intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Hoạt động truyền thông marketing các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

49
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Hoạt động truyền thông marketing các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Nội vụ Hà Nội" nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động truyền thông marketing sản phẩm, dịch vụ thông tin nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông marketing các sản phẩm, dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện của trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Hoạt động truyền thông marketing các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Nội vụ Hà Nội

  1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA NGOẠI NGỮ - TIN HỌC BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Mã số: ĐTSV.2023.53 Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Hồng Hiên Lớp : 2005QTTA Cán bộ hướng dẫn : ThS. Ngô Thị Thu Huyền
  2. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA NGOẠI NGỮ - TIN HỌC BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Mã số: ĐTSV.2023.53 Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Hồng Hiên Thành viên tham gia : Bùi Văn Sinh Lớp : 2005TTVA
  3. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thống kê nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Nội vụ tính đến ngày 29 tháng 03 năm 2023. Bảng 2.2. Tần suất lên thư viện của các nhóm NDT Bảng 2.3. Mục đích lên Thư viện của người dùng tin Biểu đồ 1. Nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ thông tin của người dùng tin Biểu đồ 2. Nhu cầu về nội dung tài liệu của người dùng tin Biểu đồ 3: Nhu cầu sử dụng website TTTTTV của NDT Biểu đồ 4: Phản hồi của bạn đọc với bài đăng lên mạng xã hội của TTTTTV
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ tiếng Việt CSDL Cơ sở dữ liệu IFLA Hiệp hội Thư viện Quốc tế NDT Người dùng tin TTTTTV Trung tâm Thông tin Thư viện TT-TV Thông tin – Thư viện
  5. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................................... 1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................................. 2 MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................. 5 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................................. 5 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................................................................. 5 3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................................. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 6 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................................... 6 6. Giả thuyết khoa học.............................................................................................................................. 6 7. Đóng góp mới của đề tài ...................................................................................................................... 6 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN THÔNG MARKETING CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƯ VIỆN.............................................................................. 7 1.1. Khái niệm ............................................................................................................................................7 1.1.1. Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện .......................................................................................7 1.1.2. Mối quan hệ giữa sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện...........................................................7 1.1.3. Marketing và marketing sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện .................................................7 1.1.4. Truyền thông marketing trong hoạt động thông tin thư viện........................................................7 1.2. Vai trò của hoạt động truyền thông marketing các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện ....8 1.2.1. Đối với cơ quan Thông tin – Thư viện .........................................................................................8 1.2.2. Đối với người dùng tin .................................................................................................................8 1.3. Các hình thức truyền thông marketing các sản phẩm và dịch vụ Thông tin - Thư viện ......................8 1.3.1. Truyền thông marketing sản phẩm và dịch vụ qua mạng xã hội ..................................................8 1.3.2. Công cụ truyền thông marketing khác..........................................................................................9 1.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông marketing các sản phẩm, dịch vụ thông tin trong hoạt động thông tin – thư viện ..........................................................................................................9 1.4.1. Tiêu chí đánh giá các hình thức truyền thông marketing bằng hình thức truyền thống ...............9 1.4.2. Email và dịch vụ chat online ......................................................................................................10 1.4.3. Website, blog..............................................................................................................................10 1.4.4. Bài đăng trên các diễn đàn khoa học, bản tin điện tử .................................................................10 1.4.5. Viết bài đăng lên báo, tạp chí khoa học......................................................................................10 1.4.6. Tổ chức sự kiện (Hội nghị, hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, cuộc thi…) ...................10 1.4.7. Tờ rơi, áp phích ..........................................................................................................................10 1.4.8. Tư vấn trực tiếp tại thư viện .......................................................................................................11
  6. Kiến nghị chương 1 ..............................................................................................................................11 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI .................................................................................................................................. 