Đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất tảng khoáng liếm chất lượng cao cho động vật nhai lại
lượt xem 7
download
Đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất tảng khoáng liếm chất lượng cao cho động vật nhai lại, được thực hiện nhằm, xây dựng quy trình sản xuất tảng khoáng liếm chất lượng cao cho động vật nhai lại. Tài liệu là nguồn tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên ngành Chăn nuôi thú y tham khảo trong quá trình học tạp, nghiên cứu làm đề tài. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt thêm nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất tảng khoáng liếm chất lượng cao cho động vật nhai lại
- TRỊNH VINH HIỂN - Quy trình sản xuất tảng khoáng liếm ... QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẢNG KHOÁNG LIẾM CHO ĐỘNG VẬT NHAI LẠI Trịnh Vinh Hiển 1, Nguyễn Thị Phụng 2 và Đào Đức Kiên 2 1 Công ty Tư vấn và đầu tư phát triển chăn nuôi, 2 Bộ môn Nghiên cứu Dinh dưỡng TĂ vật nuôi – Viện Chăn nuôi Thụy phương - Từ Liêm - Hà Nội *Tác giả liên hệ : Trịnh Vinh Hiển Tel: (04).7.522.556 / 0903.296.510; Fax: (04) 7.522.556; Email: trinhvinhhien@hotmail.com ABSTRACT Study on development of production process of high quality lick block for ruminants Ruminant raising industry in Vietnam has rapidly developed over the past years with a view towards an industrially concentrated method of raising, particularly in diary and beef raising. It has now become important how to provide ruminants with supplementing macro- and micro-minerals in accordance with their habits and characteristics. The method of using lick blocks for free use by ruminants according to their individual need proves to be effective, easy to use and helps to reduce labour cost. Moreover, lick blocks are widely used in countries with industrial animal husbandry. The aim of the study was to formulate the production process of lick blocks by the method of using hydraulic press, chemical reactions leading to the hardening of materials and water-resistant emulsified substances. Based on the above mentioned methods the study has created the equipment and developed the production process for lick blocks. The product of lick blocks was tested on several ruminants such as diary, beef, goats and sheep. The result has shown increased feed taking by ruminants, improved productivity and potential economic effectiveness. Keywords: lick blocks ; micro-minerals ĐẶT VẤN ĐỀ Các nhà chăn nuôi gia súc nói chung và chăn nuôi động vật nhai lại nói riêng luôn mong muốn và cố gắng để đạt được hiệu quả và năng suất tốt nhất từ động vật, Tuy nhiên, điều đó chỉ có thể đạt được nếu động vật ở trong trạng thái lý tưởng. Một yếu tố quan trọng trong chăn nuôi gia súc nhai lại là đảm bảo được cho động vật lượng khoáng đa-vi lượng cần thiết. Các kết quả nghiên cứu (Kaniski, 1985) cho thấy hàm lượng các nguyên tố khoáng trong cây thức ăn có sự dao động rất lớn. Trong cây thức ăn các nguyên tố khoáng thay đổi từ năm này qua năm khác và từ mùa này sang mùa khác. Các nguyên tố khoáng này cũng thường nằm trong các cấu trúc liên kết hoá học khác nhau, có thể ở dạng cấu trúc rất bền vững như dạng liên kết của các nguyên tố khoáng với axit phytic mà động vật không thể sử dụng được (Henik, 1976; Bogdanov, 1990). Đa số tác giả cho rằng các nguyên tố khoáng trong cây thức ăn chỉ được hấp thu từ 5-20% (Kalimullin,1990; Pokatilova,1990). Như vậy, khó có thể xác định được chính xác hàm lượng khoáng hữu dụng có trong thức ăn. Mỗi con vật cần một lượng khoáng nhất định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trọng lượng cơ thể, giai đoạn phát triển, thời kì sinh sản, giai đoạn cho sữa, sản lượng sữa, nuôi con và khả năng sinh sản. Điều đó có nghĩa là mặc dù động vật ăn cùng lượng thức ăn như nhau nhưng mỗi con riêng biệt lại cần lượng khoáng khác nhau (Kaniski,1985). Nếu động vật ở trạng thái thiếu khoáng, chúng sẽ có nhu cầu tự nhiên về khoáng. Khi sử dụng tảng khoáng liếm cho động vật nhai lại, động vật tự xác định và dùng lượng khoáng mà cơ thể chúng cần. Khả năng dùng quá liều khi sử dụng tảng khoáng liếm cũng không thể xảy ra. Ngoài ra, tảng khoáng liếm còn rất dễ sử dụng. 1
- VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 13-Tháng 8-2006 Căn cứ vào thói quen liếm và nhai lại của động vật nhai lại, phương thức chăn nuôi ngày càng có quy mô lớn và đặc điểm thức ăn của chúng chủ yếu là thức ăn thực vật thô, xanh nên không phải lúc nào cũng có thể bổ sung trực tiếp khoáng hay các phụ gia khác ở dạng bột mà chủ yếu sử dụng dưới hình thức tảng khoáng để liếm. Xuất phát từ lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất tảng khoáng liếm chất lượng cao cho động vật nhai lại”. Nhằm, xây dựng quy trình sản xuất tảng khoáng liếm chất lượng cao cho động vật nhai lại. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu: Tảng khoáng liếm cho các đối tượng động vật nhai lại (bò sữa, bò thịt, dê và cừu) được sản xuất từ khoáng tự nhiên Bentonite kiềm là nguyên liệu được khai thác tại Thanh Hóa, khoáng vô cơ và khoáng hữu cơ được sản xuất tại Bộ môn Dinh dưỡng và thức ăn Viện Chăn nuôi, muối ăn, D.C.P, H2SO4 và nhũ tương mua tại Việt Nam. Thời gian nghiên cứu: Đề tài thực hiện tháng 6/2003 đến tháng 12/2004 Địa điểm nghiên cứu: Viện Chăn nuôi, Đại học Bách khoa Hà Nội và Công ty CP Nông sản Thanh Hóa Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu xác định tính chất và thành phần của tảng khoáng liếm Xây dựng quy trình sản xuất tảng khoáng liếm từ khoáng tự nhiên và khoáng hữu cơ Phương pháp nghiên cứu Các chỉ tiêu theo dõi tính chất vật lý và các thông số kỹ thuật: tính chất của sản phẩm khoáng liếm dựa trên tính chất đo được của sản phẩm nhập khẩu từ Anh Quốc và thực tiễn nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Xác định thành phần, tính chất các nguyên liệu cấu thành trong sản phẩm Xác định bằng cách dựa vào nhu cầu khoáng của từng đối tượng gia súc nuôi kết hợp với phương thức chăn nuôi ở trong nước và các sản phẩm cùng loại của nước ngoài và trên cơ sỏ chăn nuôi thực nghiệm. Đo độ cứng (Rockwell) sản phẩm đo bằng thiết bị đo độ cứng chuyên dùng (ROCKWELL HARDNESS TESTER 500 MRATM) tại Khoa cơ khí, ĐH Bách Khoa Hà Nội. Đo lực chịu nén (N/cm2) của sản phẩm được đo bằng thiết bị đo lực chịu nén đa năng hiệu Instron sản xuất tại Mỹ sản phẩm được đo trên nguyên lý đặt sản phẩm lên thiết bị có 3 điểm chịu lực (trong đó 2 điểm ở phía dưới hai bên và ở trên có một điểm ở giữa) tại Khoa Cơ khí, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ngoài ra có thể dùng máy nén tảng khoáng liếm cho đến khi đạt mức cần thiết (khi tảng khoáng bị vỡ ra) thì đơn vị đo là Tấn/cm2 Độ tan: được tính bằng tỷ lệ hoà tan của sản phẩm trong nước. Chất không cháy (tro thô) được đo bằng lượng còn tại sau khi nung ở nhiệt độ 450oC với thời gian 8 tiếng hoặc đến khối lượng không đổi. Các chỉ số kỹ thuật Về tính chất vật lý, khích thước của sản phẩm và yêu cầu công suất của thiết bị ép tảng 2
- TRỊNH VINH HIỂN - Quy trình sản xuất tảng khoáng liếm ... khoáng liếm cho các chuyên gia cơ khí chế tạo máy để thiết kế và chế tạo thiết bị. Sau khi thiết bị được chế tạo sẽ nghiên cứu sản xuất tạo ra sản phẩm bằng thực tế trên thiết bị, và nghiên cứu cho ra sản phẩm dựa trên quy mô chăn nuôi theo định hướng của người tiêu dùng và tiện dụng trong sử dụng. Kiểm tra chất lượng sản phẩm Bằng các thí nghiệm phân lô so sánh cho các loại tảng khoáng liếm có thành phần khác nhau trên gia súc nhai lại. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Xác định tính chất và thành phần của tảng khoáng liếm nhập khẩu Tính chất tảng liếm: Để xác định tính chất và thành phần của tảng khoáng liếm sẽ được sản xuất, chúng tôi dựa vào các yếu tố như khảo sát các sản phẩm đồng loại hiện có ở Việt Nam và trên thế giới. Sau khi khảo sát chúng tôi thấy hiện tại trên thị trường có nhiều loại và được sản xuất chủ yếu ở nước ngoài. Chúng tôi phân loại thành 2 dạng sau: Loại thứ nhất: là tảng liếm có chứa protein, thành phần chủ yếu là protein thô, đường mật, thức ăn ngũ cốc và hỗn hợp khoáng. Loại thứ hai: là tảng khoáng chất, thành phần chủ yếu là muối ăn, can xi, hỗn hợp khoáng, loại thứ hai chưa được sản xuất trong nước và chỉ có sản phẩm đồng loại như loại thứ nhất và gọi là bánh dinh dưỡng của tác giả (Bùi Văn Chính, 1994). Hiện tại trong nước chỉ có sản phẩm nhập khẩu của Công ty Rubi. Sản phẩm được nhập khẩu do nhu cầu phát triển chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là phong trào chăn nuôi bò sữa đang được phát triển mạnh và chúng tôi lấy sản phẩm nhập khẩu từ Anh của Công ty Rubi làm đối tượng tiếp cận để sản xuất sản phẩm của mình. Sản phẩm nhập khẩu có hình trụ vuông, hơi côn, có chiều cao 18,5cm, rộng 19cm, tâm có lỗ hình côn, đường kính mặt trên 2,7cm, mặt dưới 3cm. Sản phẩm có trọng lượng 10kg và màu đỏ hơi tím. Độ hoà tan của sản phẩm sau khi cân 10g sản phẩm hoà tan hoàn toàn vào nước cất phần thu được còn lại được sấy khô đến khối lượng không đổi còn 19- 21%. Độ ẩm là 14,2 -13,5%. Thành phần hóa học tảng liếm Bảng 1: Thành phần hoá học và tính chất vật lý của sản phẩm nhập khẩu Thành phần hoá học (theo bao bì) Thành phần Hàm lượng Thành phần Hàm lượng Na 20 % Mn 2500 mg/kg Ca 8,5 % Co 50 mg/kg Mg 0,5 % I 300 mg/kg P 10 % Se 10 mg/kg Fe 0,3 % Ash 86 % Tính chất vật lý (đo tại ĐH Bách khoa) Độ cứng (Rockwell) 72-78 Lực chịu nén (N/cm2 -MPa) 1246 – 1274 Xác định thành phần của tảng khoáng liếm sẽ sản xuất 3
- VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 13-Tháng 8-2006 Tảng khoáng liếm là thức ăn bổ sung dạng viên được sản xuất theo phương thức phối trộn dinh dưỡng khoáng căn cứ theo đặc điểm, thói quen liếm và nhai lại của động vật nhai lại. Thức ăn này cần có các ưu điểm như: tính cân bằng dinh dưỡng khoáng, phải phù hợp với khẩu vị của gia súc, có độ kết dính cao, thuận tiện cho vận chuyển, cất giữ, cho ăn thuận tiện. Sử dụng dễ dàng, giảm nhân công lao động cho trang trại và tránh được sự ngộ độc của khoáng đối với gia súc.Một trong những phương pháp điều chế chất bổ sung TĂ dạng cứng (khoáng liếm) sử dụng phản ứng (in-situ) giữa ôxit kim loại kiềm hoặc kiềm thổ có khả năng hydrat hoá với dung dịch phốt phát hoà tan tạo chất kết đông (floculant) có khả năng làm đông đặc chất bổ sung. Thành phần tảng liếm riêng cho từng loại gia súc chúng tôi dự kiến như sau Bảng 2: Thành phần tảng khoáng liếm cho bò sữa Nguyên liệu Loại 1 Loại 2 Loại 3 NaCl (g) 26,0 36,0 26,0 Bentonite- Kiềm (g) 21,2 21,2 21,6 D.C.P (g) 44,5 35,0 45,3 Methionine-Fe (g) 1,0 1,0 0 Methionine-Zn (g) 1,2 1,0 1,1 Methionine-Mn (g) 2,0 2,0 2,3 Methionine-Cu (g) 0,2 0,3 0,25 Methionine-Co (g) 0,1 0,08 0,08 Lyzine – I (g) 0,1 0,02 0,1 NaSeO3 - 2% (g) 0,7 0,3 0,1 H3PO4 - 10 % (g) 3,0 3,5 4,0 Nhũ tương (g) 0,5 0,6 0,7 Màu (g) 0,15 0,15 0,15 Tổng 100,65 101,15 101,68 Bảng 3: Thành phần tảng khoáng liếm cho bò nuôi thịt Nguyên liệu Loại 1 Loại 2 Loại 3 NaCl (g) 28,0 26,5 35,5 Bentonite- Kiềm (g) 19,1 22,6 21,1 D.C.P (g) 45,5 43,0 34,0 Methionine-Fe (g) 1,3 1,0 1,3 Methionine-Zn (g) 1,1 1,6 1,1 Methionine-Mn (g) 1,7 2,0 2,3 Methionine-Cu (g) 0,25 0,21 0,25 Methionine-Co (g) 0,1 0,1 0,2 Lyzine - I (g) 0,02 0,04 0,4 NaSeO3 - 2% (g) 0,4 0,2 0,7 H3PO4 - 10 % (g) 3,0 3,5 4,0 Nhũ tương (g) 0,5 0,6 0,7 Màu (g) 0,15 0,15 0,15 Tổng 101,12 101,5 101,7 4
- TRỊNH VINH HIỂN - Quy trình sản xuất tảng khoáng liếm ... Bảng 4: Thành phần tảng khoáng liếm cho dê, cừu Nguyên liệu Loại 1 Loại 2 Loại 3 NaCl (g) 26,0 30,6 27,2 Bentonite- Kiềm (g) 31,2 21,7 21,2 D.C.P (g) 35,0 40,0 44,0 Methionine-Fe (g) 0,8 0,5 0,5 Methionine-Zn (g) 1,3 1,2 1,1 Methionine-Mn (g) 2,0 2,3 2,0 Methionine-Cu (g) 0,2 0,06 0,0 Methionine-Co (g) 0,1 0,08 0,08 Lyzine - I (g) 0,02 0,06 0,08 NaSeO3 - 2% (g) 0,3 0,4 0,5 H3PO4 - 10 % (g) 3,0 3,5 4,0 Nhũ tương (g) 0,5 0,6 0,7 Màu (g) 0,15 0,15 0,15 Tổng 100,57 101,15 101,51 Trong thành phần sản phẩm khoáng liếm, chúng tôi dùng Bentonite kiềm, trong đó có chứa các chất Na2O, K2O, MgO, CaO …và H2PO4 để tham gia vào phản ứng tạo sự đông kết. Chất nhũ tương được điều chế từ tinh bột và dầu mỡ ăn, chất này có tính kháng nước nên được dùng để làm tăng tính kháng nước của sản phẩm. Do vậy, loại sản phẩm này có thể sử dụng ở bãi chăn thả và cho ăn tự do theo nhu cầu tự chọn của vật nuôi. Ngoài ra, bentonite còn có khả năng ổn định sản phẩm, cân bằng độ ẩm và cố định các thành phần trong sản phẩm do tính chất hấp phụ và khả năng trao đổi ion của chúng. Màu của sản phẩm được sử dụng thử nghiệm bằng hai loại là màu thực phẩm và oxit sắt. Căn cứ vào nhu cầu khoáng của từng đối tượng gia súc nhai lại (theo tài liệu của nước ngoài), căn cứ vào giống và phương thức chăn nuôi tại Việt Nam chúng tôi đề xuất phương án sản phẩm sẽ sản xuất có các thành phần hoá học trong các (Bảng 2,3,4) Các thông số yêu cầu của thiết bị Sau khi cùng các chuyên gia cơ khí chế tạo máy của Trường Đại học Bách khoa Hà nội thử nghiệm ép thử với thành phần các nguyên liệu nêu trên, chúng tôi thống nhất đưa ra yêu cầu thiết bị có các thông số như sau: Phần thuỷ lực có lực ép được tối đa 100 tấn và có đồng hồ đo lực.Khuôn tạo sản phẩm có 3 loại (trong đó 2 khuôn sản xuất được loại 10 kg/sản phẩm có dạng trụ vuông và tròn, 1 khuôn có hình trụ sản xuất loại 5 kg. Sản phẩm tạo ra có lỗ ở tâm sản phẩm. Năng suất máy 3-5 phút/sản phẩm; Hệ thống điều khiển bằng điện cho từng thiết bị. Hành trình của xi lanh 250cm/30 giây; Vận hành 3-4 người/ca sản xuất. Công nghệ và kỹ thuật sản xuất Công nghệ: Căn cứ theo kỹ thuật tiên tiến trên thế giới và kết hợp với tình hình trong nước, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về công nghệ sản xuất và qua quá trình sản xuất thực tế trên thiết bị đã được tạo ra chúng tôi đưa ra công nghệ sản xuất có Sơ đồ1. Sản phẩm được sản suất có 3 loại như sau: Loại hình trụ vuông, hơi côn, có chiều cao 17,5cm; rộng 19cm; tâm có lỗ hình côn, đường kính lỗ mặt trên 2,7cm; mặt dưới 3cm. Sản phẩm có trọng lượng 10 kg và màu hồng đỏ. Loại hình trụ tròn, hơi côn, có chiều cao 17,5cm; đường kính 15,5cm; tâm có lỗ 5
- VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 13-Tháng 8-2006 hình côn đường kính lỗ mặt trên 2,7cm; mặt dưới 3cm. Sản phẩm có trọng lượng 10 kg và màu hồng đỏ.Loại hình trụ tròn, hơi côn, có chiều cao 16,5cm; đường kính 10,5cm; tâm có lỗ hình côn, đường kính lỗ mặt trên 2,7cm; mặt dưới 3cm. Sản phẩm có Trọng lượng 5kg và màu hồng đỏ. Sơ đồ 1: công nghệ sản xuất tảng khoáng liếm Nguyên liệu Phối liệu, Cân Trộn đều và gia Ép thuỷ lực và nghiền mịn định lượng nhiệt tạo khuôn Bảo quản Đóng gói Làm cứng Tháo khuôn và sản phẩm sản phẩm sản phẩm làm nguội sản phẩm phẩm Bảng 5: Tính chất vật lý của sản phẩm Tính chất vật lý Độ cứng (Rockwell) 67-71 Lực chịu nén (N/cm2 -MPa) 1179 – 1225 Chất không tan (%) 21-23 Chất không cháy (%) 76.5-79.5 Độ ẩm (%) 16.5-14 Công đoạn sản xuất và yêu cầu thiết bị Toàn bộ quá trình sản xuất do các bước sau tổ hợp thành và có các thiết bị, nhà xưởng tương ứng theo yêu cầu. Nguyên liệu: Nguyên liệu bao gồm tất cả các nguyên liệu chúng tôi đã nêu ở phần trên. Có một kho chứa nguyên liệu, diện tích có thể chứa được lượng nguyên liệu ít nhất cho một tuần sản xuất và đảm bảo được khô ráo, nguyên liệu được tách và để riêng từng loại trong kho. Công đoạn nghiền: Những nguyên liệu to, thô phải tiến hành nghiền. Trong công đoạn này có thể thiết kế để có hai loại máy nghiền, máy nghiền dạng búa để nghiền ngũ cốc, khô đậu… (nếu sản xuất loại dạng bánh dinh dưỡng) và máy nghiền để nghiền khoáng chất. Thông thường nguyên liệu sau khi nghiền phải lọt qua sàng phân tích 8 lỗ. Phối liệu và định lượng: Nguyên liệu đã nghiền được đưa vào các xilô chứa nguyên liệu để sản suất. Trong quá trình sản xuất nguyên liệu được đưa vào máy trộn từ xilô phối liệu qua cân phối liệu (nếu phối liệu tự động) hoặc có thể cân trực tiếp vào máy trộn từng loại nguyên liệu (nếu phối liệu thủ công). Trong quá trình phối liệu cần chú ý đến trình tự của từng loại nguyên liệu đưa vào máy trộn để tránh một số phản ứng hoá học có thể xảy ra, các phản ứng hoá học này có thể làm thay đổi bản chất của sản phẩm. Độ chính xác phối liệu ≤ 0.2% F.S. Công đoạn trộn: Trộn là công đoạn trộn đều các thành phần nguyên liệu theo công thức và theo trình tự các nguyên liệu đưa vào máy trộn. Máy trộn phải đảm bảo nguyên liệu vào thuận tiện, độ chịu tải lớn, lực trộn mạnh, thoát liệu sạch, dễ dàng vệ sinh, độ trộn đều ≤ 5%. Trong 6
- TRỊNH VINH HIỂN - Quy trình sản xuất tảng khoáng liếm ... quá trình trộn nguyên liệu bước gia nhiệt rất quan trọng và được làm trước, sự gia nhiệt này tạo từ phản ứng hoá học giữa khoáng tự nhiên có chứa Na2O, K2O, MgO, CaO …và H2PO4. Sau phản ứng nhiệt độ giữ ở khoảng 50-60oC, sau đó tiếp tục tiến hành trộn cho các nguyên liệu còn lại. Thời gian trộn tiếp theo phải đạt 5-6 phút với tốc độ vòng quay của máy trộn 60- 70 vòng/phút. Công đoạn ép: Công đoạn ép là công đoạn quan trọng thứ hai sau công đoạn trộn và gia nhiệt của quá trình sản xuất. Công đoạn này liên quan đến chất lượng và sản lượng thành phẩm, được ép bằng máy ép thuỷ lực thành hình. Hình bên ngoài của sản phẩm được thay đổi theo khuôn và độ cứng của sản phẩm được thay đổi theo lực ép và quá trình tạo phản ứng giữa ôxit của kim loại kiềm và H2PO4. Làm cứng và nguội sản phẩm: Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, trước khi xuất xưởng phải tiến hành làm cứng sản phẩm. Sản phẩm mới sản xuất còn nóng có nhiệt độ 55-60 oC nên phải làm nguội sản phẩm trước khi đóng gói. Thời gian nguội sản phẩm kéo dài khoảng 4-5 tiếng, mặc dù sản phẩm đã nguội nhưng để tăng độ cứng của sản phẩm cần phải tiếp tục kéo dài thời gian để ngoài. Thời gian này thay đổi theo mùa (mùa hè 24-36 tiếng và mùa đông 18-24 tiếng). Thành phẩm phải được cất giữ theo từng loại hoặc theo số trên giá chuyên dụng, không để quá 5 viên để tránh làm hỏng sản phẩm. Đóng gói: Sản phẩm cần được đóng gói để đảm bảo sản phẩm được bảo quản lâu dài, thành phần khoáng không bị thay đổi và bị tổn thất. Có thể đóng gói trong túi ni lông kín và hộp các tông, bên ngoài hoặc được bảo vệ bằng lớp ni lông theo công nghệ đóng gói màng co. Hút bụi: Bụi chủ yếu sinh ra ở quá trình nghiền, đặc biệt là lúc nghiền khoáng chất. Vì vậy phải phân cách công đoạn nghiền nguyên liệu với khu vực sản xuất chính. Trên máy nghiền cần có hệ thống hút bụi để đảm bảo cho không gian sản xuất được sạch, không ô nhiễm. Điều khiển điện: Toàn bộ dây chuyền có một hệ thống điều khiển tập trung và một hệ thống điều khiển cho mỗi thiết bị. Đối với dây chuyền sản xuất dạng đơn giản có thể lược bỏ đi giàn điều khiển sản xuất trung tâm, chỉ lựa chọn cho mỗi máy đơn có hệ thống điều khiển riêng. Một số kết quả thử nghiệm sản phẩm khoáng liếm trên gia súc nhai lại Sản phẩm tảng khoáng liếm cho gia súc nhai lại được sản xuất trên thiết bị tự chế tạo và có giá bán đến người tiêu dùng thấp hơn sản phẩm nhập khẩu 40-50% (vào thời điểm hiện tại sản phẩm nhập khẩu của nước ngoài có giá bán từ 16 ngàn đồng đến 21 ngàn đồng/kg còn sản phẩm của đề tài có giá bán từ 8 đến 12 ngàn đồng/kg giá trong năm 2003-2004). Tuy nhiên cần phải có sự so sánh về hiệu quả kinh tế và giá trị sử dụng so với các sản phẩm nhập khẩu. Sản phẩm tảng khoáng liếm được thử nghiệm trên gia súc nhai lại cho một số kết quả như sau: Nguyễn Văn Hải và cs, (2006) đã làm thí nghiệm trên 36 bò sữa với thời gian thí nghiệm 180 ngày của cho thấy gia súc sử dụng tảng khoáng liếm đã tăng cường trao đổi chất, tăng lượng thức ăn ăn vào lên 8-11,8%; năng suất sữa tăng trên 9 % so với đối chứng, trong đó hàm lượng chất béo và protein sữa cũng được tăng theo. Ngoài ra sử dụng tảng khoáng liếm còn tăng được trọng lượng bê sơ sinh và giảm tỷ lệ sót nhau . Vũ Chí Cương và cs, (2005) làm thí nghiệm trên bò mổ lổ dò và bò nuôi thịt thấy kết quả thí nghiệm trên 4 bò mổ lỗ dò cho thấy tỷ lệ phân giải vật chất khô của bông gòng (sử dụng trong nghiên cứu) ở các lô sử dụng khoáng liếm cao hơn hẳn (P0,05) so với lô không sử dụng khoáng liếm, pH ổn định và hệ vi sinh vật phát triển tốt hơn. Thí nghiệm trên 32 bò nuôi thịt 7
- VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 13-Tháng 8-2006 cho kết quả tăng trọng của các lô sử dụng khoáng liếm cao hơn lô đối chứng trên 15 %, lượng chất khô ăn vào tăng 6-11% và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Với điều kiện ở Việt Nam chúng ta đã có thể sản xuất được tảng khoáng liếm cho gia súc nhai lại cho kết quả thử nghiệm trên bò sữa tăng cả về năng xuất và chất lượng trong đó sản lượng sữa trên 9%, trên bò nuôi lấy thịt tăng 15% và khả năng ăn vào của động vật nhai lại trên 6%. Giảm được tỷ sót nhau, các bệnh về thiếu khoáng của động vật nhai lại sinh sản. Sản xuất được tảng khoáng liếm từ các nguyên liệu sẵn có và thiết bị sản xuất trong nước đã hạ được giá thành sản xuất khoảng 40% so với hàng nhập khẩu. Đề nghị Đề nghị quy trình được áp dụng trên quy mô sản xuất thử nghiệm để có kết quả thực tiễn nhiều hơn nhằm mục tiêu áp dụng vào thực tiễn sản xuất TÀI LIỆU THAM KHẢO Bogdanov G.A (1990). Dinh dưỡng động vật nông nghiệp, Maxcơva, 1990, tr. 622 Bùi Văn Chính (1994). Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1991-1992. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà nội 1994 Dmitrochenko A.P (2000). Kỹ thuật sử dụng tảng khoáng liếm cho gia súc nhai lại http://www.prok.ru/prep 7.shtml. Henik A. (1976). Khoáng chất, vitamin, chất kích thích sinh học trong dinh dưỡng động vật nông nghiệp, M. Koloc, 1976. Tr. 559. http://www.eurosalt.narod.ru/tovar.html, (2004). Muối dùng cho động vật http://www.fadr.mus.ru/rin/vestnic, (2004). Khoáng chất trong dinh dưỡng động vật. Maxcơva Kalimullin .I (1990). Phức hợp chelate kích thích sức sản xuất của đại gia súc. Kazan. Kaniski B.D (1985). Khoáng chất trong dinh dưỡng của động vật, Leningrat, tr. 251. Nguyễn Văn Hải, Trịnh Vinh Hiển và Lê Thị Hồng Thảo (2006). Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung tảng liếm đến năng suất và chất lượng sữa ở bò sữa nuôi trong điều kiện trang trại. Báo cáo khoa học năm 2005. Viện Chăn nuôi. Tr. 26-35. Hà Nội, tháng 8/2006. Pokatilova G.A. (1990). Con đường nâng cao năng suất của cừu và dê, Maxcơva http://www.agro.ru/nauka/animal/kozovosttvo/literature.htm Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Nguyễn Thành Chung, Phạm Hùng Cường, Nguyễn Thiện Trường Giang và Lưu Thị Thi (2005). Ảnh hưởng các mức lõi ngô trong khẩu phần có hàm lượng rỉ mật cho cao đến tỷ lệ phân giải chất khô insacco bông gòn, môi trường dạ cỏ và năng suất bò lai sind vỗ béo. Báo cáo khoa học năm 2004. Viện Chăn nuôi. Tr. 132-133 (Hà Nội - tháng 6/2005). *Người phản biện: TS.Trần Quốc Việt; Ths.Tăng Xuân Lưu 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Forestry research methodology - Phương pháp nghiên cứu trong lâm nghiệp: Phần 2
53 p | 158 | 35
-
Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo các thác lác - Lê Thị Bình, Ngô Văn Ngọc
8 p | 109 | 9
-
Nghiên cứu xây dựng phần mềm tính toán chế độ tưới tiết kiệm nước cho lúa
7 p | 125 | 9
-
Nghiên cứu thành công nuôi cá điêu hồng trong hồ chứa nước
2 p | 90 | 8
-
Đề tài: Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mô hình chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất bán thâm canh phù hợp với điều kiện nông hộ tại huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La
8 p | 129 | 8
-
Nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật để lựa chọn các mẫu tàu du lịch cao tốc có tính năng tốt
11 p | 82 | 6
-
Kết quả nghiên cứu xây dựng nội dung khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản
7 p | 90 | 5
-
Nghiên cứu đổi mới chính sách để huy động và quản lý các nguồn lực tài chính phục vụ xây dựng nông thôn mới
32 p | 26 | 5
-
Đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất tảng khoáng liếm chất lượng cao cho động vật nhai lại - Trịnh Vinh Hiển
8 p | 98 | 4
-
Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cây Thường xuân (Hedera helix L.) theo hướng dẫn GACP – WHO tại Sa Pa - Lào Cai
5 p | 14 | 3
-
Nghiên cứu xây dựng quy trình tích hợp đa gen kháng đa yếu tố vào giống lúa chất lượng bằng chỉ thị phân tử (MABC)
10 p | 7 | 2
-
Nghiên cứu xây dựng khẩu phần ăn phù hợp cho vịt Hòa Lan sinh sản với nguồn nguyên liệu địa phương
13 p | 15 | 2
-
Thiết kế hệ thống quản lý cấp tỉnh chương trình nông thôn mới: Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Hậu Giang
16 p | 57 | 2
-
Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý tổng hợp sâu phao đục bẹ (sâu phao mới) hại lúa tại Đồng bằng Sông Cửu Long
9 p | 47 | 2
-
Kết quả nghiên cứu tuyển chọn giống và xây dựng cơ cấu cây trồng hợp lý cho vùng đất chuyên màu tỉnh Ninh Bình
6 p | 5 | 2
-
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất hạt giống Lạc tiên (Passiflora foetida L.) tại Thanh Hóa
7 p | 27 | 1
-
Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân bố rừng theo nguy cơ cháy tại Đắk Lắk
10 p | 43 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn