intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Khảo sát nhận thức trách nhiệm nghề nghiệp của sinh viên khối ngành Y Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Khảo sát nhận thức trách nhiệm nghề nghiệp của sinh viên khối ngành Y Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay" được thực hiện với mục đích nhằm xác định một số vấn đề lý luận về trách nhiệm, trách nhiệm nghề nghiệp, của sinh viên khối ngành Y tại trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa; khảo sát nhận thức về trách nhiệm nghề nghiệp của sinh viên khối ngành Y đang học tại Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa; đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nâng cao nhận thức thực hiện trách nhiệm nghề nghiệp của chính quy Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Khảo sát nhận thức trách nhiệm nghề nghiệp của sinh viên khối ngành Y Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xác định về trách nhiệm của thanh niên, Hồ Chí Minh từng cho rằng: “thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” [11; tr.185]. Xác định và củng cố vai trò “chủ tương lai của nước nhà” trong bối cảnh hiện nay khi trình độ của phát triển của xã hội ngày càng cao, đòi hỏi có cách nhìn nhận mới về trách nhiệm của thanh niên, sinh viên. Thanh niên (nói chung), sinh viên (nói riêng) có trình độ tương đối cao, có điều kiện và xu hướng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của xã hội. Trách nhiệm nghề nghiệp là một đòi hỏi tất yếu của xã hội đối với mỗi cá nhân, trong mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và xã hội, sinh viên phải thấy được trách nhiệm của mình đối với sự phát triển lâu bền của xã hội và có hành động thiết thực thể hiện trách nhiệm của mình. Trước yêu cầu phải đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức; xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước mang định hướng XHXN; bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN và nâng cao vị thế của đất nước cần xem xét trách nhiệm nghề nghiệp của thanh niên, sinh viên. Trước bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều khó khăn do dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, những vấn đề của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cách mạng công nghệ, đòi hỏi các cán bộ y tế tương lai phải nhận thức mới về trách nhiệm nghề nghiệp của mình. Ngành Y là ngành lao động đặc biệt, liên quan đến sức khỏe, tính mạng của con người, đòi hỏi trách nhiệm đặc biệt cao, sự cầu thị đặc biệt cao. Đại dịch COVID-19 tạo ra áp lực đặc biệt lớn đối với nhân viên y tế, thu nhập của nhân viên y tế công sụt giảm dẫn đến nhiều người lao động tại cơ sở y tế công dao động về vị trí việc làm hiện tại. Một bộ phận sinh viên ngành Y chưa ý thức rõ trách nhiệm đối với nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tình hình mới. Một số sinh viên chỉ tính đến quyền lợi, chế độ đãi ngộ cán bộ ngành y nên nhụt chí trước khó khăn về quyền lợi của cán bộ nhân viên y tế trong 1
  2. và sau đại dịch COVID-19. Để thúc đẩy sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, cần tìm hiểu nhận thức về trách nhiệm nghề nghiệp của sinh viên khối ngành Y, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy nhận thức về trách nhiệm nghề nghiệp của các em, để góp phần vào xây dựng một nền y học hiện đại, dân tộc khoa học và đại chúng. Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa là cơ sở đào tạo công lập các cán bộ Y, Dược có lịch sử lâu năm nhất so với các trường đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học y đang đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trường là đơn vị có cá nhân và tập thể nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Chính phủ, Bộ, ban ngành về học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa thể dục thể thao, hoạt động phòng chống dịch bệnh, công tác Đoàn, Hội. Tuy vậy, xu hướng tồn tại của trường cao đẳng tại địa phương luôn khó khăn. Để trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa khẳng định được thương hiệu đào tạo, giữ được sự sống còn trong chiến lược phát triển lâu dài, thành công hơn nữa trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng con người phát triển toàn diện, cung cấp đội ngũ lao động ngành Y ra thị trường lao động thì việc tìm hiểu nhận thức trách nhiệm nghề nghiệp của sinh viên ngành Y là quan trọng. Vì các lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Khảo sát nhận thức trách nhiệm nghề nghiệp của sinh viên khối ngành Y Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu. - Đề tài có mục tiêu: Tìm hiểu nhận thức trách nhiệm nghề nghiệp của sinh viên khối ngành Y Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay. - Để thực hiện được mục tiêu đó, đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu: (1). Xác định một số vấn đề lý luận về trách nhiệm, trách nhiệm nghề nghiệp, của sinh viên khối ngành Y tại trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. (2). Khảo sát nhận thức về trách nhiệm nghề nghiệp của sinh viên khối ngành Y đang học tại Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. (3). Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nâng cao nhận thức thực hiện trách nhiệm nghề nghiệp của chính quy Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay. 2