11 2.1. Khái quát về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và Trung tâm Thông tin - Thư viện của Trường 11 2.1.1. Vài nét về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ................................................................................11 2.1.2. Tổng quan về TTTTTV trường Đại học Nội vụ Hà Nội ............................................................11 2.2. Các hình thức truyền thông marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin tại TTTTTV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ..........................................................................................................................................15 2.2.1. Truyền thông qua mạng xã hội ...................................................................................................15 2.2.2. Công cụ truyền thông khác .........................................................................................................19 2.3. Đánh giá về hoạt động truyền thông marketing trên Internet đối với các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại Học Nội vụ Hà Nội ..................................................21 2.3.1. Ưu điểm ......................................................................................................................................21 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................................................22 Kiến nghị chương 2 ..............................................................................................................................23 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN TẠI TTTTTV TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 23 3.1. Nâng cao chất lượng các công cụ truyền thông.................................................................................23 3.2. Xây dựng chiến lược truyền thông marketing sản phẩm và dịch vụ cho TTTTTV...........................24 3.3. Nâng cao trình độ cán bộ marketing chuyên trách ............................................................................24 3.4. Xây dựng thói quen sử dụng các hình thức truyền thông marketing của Thư viện cho NDT ...........24 3.5. Bổ sung kinh phí cho hoạt động truyền thông marketing sản phẩm và dịch vụ của thư viện ...........24 Kiến nghị chương 3 ..............................................................................................................................24 KẾT LUẬN ........................................................................................................................................... 25 PHỤ LỤC .............................................................................................................................................. 26 Phụ lục 01 .................................................................................................................................................27 Phụ lục 02 .................................................................................................................................................33 Phụ lục 03 .................................................................................................................................................41 Phụ lục 04 .................................................................................................................................................42 Phụ lục 05 .................................................................................................................................................43 Phụ lục hình ảnh .......................................................................................................................................53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 54
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sản phẩm và dịch vụ thông tin chính là cầu nối giữa bạn đọc và thư viện. Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã nghiên cứu và ứng dụng hoạt động truyền thông marketing đối với các sản phẩm và dịch vụ thông tin nhằm thực hiện chiến lược phát triển của thư viện. Trung tâm Thông tin - Thư viện đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong việc lựa chọn công cụ và nội dung hoạt động truyền thông marketing. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai hoạt động truyền thông marketing các sản phẩm, dịch vụ thông tin cũng vẫn còn những hạn chế nhất định về nguồn lực và cách thức kinh nghiệm trong sử dụng các công cụ truyền thông. Nhằm làm rõ thực trạng hoạt động truyền thông marketing các sản phẩm, dịch vụ thông tin và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông marketing tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Nội vụ Hà Nội, nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Hoạt động truyền thông marketing các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Nội vụ Hà Nội”. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài: Năm 1969, Tạp chí Marketing lần đầu tiên đăng bài viết “Marketing cho các tổ chức phi lợi nhuận” do Philip Kotler và Sidney Levy công bố tạo tiền đề cho các nghiên cứu marketing trong thư viện. Ngay sau đó vào những năm 70 của thế kỷ XX, đã có 02 bài bài báo, 08 bài tạp chí, 11 cuốn sách về hoạt động marketing trong thư viện được những cá nhân và tổ chức công bố, trong đó có IFLA. Tình hình nghiên cứu ở trong nước: Tại Việt Nam, cũng có nhiều công trình, bài báo trên các tạp chí chuyên ngành về các nghiên cứu Marketing trong lĩnh vực Thông tin – Thư viện của các tác giả như: Nguyễn Thị Liên [7], Nguyễn Hữu Nghĩa [8,9], Vũ Quỳnh Nhung [10],… Các công trình này đã đóng góp giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc của việc ứng dụng các công cụ truyền thông marketing trong lĩnh vực thông tin – thư viện. Tình hình nghiên cứu về hoạt động của Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội: Các đề tài nghiên cứu về Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội gồm nhiều đề tài khoa học, báo cáo thực tập, luận văn của sinh viên, giảng viên, cán bộ trong Trường. Một số công trình nghiên cứu cụ thể của các tác giả: Cao Thị Hồng [4], Ngô Thị Thu Huyền [5], Hoàng Thị Hương [6], Phạm Quang Quyền [11], Nguyễn Văn Sơn [12],… Các đề tài trên tập trung vào nghiên cứu thực trạng và giải pháp cụ thể của các công đoạn khác nhau trong quy trình xử lý tài liệu tại Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Nội vụ Hà Nội.
  8. Qua lịch sử nghiên cứu vấn đề cho thấy đến thời điểm hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào hoạt động truyền thông marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Do đó việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này có tính kế thừa nhưng không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đây. 3. Mục tiêu nghiên cứu Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu tìm hiểu thực trạng hoạt động truyền thông marketing sản phẩm, dịch vụ thông tin nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông marketing các sản phẩm, dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện của trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động truyền thông marketing các sản phẩm dịch vụ Thông tin - Thư viện. - Phạm vi nghiên cứu:  Phạm vi thời gian: 2022-2023.  Phạm vi không gian: Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp gồm: Phương pháp luận và phương pháp cụ thể (phương pháp tổng hợp tài liệu từ các nguồn, phương pháp phỏng vấn nhân lực thư viện, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đối với bạn đọc). 6. Giả thuyết khoa học Hoạt động truyền thông marketing đối với các sản phẩm, dịch vụ thông tin góp phần quan trọng trong thực hiện chiến lược của mỗi thư viện. Trong thời gian qua hoạt động truyền thông marketing đối với các sản phẩm dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội còn nhiều hạn chế nhất định. Vì vậy, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông marketing đối với các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 7. Đóng góp mới của đề tài Đóng góp về lý luận: Đề tài làm rõ hơn các vấn đề lý luận về truyền thông marketing đối với các sản phẩm và dịch vụ thông tin trong hoạt động TT-TV. Đóng góp về thực tiễn: Đề tài đã tìm hiểu thực trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng truyền thông marketing đối với các sản phẩm, dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Giải pháp mà đề tài đề xuất có thể được sử dụng với mục đích tham khảo áp dụng đối với hoạt động của các thư viện trong hệ thống thư viện đại học.
  9. CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN THÔNG MARKETING CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƯ VIỆN 1.1. Khái niệm 1.1.1. Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện Tác giả Trần Mạnh Tuấn cho rằng “Sản phẩm thông tin là kết quả của quá trình xử lý thông tin và là các công cụ giúp cho việc tìm kiếm, khai thác thông tin” [12]. Các sản phẩm thông tin được hình thành nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin, chúng phụ thuộc chặt chẽ vào nhu cầu và sự biến động của nhu cầu. 1.1.2. Mối quan hệ giữa sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện Sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ thông tin thư viện có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cả hai sẽ hỗ trợ cho nhau và cùng nhau phát triển, một cơ quan thông tin nếu có số lượng về sản phẩm thông tin lớn, phong phú đa dạng thì dịch vụ thông thông tin của cơ quan này cũng sẽ phát triển theo, sẽ có nhiều dịch vụ hỗ trợ cho NDT tìm kiếm thông tin cũng như đa dạng các loại hình dịch vụ thư viện khác. Sản phẩm và dịch vụ thông tin đều là kết quả của quá trình lao động sáng tạo và xử lý thông tin của con người tạo thành và cả hai đều nhằm thỏa mãn nhu cầu của NDT và giúp con người trao đổi các thông tin với nhau. 1.1.3. Marketing và marketing sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện 1.1.3.1. Marketing Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về các khái niệm có liên quan tới Marketing thì nhóm chúng tôi mạnh dạn khái quát lại khái niệm Marketing: Marketing tất cả các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. 1.1.3.2. Marketing sản phẩm dịch vụ Thông tin – Thư viện Nhóm tác giả đưa ra khái niệm về Marketing sản phẩm dịch vụ thông tin thư viện là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của NDT, nó không chỉ là quảng cáo hay quan hệ công chúng, nó còn bao gồm phân tích thị trường, nghiên cứu thị trường, các dịch vụ hiện có của cơ quan thông tin hay Thư viện, từ đó thiết lập mục tiêu và đối tượng và cuối cùng là sử dụng khả năng thuyết phục của mình trong giao tiếp. Hay nói một cách khác Marketing là làm những điều hàng ngày, để khách hàng đánh giá cao những gì mà bạn đã làm cho họ. 1.1.3.3. Vai trò của marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện Marketing giúp cho cơ quan thông tin hay thư viện có thể giới thiệu được các sản phầm và dịch vụ thông tin của cơ quan thông tin của mình tới NDT, qua việc Markrting thì NDT sẽ biết đến nhiều hơn về sản phẩm và dịch vụ thông tin của thư viện, thuận tiện cho người dùng tin khai thác và sử dụng dịch vụ của cơ quan thông tin.
  10. Marketing ngoài những lợi ích trên thì Marketing còn giúp thư viện xây dựng được các mối quan hệ với các cơ quan tổ chức hay các nhà tài trợ, người dùng tin, người dùng thư viện, muốn dịch vụ thư viện có chất lượng tốt thì cần xây dựng mối quan hệ giữa người dùng tin và cán bộ thư viện. Bên cạnh đó, Marketing còn giúp thư viện khảo sát được nhu cầu của NDT. Khi biết được nhu cầu của NDT thư viện có thể dễ dàng hơn trong việc cung ứng các sản phẩm của mình tới bạn đọc và bạn đọc cũng có thể biết được sản phẩm có giá trị trong thư viện. 1.1.4. Truyền thông marketing trong hoạt động thông tin thư viện 1.1.4.1. Truyền thông Marketing Truyền thông Marketing là một hoạt động có mục đích nhằm thông tin cho mọi người biết về sản phẩm, hình ảnh và đặc điểm của sản phẩm mà cá nhân, tổ chức đang có nhằm khuyến khích tiêu thụ sản phẩm. 1.1.4.2. Truyền thông marketing trong hoạt động thông tin thư viện Các nội dung nghiên cứu trước, nhóm tác giả đã nghiên cứu khái niệm truyền thông và truyền thông marketing có sự đối chiếu so sánh với các quan điểm khác nhau. Theo quan điểm của nhóm tác giả, truyền thông marketing trong hoạt động thông tin thư viện là một hoạt động có mục đích của các cơ quan thông tin thư viện nhằm thông tin cho người dùng tin biết về sự tồn tại của sản phẩm, dịch vụ thông tin và đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ thông tin thư viện nhằm thu hút người dùng tin sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin thư viện. Ngoài ra truyền thông marketing hướng tới quảng bá hình ảnh của thư viện đến với cộng đồng. 1.2. Vai trò của hoạt động truyền thông marketing các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện 1.2.1. Đối với cơ quan Thông tin – Thư viện Trong hoạt động truyền thông marketing, việc sử dụng các công cụ truyền thông marketing trên internet giúp cơ quan TT-TV tiết kiệm chi phí và thời gian hơn so với công cụ truyền thống. Nhờ có các phương thức hoàn toàn miễn phí nhưng hiệu quả cao, cùng với sức mạnh lan truyền thông tin qua mạng, thông tin về sản phẩm, dịch vụ thông tin thư viện được đem đến cho người dùng tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Ngoài ra, mỗi cơ quan TT-TV có khả năng tính toán và đánh giá hiệu quả tạo ra với số tiền đầu tư nhờ những phương thức nghiên cứu và đánh giá hữu ích. 1.2.2. Đối với người dùng tin Việc truyền thông marketing của cơ quan TT-TV đối với người dùng tin đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp NDT nắm bắt được thông tin của sản phẩm và dịch vụ tại cơ quan thông tin đó một cách nhanh chóng và từ đó sẽ biết được ở cơ quan TT-TV đó có đủ đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin của NDT hay không. 1.3. Các hình thức truyền thông marketing các sản phẩm và dịch vụ Thông tin - Thư viện
  11. 1.3.1. Truyền thông marketing sản phẩm và dịch vụ qua mạng xã hội Truyền thông marketing qua mạng xã hội có thể là những hoạt động như: Những hoạt động chia sẻ ảnh, viết blog, trò chơi xã hội, mạng xã hội, chia sẻ video, mạng lưới kinh doanh, thế giới ảo, đánh giá,… những hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp hay cơ quan TT-TV tương tác được với khách hàng cũng như là tương tác và quảng cáo được sản phẩm và dịch vụ thông tin của thư viện tới NDT. Website: Đây là hình thức được sử dụng khá phổ biến trong các hoạt động truyền thông marketing tại các cơ quan TT-TV nước ta hiện nay. Mỗi trang web đều được ban quản trị thư viện quan tâm xây dựng giao diện khoa học thân thiện trong bố trí các đề mục, nội dung có sự phân cấp rõ ràng. Qua đó bạn đọc sẽ nắm bắt được đầy đủ hơn thông tin về tổng quan các mặt hoạt động của thư viện và khả năng truy cập dễ dàng hơn. Facebook, fanpage, twitter: Đây là các công cụ truyền thông phổ biến hiện nay của cơ quan TT- TV. Hình ảnh, video về hoạt động sự kiện, các sản phẩm dịch vụ thư viện,… đều được ban quản trị cập nhật thường xuyên định kỳ lên facebook, fanpage. Đó cũng là các công cụ duy trì tương tác giữa mỗi thư viện với bạn đọc thông qua trả lời các tin nhắn mesenger, comment. Qua đó thư viện sẽ thống kê được lượt truy cập, lượt theo dõi của bạn đọc. Email và dịch vụ chat online: Là hình thức trao đổi thông tin giữa hai người hoặc một nhóm người thông qua mạng internet. Với một cú kích chuột, nhân lực thư viện có thể truyền tải thông tin hoặc giải đáp thắc mắc, yêu cầu của NDT tới các cơ quan TT-TV qua địa chỉ email hoặc kênh chat online trực tiếp trên các website. Blog: Blog cũng là một phương tiện truyền thông marketing mà thư viện hay cơ quan thông tin nên cân nhắc sử dụng bởi nó mang lại những lợi ích không hề nhỏ. Với blog, Thư viện, cơ quan thông tin hoàn toàn có thể xây dựng được một cộng đồng lớn mạnh hỗ trợ độc giả có khả năng kết nối, comment, share hoặc gửi tin nhắn một cách dễ dàng. Đăng bài lên diễn đàn khoa học trực tuyến: Diễn đàn, thảo luận là một trong những phương tiện truyền thông marketing cũng được đánh giá là phổ biến. Tại các diễn đàn, thư viện, cơ quan thông tin có thể chia sẻ tin tức, tìm kiếm thông tin hay tương tác với những NDT hay khách hàng tiềm năng. Hình thức này là đưa ra những câu hỏi có liên quan đến lĩnh vực của thư viện, cơ quan thông tin và dựa trên kinh nghiệm của mình để trả lời câu hỏi đó cho mọi người cùng tham khảo. Thông qua đường link liên kết đến các website khác: Khi đã xây dựng cho mình được một website riêng, các cơ quan TT-TV còn đặt thêm các đường liên kết (link) có sự liên kết các website khác có nội dung liên quan đến lĩnh vực, ngành nghề thư viện. Điều này có thể giúp NDT dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ thông tin tương tự ở các website khác.
  12. Sử dụng công cụ tìm kiếm: Khi đưa thông tin lên mạng, Thư viện sẽ phải trả một khoản phí cố định cho các từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Khi đó, nếu người sử dụng tìm kiếm thông tin qua các từ khóa liên quan. Họ sẽ tìm thấy thông tin về thư viện và về những sản phẩm dịch vụ của thư viện. 1.3.2. Công cụ truyền thông marketing khác Truyền hình: Với tính trực quan và sinh động, truyền hình cũng là phương tiện truyền thông marketing mạnh mẽ giúp thu hút sự chú ý của khách hàng, NDT và khiến họ nhớ đến sản phẩm, dịch vụ cũng như thương hiệu của thư viện, cơ quan thông tin hay là doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Viết bài đăng báo, tạp chí: Báo chí tuy là một phương tiện truyền thông marketing đã có rất lâu nhưng nó lại có chi phí quảng bá hợp lý và nhận được sự tin tưởng nhất định từ độc giả. Hình thức này giúp hỗ trợ thư viện, cơ quan thông tin tiếp cận với NDT khá hiệu quả. Tổ chức sự kiện: Đây là một loại công cụ truyền thông mà thư viện thường tổ chức định kỳ. Tổ chức sự kiện dưới nhiều hình thức khác nhau: Hội nghị bạn đọc, tọa đàm, cuộc thi, nói chuyện chuyên đề,… Tờ rơi, áp phích: Các thư viện sẽ xây dựng ý tưởng về thiết kế hình thức, thông điệp nội dung trên tờ rơi, áp phích và cách thức phân phối các tờ rơi, áp phích đó đến NDT. Tư vấn trực tiếp tại thư viện: Đây là cách thức phổ biến mà các thư viện đều áp dụng thông qua quá trình phục vụ NDT nhằm nắm bắt nhu cầu và có thể tư vấn về sản phẩm, dịch vụ cho NDT. 1.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông marketing các sản phẩm, dịch vụ thông tin trong hoạt động thông tin – thư viện 1.4.1. Tiêu chí đánh giá các hình thức truyền thông marketing bằng hình thức truyền thống Số lượt tương tác Mỗi một hoạt động truyền thông marketing về các sản phẩm và dịch vụ thông tin của thư viện đều cần phải có người tương tác, người tiếp nhận các thông tin mà Thư viện muốn truyền tải. Tiêu chí đánh giá: + Số lượng những tờ rơi, banner quảng cáo, số lượng các sự kiện được tổ chức của thư viện. + Số lượng người biết đến và nhận được thông tin về hoạt động truyền thông marketing. + Số lượt người tới dự và tham gia sự kiện truyền thông marketing sản phẩm và dịch vụ của thư viện. + Số lượng người tiếp cận với thông điệp truyền tải qua các hoạt động truyền thông. Thời gian tồn tại Các hoạt động truyền thông sẽ có một khoảng thời gian tồn tại nhất định, thời gian tồn tại của thông điệp trong hoạt động truyền thông marketing các sản phẩm và dịch vụ thông tin của Thư viện càng lâu thì
  13. chứng tỏ hoạt động truyền thông marketing đã đạt được hiệu quả. Tiêu chí đánh giá: + Thời gian quảng cáo, phát tờ rơi, treo banner,… trước lúc sự kiện diễn ra. + Sau thời gian diễn ra sự kiện truyền thông. + Thời gian mà thông điệp truyền tải vẫn còn tồn tại trong đầu của khách hàng và có thể gắn liền với thương hiệu. Mức độ phản hồi của NDT Để đánh giá hiệu quả truyền thông marketing các sản phẩm và dịch vụ thông tin của thư viện, phản hồi của NDT là một phần không thể thiếu. Thông qua các phản hồi đó, cơ quan thư viện có thể biết được cảm nhận của NDT khi thư viện sử dụng các hình thức truyền thông từ đó làm cơ sở thay đổi và hoàn thiện chính sách phát triển của hoạt động truyền thông marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin tại thư viện. Các tiêu chí đánh giá: + Mức độ hài lòng của NDT đối với hiệu quả hoạt động truyền thông nhận biết các sản phẩm và dịch vụ thông tin của thư viện. + Mức độ không hài lòng của NDT đối với hiệu quả hoạt động truyền thông nhận biết các sản phẩm dịch vụ thông tin thư viện và nguyên nhân của của việc không hài lòng. + Các ý kiến đóng góp khác của NDT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện như: công nghệ, nhân lực, nguồn lực thông tin,… + Các chỉ số trên có thể thu được thông qua các hình thức khảo sát khác nhau: Phiếu đánh giá, email/chat online, hộp thư truyền thống, tư vấn tại thư viện,… Lợi nhuận sau chi phí - Return on investment Đây là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch truyền thông marketing sản phẩm và dịch vụ của thư viện. Nếu chi phí đầu tư vào truyền thông marketing thấp hơn so với lợi nhuận đem lại (tăng lượng NDT biết đến và sử dụng sản phẩm và dịch vụ của thư viện), chiến dịch truyền thông marketing này được coi là hiệu quả và đạt kết quả tốt. 1.4.2. Tiêu chí đánh giá các hình thức truyền thông marketing bằng hình thức hiện đại Lượng truy cập và tương tác Đây là tiêu chí cơ bản để đánh giá hiệu quả của các hình thức truyền thông marketing hiện đại. Điều này đòi hỏi các trung tâm thông tin, thư viện, nhà truyền thông, quảng cáo phải theo dõi cẩn thận số lượng lượt truy cập và tương tác trên các nền tảng truyền thông xã hội, website, mạng xã hội hay phần mềm quảng cáo để đánh giá hiệu quả của chiến dịch truyền thông marketing. Các tiêu chí đánh giá: + Số lượt NDT truy cập vào website, các trang mạng xã hội của Thư viện. + Số lượng lượt tương tác các bài đăng của thư viện trên các trang mạng xã hội.
  14. + Số lượng bạn bè, thành viên, số lượng lời bình luận/ngày/tuần/tháng, số lượng cuộc thảo luận của các fan để thu thập thông tin phản hồi, đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông marketing. Tỷ lệ chuyển đổi Tiêu chí này đo lường tỷ lệ NDT tiếp cận và thực sự mua và sử dụng sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của Thư viện sau khi xem quảng cáo. Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch truyền thông marketing của thư viện và giúp Thư viện hiểu được NDT của họ đã quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến đâu. Tiêu chí đánh giá: + Số lượng NDT truy cập vào các trang website, các trang mạng xã hội,… + Lượt tương tác của các bài đăng khi giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của thư viện. + Số lượng người mua và sử dụng tài liệu: tải tài liệu, sử dụng các công cụ hỗ trợ tìm kiếm và tra cứu thông tin trên website, các trang mạng xã hội, thư viện số. Khả năng cập nhật thông tin Sản phẩm và dịch vụ thông tin chính là chủ đề chính của chiến dịch truyền thông marketing, vì vậy khả năng cập nhật thông tin về SP&DVTT trên các nền tảng là điều hết sức quan trọng. Thường xuyên bổ sung, giới thiệu những thông tin mới về sản phẩm và dịch vụ thông tin sẽ thúc đẩy độ nhận diện đối với NDT. Các tiêu chí đánh giá: + Nội dung thông tin được cập nhật có phản ánh đúng các mặt hoạt động của thư viện không, thông tin có nguồn gốc và được kiểm chứng chưa. + Hình thức trình bày: Thông tin được thể hiện bằng văn bản, hình ảnh (tĩnh, động), âm thanh,… hay là có sự kết hợp giữa các hình thức đó. Hình thức trình bày đó có phù hợp với đối tượng NDT mà thư viện hướng đến không. + Tần suất cập nhật thông tin hay chính là tính kịp thời của thông tin Lợi nhuận sau chi phí - Return on investment Đây là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch truyền thông marketing sản phẩm và dịch vụ của thư viện. Nếu chi phí đầu tư vào truyền thông marketing thấp hơn so với lợi nhuận đem lại (tăng lượng NDT biết đến và sử dụng sản phẩm và dịch vụ của thư viện), chiến dịch truyền thông marketing này được coi là hiệu quả và đạt kết quả tốt. Kiến nghị chương 1 Như vậy, trong chương 1 nhóm nghiên cứu đã đề cập tới các vấn đề liên quan tới các khái niệm về truyền thông marketing sản phẩm, dịch vụ thông tin thư viện. Nhóm nghiên cứu trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đã khái quát và đưa một số khái niệm cơ bản như: khái niệm về sản phẩm thông tin, marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin, truyền thông marketing sản phẩm dịch vụ thông tin. Truyền thông
  15. marketing sản phẩm, dịch vụ đóng vai trò quan trọng đối với mỗi cơ quan thông tin nhằm thực hiện chiến lược hoạt động đã được đề ra và tạo lập được mối quan hệ với cộng đồng người dùng tin. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông marketing các sản phẩm, dịch vụ thông tin thư viện đã được nhóm tác giả khái quát rõ ràng mạch lạc tương ứng với các công cụ truyền thông. Những vấn đề lý luận trên đã tạo lập cơ sở để nhóm nghiên cứu khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin từ đó đề xuất ra giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông marketing sản phẩm, dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
  16. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và Trung tâm Thông tin - Thư viện của Trường 2.1.1. Vài nét về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tiền thân là Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I. Ngày 14/11/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2016/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trên cơ sở nâng cấp từ Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội, nhằm góp phần đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ sau đại học, đại học và thấp hơn trong lĩnh vực công tác của ngành nội vụ đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với bề dày kinh nghiệm 51 năm hy vọng và tin tưởng rằng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách, phát huy truyền thống, đổi mới, sáng tạo, phấn đấu vì sự nghiệp giáo dục đào tạo, bồi dưỡng với chất lượng và hiệu quả cao cung cấp nguồn nhân lực cho ngành Nội vụ và cho xã hội đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2.1.2. Tổng quan về TTTTTV trường Đại học Nội vụ Hà Nội 2.1.2.1. Lịch sử TTTTTV đã trải qua hơn 40 năm phát triển với từng giai đoạn gắn với lịch sử phát triển của Trường và những thăng trầm của đất nước. Thư viện là một đơn vị non trẻ nhưng có nhiều sức sống và tiềm năng phát triển trong tương lai. Từ một phòng đọc với cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ thiếu và ít, nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường và với lòng yêu nghề sâu sắc, ý thức vươn lên mạnh mẽ, các cán bộ của TTTTTV đã xây dựng lên một thư viện khang trang, hiện đại và là môi trường nghiên cứu, học tập lý tưởng của cán bộ, giảng viên và sinh viên Nhà trường. Hình 1. Trung tâm Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức
  17. Phòng báo, tạp Kho sách mượn chí, luận văn và Phòng tin học tài liệu nội sinh Phòng xử lý Phòng nghiệp vụ và bổ Phòng Giám đốc Phòng dịch vụ sung Giám đốc Kho giáo trình Phòng đọc tài liệu tham khảo 2.1.2.3. Nhân lực Hiện nay, TTTTTV Trường Đại học Nội vụ có tổng số 09 cán bộ, viên chức và người lao động. Cơ cấu tổ chức của Thư viện bao gồm: Ban Giám đốc (gồm Giám Đốc và các Phó Giám Đốc) và 07 cán bộ, viên chức và người lao động đảm nhiệm các công việc khác nhau, trong đó Tổ Thông tin Truyền thông có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện công tác truyền thông marketing các sản phẩm, dịch vụ thông tin tại TTTTTV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 2.1.2.4. Nguồn lực thông tin Với hệ thống thư viện phong phú và đa dạng, cùng với các cơ sở dữ liệu trực tuyến và các tài liệu điện tử, TTTTTV cung cấp cho NDT những nguồn tài liệu chất lượng và đầy đủ để hỗ trợ cho quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy. Nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện gồm: Nguồn lực thông tin truyền thống (sách, báo, tạp chí,…), nguồn lực thông tin điện tử. Bảng 2.1. Thống kê nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Nội vụ tính đến ngày 29 tháng 03 năm 2023 TT Loại tài liệu Tên tài liệu Tổng số Ghi chú Gồm gần 6000 1 Tiếng Việt 14.136 loại sách khác Sách nhau 2 Ngoại văn 1.360 3 Tự chọn 200 4 Báo 41 5 Tạp chí 67 6 Khóa luận tốt nghiệp 998 7 Đề tài nghiên cứu khoa học 492 8 Tập bài giảng 22 9 Đĩa CD ROM (Tài liệu nội sinh) 369 10 CSDL Dspace 16190 2.1.2.5. Sản phẩm, dịch vụ thông tin
  18. Sản phẩm thông tin là kết quả của quá trình xử lý thông tin do cá nhân hoặc tập thể của cơ quan thông tin đó sử lý nhằm đáp ứng nhu cầu của NDT, ví dụ như xử lý tài liệu cấp một, xử lý tài liệu truyền thống và tài liệu hiện đại,… Hiện tại TTTTTV Trường có các sản phẩm thông tin: CSDL thư mục, CSDL toàn văn, thư mục, danh mục tài liệu, mục lục. Dịch vụ thông tin bao gồm các hoạt động của một cá nhân hoặc một cơ quan thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin tại cơ quan thông tin đó, và dịch vụ thông tin sẽ có tính đồng thời, tính vô hình, tính không đồng nhất và không thể tách rời hay chia cắt. Tại TTTTV có các dịch vụ thông tin: Đọc tại chỗ, mượn về nhà, số hóa tài liệu, photocopy tài liệu, thuê tài liệu học tập, truy cập internet tại phòng máy, hướng dẫn tra tìm thông tin. 2.1.2.6. Cơ sở hạ tầng công nghệ Trong những năm gần đây, với sự hỗ trợ của ban giám hiệu nhà trường để có thể phục vụ bạn đọc tốt hơn nữa Trung tâm Thông tin - Thư viện được nâng cấp đầu tư về cơ sở vật chất tương đối hiện đại như: Phòng đọc có kết nối wifi,… Trung tâm Thông tin - Thư viện gồm 02 phòng: Phòng bạn đọc, phòng tạp chí. Thư viện cũng đang sử dụng phần mềm quản lý thư viện Dspace 4.1 việt hóa bởi Phạm Quang Quyền trên cơ sở bản việt hóa Dspace 1.8.1 của Phan Ngọc Đông. 2.1.2.7. Nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ thông tin Đặc điểm của các đối tượng người dùng tin: Đối tượng người dùng tin của Trung tâm gồm: Các cán bộ, nhân viên (chiếm 2% tổng số NDT); giảng viên, sinh viên (chiếm hơn 90% tổng số NDT). Trong đó giảng viên và sinh viên chiếm số lượng nhiều nhất. Nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin của NDT: Tần suất sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin: Phần lớn NDT tại TTTTTV của Trường dành một khoảng ít thời gian lên Trung tâm nhằm sử dụng tài liệu phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học (chiếm tỷ lệ 61,1% tổng số NDT). Bảng 2.2. Tần suất lên thư viện của các nhóm NDT TT Tần suất Số câu trả lời Tỷ lệ (%) 1 Thường xuyên 39 12,4 2 1-2 lần/tuần 60 19,1 3 3-4 lần/tuần 23 7,3 4 Thỉnh thoảng 192 61,1 Mục đích sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin: NDT tại TTTTTV của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội lên Thư viện có nhiều mục đích khác nhau, tùy vào yêu cầu học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học,… Trong đó, mục đích phục vụ cho học tập chiếm tỷ lệ rất cao (chiếm tỷ lệ 65,9% tổng số NDT). Bảng 2.3. Mục đích lên Thư viện của người dùng tin TT Mục đích sử dụng thư viện Số câu trả lời Tỷ lệ (%)
  19. 1 Học tập 207 65,9 2 Nghiên cứu khoa học 149 47,4 3 Giải trí 50 15,9 4 Thư giãn 49 5 Nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin: Qua khảo sát, kết quả thu được sản phẩm thông tin mà NDT sử dụng nhiều nhất là mục lục (chiếm tỷ lệ 35,9% tổng số NDT) và dịch vụ thông tin được sử dụng nhiều nhất là đọc tại chỗ (chiếm tỷ lệ 43,6% tổng số NDT). 160 140 120 100 80 60 40 20 0 Mục Thư Danh CSDL CSDL Số hóa Sao Tra tìm Đọc tại Mượn Thuê, Truy lục mục mục tài thư toàn tài liệu chụp thông chỗ về nhà mua cập liệu mục văn tài liệu tin giáo internet trình Sinh viên Số câu trả lời Giảng viên Số câu trả lời Biểu đồ 1. Nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ thông tin của người dùng tin Nội dung nhu cầu thông tin: Do mỗi đối tượng NDT có đặc điểm và nhu cầu, tính chất công việc khác nhau. Trong đó, nhu cầu sử dụng thông tin về lĩnh vực chính trị - kinh tế - xã hội, lịch sử - địa lý, văn hóa, văn học nghệ thuật và khoa học công nghệ chiếm tỷ lệ cao nhất 70% trong tổng số NDT, điều đó là do tác động của khoa học công nghệ đến đời sống và định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Khác Khoa học công nghệ Văn học nghệ thuật Văn hóa giáo dục Lịch sử - Địa lý Chính trị - Kinh tế - Xã hội 0 50 100 150 200 250 Biểu đồ 2. Nhu cầu về nội dung tài liệu của người dùng tin 2.2. Các hình thức truyền thông marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin tại TTTTTV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 2.2.1. Truyền thông qua mạng xã hội 2.2.1.1. Website Truy cập vào website của Trung tâm Thông tin – Thư viện theo địa chỉ http://113.190.240.60:8080/phamquangquyen. Website có tên gọi “Trung tâm Công nghệ và Thư viện, Thư viện số - học liệu mở”. Để xây dựng nên website thư viện sử dụng phần mềm Dspace. Việc xây dựng website
  20. thư viện trên nền tảng Dspace sẽ giúp cán bộ thư viện dễ dàng quản lý, thiết kế, lập trình và duy trì hoạt động của website. Hình 1: Website thư viện số của TTTTTV Website thiết kế gồm các module như: Trang chủ, tra cứu (mục duyệt theo các điểm tiếp cận thông tin như: Tác giả, nhan đề, chủ đề, năm xuất bản), sản phẩm thư viện, DDC21, đăng nhập theo tài khoản, mục “nhập biểu thức tìm giống như trên google”. Hiện nay TTTTTV có CSDL toàn văn xây dựng trên phần mềm Dspace và CSDL thư mục xây dựng trên phần mềm mã nguồn mở Koha. Để tăng cường tiện ích cho bạn đọc, trên trang chủ của TTTTTV còn cung cấp các hướng dẫn truy cập liên kết hữu ích như: Hướng dẫn bạn đọc sử dụng thư viện số, thư viện dưới dạng video clip minh họa, quy cách trình bày công trình khoa học, video hướng dẫn sử dụng phần mềm Transparent Solution cho giảng viên, danh sách các trang mạng xã hội của trường. Bên cạnh đó bạn đọc có thể gửi thông tin thắc mắc về hoạt động thư viện vào địa chỉ email của TTTTTV. Trên website còn có đường link liên kết với các kho tài liệu của trang Thư viện số Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thư viện số Đại học Việt Đức, công báo của Chính phủ Việt Nam, tài nguyên số kho tài liệu của Học viện Hành chính Quốc gia số 77 Nguyễn Chí Thanh, Thư viện số Viện Trần Nhân Tông VNU, tài liệu số Vista. Tính đến thời điểm hiện tại (17/3/2023) website của TTTTTV đã có 1.499.725 bạn đọc truy cập. Tần suất bạn đọc truy cập vào website, facebook của TTTTTV Trường từ 1-2 lần/ tuần (chiếm tỷ lệ 72,9% tổng số NDT được khảo sát). Website của TTTTTV được quản lý bởi admin gồm Giám đốc TTTTTV và bộ phận kỹ thuật chuyên trách. Những thông tin trước khi được đưa lên website sẽ được kiểm duyệt chặt chẽ. Qua khảo sát cho thấy đa số NDT tra cứu tài liệu trên website thư viện (chiếm 73,2% tổng số NDT) vì tính dễ dàng thuận tiện có thể sử dụng không giới hạn về không gian và thời gian.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2