh viên là nhóm xã hội đặc thù đang trong quá trình hoàn thiện nhân cách, tích lũy kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; là nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, sinh viên cũng là nguồn nhân lực được đào tạo với trình độ cao; là lực lượng năng động, nhạy cảm với cái mới; ham hiểu biết và có điều kiện tiếp cận hệ thống tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến của nhân loại. Với đặc điểm về thể chất, trí tuệ, tâm lý của thế hệ trẻ, sinh viên luôn là lực lượng xã hội quan trọng đối với mọi thể chế chính trị cũng như sự phát triển của xã hội nhất là khi lực lượng này được định hướng đúng đắn theo chiều hướng tích cực và khắc phục được những hạn chế tiêu cực về tâm sinh lý của giới trẻ. 9
- Theo Khoản 2, Điều 2 Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 04 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy quy định “Sinh viên là trung tâm của các hoạt động giáo dục và đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học, được bảo đảm điều kiện thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền trong quá trình học tập và rèn luyện tại cơ sở giáo dục và đào tạo”[3, 2]. Thực tế, ở Việt Nam hiện nay sinh viên được hiểu là những người đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Thuật ngữ “sinh viên” được bắt nguồn từ một từ gốc Latinh: “Students” nghĩa là người làm việc, học tập, tìm hiểu, khai thác tri thức. (Từ điển Bách khoa thư - tiếng Nga) [14, 222] Như vậy có thể hiểu, sinh viên là những người đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp; được bảo đảm điều kiện thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền trong quá trình học tập và rèn luyện. 1.1.3. Một số loại mạng xã hội Với thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, có rất nhiều MXH để sử dụng. Một số quốc gia phát triển và có mật độ dân số cao điển hình như Mỹ, Trung Quốc thì số lượng người sử dụng MXH chiếm tỉ lệ rất cao đặc biệt là những người trẻ tuổi. Theo nghiên cứu mới của Pew Research Report, tại Mỹ Snapchat, Instagram và YouTube giờ còn được dùng phổ biến hơn cả Facebook, dù mạng xã hội này có hơn hai tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên khắp thế giới. Trong số các bạn trẻ tham gia khảo sát, 85% nói rằng họ dùng YouTube, theo sau là 72% dùng Instagram và 69% dùng Snapchat. Facebook đứng thứ 4 với chỉ 51% người dùng.[6, 1]. Tại Trung Quốc MXH như Google, Facebook và Twitter hạn chế sử dụng, người dân Trung Quốc thường sử dụng MXH đó chính là Weibo. Weibo là sự kết hợp giữa 2 nền tảng mạng xã hội phổ biến là Twitter và Facebook. Riêng với giới trẻ Trung Quốc lại ưa chuộng sử dụng MXH có tên là Wechat, Wechat vừa là MXH lớn nó đồng thời còn là ứng dụng thanh toán được sử dụng với mật độ thường xuyên tại Trung Quốc. Còn tại Việt Nam, các loại hình MXH được nhiều người quan tâm là Facebook, YouTube, FB Messenger, Google+, 10
- Zalo, Instagram, Twitter, Skype, Viber, … Đặc biệt, có thể nói Facebook là MXH được người dân và giới trẻ sử dụng lớn nhất hiện nay. Là một MXH góp mặt trên cộng đồng mạng gần mười năm sau khi dịch vụ MXH đầu tiên Geocities ra đời (1994) Facebook đã tăng tốc ngoạn mục để trở thành MXH có người dùng khủng nhất thế giới. Trải qua hơn mười năm ra đời và phát triển (từ 2004 đến nay), nhìn vào số lượng người dùng tăng trưởng mạnh mẽ, người ta không thể không bị ấn tượng bởi sự lớn mạnh của Facebook. Từ 5,5 triệu người dùng vào cuối năm đầu tiên thành lập (năm 2004) đến tháng 4 năm 2012 chạm mốc gần một tỷ (cụ thể 901 triệu) người dùng [9; 105]. Sự đơn giản và thông minh của Facebook đã tạo nên thành công của MXH này trên khắp thế giới và tại Việt Nam. Theo các chuyên gia, các trang MXH hiện nay hầu hết đều bị cuốn theo Facebook với xu hướng chia sẻ các mối quan hệ thực. Facebook có bước phát triển ngoạn mục như vậy là do MXH này có tính tương tác cao, kho ứng dụng khổng lồ, các phiên bản đa ngôn ngữ và sớm phát triển trên nền tảng di động. Instagram là mạng xã hội với tính năng đặc trưng là chia sẻ và chỉnh sửa hình ảnh. Khi người sử dụng chụp một tấm ảnh và muốn chia sẻ lên Instagram, trang mạng này sẽ xuất hiện tính năng chỉnh sửa hình ảnh với nhiều công cụ cắt, xoay, đổi màu, ghép ảnh, để bức ảnh được đăng tải trở nên chuyên nghiệp và sắc nét hơn. Youtube là website cho phép chia sẻ các đoạn video cũng như tường thuật trực tiếp các sự kiện. Youtube thu hút lượng người dùng trên toàn thế giới cũng như giới sinh viên bởi tính tiện dụng của nó trong việc chia sẻ các video trực tuyến với những hình ảnh, âm thanh và chuyển động của nội dung các video tạo ra sự tác động trực quan tới cảm xúc của người dùng. Qua Youtube , người dùng có thể tìm thấy mọi thứ mà họ muốn bởi trang mạng chứa đựng số lượng video lớn nhất hiện nay, với hàng vạn video đầy đủ phim ảnh, các chương trình truyền hình và video do chính các thành viên chia sẻ. Vì vậy, những sinh viên tham gia cộng đồng mạng này không chỉ giải trí bằng các bộ phim, clip nhạc, video quảng cáo mà còn có thể học hỏi được rất nhiều điều bổ ích khác với những video 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5316 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2194 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang
63 p | 1814 | 382
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tính hiệu quả của chính sách tiền tệ Việt Nam( Giai đoạn 2000 – 2013)
111 p | 924 | 353
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng
102 p | 1945 | 221
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp
117 p | 674 | 182
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Những bài toán chứng minh bằng phương pháp phản chứng trong phổ thông
27 p | 970 | 165
-
Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được duyệt năm 2010 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
18 p | 1697 | 151
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 704 | 148
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng tài liệu hướng dẫn công nghệ thuộc da phục vụ công tác chuyên môn về công nghệ thuộc da cho cán bộ kỹ thuật của các cơ sở thuộc da Việt Nam
212 p | 419 | 100
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Mối quan hệ giữa thông tin phi tài chính trên báo cáo thường niên và kết quả hoạt động theo kế toán, giá thị trường của các công ty niêm yết Việt Nam
92 p | 394 | 78
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 519 | 74
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 370 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 331 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 295 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn "Lý thuyết Galoa" theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
115 p | 158 | 29
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 276 | 27
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 167 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn