intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: ODA của ADB tại Việt Nam

Chia sẻ: Dinhhai Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

143
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) được thành lập năm 1966. Tính đến tháng 2/2007, ADB bao gồm 67 nước thành viên, trong đó có 48 nước đến từ châu Á và Thái Bình Dương. Là một ngân hàng phát triển đa phương, hoạt động của ADB nhằm thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, xã hội ở các nước châu Á Thái Bình Dương thông qua các khoản tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: ODA của ADB tại Việt Nam

I)<br /> <br /> TỔNG QUAN VỀ ADB VÀ QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA ADB VÀ VIỆT NAM<br /> A) Tổng quan về ADB<br /> 1. Thành viên của ADB<br /> <br /> Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) được thành lập năm 1966. Tính đến tháng 2/2007, ADB bao<br /> gồm 67 nước thành viên, trong đó có 48 nước đến từ châu Á và Thái Bình Dương.<br /> Là một ngân hàng phát triển đa phương, hoạt động của ADB nhằm thúc đẩy sự phát triển về kinh<br /> tế, xã hội ở các nước châu Á Thái Bình Dương thông qua các khoản tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật.<br /> 2. Các nguồn tài chính của ADB<br /> ADB được xây dựng như một bản sao của World Bank, với nguồn vốn thành lập xuất phát từ<br /> Chính phủ các nước Mỹ, Nhật và Tây Âu. Nguồn tài trợ chính cho các khoản cho vay của ADB<br /> là từ việc phát hành trí phiếu trên thị trường châu Âu.<br /> Các nguồn tài chính của ADB chủ yếu gồm:<br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> Nguồn tín dụng thông thường (OCR)<br /> Hình thành từ 3 nguồn:<br /> + Vốn góp<br /> + Vốn huy động thông qua hoạt động vay vốn trên thị trường tài chính quốc tế<br /> + Thu nhập giữ lại tích lũy (dự trữ)<br /> Quỹ phát triển châu Á (ADF)<br /> Được hình thành từ năm 1974 dưới dạng một nguồn vay ưu đãi của ADB. ADF được huy<br /> động từ sự đóng góp định kỳ của 26 nhà tài trợ thành viên. Các bên vay ADF là các nước<br /> đang phát triển có tổng thu nhập quốc dân (GNP) trên đầu người thấp và khả năng trả nợ<br /> hạn chế hoặc ít có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn vay lãi suất thấp trên thị trường.<br /> Nguồn viện trợ không hoàn lại, gồm:<br /> + Quỹ Đặc biệt dành cho các hỗ trợ kỹ thuật (TASF)<br /> + Quỹ Đặc biệt của Nhật Bản (JSF)<br /> + Quỹ Đặc biệt của Học viện ADB (ADBISF)<br /> + Các quỹ đặc biệt khác<br /> 3. Công cụ cấp vốn và các hình thức tài trợ<br /> <br /> Trên lý thuyết, ADB là người cho vay của các Chính phủ và các tổ chức của Chính phủ, song nó<br /> còn tham gia vào quá trình nâng cao tính thanh khoản và tối ưu hóa hoạt động trong các khu vực<br /> tư nhân ở các nước thành viên trong khu vực.<br /> -<br /> <br /> Các công cụ tài trợ mà ADB sử dụng gồm:<br /> + Cho vay<br /> Các nước thành viên vay vốn được phân loại thành 4 nhóm, dựa trên GNP bình quân đầu<br /> người và khả năng hoàn trả nợ:<br /> i)<br /> Nhóm A: Các nước chỉ vay ADF<br /> ii)<br /> Nhóm B1: Vay ADF cùng với một lượng hạn chế OCR (Việt Nam)<br /> iii)<br /> Nhóm B2: Vay OCR với một lượng hạn chế ADF<br /> iv)<br /> Nhóm C: Các nước chỉ được vay OCR<br /> <br /> + Hỗ trợ kỹ thuật<br /> + Bảo lãnh (dựa trên uy