intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Xây dựng hệ thống giảng dạy chất lượng cao

Chia sẻ: Codon_11 Codon_11 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

370
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, công ty, gia đình hay cá nhân. Xuất phát từ thực tế đó mà "Đề tài nghiên cứu khoa học: Xây dựng hệ thống giảng dạy chất lượng cao" đã được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Xây dựng hệ thống giảng dạy chất lượng cao

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN  NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO VIÊN Đề tài: XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIẢNG DẠY CHẤT LƯỢNG CAO Văn Đình Vỹ Phương Đồng Nai, 5/2012
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO VIÊN Đề tài: XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIẢNG DẠY CHẤT LƯỢNG CAO Văn Đình Vỹ Phương Võ Hồng Bảo Châu Đồng Nai, 5/2012 ii
  3. Mục lục LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. CƠ BẢN VỀ E-LEARING ......................................................................................... 2 1.1 Khái niệm ................................................................................................................................. 2 1.2 Mô hình hệ thống .................................................................................................................. 2 1.3 Ưu – nhược điểm của E-learning ................................................................................... 3 1.4 Các hình thức học tập ......................................................................................................... 4 1.5 Nguồn lực cho E-learning.................................................................................................. 4 CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP .......................................................................... 5 2.1. Khái quát chung..................................................................................................................... 5 2.2. MOODLE ................................................................................................................................... 5 2.2.1. Khái niệm ............................................................................................................................. 5 2.2.2. Quản lý khóa học .............................................................................................................. 6 2.2.3. Quản lý thành viên ........................................................................................................... 7 2.2.4. Quản lý module ................................................................................................................. 7 CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG KHÓA HỌC........................................................................................... 8 3.1. Khóa học trong E-learning ................................................................................................ 8 3.2. Tính năng mở rộngtrong khóa học của moodle ................................................... 14 3.2.1. Forums ............................................................................................................................... 14 3.2.2. Chat ...................................................................................................................................... 21 3.2.3. Công thức toán học ....................................................................................................... 23 3.2.4. Assignments..................................................................................................................... 25 3.2.5. Survey ................................................................................................................................. 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................... 39 iii
  4. DANH MỤC HÌNH Hình 1-1: Mô hình E-Learning ......................................................................................................... 3 Hình 3-1: Giao diện tạo khóa học ................................................................................................... 8 Hình 3-2: Giao diện thiết lập thông tin khoá học .................................................................... 8 Hình 3-3: Các kiểu định dạng khoá học moodle hỗ trợ ........................................................ 9 Hình 3-4: Thiết lập thời gian của khoá học ................................................................................ 9 Hình 3-5: thiết lập thời hạn ghi danh khoá học ....................................................................... 9 Hình 3-6: Thiết lập tạo nhóm ........................................................................................................ 10 Hình 3-7: Định dạng bài giảng ...................................................................................................... 10 Hình 3-8: thiết lập tiêu đề bài giảng ........................................................................................... 10 Hình 3-9: chọn file cần upload...................................................................................................... 11 Hình 3-10: Tài liệu dạng link web ............................................................................................... 11 Hình 3-11: Lấy đường link video ................................................................................................ 12 Hình 3-12: Code video...................................................................................................................... 12 Hình 3-13: Tạo thành viên ............................................................................................................. 12 Hình 3-15: Tạo nhóm........................................................................................................................ 13 Hình 3-16: Thêm hoặc xoá học viên khỏi nhóm ................................................................... 13 Hình 3-17: Các quyền hạn trong moodle ................................................................................. 14 Hình 3-18: Cấu hình diễn đàn .................................................................................................... 15 Hình 3-19: Tạo diễn đàn (Forum)............................................................................................... 16 Hình 3-20: Thêm một chủ đề thảo luận mới trong Diễn đàn ........................................ 18 Hình 3-21: Di chuyển các cuộc thảo luận trong Diễn đàn ................................................ 19 Hình 3-22: Tạo phúc đáp cho một chủ đề thảo luận ........................................................... 19 Hình 3-23: Chat trong moodle ...................................................................................................... 21 Hình 3-24: Bài tập Assimeng ......................................................................................................... 26 Hình 3-25: Tạo assignment ............................................................................................................ 26 Hình 3-26: Tính năng kiểm tra gian lận ................................................................................... 27 Hình 3-27: Bài tập online ................................................................................................................ 28 Hình 3-28: chọn bài tập cần chấm điểm................................................................................... 28 Hình 3-29: Xem các bài tập đã nộp ............................................................................................. 28 Hình 3-30: Danh sách sinh viên nộp bài .................................................................................. 29 Hình 3-31: Kiểm tra gian lận ......................................................................................................... 30 Hình 3-32: Bài có nội dung tương tự ......................................................................................... 30 Hình 3-33: So sánh nội dung............................................................................................................ 31 Hình 3-34: Thêm bản khảo sát ........................................................................................................ 31 Hình 3-35: ATTS (20 mục) ............................................................................................................. 32 Hình 3-36: Tổng kết bản khảo sát ATTLS ................................................................................ 33 iv
  5. Hình 3-37: Tỷ lệ các câu trả lời (ATTLS).................................................................................. 34 Hình 3-38: Thống kê theo từng câu hỏi (ATTLS) ................................................................. 34 Hình 3-39: Các thông tin thống kê bản khảo sát của từng học viên ............................ 35 Hình 3-40: Kết quả khảo sát .......................................................................................................... 37 Hình 3-41: Tỷ lệ các câu trả lời của từng chủ đề .................................................................. 37 Hình 3-42: Tỷ lệ các phương án trả lời của từng câu hỏi ................................................ 38 2
  6. LỜI MỞ ĐẦU Trước nền kinh tế hội nhập, việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là Internet, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều biến chuyển trong tất cả các lĩnh vực của xã hội. Và giáo dục cũng không nằm ngoài sự kì vọng ấy. Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Đặc điểm của nền kinh tế này là dịch vụ sẽ là khu vực thu hút được nhiều lao động tham gia nhất và là những lao động có tri thức cao. Do đó, việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, công ty, gia đình, hay cá nhân. Việc ứng dụng một hệ thống quản lí học tập trực tuyến vào giáo dục chính là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này. Với một phần mềm quản lí học trực tuyến, một giáo viên có thể tạo ra một lớp học trên mạng, đưa bài giảng có hình ảnh, có âm thanh, có thể nhận mail, hỏi bài, trao đổi thắc mắc của sinh viên trực tiếp với sinh viên trong diễn đàn hay chat, ngay cả có thể đưa bài thi lên mạng, tổ chức thi trực tuyến, thu bài và chấm điểm ngay lập tức. Với một sinh viên, học sinh có thể không cần đến lớp vẫn có thể nghe giảng, làm bài tập, trao đổi với giáo viên, bạn bè những thắc mắc, các bạn cũng có thể làm bài kiểm tra, bài thi trực tiếp và biết điểm ngay trên mạng. Như vậy, việc học tập không còn khó khăn về không gian, thời gian nữa. Cũng không chỉ bó gọn trong việc học phổ thông, học đại học mà là học suốt đời. Hình thức học này không chỉ hoạt động qua môi trường truyền thông vệ tinh mà còn sử dụng đào tạo từ xa và học tại nhà qua Internet, đây là một hình thức học tập mới và rất thú vị. Chính vì lí do trên mà tác giả đã quyết định chọn đề tài “Xây dựng hệ thống giảng dạy chất lượng cao” 1
  7. CHƯƠNG 1. CƠ BẢN VỀ E-LEARING 1.1 Khái niệm Giáo dục trực tuyến (hay còn gọi là E-Learning) là phương thức học ảo thông qua một máy vi tính nối mạng với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn giáo trình và phần mềm cần thiết cho học viên học trực tuyến từ xa. giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền cáp quang,hoặc mạng có băng thông rộng (ADSL) hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN) v.v…Mở rộng ra, các cá nhân hay các tổ chức đều có thể tự lập ra một trường học trực tuyến (E-school), mà nơi đó vẫn nhận đào tạo học viên, đóng học phí và có các bài kiểm tra như cách thức học tập trung. Ưu điểm của sự đào tạo trực tuyến là giảm thiểu chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian, không gian. Hơn nữa xây dựng cơ sở hạ tầng mạng không đòi hỏi kinh tế cao Nhược điểm duy nhất của đào tạo trực tuyến là nếu người dùng (client) có đường truyền chậm hoặc gói dữ liệu quá lớn, thông tin có khả năng xảy mất mát dữ. Hiện nay, trên thị trường hiện có một số các phần mềm có tính năng đào tạo trực tuyến tương tự, cả miễn phí lẫn thương mại: Moodle; Atutor; Blackboard; WebCT; Desire2Learn; Dokeos; LRN; Sakai; Modular Claroline 1.2 Mô hình hệ thống Hệ thống chính của e-learning là LMS (Learning Management System). Người quản trị, người dạy, người học… đều truy cập vào hệ thống này với những mục tiêu khác nhau Để quản lý tốt các khóa học, ngoài việc sử dụng các chức năng của hệ thống, còn phải sử dụng các công cụ hỗ trợ việc xây dựng nội dung học tập nhằm thiết kế các bài học được tốt hơn 2
  8. Hình 1-1: Mô hình E-Learning 1.3 Ưu – nhược điểm của E-learning  Ưu điểm Đối với lớp học truyền thống, E-Learning có những lợi thế  Thuận tiện: Học tập phù hợp với tiến độ của mỗi học viên, hoàn cảnh người học, đảm bảo thời gian học phù hợp với mọi học viên.  Chi phí, sự lựa chọn: Chi phí cho một khóa học không cao (không tốn chi phí cho thời gian lên lớp, phương tiện…). Ngoài ra, người học có thể học vượt (bỏ qua các phần đã biết)  Sự linh hoạt Khóa học có thể mở bất kỳ thời gian nào. Và nội dung học tập dễ dàng được cập nhật.  Nhược điểm  Đối với người học, cần có tính độc lập và ý thức tự giác học tập cao. Phải biết đưa ra kế hoạch cho vấn đề học tập của mình.  Đối với nội dung học tập: không thể đưa vào các bài học có tính chất thí nghiệm, thực hành mà các công cụ chưa hỗ trợ minh họa tốt. Hệ thống cũng không thể tác động đến các vấn đề liên quan đến rèn luyện, kỹ năng hay thao tác. 3
  9. 1.4 Các hình thức học tập  Học trực tuyến  Học tập trực tuyến là hình thức học tập toàn khóa học trên môi trường hệ thống mạng. Việc học tập này tập trung vào việc khai thác ưu điểm của hệ thống e-learning, chưa quan tâm đến kết quả học thực chất của người học.  Học hỗn hợp  Học tập hỗn hợp là hình thức học tập được kết hợp của hai hình thức: e- learning và học kiểu truyền thống. Với cách này, người học ngoài việc tiếp cận những lợi ích khi học trực tuyến, ngoài ra đối với những hạn chế của e-learning thì được khắc phục với những buổi học dạng truyền thống như: thực hành, thí nghiệm, thảo luận chính…  Đây được coi là một hình thức học có thể đạt kết quả tốt hơn và khá phổ biến so với giai đoạn hiện tại. 1.5 Nguồn lực cho E-learning  Người quản trị Là người quản trị toàn bộ hệ thống, có chức năng và quyền hạn cao nhất đối với hệ thống.Trợ giúp cho người dạy và người học các cơ bản trong việc sử dụng và thiết lập khóa học, tài nguyên học tập.  Người dạy Là thành viên chính trong việc cung cấp các khóa học, tài liệu khóa học trên hệ thống. Người dạy ngoài việc soạn thảo bài học, cần phải lên kế hoạch, sắp xếp bài học theo một lịch trình cụ thể. Thiết lập những đánh giá, chỉ dẫn và trợ giúp người học một cách thường xuyên và kịp thời.  Người học Người học là thành viên trong tâm của hệ thống e-learning. Hệ thống được thiếp lập, các khóa học được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu của người học.người học học tập theo lịch trình khóa học mà người dạy đã thiếp lập (có thể bỏ qua nếu đã biết nội dung đó). Ngoài việc học tập cá nhân, người học cũng sử dụng các tính năng mở trong trên hệ thống để có thể trao đổi với các học viên khác hoặc trực tiếp với giáo viên giảng dạy để đem lại kết quả tốt hơn 4
  10. CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP 2.1. Khái quát chung 2.1.1. Định nghĩa Hệ thống quản lý học tập - LMS (Learning Management System) là một phần mềm dùng quản lý các khóa học trực tuyến trên mạng Internet. LMS có nhiều module khác nhau, tùy vào yêu cầu của từng hệ thống 2.1.2. LMS LMS cho phép:  Đăng ký: người học đăng ký học tập thông qua môi trường mạng  Khóa học: các khóa học (kế hoạc, tài liệu) được thiết lập nhằm đáp ứng các yêu cầu của đối tượng sử dụng  Theo dõi: theo dõi quá trình học tập của người học và tạo các báo cáo.  Trao đổi thông tin: người học và người dạy, người quản trị có thể dễ dàng trao đổi thông tin, thắc mắc, giải đáp qua các tính năng hỗ trợ: chat, forum, message,…  Kiểm tra: các bài kiểm tra với các hình thức khác nhau, giúp người dạy có thể kiểm tra kiến thức người học sau các buổi học hoặc khóa học một cách dễ dàng 2.2. MOODLE 2.2.1. Khái niệm Moodle là một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS hoặc Course Management System hoặc VLE - Virtual Learning Environment) mã nguồn mở, cho phép tạo các khóa học trực tuyến trên mạng Internet. Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển chính của dự án. Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMS thương mại WebCT trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựng một hệ thống LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn. Từ đó đến nay Moodle có sự phát triển vượt bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới và ngay cả những công ty bán LMS/LCMS thương mại lớn nhất như BlackCT (BlackBoard + WebCT) cũng có các chiến lược riêng để cạnh tranh với Moodle. 5
  11. Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục. Moodle dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo. Giáo viên có thể tự cài và nâng cấp Moodle. Do thiết kế dựa trên module nên Moodle cho phép chỉnh sửa giao diện bằng cách dùng các giao diện có trước hoặc tạo ra giao diện mới cho riêng mình.. Moodle phù hợp với nhiều cấp học và đối tượng (trường học, công ty,…) Hiện tại, trên thế giới có khoảng 216 quốc gia sử dụng và đã được dịch ra 75 ngôn ngữ khác nhau. Có trên 65000 tổ chức đã đăng kí tham gia cộng đồng Moodle (theo http://moodle.org) và sẵn sàng giúp bạn giải quyết khó khăn. Nếu bạn cần sự giúp đỡ chuyên nghiệp về cài đặt, hosting, tư vấn sử dụng Moodle, phát triển thêm các tính năng mới, và tích hợp Moodle với các hệ thống đã có, Moodle phát triển dựa trên PHP (ngôn ngữ được dùng bởi các công ty Web lớn như Yahoo, Flickr, Baidu, Digg, CNET) có thể mở rộng từ một lớp học nhỏ đến các trường đại học lớn trên 50.000 sinh viên (ví dụ đại học Open PolyTechnique của Newzealand hoặc sắp tới đây là đại học mở Anh - Open University of UK, trường đại học cung cấp đào tạo từ xa lớn nhất châu Âu, và đại học mở Canada, Athabasca University). Người dùng có thể dùng Moodle với các database mã nguồn mở như MySQL hoặc PostgreSQL. Phiên bản 1.7 sẽ hỗ trợ thêm các database thương mại như Oracle, Microsoft SQL. Để biết mọi người nghĩ gì về Moodle, các nghiên cứu về Moodle, cũng như so sánh Moodle với các hệ thống khác, bạn đọc tiếp tại: http://moodle.org/buzz/. Về tương lai phát triển của Moodle, bạn xem tại: http://docs.moodle.org/en/Roadmap. Cộng đồng Moodle Việt Nam được thành lập tháng 3 năm 2005 với mục đích xây dựng phiên bản tiếng Việt và hỗ trợ các trường triển khai Moodle. Từ đó đến nay, nhiều trường đại học, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam đã dùng Moodle. Có thể nói Moodle là một trong các LMS thông dụng nhất tại Việt Nam. Cộng đồng Moodle Việt Nam giúp bạn giải quyết các khó khăn về cài đặt, cách dùng các tính năng, cũng như cách chỉnh sửa và phát triển. Nhớ rằng cộng đồng Moodle Việt Nam được xây dựng bằng chính Moodle 2.2.2. Quản lý khóa học Cho phép người quản trị, giáo viên giảng dạy thêm, sửa, xóa, kích hoạt hoặc tạm ngừng các khóa học Cho phép ghi danh, chuyển tài khoản của người học vào các lớp học phù hợp. Các khóa học được thiết lập mặc định: cho phép hiện thị khóa học trên giao diện chính của hệ thống, số lượng khóa học, lịch trình học theo thời gian cụ thể, 6
  12. các bài tập dạng liện hoàn và dung lượng tối đa cho phép người học được gửi lên hệ thống (bài tập) 2.2.3. Quản lý thành viên Hệ thống có các chứng năng sau nhằm hỗ trợ trong việc quản lý thành viên đăng nhập hệ thống (người quản trị, người dạy, người học) Authentication: cho phép chứng thực những thành viên tham gia hệ thống Accounts: cho phép xem danh sách và chỉnh sửa tài khoản thành viên, them thành viên mới,…. Permissions: phân quyền cho các thành viên trong hệ thống 2.2.4. Quản lý module Tài nguyên: bao gồm các bài giảng, tài liệu tham khảo cho các khóa học với nhiều định dạng khác nhau: word, pdf, mutimedia,… Bài tập: cho phép giáo viên chấm điểm tài liệu đã nộp của học viên Forum, chat, messsage,…: hỗ trợ trong việc trao đổi thông tin giữa các thành viên trên hệ thống. 7
  13. CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG KHÓA HỌC 3.1. Khóa học trong E-learning  Tạo khóa học Để tạo khoá học, người dùng phải đăng nhập với quyền có thể tạo khoá học, lớp học (admin, teacher,…) Vào mục Adminstration> Courses> Add courses. Chọn Thêm khóa học mới. Xuất hiện giao diện tạo khoá học (Hình 3-1) Hình 3-1: Giao diện tạo khóa học Thiết lập thông tin cần thiết cho khoá học (Hình 3-2): Hình 3-2: Giao diện thiết lập thông tin khoá học  Mục: nơi muốn tạo khóa học  Full name: tên đầy đủ của khóa học  Tên tắt: tên viết tắt của khóa học  Mã số hóa học: Số ID của một khóa học chỉ được sử dụng khi khớp khóa học này với các hệ thống ở ngoài - nó không bao giờ được hiển thị trongMoodle. Nếu đã có tên mã chính thức cho khóa học này thì sử dụng,... nếu không có thể để trống. 8
  14.  Format: định dạng tài liệu của khóa học (có nhiều kiểu định dạng khác nhau –Hình 3-3) Hình 3-3: Các kiểu định dạng khoá học moodle hỗ trợ  Thiết lập quyền đăng nhập của học viên, thời hạn khoá học,…(Hình 3-4, Hình 3-5): Hình 3-4: Thiết lập thời gian của khoá học Hình 3-5: thiết lập thời hạn ghi danh khoá học  Thiết lập quyền tạo nhóm cho khóa học– Group mode(hình 5.5) :  No groups : không tạo nhóm.  Separate groups : tạo nhóm, nhưng thành viên trong nhóm chỉ nhìn thấy nhau trong nhóm của mình, không thấy nhóm khác.  Visible groups : tạo nhóm,thành viên của nhóm này có thể thấy nhómkhác (Hình 3-6). 9
  15. Hình 3-6: Thiết lập tạo nhóm  Tạo bài giảng  Bài giảng dạng web Vào khóa học, chọn mục Soạn thảo một trang web như Hình 3-7 Hình 3-7: Định dạng bài giảng Thiết lập thông tin về bài giảng: tiêu đề, nội dung bài giảngHình 3-8 Hình 3-8: thiết lập tiêu đề bài giảng  Bài giảng dạng liên kết tới một file, website Vào khóa học , chọn mục Link tới một file hoặc web site, chọn nút Chọn hoặc tải một file lên…như Hình 3-9 10
  16. Hình 3-9: chọn file cần upload Tài liệu dạng link cho phép học viên tải file tài liệu hoặc xem tài liệu trực tuyến một cách dễ dàng (Error! Reference source not found.). Hình 3-10: Tài liệu dạng link web  Bài giảng dạng media Không chỉ đơn thuần hỗ trợ tài liệu dạng dạng tĩnh, Moodle còn hỗ trợ cho phép người dùng có thể tạo các bài giảng dạng âm thanh, hình ảnh (media). Tài liệu ở dạng này giúp người học cảm thấy trực quan như ở lớp học và dễ tiếp thu hơn dạng bài giảng file đơn thuần. Báo cáo trình bày cách nhúng file tài liệu từ youtobe vào moodle.  Vào trang http://www.youtube.com . Lấy mã code đoạn video muốn đưa vào.  Nhấn nút < Embed >(Hình 3-11) để copy mã đoạn code 11
  17. Hình 3-11: Lấy đường link video  Copy toàn bộ đoạn code từ YouTobe (Hình 3-12) Hình 3-12: Code video  Dán toàn bộ đoạn code vào nội dung bài giảng  Tạo tài khoản học viên Vào mục Quản trị hệ thống , chọn muc Tài khoản/ Thêm thành viên mới. Thiết lập thông tin về người dùng (user) như Error! Reference source not found. Hình 3-13: Tạo thành viên Sau khi điền đầy đủ những thông tin cần thiết nhấn vào nút update profile, là hoàn thành.  Chọn lớp học cho học viên  Tạo nhóm (lớp) Vào khóa học, chọn mục Nhóm Chọn Create group để tạo nhóm (Hình 3-14) 12
  18. Hình 3-14: Tạo nhóm Thiết lập các thông tin về nhóm: Tên nhóm: Group name Mô tả về nhóm: Description  Gán học viên vào lớp (nhóm) Vào khóa học, vào mục quản trị hệ thống, chọn nhóm. Nhấn vào nút Add/remove users để thêm hoặc xoá học viên khỏi nhóm (Hình 3-15) Hình 3-15: Thêm hoặc xoá học viên khỏi nhóm  Gán học viên vào khóa học Vào khóa học, vào mục Người tham gia, chọn danh sách thành viên. Nhấn vào nút , sau đó chọn Studenttrong mục vai trò (Roles) (Hình 3-16) Chọn user cần thêm vào khóa học, Nhấn nút Add. 13
  19. Hình 3-16: Các quyền hạn trong moodle 3.2. Tính năng mở rộngtrong khóa học của moodle 3.2.1. Forums Trong các forum hầu hết diễn ra các cuộc thảo luận. Diễn đàn có thể được xây dựng với nhiều cách khác nhau và bao gồm cả sự phân loại đồng đều với mỗi lần post. Những lần post có thể được xem với nhiều dạng văn bản và có thể chứa cả các file đính kèm. Diễn đàn là các cuộc thảo luận được phân chia chủ đề cho phép trao đổi nhóm, chia sẻ thông tin về các vấn đề cần quan tâm. Diễn đàn có thể là một phần của việc học tập, trao đổi giữa giáo viên và học viên giúp các học viên xác định và phát triển sự hiểu biết. Một diễn đàn bao gồm nhiều chủ đề thảo luận. Các chủ đề thảo luận được bắt đầu bằng một bài viết, sau đó các thành viên có thể tham gia phúc đáp và đánh giá các bài trong chủ đề thảo luận này. Qua đó tăng cường sự giao lưu, trao đổi và học hỏi giữa các thành viên của diễn đàn.  Diễn đàn bao gồm  Diễn đàn chung của cả web site: Không thuộc cua học nào, xuất hiện tại trang chủ của web site dùng để thảo luận các vấn đề chung.  Diễn đàn trong từng cua học: Trao đổi trong phạm vi cua học, các vấn đề giữa giáo viên và học viên và các vấn đề cùng quan tâm. Thiết lập cho diễn đàn 14
  20. Trước hết ta đứng trên vai trò của người quản trị để thiết lập cấu hình chung cho diễn đàn. Sau đó ta có thể chỉnh sửa một vài thông số cho từng diễn đàn cụ thể. Các thiết lập cho diễn đàn quy định cách thức hiện thị, các cách thức hoạt động của diễn đàn. Để có thể cấu hình ta đi tìm hiểu ý nghĩa các thông số cấu hình: (Hình 3-17) Hình 3-17: Cấu hình diễn đàn  forum_displaymode: Quy định các chế độ hiển thị phúc đáp.  Hiển thị phúc đáp mới trước  Hiển thị phúc đáp cũ trước Hai chế độ hiển thị này hoạt động theo nguyên tắc sắp xếp theo thứ tự thời gian bài phúc đáp được gửi.  Hiển thị phúc đáp một cách tuần tự: Hiện thị bài viết, danh sách các bài phúc đáp.  Hiển thị phúc đáp theo cấu trúc: Hiển thị bài viết và các bài phúc đáp theo cấu trúc (cây đổ xuống).  forum_replytouser: Quy định bài viết có chứa địa chỉ mail của tác giả hay không. Nếu có thì các người dùng có thể trả lời trực tiếp cho bài viết đến tác giả mà không qua diễn đàn.  forum_shortpost: Quy định kích thước tối đa của bài viết ngắn.  forum_longpost: Chỉ ra kích thước nhỏ nhất của bài viết dài. Khi đó trong một số trường hợp bài viết sẽ bị tự động cắt ngắn để phù hợp khi hiển thị.  forum_manydiscussions: Là số cuộc thảo luận tối đa hiển thị trong mỗi trang của diễn đàn.  forum_maxbytes: Quy định kích thước tối đa mặc định đối với tất cả các file đính kèm trên mỗi trang (thông số này có thể thiết lập trong php.ini và cấu cấu hình site). 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2