intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu có mục tiêu là nghiên cứu lý luận và thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia

  1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC, HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Mã số: ĐTSV.2024.QTNL.01 Chủ nhiệm đề tài : Đào Linh Hương Lớp/Khoa : 2005QTND – Khoa Quản trị nhân lực Cán bộ hướng dẫn : TS. Dương Quốc Chính Hà Nội - 4/2024
  2. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC, HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Mã số: ĐTSV.2024.QTNL.01 Chủ nhiệm đề tài : Đào Linh Hương Thành viên tham gia : Lường Thị Linh Chi Hoàng Thị Lan Anh Nguyễn Thị Thùy Dương Lớp/Khoa : 2005QTND – Khoa Quản trị nhân lực 2105QTNC – Khoa Quản trị nhân lực Hà Nội - 4/2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Chúng em cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng nhóm nghiên cứu chúng em. Mọi thông tin và số liệu trong đề tài nghiên cứu khoa học này là hoàn toàn trung thực. Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2024 Chủ nhiệm đề tài Đào Linh Hương
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài khoa học về ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, chúng em được Quý thầy cô Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia dạy dỗ, chỉ bảo tận tình. Chúng em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Học viện, Quý thầy cô để chúng em có hành trang tự tin hơn khi bước vào đời giúp ích cho đất nước. Chúng em xin chân thành cảm ơn TS. Dương Quốc Chính nhiệt tình hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc cũng như các khó khăn mà chúng em gặp phải trong quá trình nghiên cứu và viết báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học. Do thời gian và trình độ của nhóm nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên đề tài nghiên cứu khoa học sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ bảo của Quý thầy cô để báo cáo được hoàn thiện hơn. Xin kính chúc Ban Giám đốc Học viện cùng Quý thầy cô dồi dào sức khỏe, vạn sự như ý, đạt nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Chúng em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2024 Chủ nhiệm đề tài Đào Linh Hương
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. MỤC LỤC ......................................................................................................................1 DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................4 PHẦN I – MỞ ĐẦU .......................................................................................................5 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................5 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................................5 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................8 5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................9 6. Giả thuyết khoa học...................................................................................................9 7. Kết cấu đề tài..............................................................................................................9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ......................................................................11 1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................................11 1.1.1. Công nghệ thông tin ..............................................................................11 1.1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin ............................................................. 12 1.1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ...............13 1.2. Sự cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực ............................................................................................. 14 1.3. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực ........................................................................................................15 1.4. Các điều kiện đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực .....................................................................18 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên .................................................................................................................20 1.5.1. Yếu tố về cơ sở vật chất .........................................................................20 1.5.2. Yếu tố về con người ...............................................................................21 * Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................21 1
  6. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC, HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA .......................................................................................22 2.1. Khái quát về Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia .........22 2.1.1. Vị trí chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức......................22 2.1.2. Đặc trưng về chương trình đào tạo ......................................................24 2.1.3. Những thành tích nổi bật ......................................................................25 2.1.4 Đặc trưng chung của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia ............................................................................................... 26 2.2. Thực trạng tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia ......................................29 2.2.1. Thực trạng về các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia ......29 2.2.2. Thực trạng về điều kiện để ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia ............37 2.3. Đánh giá thực trạng tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia ......................41 2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân ......................................................................41 2.3.2. Nhược điểm và nguyên nhân ................................................................ 42 * Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................43 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC, HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ..........................................45 3.1. Định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia ..................................................45 3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia .46 3.2.1. Tiếp tục nâng cao nhận thức cho sinh viên về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập ....................................................46 2
  7. 3.2.2. Nâng cao tính chủ động của sinh viên trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập .......................................................................................47 3.2.3. Tạo môi trường rèn luyện ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập cho sinh viên .............................................................................................................49 3.2.4. Nâng cao khả năng sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào học tập ...................................................................................................................................50 3.2.5. Nâng cao cơ sở vật chất để ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập của sinh viên .............................................................................................................52 3.3. Một số khuyến nghị .............................................................................................. 53 3.3.1. Khuyến nghị với Ban Giám đốc Học viện ............................................53 3.3.2. Khuyến nghị với Ban Lãnh đạo Khoa Quản trị nhân lực ...................53 * Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................54 PHẦN III - KẾT LUẬN .............................................................................................. 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................56 PHỤ LỤC .....................................................................................................................58 3
  8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Biểu đồ kết quả điều tra đánh giá về nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia .......................................................................................................................................30 Hình 2.2. Kết quả điều tra các phần mềm được sử dụng để phục vụ quá trình học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia .....................32 Hình 2.3. Biểu đồ kết quả điều tra mức độ hiểu biết về các nền tảng/ứng dụng học tập trực tuyến của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia ....32 Hình 2.4. Biểu đồ kết quả điều tra mức độ hiểu biết về các hình thức học tập mới của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia ............................ 33 Hình 2.5. Biểu đồ kết quả điều tra mức độ hiểu biết về các nền tảng mạng xã hội của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia ............................ 34 Hình 2.6. Biểu đồ kết quả điều tra mức độ hiểu biết về công nghệ chuyển đổi số của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia ....................................35 Hình 2.7. Biểu đồ kết quả điều tra mức độ hiểu biết về các phần mềm chuyên ngành của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia ............................ 36 Hình 2.8. Kết quả điều tra các thiết bị được sử dụng để phục vụ quá trình học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia ............................ 38 Hình 2.9. Kết quả điều tra các loại mạng được sử dụng để phục vụ quá trình học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia .....................39 Hình 2.10. Kết quả điều tra mức độ hiểu biết về các phương tiện, công cụ để ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia ............................................................................................. 41 Hình 2.11. Kết quả điều tra mức độ cần thiết của ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia ........41 4
  9. PHẦN I – MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại phát triển của công nghệ hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với sinh viên. Đây là cơ hội cho sinh viên tiếp xúc với công nghệ thông tin, giúp sinh viên chủ động trong việc học, đồng thời nâng cao hiệu quả trong quá trình học tập và tránh bị lạc hậu khi bước chân ra khỏi trường đại học. Chủ động tìm hiểu và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong học tập là một sự lựa chọn khôn ngoan đối với sinh viên. Thực tiễn cho thấy, trang bị cho mình được một vài kiến thức công nghệ thông tin cơ bản vô cùng quan trọng bởi dù ở môi trường nào hiện nay cũng cần một chút kiến thức về công nghệ thông tin mới có thể được tổ chức trọng dụng. Ngược lại, khi không có chút kiến thức nào về công nghệ thông tin sẽ khiến chúng ta bị tụt hậu trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia đang được triển khai và đã có sự hưởng ứng tích cực. Tuy nhiên vẫn có một số điểm còn hạn chế hoặc còn khó khăn để nâng cao hiệu quả học tập thông qua hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời đáp ứng được sự thay đổi về công nghệ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cho dù đã có một số công trình nghiên cứu về việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động học tập của sinh viên, nhưng chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia. Chính vì vậy, với đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia” chúng em mong muốn sẽ đưa ra được những giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin của sinh viên ngành Quản trị nhân lực một cách phù hợp nhất và đạt được hiệu quả cao. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Tại Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập, đó là: - Trần Thị Thu Ba (2016), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao ý thức tự học của sinh viên khoa Tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế”, 5
  10. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. Tác giả đã chỉ ra những nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao ý thức tự học của sinh viên và đánh giá vai trò của người dạy, người học, giúp việc ứng dụng mang lại hiệu quả cao. - Trần Lương Bằng (2021), “Đánh giá khả năng và thách thức của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập của sinh viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội”. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đánh giá được khả năng và thách thức của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập của sinh viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ đó đưa ra giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh viên. - Nguyễn Thị Khánh Linh (2022), “Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong công trình nghiên cứu, tác giả đã đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ đó, đưa ra các giải pháp giúp sinh viên nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập. - Nguyễn Văn Long (2016), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ: Từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tại Việt Nam”. Trong công trình này, tác giả đã nêu được ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy và học nói chung và cụ thể là tiếng Anh tại Việt Nam. Đề tài đã chỉ ra nhu cầu thực tiễn và tính thiết yếu của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bối cảnh Việt Nam và thực trạng ứng dụng tại thời điểm đó. - Nguyễn Trọng Nhất (2018), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Đại học Nội vụ Hà Nội”. Đề tài đã đưa ra cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp học tập và nêu ra thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Đại học Nội vụ Hà Nội. Đồng thời, tác giả đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Đại học Nội vụ Hà Nội. 6
  11. - Nguyễn Thanh Phong (2021), “Học tập dựa trên nền tảng công nghệ thông tin (E-learning) trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Tác giả đã nghiên cứu nhu cầu học tập dựa trên công nghệ thông tin tại Việt Nam trong bối cảnh thời đại mới. Nghiên cứu đã đưa ra xếp hạng các nền tảng và công cụ kỹ thuật số được ưu tiên sử dụng để học tập dựa trên nên tảng công nghệ thông tin trong bối cảnh mới. - Nguyễn Văn Phong (2014), “Đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su”. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đánh giá được khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su. Tuy nhiên, đề tài đã được nghiên cứu cách nay nhiều năm, ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập đã có những sự thay đổi nhất định về điều kiện và nội dung ứng dụng. - Nguyễn Yên Thắng (2016), “Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường đại học”, Tạp chí Khoa học giáo dục. Trong đề tài này, tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận và nội dung cần chú ý trong công tác quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của các trường đại học. Từ đó, nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực và chủ động của sinh viên, nâng cao chất lượng đào tạo. Nhìn chung, những công trình trên đây đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu ở nhiều phạm vi khác nhau và có giá trị nghiên cứu khác nhau. Ở nước ngoài cũng đã có những công trình nghiên cứu đề cập đến ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập như: - H.Maleki (2012), “Effect of Applying Informant on and Communication Technology (ICT) on Learning Level and Information Literacy of Students”. Nghiên cứu này xem xét tác động của công nghệ thông tin và truyền thông đối với việc học tập và kiến thức thông tin của sinh viên. Tác giả đã chỉ ra được công nghệ thông tin và truyền thông có ảnh hưởng đến học tập của sinh viên và đưa ra các khuyến nghị đối với các cơ quan sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào cải thiện chất lượng giáo dục. - Selina Mayer (2023), “Teaching university students through technology- mediated experiential learning: Educators' perspectives and roles”. Nghiên cứu này làm sáng tỏ trải nghiệm học tập qua công nghệ đóng vai trò quan trọng đối với giáo dục. Nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt giữa học tập trải nghiệm truyền thống và học tập trải nghiệm qua trung gian công nghệ. 7
  12. - Sogol Talebian (2014), “Information and communication technology (ICT) in higher education: advantages, disadvantages, conveniences and limitations of applying e-learning to agricultural students in Iran”. Nghiên cứu đã chỉ ra các ưu điểm, nhược điểm khi kết hợp ICT và E-leaning trong học tập của sinh viên ngành nông nghiệp. Nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin đối với sinh viên Iran. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đi sâu vào một vấn đề khi học tập, khi ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Tuy nhiên, chưa có đề tài đi nghiên cứu vào một lĩnh vực cụ thể. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu có mục tiêu là nghiên cứu lý luận và thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở khoa học về ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia; - Khảo sát và đánh giá thực trạng tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia; - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia. * Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia - Thời gian nghiên cứu: 2022 - 2023 8
  13. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận: Tiến hành nghiên cứu lý luận thông qua nguồn tài liệu thứ cấp (sách, báo, tài liệu lưu trữ, công nghệ khoa học,…) về ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên. Từ đó tổng hợp và hệ thống hoá những thông tin từ lý thuyết đã thu thập được. - Phương pháp điều tra, khảo sát: Thực hiện khảo sát trên mẫu đủ lớn đối với sinh viên ngành Quản trị nhân lực đang học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập. Các nội dung khảo sát được thực hiện qua các phiếu hỏi gửi đến sinh viên ngành Quản trị nhân lực của Học viện bằng hình thức điện tử (e-form). Nhóm tiến hành khảo sát đã tiến hành thu thập ý kiến của 102 sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia. Việc tổng hợp và tính toán kết quả khảo sát dạng trắc nghiệm được thực hiện tự động bởi tính năng điện toán của Google. Từ kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu đã thu được những thông tin cần thiết về ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia. Từ đó rút ra thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực tại Học viện Hành chính Quốc gia hiện nay. - Phương pháp quan sát: Thực hiện quan sát các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của một số sinh viên ngành Quản trị nhân lực đang học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia. Ngoài ra đề tài còn sử dụng kết hợp các phương pháp như: so sánh, phân loại,… để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. 6. Giả thuyết khoa học Giả thuyết 1: Các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia đã đạt hiệu quả chưa? Giả thuyết 2: Nếu có cơ hội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng tiếp cận với những công nghệ tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì sẽ tạo ra sự thay đổi ra sao đối với chất lượng và hiệu quả học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia? 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục biểu đồ, mở đầu, kết 9
  14. luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được triển khai thành 03 chương như sau: Chương 1: Cơ sở khoa học về ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên Chương 2: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành Chính Quốc gia. 10
  15. PHẦN II – NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Công nghệ thông tin Trong cuộc sống hiện nay, mọi việc dường như đều được đơn giản và tối ưu hóa thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý công việc. Công nghệ thông tin và truyền thông trở nên phổ biến và thành tâm điểm quan trọng trong cuộc sống, là cầu nối không thể tách rời trong nhịp sống toàn cầu hóa, là kênh kết nối, trao đổi giữa các thành phần kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội của thời đại hội nhập. Đặc biệt, tại Việt Nam, công nghệ thông tin được xem là nền tảng phục vụ cho tiến trình phát triển bền vững của đất nước. Công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin; là ngành quản lý công nghệ và mở ra nhiều lĩnh vực khác nhau như phần mềm máy tính, hệ thống thông tin, phần cứng máy tính, ngôn ngữ lập trình nhưng lại không giới hạn một số thứ như các quy trình và cấu trúc dữ liệu. Theo từ điển American Heritage, công nghệ thông tin là “sự phát triển, cài đặt hay vận hành các hệ thống máy vi tính và các phần mềm ứng dụng”. Theo từ điển Oxford: “Công nghệ thông tin là việc nghiên cứu hoặc sử dụng thiết bị điện tử, đặc biệt là máy vi tính, để lưu giữ, phân tích và gửi thông tin”. Theo định nghĩa của Hiệp hội Công nghệ thông tin của Hoa Kỳ (Information Technology Association of America), công nghệ thông tin là “việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển, vận hành, hỗ trợ và quản lý hệ thống thông tin dựa trên máy vi tính, đặc biệt là các phần mềm ứng dụng và phần cứng máy vi tính”. Ở Việt Nam, theo Nghị quyết số 49/CP ngày 04/8/1993 của Chính phủ, khái niệm công nghệ thông tin được đưa ra: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”. Điều 4, Luật Công nghệ thông tin cũng đã định nghĩa: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, 11
  16. truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số; Thông tin số là thông tin được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số”. Từ những phân tích nêu trên, để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu, trong đề tài nghiên cứu của mình, chúng em thống nhất hiểu như sau: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Trong hệ thống giáo dục và đào tạo ở các bậc Đại học, Cao đẳng,… công nghệ thông tin được xem là sự lựa chọn thông minh, mang tính hiện đại để truyền đạt kiến thức đến sinh viên. Và sinh viên khi ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập sẽ mang lại những thành quả cao và tốt nhất. Như vậy, có thể khẳng định công nghệ thông tin trong nhịp sống thời đại ngày nay có tầm ảnh hưởng, tác động rất lớn đến sự phát triển, ổn định của xã hội và đất nước trong tương lai. 1.1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin Luật Công nghệ thông tin năm 2006 nhấn mạnh: “Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này”. Việc biết và áp dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng, hoàn thành phương pháp học tập là rất cần thiết, phương pháp được trình bày sẽ khoa học hơn. Đồng thời, nếu ta hiểu và tiếp cận được với những thông tin đó thì phương pháp học tập mà ta xây dựng không chỉ mang tính chất truyền thống, đơn giản, mà nó sẽ có xu hướng hiện đại, sáng tạo hơn. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khoa học, kĩ thuật và công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ thì các công cụ như máy tính hay điện thoại thông minh,… là những vật dụng không thể thiếu của mỗi người. Mỗi sinh viên cần có kỹ năng và biết cách sử dụng thành thạo bộ công cụ đó. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều sinh viên chỉ sử dụng điện thoại, máy tính với những mục đích duy nhất như gọi điện, xem phim, lướt web,… mà không khám phá và sử dụng hết các tính năng của nó. Qua đó, có thể hiểu ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng các công nghệ, các phần mềm, ứng dụng và thiết bị công nghệ để giải quyết các vấn đề và cung cấp các 12
  17. giải pháp trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Đây là quá trình áp dụng các công nghệ thông tin và truyền thông để tạo ra giá trị và cải thiện hiệu quả hoạt động. 1.1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên Trong cuộc cách mạng 4.0, nền giáo dục có nhiều sự thay đổi từ môi trường giáo dục, vai trò của người dạy tới cách tiếp cận của người học. Người học không còn bị giới hạn trong lớp học truyền thống nữa mà sẽ diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi và xuất hiện dưới nhiều hình thức tiếp cận khác nhau. Với sự phát triển đó thì sinh viên phải không ngừng học hỏi để thích nghi, đáp ứng được sự đa dạng, phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin. Theo nghiên cứu và thực tiễn cho thấy, nền tảng công nghệ thông tin sẽ phục vụ, hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình học tập, cho phép tổ chức các khóa học trực tuyến. Trong đó, các hoạt động được diễn ra thông qua mạng và internet, cho phép một lượng lớn người dùng tham gia, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên. Người học không còn bị giới hạn trong không gian, thời gian, phần mềm, dữ liệu,… phục vụ cho việc học tập của mình. Việc xuất hiện môi trường mạng và hệ thống máy tính với các ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn không chỉ thuần túy giữ vai trò công cụ công nghệ thông tin mà còn tạo ra một khuynh hướng mới trong việc học của sinh viên: học trực tuyến, học kết nối đa phương tiện,… Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn tạo ra cơ hội tương tác đa phương tiện, sinh viên không cần phải đến trường mà vẫn có thể tiếp cận được với người dạy và kiến thức. Theo giáo sư Michael Horn, Học viện Innosign: “Dạy học đa phương tiện là các mô hình học kết hợp giữa hình thức học truyền thống và các giải pháp e-learning - học trực tuyến”. Điểm chung là lấy người học làm trung tâm để thúc đẩy quá trình học tập. Ở nước ta hiện nay, dưới sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Song song với việc đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục, trong đó hướng tới việc lấy người học làm trung tâm cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong việc học tập. Qua việc tìm hiểu về công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin, có thể hiểu: Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên là việc sử dụng các công nghệ thông tin để hỗ trợ cho quá trình học tập, tiếp thu kiến thức của sinh viên nhằm giúp cho sinh viên học tập tốt và hiệu quả hơn. 13
  18. 1.2. Sự cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên Trong thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá phát triển, khoa học, kỹ thuật, công nghệ ngày càng được nâng cao. Để thích nghi với thời đại mới, con người không ngừng phát triển, trau dồi những kỹ năng, nâng cao trình độ chuyên môn. Đáp ứng với sự thay đổi xã hội, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập là vấn đề cấp thiết giúp quá trình học tập mang lại hiệu quả cao. Cùng với sự phát triển của thời đại, công nghệ đã, đang và sẽ tiếp tục tác động lên tất cả các lĩnh vực trong xã hội, và giáo dục cũng không ngoại lệ. Ngày 25/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu xây dựng nền giáo dục mở thích ứng với nền tảng số, đổi mới phương thức giáo dục, phương thức quản lý, điều hành gắn liền với môi trường số, hướng đến năm 2030, đưa các thành tố của hệ thống giáo dục vào môi trường số. Thực hiện theo Quyết định trên, các trường đại học, cao đẳng đã và đang áp dụng nền tảng số vào trong học tập cũng như quản lý, điều hành. Trong học tập, sau giai đoạn Covid-19, hình thức học trực tuyến thông qua nền tảng số ngày càng phổ biến, đáp ứng linh hoạt với sự thay đổi của xã hội. Chương trình đào tạo đại học kết hợp hình thức học trực tiếp và trực tuyến, cho phép thời gian học trực tuyến chiếm 30% tổng thời gian học tập. Ngoài ra, hầu hết các trường đều đã xây dựng kho tài liệu học tập như thư viện số đáp ứng nhu cầu tra cứu, tham khảo tài liệu mọi lúc, mọi nơi. Trong quản lý, điều hành, các trường đã và đang triển khai áp dụng qua các phần mềm như Phần mềm quản lý và đào tạo của Unisoft để theo dõi, quản lý quá trình học tập của sinh viên, cập nhật sớm và thường xuyên mọi thông tin qua fanpage, website, qua các nhóm trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo. Qua đó có thể thấy, sinh viên cần thiết phải có công cụ, phương tiện để ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập. Công nghệ thông tin sẽ là phương tiện, công cụ bắt buộc giúp sinh viên có thể tham gia vào quá trình học tập cũng như tiếp cận với các thông tin nhanh chóng. Xã hội ngày càng phát triển, các nội dung liên quan đến quản lý con người cũng có nhiều sự thay đổi mà các tài liệu truyền thống chưa thể cập nhật. Công nghệ thông tin cung cấp nguồn kiến thức vô tận, phong phú mà không hao phí quá nhiều thời gian và tiền bạc. Sinh viên có thể tra cứu tài liệu học tập từ nhiều nguồn khác nhau cả trong 14
  19. và ngoài nước, thực hiện nhanh chóng, tiếp cận với nhiều dạng thông tin, cập nhật các xu hướng mới nhất về quản trị nhân lực. Tuy nhiên, với lượng thông tin khổng lồ, đòi hỏi sinh viên phải có sự sàng lọc, tiếp thu thông tin phù hợp với thời đại để mang lại hiệu quả cao. Công nghệ thông tin mang lại nhiều phương thức học tập khác nhau thích nghi với sự thay đổi xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn Covid-19 bùng nổ mạnh mẽ, hình thức học trực tuyến là phương pháp hiệu quả, linh hoạt đáp ứng với yêu cầu phải giãn cách xã hội, đảm bảo cho quá trình học tập không bị gián đoạn. Áp dụng công nghệ thông tin, sinh viên có thể học tập mọi lúc, mọi nơi, rút ngắn khoảng cách cũng như không gian và thời gian, giúp sinh viên có thể tiếp thu nhiều kiến thức hơn thông qua các nền tảng trực tuyến và các khoá học online. Công nghệ thông tin còn giúp mỗi sinh viên có thể học tập linh hoạt theo nhu cầu. Cùng với sự phát triển công nghệ và xã hội, phương thức dạy và học cũng có nhiều sự đổi mới, sinh viên cần có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu và có nhiều thời gian hơn để trao đổi với giảng viên những kiến thức chưa hiểu hay còn hạn chế. Với bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, con người liên tục phải thay đổi, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cũng như phong cách làm việc để có thể thích nghi và tồn tại. Nguồn nhân lực thay đổi đòi hỏi những kiến thức, kỹ năng cũng phải thay đổi cho phù hợp. Sinh viên cần phải không ngừng cập nhật tri thức, xu hướng phát triển mới của xã hội. Ứng dụng công nghệ thông tin giúp sinh viên có thêm nhiều phương thức học tập, tiếp cận được nhiều nền tảng khoa học, cập nhật được các thông tin, mô hình mới về quản trị nhân lực. Tóm lại, để thích nghi với thời đại cũng như đáp ứng nhu cầu xã hội, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong học tập là rất cần thiết. Nó giúp cho mỗi sinh viên có thể tăng cường sự chủ động trong học tập, có thể áp dụng những phương thức học tập khác nhau để cải thiện chất lượng học tập, tiếp cận với nhiều kiến thức về ngành nghề và dễ dàng thích nghi với công việc sau này. 1.3. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên Công nghệ thông tin luôn được ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục đại học thì công nghệ thông tin mang lại nhiều lợi ích đối với mọi chủ thể trong hoạt động đào tạo. Đối với sinh viên, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tập trung vào một số nội dung sau: 15
  20. Tìm kiếm, tra cứu các thông tin, tài liệu học tập: Công nghệ phát triển, sinh viên cũng được tiếp cận, tra cứu các thông tin, các nguồn tài liệu học tập dễ dàng và đa dạng hơn. Thay vì tra cứu trực tiếp tại các thư viện như trước đây, sinh viên ngày nay có cơ hội tiếp cận với nền tảng thư viện số, các trang web và phần mềm tài liệu học tập uy tín cùng nguồn dữ liệu khổng lồ mà không phải trung tâm thư viện nào cũng có được. Công nghệ thông tin đã và đang cung cấp nguồn kiến thức vô tận, phong phú mà không hao phí quá nhiều thời gian và tiền bạc. Sinh viên có thể tra cứu tài liệu học tập từ nhiều nguồn khác nhau cả trong và ngoài nước, thực hiện nhanh chóng, tiếp cận với nhiều dạng thông tin. Ngoài ra, các tài liệu này còn được cập nhật mới thường xuyên và liên tục. Đây là điều mà tài liệu truyền thống không thể làm được. Học tập trực tuyến: Công nghệ thông tin đã và đang mang lại nhiều phương thức học tập mới phù hợp với sự thay đổi của xã hội. Trong giai đoạn Covid-19 bùng nổ, khi tất cả mọi hoạt động xã hội gần như bị đóng băng, hoạt động học tập vẫn được thực hiện nhờ sự xuất hiện của các nền tảng/ứng dụng học tập trực tuyến, một số ứng dụng tiêu biểu có thể kể tới như Trans, Zoom, Microsoft Teams, Google Meet,… Với những ứng dụng này, sinh viên hoàn toàn có thể nghe giảng, chép bài, phát biểu và làm bài tập nhóm tại nhà mà không cần đến trường, nhưng đồng thời vẫn có thể tiếp thu đầy đủ kiến thức. Nó đã trở thành phương pháp học tập chủ yếu, đáp ứng yêu cầu giãn cách xã hội mà vẫn đảm bảo cho quá trình học tập không bị gián đoạn. Áp dụng công nghệ thông tin, sinh viên có thể học tập mọi lúc, mọi nơi mà vẫn đảm bảo phòng dịch. Bên cạnh đó, một vấn đề được đặt ra là các nền tảng này hoạt động như thế nào, nó có những tính năng gì, sử dụng ra sao, làm sao để sử dụng triệt để các tính năng của ứng dụng, làm sao để giải quyết những nhu cầu mà ứng dụng đó chưa đáp ứng được,… Vì vậy, sinh viên cần nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi các tính năng của ứng dụng, nhằm đảm bảo học tập đạt được hiệu quả cao. Trong 2 năm trở lại đây, khi sinh viên đã có thể trở lại học tập trực tiếp thì các nền tảng/ứng dụng học tập trực tuyến vẫn đang giữ một vai trò nhất định, bằng chứng là chương trình đào tạo đại học đang kết hợp hình thức học trực tiếp với trực tuyến, cho phép thời gian học trực tuyến chiếm 30% tổng thời gian học tập. Ngày nay, các cơ sở giáo dục đại học đang dần chuyển sang mô hình số. Nhờ đó, nhiều mô hình học tập mới ra đời, có thể kể tới như: Blended Learning/ Hybric Learning (mô hình học tập kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến); Mobile Learning (mô hình học tập trên thiết bị di động); Pervasive Learning (mô hình học tập kết hợp của không gian 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2