tín và rủi ro chính trị)<br /> -<br /> <br /> + Đầu tư cổ phần<br /> ADB tài trợ cho các nước thành viên đang phát triển theo một vài phương thức khác nhau:<br /> + Tài trợ cho dự án (dự án đầu tư và dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn vay; dự án đầu tư<br /> và dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại)<br /> + Hỗ trợ phát triển ngành (các chương trình phát triển ngành)<br /> + Hỗ trợ ngân sách (khoản vay chương trình và hỗ trợ trực tiếp ngân sách)<br /> B) Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và ADB<br /> <br /> Việt Nam là thành viên sáng lập ADB. Trong giai đoạn 1966 – 1975, ADB có tài trợ một số hoạt<br /> động ở miền Nam Việt Nam. Vào năm 1975, đất nước thống nhất với việc thành lập nước CHXH<br /> CN Việt Nam. Sau giai đoạn tạm gián đoạn 1979 – 1993, ADB đã nối lại hoạt động tại Việt Nam<br /> vào tháng 10/1993/<br /> Mục đích hỗ trợ của ADB là giúp Chính phủ xây dựng một nền tảng để tăng cường đầu tư tư<br /> nhân và tăng việc làm, bao gồm hỗ trợ để:<br /> -<br /> <br /> Tăng trưởng kinh tế định hướng doanh nghiệp và vì người nghèo<br /> Công bằng xã hội và phát triển cân đối<br /> Môi trường<br /> Quản trị nhà nước. Đẩy mạnh hợp tác khu vực nhằm phát triển thương mại xuyên biên<br /> giới và tạo ra các cơ hội kinh tế mới và giải quyêt các vấn đề xuyên biên giới như các<br /> bệnh lây lan và các tác động bất lợi của môi trường và các tác động bất lợi khác tới sự<br /> phát triển<br /> <br /> Chiến lược Đối tác quốc gia Việt Nam (CPS) 2016 – 2020<br /> Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã phê duyệt chiến lược đối tác mới để hỗ trợ Việt Nam<br /> thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm giai đoạn 2016 – 2020 thông qua việc thúc<br /> đẩy tăng trưởng đồng đều và bền vững với môi trường hơn.<br /> Chiến lược Đối tác Quốc gia nhằm nhấn mạnh rằng việc Việt Nam chuyển đổi từ quốc gia có thu<br /> nhập trung bình thấp sang quốc gia có thu nhập trung bình đòi hỏi những cải thiện về hiệu quả<br /> chi tiêu công và đầu tư nhiều hơn cho khu vực tư nhân. ADB sẽ khuyến khích cả hai vấn đề trên,<br /> cũng như giúp tăng quy mô đầu tư của khu vực tư nhân thông qua phương thức hợp tác công – tư,<br /> nhằm cải thiện hiệu quả và cung cấp dịch vụ cho người dân, đồng thời tăng cường tiếp cận kiến<br /> thức và công nghệ mới. ADB cũng sẽ hỗ trợ sử dụng một cách bền vững nguồn tài nguyên thiên<br /> nhiên cũng như các biện pháp nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu để đáp<br /> ứng với các rủi ro đang gia tăng đối với Việt Nam.<br /> CPS đề xuất duy trì vốn vay của ADB vào khoảng 1 tỷ USD mỗi năm, trong khi áp dụng các biện<br /> pháp để cải thiện tính sẵn sàng và chất lượng các dự án sẽ được hỗ trợ, cũng như việc thực hiện<br /> các dự án hiện tại. ADB sẵn sàng tăng quy mô hỗ trợ của mình, nếu Chính phủ yêu cầu bổ sung<br /> thêm các nguồn lực.<br /> II)<br /> <br /> TỔNG QUAN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM<br /> <br /> 1. Quy định chung của chính phủ Việt Nam về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA<br /> Nguyên tắc cơ bản về quản lý và sử dụng ODA:<br /> - ODA là nguồn vốn quan trọng của ngân sách nhà nước, được sử dụng để hỗ trợ thực hiện<br /> các chương trình, dự án ưu tiên về phát triển kinh tế - xã hội.<br /> - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA trên cơ sở tập trung dân chủ, công khai,<br /> minh bạch, có phân công, phân cấp, đảm bảo phối hợp quản lý, kiểm tra, giám sát chặt<br /> chẽ.<br /> - Thu hút ODA đi đôi với việc nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo đảm khả năng trả nợ<br /> - Bảo đảm tính đồng bộ và nhất quán của các quy định về quản lý và sử dụng ODA; bảo<br /> đảm sự tham gia rộng rãi của các bên có liên qua; hài hòa quy trình thủ tục giữa Chính<br /> phủ và nhà tài trợ.<br /> - Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về ODA<br /> Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA<br /> - Phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo<br /> - Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại<br /> - Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, dân số và phát triển)<br /> - Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên<br /> - Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, nâng<br /> cao năng lực nghiên cứu và triển khai<br /> 2. Đặc điểm của ODA từ ADB<br /> - ODA của ADB thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo tại các quốc gia đang phát triển và<br /> giúp Chính phủ các quốc gia này cải tổ chính sách chính trị, kinh tế - xã hội một cách hợp<br /> lý nhằm tạo ra một thế giới mới ổn định về kinh tế và chính trị.<br /> - Lãi suất cho vay tín dụng ODA của ADB là khá thấp (từ 0% - 1%/năm), thời gian cho vay<br /> dài (khoảng 40 năm) và thời gian ân hạn cao (khoảng 10 năm). Đi kèm với khoản vay<br /> luôn tồn tại khoản viện trợ không hoàn lại (tối thiểu là 25%).<br /> - Các điều kiện ràng buộc của ADB khi cung cấp ODA khá đơn giản và không có những<br /> toan tính như một số nhà tài trợ khác.<br /> - ADB đặc biệt quan tâm đến phát triển giới.<br /> - ODA của ADB hỗ trợ khu vực tư nhân, khuyến khích cải cách và hoàn thiện môi trường<br /> chính sách để tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân, hỗ trợ hợp tác giữa kinh tế tư nhân và<br /> kinh tế Nhà nước.<br /> - Khuyến khích hợp tác và liên kết khu vực<br /> - Phạm vi hỗ trợ ODA của ADB hẹp, chỉ dành cho các quốc gia đang phát triển trong khu<br /> vực châu Á – Thái Bình Dương<br /> 3. Chu trình dự án ODA của Chính phủ Việt Nam và ADB<br /> <br /> Xây dựng CSP<br /> <br /> Đánh giá dự<br /> án<br /> <br /> Chuẩn bị dự<br /> án<br /> <br /> Thực hiện dự<br /> án<br /> <br /> Thẩm định và<br /> phê duyệt dự<br /> án<br /> <br /> Chu trình dự án của ADB<br /> <br /> Xác định dự án<br /> <br /> Chấp nhận, hoàn thành về<br /> mặt tài chính và bàn giao<br /> dự án cho người sử dụng<br /> và đánh giá sau dự án<br /> <br /> Chuẩn bị và thẩm<br /> định dự án<br /> <br /> Thực hiện dự án<br /> <br /> Chu trình dự án của Chính phủ Việt Nam<br />  Cách chia chu trình dự án thành các giai đoạn của Chính phủ Việt Nam (4) có khác với<br /> các giai đoạn trong chu trình dự án của ADB (5), tuy nhiên bản chất 2 chu trình này là<br /> tương tự nhau. Sự khác biệt xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị dự án của phía ADB khi họ có<br /> thêm bước thành lập các nhóm dự án/xác định các vấn đề, liên lạc với cơ quan chủ quản<br /> để chuẩn bị cho Đoàn Tìm hiểu thực tế dự án.<br /> <br /> Tình hình sử dụng ODA của ADB tại Việt Nam<br /> Từ khi ADB nối lại các hoạt động tại Việt Nam vào năm 1993, tính đến cuối năm 2008 ADB đã<br /> phê duyệt 78 dự án vốn vay cho khu vực công với tổng số vốn là trên 6 tỷ USD, gồm trên 4 tỷ<br /> USD từ nguồn ưu đã ADF và 2 tỷ USD từ nguồn OCR ít ưu đãi hơn, 225 dự án hỗ trợ kinh tế<br /> (khoảng 175 triệu USD), 23 dự án viện trợ không hoàn lại với giá trị 135,6 triệu USD. Bên cạnh<br /> đó, ADB đã cung cấp 220 triệu USD cho 8 dự án vốn vay và 60 triệu USD bảo lãnh cho 2 dự án<br /> trong khu vực tư nhân. ADB cũng đã tài trợ nhiều dự án GMS có Việt Nam tham gia. Việt Nam<br /> là một trong những nước nhận hỗ trợ ADF nhiều nhất. Các ngành có tỷ lệ vay vốn ADB lớn nhất<br /> gồm có:<br /> -<br /> <br /> Giao thông và thông tin liên lạc (39,3%)<br /> Nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên (15,1%)<br /> Năng lượng (14,7%)<br /> <br /> Một số thành tựu có được từ việc sử dụng nguồn vốn ODA của ADB<br /> gồm:<br /> - Về hạ tầng cơ sở: đã làm được 1.160 km đường quốc lộ trong đó quốc lộ 1A chiếm 1000 km,<br /> cung cấp nước sạch cho 6,7 triệu người, cải tạo hơn 200.000 ha đất nông nghiệp,…<br /> - Đã thực hiện y tế cộng đồng cho các huyện miền núi thuộc 15 tỉnh trên cả nước. Bên cạnh đó,<br /> ADB cũng rất quan tâm đến giảm lượng người nhiễm HIV/AIDS trong toàn xã hội, đã xây dựng<br /> một số chương trình, dự án liên quan đến vấn đề này.<br /> - Về giáo dục, số trẻ được cắp sách tới trường tăng đáng kể, tỷ lệ mù chữ giảm.<br /> - ADB cũng giúp đỡ, hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện<br /> Chiến lược giảm đói nghèo thông qua việc tài trợ cho các chương trình, dự án xoá đói giảm<br /> nghèo tại Việt Nam, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và thực thi dự án, cung cấp<br /> các thiết bị tiên tiến phục vụ cho công cuộc xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam.<br /> Những hạn chế:<br /> - Kết thúc chậm, chậm giải ngân và tỷ lệ giải ngân thấp.<br /> - Trong khi thực hiện, một số dự án phải thay đổi định mức mà sự thay đổi này phải thông qua<br /> thời gian trình duyệt quá lâu.<br /> - Thời gian phê duyệt các khoản mục trong dự án của Chính phủ được nhìn nhận là khá lâu, phức<br /> tạp làm chậm trễ tiến độ dự án.<br /> Giải pháp trong sử dụng ODA của ADB:<br /> - Đảm bảo thời gian giải ngân và tỷ lệ giải ngân như cam kết<br /> Cần phối hợp tốt giữa các bên tham gia quản lý Dự án đặc biệt là quan hệ giữa ban quản lý Dự án<br /> với Nhà tài trợ và với địa phương hưởng lợi. Bên cạnh đó phải có kế hoạch sát và quan hệ chặt<br /> chẽ với ngân hàng.<br /> - Đảm bảo hài hòa khung pháp lý<br /> Cần có sự hài hòa khung pháp lý giữa 2 phía Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ ADB để tạo điều<br /> kiện thuận lợi cho chủ đầu tư thực thi dự án:<br /> + Trước khi tiến hành triển khai dự án, cả 2 phía Chính phủ Việt Nam và ADB cần bàn bạc để<br /> đưa ra những quy trình, quy chế thiết thực phục vụ cho công tác thực hiện và giải ngân dự án,<br /> định hướng phát triển cho dự án.<br /> + Hai bên cần phát triển mạnh tính linh hoạt để đưa ra những quyết định kịp thời trong những<br /> thời điểm cần thiết.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1