  3. Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm nhận thức, trách nhiệm, trách nhiệm nghề nghiệp 1.1.1. Khái niệm nhận thức Có nhiều nghiên cứu về nhận thức, đặc biệt là triết học, có nhiều trường phái nên có nhiều cách hiểu khác nhau về nhận thức. Trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng để tìm hiểu, có thể liệt kê một số nghiên cứu điển hình.Từ điển triết học cho rằng, nhận thức là quá trình phản ánh và tái tạo lại hiện thực ở trong tư duy của con người, được quyết định bởi những quy luật phát triển xã hội và gắn liền không thể tách rời thực tiễn[2; tr.407]. Mục đích của nhận thức là đạt tới chân lý khách quan. Nhận thức có mối quan hệ chặt chẽ với thực tiễn, thực tiễn có vai trò to lớn đối với nhận thức. Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy; quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan, hoặc kết quả của quá trình đó [3]. Khái niệm “nhận thức” còn có thể được hiểu là nhận ra và biết được, hiểu được một vấn đề nào đó. Theo PGS. Nguyễn Ngọc Hà nhận thức được hiểu đồng nghĩa với ý thức của con người và tư duy của con người [4; tr.143]. Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, chủ động sáng tạo của con người trước hiện thực khách quan. 1.1.2. Khái niệm trách nhiệm, trách nhiệm nghề nghiệp Theo Từ điển Triết học, trách nhiệm là “phạm trù của đạo đức học và luật học, phản ánh thái độ xã hội đặc biệt và thái độ đạo đức pháp luật của cá nhân đối với xã hội, đối với nhân loại nói chung; thái độ này biểu thị ở sự hoàn thành nghĩa vụ đạo đức của mình và các tiêu chuẩn pháp luật”[2; tr.595]. Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, GS. Hoàng Phê cho rằng, trách nhiệm là phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả. Hoặc cũng có nghĩa là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, phải bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái thì phải gánh chịu phần hậu quả[3; tr.1292]. 3
  4. Trách nhiệm là yêu cầu phải thực hiện để khắc phục, giải quyết một vấn đề nào đó về các vấn đề tự nhiên, xã hội và chính bản thân cá nhân theo chiều hướng tích cực. Một người có trách nhiệm là người nhận thức được vị trí, sứ mệnh của mình trong thế giới, nhằm thúc đẩy cá nhân, tự nhiên, cộng đồng phát triển. Trong các cộng đồng khác nhau thì nội dung, mức độ trách nhiệm sẽ khác nhau. Như vậy, các nghiên cứu trên đã xác định “Trách nhiệm” là một khái niệm dùng để chỉ nhận thức của cá nhân đối với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình. Ở những điều kiện lịch sử khác nhau (thời gian, cộng đồng, sự tiến bộ của xã hội) trách nhiệm khác nhau. Xã hội tiến bộ dựa trên sự phát triển nhận thức về trách nhiệm, những đóng góp tích cực của nhận thức về trách nhiệm đã thúc đẩy dân chủ ngày càng được phát triển lên trình độ mới.Trách nhiệm gắn với tiêu chuẩn đạo đức, pháp luật của xã hội. Tài liệu của Lê Thị Cúc, Đặng Thị Hoàng Liên cho rằng, trách nhiệm xã hội là một năng lực của cá nhân bộc lộ ra qua những hành vi hướng đến hỗ trợ nhóm, cộng đồng. Năng lực này có được thông qua quá trình học hỏi, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và thái độ trên cơ sở chuẩn mực xã hội [5]. Quan điểm cho rằng, trách nhiệm xã hội là trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội mà họ sống trong đó, nó được hiểu như nghĩa vụ mà một cá nhân cần có đối với xã hội, có thể được bắt nguồn từ phúc lợi của người thân hoặc mở rộng đến cộng đồng lớn hơn. Trách nhiệm xã hội là nhận thức của con người về khả năng đảm nhận các vấn đề liên quan đến địa phương, quốc gia, nhân loại. Để nhận thức và thực hiện được trách nhiệm xã hội, cá nhân phải nhận thấy được quan hệ của bản thân với cộng đồng, nhận thấy được năng lực bản thân trong việc xây dựng các giá trị. Trách nhiệm xã hội sẽ được nhận thức và thực hiện khác nhau ở các chủ thể khác nhau (lứa tuổi, giới, cộng đồng), trên cơ sở môi trường khác nhau (thời gian, địa điểm, cộng đồng khác nhau). Nếu “trách nhiệm” là danh từ chung chỉ cái phải đạt đến, phải thực hiện (về mặt xã hội) của bất kỳ chủ thể nào thì “trách nhiệm xã hội” dùng để chỉ cái mà cá nhân phải đạt đến, phải thực hiện (về mặt xã hội) đối với một đối tượng rộng 4
  5. lớn, mang tính cộng đồng như quê hương, nhà nước, quốc gia, nhân loại. “Trách nhiệm xã hội” (TNXH) là khái niệm dùng để chỉ nhận thức của cá nhân về yêu cầu phải đáp ứng đối với các vấn đề của xã hội. Trách nhiệm xã hội của cá nhân sẽ có điểm thống nhất ở khía cạnh trách nhiệm công dân, song sẽ có những điểm riêng dựa trên năng lực nhận thức, vị trí cụ thể của từng cá nhân trong bối cảnh xã hội cụ thể. -Trách nhiệm nghề nghiệp (TNNN) là một khái niệm hẹp của trách nhiệm xã hội. Cá nhân có trách nhiệm nói chung, trong đó có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội, đặc biệt đối với người ở độ tuổi lao động thì trách nhiệm đối với nghề nghiệp là cần thiết, nhân tố đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển xã hội. Với cùng các điều kiện khách quan, nhưng nghề nghiệp khác nhau sẽ đòi hỏi nhận thức về TNNN khác nhau. Trách nhiệm nghề nghiệp của cá nhân trước hết thể hiện sự nhận thức của cá nhân về xã hội, nó thúc đẩy hành vi thực hiện trách nhiệm nghề nghiệp của xã hội nói chung. Lý tưởng và trách nhiệm luôn song hành với nhau. Lý tưởng sống là cơ sở cho thực hiện trách nhiệm xã hội. Cá nhân xác định rõ mình là ai trong xã hội, mình có vai trò, vị trí gì trong xã hội và mình phải đóng góp gì cho xã hội. Lý tưởng sống cao đẹp thúc đẩy hình thành và thực hiện TNXH ở mỗi cá nhân. Trên cơ sở từ lý tưởng cao đẹp của cá nhân, nhận thức về TNNN là cơ sở để cá nhân phác thảo trong mình con đường đi, đích đến, xác định tiêu chí, giá trị tốt đẹp để thực hiện. Cá nhân sẽ trách nhiệm trong lựa chọn nghề, trách nhiệm tìm hiểu yêu cầu, tiêu chí của nghề nghiệp, mong muốn nhận được tốt hơn những nghĩa vụ của mình phục vụ nghề trong một giai đoạn nhất định. Đồng thời, việc thực hiện TNXH lại giúp mỗi thanh niên được bồi đắp thêm lý tưởng sống cao đẹp. Muốn thực hiện TNXH cá nhân phải có năng lực nhận thức về bản thân và rèn luyện khả năng đảm trách các vấn đề xã hội. 1.2. Một số yêu cầu trong giáo dục sinh viên Việt Nam hiện nay Thanh niên là những cá nhân có lứa tuổi từ 16-30 tuổi[6], hiện nay họ chiếm trên ¼ dân số cả nước, số lượng sinh viên tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay là khoảng 2% dân số. Sinh viên hầu hết ở lứa tuổi thành niên, do 5
  6. vậy việc xác định trách nhiệm của sinh viên dựa trên thực hiện nghĩa vụ của công dân tại Hiến pháp (2013), Luật Thanh niên …các quy chế của Bộ Giáo dục đào tạo, các Thông tư liên quan của Bộ Lao động Thương binh xã hội đối với người học chuyên nghiệp. Trong Luật Thanh niên (2020) đã đưa ra yêu cầu trách nhiệm mà thanh niên nói chung và thanh niên sinh viên phải thực hiện. Bao gồm: trách nhiệm đối với Tổ quốc, đi đầu trong sáng tạo, vượt khó, đảm nhận khó khăn để bảo vệ Tổ quốc, đối với Nhà nước và xã hội sinh viên phải chấp hành pháp luật, tuyên truyền đường lối của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước, bảo vệ trật tự và an toàn xã hội, phát triển kinh tế văn hóa, bảo vệ môi trường; Đối với gia đình, thanh niên có trách nhiệm chăm lo hạnh phúc gia đình, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, kính trọng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, tôn trọng các thành viên khác trong gia đình, tích cực phòng chống bạo lực gia đình, xóa bỏ hủ tục về hôn nhân và gia đình. Đối với bản thân, thanh niên có trách nhiệm rèn luyện đạo đức, nhân cách, rèn luyện bảo vệ sức khỏe, tích cực học tập, nâng cao trình độ[7]. Sinh viên là đối tượng được nhiều tài liệu nhắc đến trong các văn bản chính sách của Nhà nước, trong các công trình nghiên cứu xác định họ là người chủ của quốc gia trong tương lai gần, là nguồn nhân lực dồi dào của đất nước. Các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định sinh viên là người đang học chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học; Sinh viên là trung tâm của các hoạt động giáo dục và đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học, được bảo đảm điều kiện thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền trong quá trình học tập và rèn luyện tại cơ sở giáo dục và đào tạo”[8].Theo Thông tư 17/2017-TT- BLĐTBXH về Quy chế công tác học sinh, sinh viên trường trung cấp, cao đẳng cho rằng, sinh viên là những người học trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, là trung tâm của các hoạt động giáo dục và đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng[9].Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII xác định cần có sự quan tâm đến công tác giáo dục bồi dưỡng thanh niên, sinh viên, việc đầu tư cho y tế đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước [10]. 6
  7. 1.3.Các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức về trách nhiệm nghề nghiệp của sinh viên 1.3.1. Yếu tố khách quan 1.3.1.1. Xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ Xác định yêu cầu của thời đại và đất nước, có nhiều tài liệu đã bàn đến và phân tích, chỉ ra những ảnh hưởng của thời đại đối với việc thực hiện trách nhiệm của sinh viên, thanh niên. Trong đó, công trình “Trách nhiệm của thanh niên trong việc tự trang bị các kỹ năng nhận diện thông tin xấu độc trên không gian mạng” của TS.Nguyễn Thị Như, Hà Văn Bắc chỉ ra những biến đổi của khoa học công nghệ, tác động hai mặt của mạng xã hội đối với giới trẻ [11; tr.194-200], Công trình Trách nhiệm xã hội của sinh viên với việc lựa chọn nghề nghiệp trong bối cảnh hiện nay của TS. Đặng Minh Tuấn, Ths. Đặng Ngọc Tú xác định vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên[12; tr.221-230].Xu thế của cuộc cách mạng công nghệ đang lan tỏa ngày càng mạnh mẽ. Xu thế này thúc đẩy sự năng động của giới trẻ, đồng thời nó cũng tạo ra sự phân hóa của thanh niên ở các cộng đồng dựa trên khả năng chiếm lĩnh, sáng tạo và ứng dụng công nghệ. Muốn làm chủ được thời đại mới sinh viên phải làm chủ được công nghệ. Nếu không họ sẽ bị dẫn dắt, chi phối bởi cộng đồng có sức mạnh công nghệ cao hơn. 1.3.1.2. Tiền đề lịch sử của dân tộc Muốn xác định rõ trách nhiệm xã hội của thanh niên sinh viên phải xác định rõ điều kiện mà họ sống. Những thành công của dân tộc Việt Nam luôn có bóng dáng của thế hệ trẻ: Triệu Thị Trinh đánh giặc ngoại xâm trong thế kỷ III, Trần Quốc Toản, Yết Kiêu xung phong ra trận bảo vệ đất nước trong thế kỷ XIII, sự hy sinh của hàng triệu thanh niên cho độc lập dân tộc. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã xác định vai trò to lớn của thanh niên có tính chất quyết định đối với vận mệnh dân tộc. Nguyễn Ái Quốc đã dành tuổi trẻ cho lý tưởng cứu nước, tìm tòi khảo nghiệm, thấy được con đường đem đến độc lập, tự do cho dân tộc. Người đã truyền ngọn lửa ấy cho lớp thanh niên Việt Nam ưu tú tại Hội Việt 7
  8. Nam thanh niên cách mạng. Chính từ đây, lớp lớp thanh niên đã lan tỏa sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Nhiều tấm gương sáng về việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, xây dựng phát triển đất nước. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, TNXH nói chung, TNNN của sinh viên nói riêng gắn bó với góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa[9; tr.111]. Thanh niên sinh viên phấn đấu tu dưỡng rèn luyện để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, bảo vệ quốc phòng và an ninh vững chắc để thành công sự nghiệp xây dựng CNXH. Sau hơn 30 năm đất nước đổi mới, sự nghiệp xây dựng CNXH đã đạt nhiều thành tựu, Việt Nam ra khỏi nhóm các nước đói nghèo, trở thành nước có thu nhập trung bình, chính trị- xã hội ổn định là điều kiện để thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng có niềm tin và biến lý tưởng của mình thành hiện thực. Những thành tựu trên thúc đẩy cơ hội, điều kiện để sinh viên trưởng thành hơn, đồng thời đòi hỏi các em phải nỗ lực hơn nữa trong tình hình mới để xứng với kỳ vọng của gia đình, và xã hội. 1.3.1.3. Đại dịch COVID-19 Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, còn một số khó khăn của tình hình hiện tại. Trong đó, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế-xã hội diễn ra trong 2 năm trở lại đây đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Những áp lực của cán bộ ngành y tế phải chịu về mặt công việc, cường độ lao động tăng trong khi thu nhập ngày càng thấp, hàng nghìn nhân viên y tế tại cơ sở công lập đã nghỉ việc đã tạo nên tâm lý hoang mang, dao động trong phần lớn thanh niên sinh viên ngành Y mang tính thời điểm. Định kiến xã hội ở một bộ phận dân cư 8
  9. thông qua mạng xã hội về ngành Y càng trở nên phức tạp gây tâm lý nặng nề đối với nhóm cán bộ y tế đơn vị sự nghiệp công. Công cuộc phòng chống tham nhũng đẩy mạnh, điển hình là sau đại án tham nhũng tại công ty Việt Á đã tác động nhiều đến xã hội, một mặt góp phần bóc ra những mảng tối của quản lý y tế, một mặt tạo ra những dư luận xã hội bao gồm cả định kiến về ngành y, đồng thời đòi hỏi cán bộ y tế phải có trình độ cao hơn, văn minh hơn, khoa học và dân chủ hơn[13]. Bên cạnh đó, sinh viên là lớp thừa hưởng những thành quả giáo dục của xã hội đương đại, đồng thời sẽ là lực lượng truyền bá văn hóa chủ đạo trong xã hội tương lai, vì vậy yêu cầu họ phải học tập rèn luyện để tiến xa hơn thế hệ trước, nắm bắt được cơ hội, vận dụng tốt quyền lợi, thực thi tốt trách nhiệm để nâng cao vị thế đất nước. 1.3.2. Yếu tố chủ quan 1.3.2.1. Đặc điểm lứa tuổi Cuốn Lịch sử Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam của Nhà xuất bản Thanh niên đã có nhiều phân tích về vai trò, vị trí, đặc điểm của thanh niên Việt Nam. Nhiều phân tích chỉ rằng,thanh niên ở thời kỳ nào cũng có vị trí quan trọng đối với sự nghiệp phát triển nước nhà. Lực lượng thanh niên hùng mạnh thúc đẩy cộng đồng xã hội có cơ sở phát triển. Do vậy, coi trọng xây dựng rèn luyện ý chí, lý tưởng trách nhiệm xã hội cho thanh niên sinh viên là một điều quan trọng. Con đường quá độ lên CNXH ở nước ta bên cạnh thành tựu còn nhiều khó khăn, hạn chế. Để xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN cần kích thích trách nhiệm xã hội của sinh viên, bồi đắp lý tưởng cao đẹp cho các em, tạo môi trường thử thách rèn luyện, đồng thời phải có các chính sách tốt đối với sinh viên nói riêng, lao động có trình độ nói chung của xã hội[14]. 1.3.2.2. Ngành học Để trở thành cán bộ Y tế, sinh viên học ngành Y được xác định là ngành học vất vả, đầu tư thời gian, công sức và trí tuệ nhiều hơn đa số lao động ngành học khác. Những mâu thuẫn của xã hội hiện nay đòi hỏi lực lượng lao động trẻ, 9
  10. trong đó là lao động ngành y phải năng động hơn, khả năng hiểu biết về chuyên môn tốt hơn, kiến thức xã hội tốt ứng phó với biến đổi của đời sống xã hội, làm chủ được bản thân trước cám dỗ[15]. Nhiều văn bản của Bộ Y tế, nhiều tài liệu thuộc chương trình đào tạo sinh viên khối ngành Y đều chỉ ra những trách nhiệm của cán bộ y tế tương lai, trong đó đòi hỏi sự đáp ứng về trình độ, kỹ năng, phẩm chất của người làm công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. 1.4. Nhận thức trách nhiệm nghề nghiệp của sinh viên (nói chung), sinh viên ngành Y (nói riêng) 1.4.1. Nhận thức về trách nhiệm nói chung Một số công trình chỉ ra đặc điểm nhận thức của lứa tuổi, thời đại và môi trường học tập ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên. Công trình “Trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” của Ths. Lê Thu Phương, tr.201-211 [16]. Tài liệu của Nhiều tác giả (2013). Hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong đổi mới và hội nhập, Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội[17];Trách nhiệm xã hội của thanh niên, sinh viên- lý thuyết, thực tiễn và những vấn đề đặt ra- Kỷ yếu hội thảo khoa học, Học viện quản lý giáo dục-, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2019 có bài Trách nhiệm xã hội của sinh viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục, đào tạo hiện nay- TS. Nguyễn Thị Hương, Ths.Nguyễn Xuân Hòa. Tr.30-38[18],[19]. Trong những năm gần đây, có rất nhiều nghiên cứu về đánh giá trách nhiệm xã hội của sinh viên. Trong đó bài viết “Trách nhiệm xã hội của thanh niên Việt Nam trong thời đại mới” của Ths. Nguyễn Yến Ngọc, Ths. Phạm Thống Nhất đã phân tích các phạm vi tiếp cận trách nhiệm xã hội của sinh viên. Tác giả chỉ ra các khía cạnh thanh niên sinh viên thực hiện trách nhiệm với Tổ quốc, với Nhà nước, với xã hội, với gia đình và với bản thân[20]. Thời đại mới thanh niên sinh viên cần bộc lộ trách nhiệm với Tổ quốc về tinh thần yêu nước là điều đặc biệt quan trọng. Yêu nước trong thời bình, trong thời kỳ quá độ lên CNXH Việt Nam thế kỷ XXI sẽ có những điểm cụ thể mới so với trước. Liên quan đến nội dung này, đã có nghiên cứu về “Trách nhiệm xã hội của sinh viên các trường quân đội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” 10
  11. của tác giả Ths. Hoàng Thị Giang[21; Tr.165-175]. Để giúp sinh viên thực hiện tốt trách nhiệm với đất nước cần có các nhiệm vụ, giải pháp Giáo dục chủ nghĩa yêu nước với việc xây dựng trách nhiệm xã hội cho sinh viên Việt Nam hiện nay, TS. Phạm Huy Thành có công trình Giáo dục chủ nghĩa yêu nước với việc xây dựng trách nhiệm xã hội cho sinh viên Việt Nam hiện nay[22;tr.231-238]. 1.4.2. Nhận thức về trách nhiệm nghề nghiệp Bài viết “Trách nhiệm xã hội của sinh viên với việc lựa chọn nghề nghiệp trong bối cảnh hiện nay” của TS. Đặng Minh Tuấn, Ths. Đặng Ngọc Tú đã chỉ ra các giải pháp để nâng cao trách nhiệm của sinh viên[23; tr.221-230]. Trong đó tác giả làm rõ giải pháp hướng đến nâng cao đạo đức cá nhân và công tác hướng nghiệp. Tác giả Phạm Huy Thành nhấn mạnh giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên, xây dựng môi trường văn hóa nhà trường đối với sinh viên [22]. Trong bài “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc nâng cao trách nhiệm xã hội của thanh niên công an nhân dân cấp cơ sở hiện nay” tác giả Lê Anh Dũng đã xác định thực trạng và đề xuất một số giải pháp trách nhiệm xã hội của thanh niên công an nhân dân cấp cơ sở [25]. Bài viết “Trách nhiệm xã hội của sinh viên các trường quân đội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” của tác giả Hoàng Thị Giang đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của thanh niên công an nhân dân, sinh viên các trường quân đội: nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, nâng cao nhận thức chất lượng bồi dưỡng, rèn luyện thực tiễn, phát huy tính tích cực, sáng tạo của bản thân thanh niên sinh viên, tăng cường giáo dục lý tưởng của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đẩy mạnh công tác phát triển Đảng, chủ động hơn nữa trong cuộc đấu tranh phòng chống luận điệu xuyên tạc, phản động, phát huy truyền thống gia đình, quê hương, đất nước. Thông tư 17/2017/TT- BLĐTBXH ngày 30/6/2017 của Bộ Lao động thương binh và xã hội về việc ban hành Quy chế công tác học sinh, sinh viên trường trung cấp, cao đẳng. Trong đó, tại Điều 3 chương II đã xác định 8 khoản về nhiệm vụ của sinh viên, đó là: Sinh viên phải chấp hành chủ trương, đường lối 11
  12. của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế và quy định của Nhà trường; sinh viên phải học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch đào tạo của Nhà trường; chủ động, tích cực học tập, nghiên cứu, sáng tạo; sinh viên phải tích cực rèn luyện đạo đức và phong cách, lối sống; sinh viên phải tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên và các học sinh, sinh viên khác trong Nhà trường; đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện; thực hiện nếp sống văn hóa trong trường học; sinh viên phải tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì cộng đồng, phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của Nhà trường và các hoạt động khác của học sinh, sinh viên; sinh viên phải tham gia phòng, chống tiêu cực, các biểu hiện và hành vi gian lận trong học tập, thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập; kịp thời báo cáo với khoa, phòng, bộ phận chức năng, Hiệu trưởng Nhà trường hoặc cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế của Nhà trường; sinh viên phải tham gia các hoạt động bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội trong trường học, gia đình và cộng đồng; sinh viên phải có ý thức bảo vệ tài sản của Nhà trường; sinh viên phải đóng học phí và bảo hiểm y tế theo quy định. Ngoài ra sinh viên phải thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của Nhà trường [13]. Trong bài viết “Trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” tr.201-211, Ths. Lê Thu Phương chỉ ra yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, đồng thời tác giả cho rằng sinh viên đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nội dung đó. Tác giả cũng làm rõ việc cần xây dựng tư tưởng thượng tôn pháp luật trong tư duy của sinh viên. Sinh viên cần tìm hiểu pháp luật, chấp hành nghiêm túc và truyền thông pháp luật cho cộng đồng để góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam[25]. Tác giả Đỗ Việt Hà nhấn mạnh trách nhiệm “học tập, xây dựng và phát triển đất nước của thanh niên.” Tác giả cho rằng học tập đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển đất nước. Do vậy, sinh viên phải chịu khó nâng 12
  13. cao trình độ, tự học, tự rèn luyện kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để ứng phó được với yêu cầu của thời đại [25]. Một số bài viết của Lê Thị Thủy, Nguyễn Tuấn Anh, Lê Thị Kim Dung, Đỗ Thị Thu Phương đều chỉ ra trách nhiệm cụ thể của sinh viên trong việc thực hiện các vấn đề như: bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa nhà trường, sử dụng mạng xã hội. Một số bài nghiên cứu về từng lĩnh vực cụ thể sinh viên chịu trách nhiệm, như “trách nhiệm trong việc xây dựng văn hóa nhà trường của sinh viên Học viện Quản lý giáo dục của TS. Lê Thị Thủy”; nghiên cứu về “trách nhiệm xã hội của thanh niên trong công tác bảo vệ môi trường” của Ts. Nguyễn Tuấn Anh, nghiên cứu về “trách nhiệm xã hội của sinh viên trong việc sử dụng mạng xã hội” của Ths. Lê Thị Kim Dung- Đỗ Thị Thu Phương [26],[27],[28]. Các tài liệu đã thống kê, phân tích số liệu, chỉ ra khả năng đảm nhận các vấn đề về xây dựng văn hóa nhà trường, trách nhiệm bảo vệ môi trường, sử dụng mạng xã hội của của sinh viên. Như vậy, các tài liệu trên đã đi đến làm rõ các phương diện trách nhiệm xã hội mà thanh niên sinh viên Việt Nam hiện đã làm và đang làm. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào nghiên cứu làm rõ được trách nhiệm xã hội của sinh viên Việt Nam trong thời điểm năm 2020 tới nay, đặc biệt là trách nhiệm của sinh viên ngành Y. Quyết định số 2088/BYT-QĐ ban hành ngày 6/11/1996 của Bộ Y tế về việc ban hành “quy định về y đức” đã đưa ra 12 tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế, trong đó xác định ý chí sẵn sàng vượt qua gian khổ, rèn luyện đạo đức, không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học, vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn; tôn trọng người bệnh, tôn trọng quyền khám chữa bệnh của nhân dân, bí mật riêng tư của người bệnh, không được phân biệt đối xử người bệnh, trung thực khi thanh toán các chi phí khám, chữa bệnh; phải niềm nở, tận tình với người bệnh và gia đình người bệnh; phải cấp cứu, chữa trị phải kịp thời; không rời bỏ vị trí khi đang làm nhiệm vụ; đối với đồng nghiệp phải thật thà đoàn kết, tôn trọng, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến 13
  14. thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ đồng nghiệp; hăng hái tuyên truyền giáo dục sức khỏe nhân dân [29]. Trong Thông tư số 31/2021/TT-BYT ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ Y tế về Quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện đã làm rõ hơn các yêu cầu trách nhiệm của người làm công tác điều dưỡng tại bệnh viện, phòng khám[30]. Trong năm 2021, 2022 khi dịch bệnh COVID-19 căng thẳng, nguy cấp, cán bộ y tế có khối lượng và áp lực công việc gia tăng, ngày 5/4/2022 Bộ Y tế đã ra Quyết định 838/QĐ-BYT về việc “Ban hành Hướng dẫn An toàn vệ sinh lao động cho nhân viên y tế trong phòng, chống dịch COVID-19” [31]. Đồng thời Bộ Y tế cũng đưa ra Thông tư số 3/2022/TT-BYT ngày 26/4/2022 về “Sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế”. Trong đó, đã xác định ngoài yêu cầu về bằng cấp từ cao đẳng trở lên, người học các chuyên ngành điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y phải thực hiện học tập, đạt chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hoặc chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh, đồng thời đáp ứng trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản [32]. Nhiều tài liệu khác đã phân tích chỉ ra các giải pháp nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội của sinh viên. Các tài liệu với các cách tiếp cận khác nhau song đều phân tích nhấn mạnh vai trò của việc hoàn thiện hệ thống luật pháp, vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên đối với sinh viên. 1.5. Nhận thức về trách nhiệm nghề nghiệp của sinh viên khối ngành Y trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa hiện có 1.800 sinh viên tham gia học tập chương trình cao đẳng chính quy, văn bằng 1 các ngành: Điều dưỡng, Dược, Kỹ thuật Xét nghiệm, Kỹ thuật Chẩn đoán hình ảnh, Kỹ thuật Phục hình răng, Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Hộ sinh. Trong đó, có 216 sinh viên Lào, gần 1.600 sinh viên Việt Nam. Bên cạnh quy định quyền và nghĩa vụ của công dân như Hiến pháp 2013 [33] trách nhiệm theo Luật Thanh niên và thực hiện Thông tư 09/2017/TT- BLĐTBXH ngày 13/3/2017 Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào 14
  15. tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2022 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng và chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; cùng các quy định của trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. Quy chế công tác học sinh, sinh viên (2021) của trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa ngoài việc xác định quyền lợi cũng đã xác định các trách nhiệm của một sinh viên khối ngành y, dược tại Trường. Trách nhiệm, nghĩa vụ của người học bậc chuyên nghiệp là hành trang, cơ sở cho nhân viên, cán bộ y tế tương lai[34]. Người học cao đẳng khối ngành Y tại Cao đẳng Y tế Thanh Hóa sau khi tốt nghiệp có thể làm các công việc như: kỹ thuật viên xét nghiệm, kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh, kỹ thuật viên phục hình răng, kỹ thuật viên phục hồi chức năng, điều dưỡng bệnh viện, điều dưỡng phòng khám, điều dưỡng thẩm mỹ, nhân viên spa, điều dưỡng chăm sóc sức khỏe cộng đồng, điều dưỡng gia đình, tham gia giảng dạy thực hành tại các trường cao đẳng đào tạo ngành điều dưỡng. Như vậy, người học ngành Y phải có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu chăm sóc cơ bản về thể chất và tinh thần của người bệnh, đòi hỏi họ phải có trình độ chuyên môn của một cử nhân điều dưỡng, cử nhân kỹ thuật xét nghiệm y học, cử nhân kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, cử nhân phục hình răng, cử nhân phục hồi chức năng. Đồng thời, họ phải có kỹ năng mềm như đón tiếp bệnh nhân, hỗ trợ các công việc mang tính hành chính, tư vấn dinh dưỡng, phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe cộng đồng[35]. 15
  16. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, trong đó: có nhóm công trình khảo sát về việc thực hiện trách nhiệm của sinh viên trong học tập, trong nhận thức đạo đức nghề dược của sinh viên. Điển hình như đề tài của Ths.Đỗ Thị Hà, 2021, Khảo sát tính tích cực học tập của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa năm học 2020-2021, đề tài NCKH cấp trường[36]; đề tài của Ths.Vũ Thị Thơm, 2021, Khảo sát nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành Dược ở trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa hiện nay, đề tài NCKH cấp trường[37]. Nghiên cứu về vấn đề thúc đẩy nhân tố phát huy trách nhiệm xã hội của công dân trách nhiệm người học của sinh viên có đề tài “Thực hành dân chủ của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa hiện nay” của Ths.Mai Thị Hạnh Lê, 2016, đề tài NCKH cấp trường[38]. Đề tài đã chỉ ra những yếu tố nhằm nâng cao việc thực hành dân chủ của sinh viên, cán bộ trong Nhà trường. Bên cạnh đó, đã có một số nghiên cứu về việc nâng cao chất lượng học tập các môn lý thuyết, thực hành, lâm sàng. Đây cũng là quá trình tìm hiểu việc nâng cao trách nhiệm của sinh viên trong nhà trường về công tác học tập. Một số đề tài của sinh viên trong năm học 2021-2022 đã khảo sát một số nhận thức kiến thức để hoàn thiện nhận thức nghề nghiệp của sinh viên, như đề tài “Khảo sát về kiến thức, thái độ sử dụng kháng sinh của sinh viên năm thứ 2 ngành Dược Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa năm 2022” của nhóm tác giả Lưu Thiên Lý, Phan Tuấn Hiệp, Nguyễn Ngọc Thủy; “Khảo sát kiến thức mang thai của sinh viên cao đẳng năm thứ nhất Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa năm 2022” của nhóm tác giả Phạm Thị Hương, Trịnh Zơ Răm Thanh Thảo, Trịnh Thu Hường; “Khảo sát hiểu biết về vai trò của kháng sinh trong điều trị COVID- 19 của sinh viên Dược năm thứ hai tại Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa năm 2022” của nhóm tác giả Phạm Thị Thảo, Nguyễn Hoài Linh, Đỗ Thị Lan Anh; “Khảo sát thực trạng tự học của sinh viên điều dưỡng năm thứ nhất Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa năm 2022” của nhóm tác giả Phạm Thị Thúy Vân, Phạm Thanh Tuyến, Trần Lê Thảo Mai[39],[40],[41]. 16
  17. Các nghiên cứu trên mới chỉ phân tích ở một vài góc độ về trách nhiệm tự học của sinh viên điều dưỡng hoặc vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội khi tìm hiểu nhiệm vụ của dược sĩ. Các đề tài mang tính khảo sát, chưa tập trung vào tìm hiểu trách nhiệm xã hội của sinh viên khối ngành Y tại trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. Trong quá trình nghiên cứu về giải pháp giáo dục trách nhiệm xã hội cho các đối tượng, bài viết “Giáo dục trách nhiệm xã hội cho sinh viên ngành y tại trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa”, TS. Mai Thị Hạnh Lê [42; tr.184-193] đã trình bày những đánh giá về sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa, từ đó đề xuất một số giải pháp bước đầu về nâng cao trách nhiệm xã hội của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. Các nghiên cứu trên đây là nguồn tài liệu để tác giả nghiên cứu, sử dụng làm một kênh cho nghiên cứu công trình của mình. 1.6. Tình hình nghiên cứu đề tài 1.6.1. Tình hình nghiên cứu đề tài Nhìn chung, các đề tài, công trình nghiên cứu liên quan đến về trách nhiệm nghề nghiệp của sinh viên nói chung, sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa nói riêng gồm: Các sách: Chưa tiếp cận được công trình nào. Các tạp chí: Có… bài báo đăng trên các tạp chí như đã trình bày tại các phần trên về trách nhiệm nghề nghiệp của sinh viên trường quân đội, công an,…trình bày tại Kỷ yếu hội thảo khoa học của Học viện Giáo dục Việt Nam. Các đề tài khoa học: Đề tài của Vũ Thị Thơm về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành Dược Thực trạng nhận thức về giá trị nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng năm thứ nhất tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 2021, Chu Thị Thơm Chưa có đề tài nào nghiên cứu về trách nhiệm nghề nghiệp của sinh viên khối ngành Y trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. Liên quan trực tiếp đến về trách nhiệm nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa có 6 công trình, trong đó có 5 đề tài cấp trường và một bài hội thảo khoa học tại Học viện Quản lý giáo dục. Công trình nghiên cứu mới 17
  18. dừng ở phạm vi, tính chất là một bài hội thảo khoa học, in và xuất bản tại kỷ yếu khoa học mã ISBN. Các công trình còn lại mới chỉ mang tính liên quan ở một khía cạnh cụ thể trong thực hiện trách nhiệm xã hội. Về tính thời sự, các công trình trên nghiên cứu trong quãng thời gian từ năm 2019 đến 2022. Các công trình đã làm rõ được một số vấn đề là: - Khái niệm nhận thức, khái niệm trách nhiệm, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp tương lai của sinh viên. Đây là những vấn đề tiên quyết để từ đó tìm hiểu khả năng thực hiện trách nhiệm xã hội của của sinh viên và các đánh giá liên quan. Một số công trình đã phân tích, làm rõ các khái niệm công cụ. - Các tài liệu đã làm rõ được nội dung, phạm vi của trách nhiệm nghề nghiệp và nhận thức của sinh viên một số ngành về trách nhiệm nghề nghiệp. Trong đó, các công trình xác định được sinh viên là nguồn lao động trẻ, sung sức, năng động, nhiệt tình, là nhóm nhanh chóng thực hiện các ứng dụng mới. Trong giai đoạn hiện nay, thanh niên sinh viên biết tham gia phát triển kinh tế, làm nhiều công việc ở các lĩnh vực khác nhau để có nguồn thu nhập và phát triển bản thân. Họ dám nghĩ, dám làm, đặc biệt ứng dụng công nghệ mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tạo ra các giá trị mới. Sinh viên có thể lực tốt, nhiệt tình song có trải nghiệm ít ỏi, nhận thức các vấn đề của đời sống xã hội chưa đầy đủ. Chính vì vậy, sinh viên tham gia các hoạt động cùng cộng đồng có thể phát sinh những thiếu sót, sự non nớt về chính trị, dao động về lập trường chính trị. Điều này đòi hỏi thời gian, trải nghiệm để sinh viên phát triển năng lực học tập, năng lực tham gia đoàn thể (đặc biệt Đoàn Thanh niên). - Một số công trình tại trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa đã nghiên cứu được những yếu tố ảnh hưởng đến sinh viên, một số đánh giá về một số phương diện quan hệ của sinh viên trong tự học, xây dựng tác phong, lề lối làm việc. - Một sống công trình vạch ra một số hạn chế trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. Trên cơ sở tiếp cận các tài liệu, có thể khái quát nhận thức là một quá trình phản ánh thế giới trên cơ sở các hoạt động thực tiễn. Nhận thức trách nhiệm nghề nghiệp là sự hiểu biết những yêu cầu, những vấn đề mà người 18
  19. lao động hay cộng đồng người lao động ( cả hiện tại và tương lai) cần phải thực hiện. Nhận thức về trách nhiệm nghề nghiệp của người lao động thể hiện bằng việc người lao động tiếp nhận, nhìn thấy, nghe thấy, hiểu những yêu cầu của nghề mình phải đảm nhận. Đối với sinh viên ngành Y, nhận thức trách nhiệm nghề nghiệp là hiểu biết được, vận dụng được các quy định, yêu cầu của Nhà nước và xã hội đối với cán bộ làm công tác y tế tương lai. 1.6.2. Một số vấn đề đặt ra đối với đề tài Một số điểm mà các nghiên cứu chưa đề cập đến, tác giả đề tài tiếp cận, tìm hiểu như một kênh để minh chứng cho tính mới của đề tài. Đó là: (1). Cần phải làm rõ hơn nữa nhận thức về trách nhiệm nghề nghiệp tương lai của sinh viên ngành Y trong bối cảnh thế giới và trong nước, địa phương trong giai đoạn hiện nay. (2). Có kiến nghị và đề xuất giải pháp phù hợp để nâng cao nhận thức về trách nhiệm nghề nghiệp của sinh viên khối ngành Y tại Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở xác định vấn đề, đánh giá tồn tại, yêu cầu của xử lý vấn đề, tác giả đề tài làm rõ nhiệm vụ thực hiện đề tài. 19
  20. Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu nhận thức việc thực hiện trách nhiệm xã hội của sinh viên khối ngành Y của trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện được quá trình nghiên cứu, tác giả lựa chọn nhóm sinh viên (năm thứ nhất và năm thứ hai) mang tính đại diện cho sinh viên có quốc tịch Việt Nam đang học tại 5 mã ngành đào tạo hiện nay tại Trường: ngành cao đẳng Điều dưỡng, Kỹ thuật Xét nghiệm, Kỹ thuật Chẩn đoán hình ảnh, Kỹ thuật Phục hình răng, Phục hồi chức năng hiện đang học tại trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa (gọi tắt là sinh viên ngành Y trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa). Số phiếu: 300 trong tổng số 718 sinh viên của 5 mã ngành cụ thể đang học năm thứ nhất và năm thứ hai tại Trường. -Tiêu chuẩn loại trừ: loại trừ tất cả sinh viên năm thứ ba, sinh viên Lào, sinh viên ngành Hộ sinh, sinh viên ngành Dược. Lý do loại trừ: đề tài nghiên cứu việc nhận thức trách nhiệm nghề nghiệp của cộng đồng sinh viên người Việt học cao đẳng khối ngành Y nên loại trừ nhóm sinh viên Lào. Ngành cao đẳng Hộ sinh trong thời điểm hiện nay nhiều sinh viên Lào, số lượng sinh viên Việt Nam học ngành này ít, không điển hình nên tác giả loại trừ sinh viên ngành học này để tránh nhiễu số liệu trong quá trình nghiên cứu. Mặt khác đề tài lựa chọn đối tượng sinh viên ngành Y tại Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa nên loại trừ nhóm sinh viên ngành Dược. Loại trừ sinh viên năm thứ ba vì thời điểm phát phiếu điều tra trùng với thời điểm các em đang thực tập chuẩn bị ra trường, nên sẽ khó đáp ứng việc lấy số liệu chính xác, khách quan và đúng tiến độ. 2.1.2.Phạm vi nghiên cứu 2.1.2.1. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2