intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH PHÂN PHỐI ĐIỆN TẠI ĐIỆN LỰC TRÀ VINH "

Chia sẻ: Nnguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

76
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, chúng ta chấp nhận sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị phản ánh bên trong doanh nghiệp có tính chất quyết định đến phương hướng sản xuất và trao đổi trên thị trường. Do đó, một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn đứng vững, tồn tại và phát triển phải phấn đấu đổi mới tự hoàn thiện mình. Muốn vậy, không có con đường nào khác là doanh nghiệp phải tổ chức quản lý chặt chẽ các yếu tố của quá trình sản...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH PHÂN PHỐI ĐIỆN TẠI ĐIỆN LỰC TRÀ VINH "

  1. www.kinhtehoc.net TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ______  ______ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH PHÂN PHỐI ĐIỆN TẠI ĐIỆN LỰC TRÀ VINH  Giáo viên hướng dẫn  Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG NGUYỄN THỊ KIM THOA MSSV: 4053638 Lớp : KT 0520A1 Cần Thơ - 2009 http://www.kinhtehoc.net
  2. www.kinhtehoc.net CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Đặt vấn đề Ngày nay khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, chúng ta chấp nhận sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan nh ư quy luật giá trị phản ánh bên trong doanh nghiệp có tính chất quyết định đến phương hướng sản xuất và trao đổi trên thị trường. Do đó, một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn đứng vững, tồn tại và phát triển phải phấn đấu đổi mới tự hoàn thiện mình. Muốn vậy, không có con đường nào khác là doanh nghiệp phải tổ chức quản lý chặt chẽ các yếu tố của quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Trong đó, việc hạ thấp giá thành đóng vai trò quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời giá th ành cũng thể hiện một phần hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hạ thấp giá th ành là biện pháp chủ yếu c ơ bản để không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp, tăng nguồn tích lũy cho doanh nghiệp, từ đó mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Và nó ngày càng có ý nghĩa quyết định khi thị trường đang thay đổi, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, khi mà các biện pháp nhằm tăng lợi nhuận bằng cách gia tăng khối l ượng bán ra hay gia tăng giá bán l à vô cùng khó khăn và rất ít khả thi. Chính vì vậy, giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng. Từ đó, phải thường xuyên kiểm tra đánh giá công tác quản lý giá thành để có hướng hoạt động của doanh nghiệp mình theo kế hoạch dựng sẵn cũng như có thể khắc phục nhanh chóng những tình huống, những nhân tố gây bất lợi, trong đó công tác phân tích giá th ành giữ vai trò quan trọng. Phân tích giá thành là cơ sở để doanh nghiệp đề ra biện pháp nhằm hạ thấp giá thành, đề ra phương hướng cải tiến công tác quản lý giá thành. Việc tính toán đúng, đủ những chi phí bỏ ra sẽ giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp hình dung được bức tranh thực về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 1 http://www.kinhtehoc.net
  3. www.kinhtehoc.net Nước ta là nước có nền kinh tế nhiều thành phần, mỗi thành phần kinh tế đóng góp cho xã hội theo mỗi cách khác nhau tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của m ình, trong đó một trong nhữnh ngành quan trọng không thể thiếu trong đời sống xã hội đó là ngành điện. Đối với ngành điện Việt Nam, mặc dù đã được chuyển đổi theo mô hình Tập đoàn, được kinh doanh đa ngành nhưng nhiệm vụ chính vẫn là đảm bảo cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, do công tác quy hoạch nhu cầu điện không lường được tốc độ phát triển quá nhanh của nền kinh tế nên ngành điện đang đứng trước tình hình thiếu điện. Để đảm bảo mục tiêu cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, Tập đoàn đang tập trung vốn, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển nguồn điện. Trước mắt, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải mua điện thêm bên ngoài với giá thành cao. ĐLTV (gọi tắt là đơn vị) là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty Điện lực 2 (PC2-thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) một trong những đơn vị quản lý đầu cuối của quá trình sản xuất là phân phối điện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Với những nét đặc thù của một ngành công nghiệp đặc biệt lại trong điều kiện hạch toán phụ thuộc PC2, công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh phân phối điện đặc biệt là công tác quản lý giá thành tại ĐLTV luôn được ban lãnh đạo quan tâm, chú trọng hàng đầu. Nhận thức được tầm quan trọng của giá thành trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ và thấy được ý nghĩa thực tiễn của giá thành khi thực tập tại ĐLTV nên em đã chọn đề tài “phân tích giá thành phân phối điện tại Điện lực Trà Vinh” làm đề tài nghiên cứu cho bài luận văn của mình. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn. Ngày 12.2.2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đ ã ký Quyết định số 21/2009/QĐ-TTg, phê duyệt giá bán điện năm 2009 và các năm 2010-2012 theo cơ chế thị trường.Theo đó, từ 1.3.2009, mức giá bán lẻ điện bình quân 948,5 đồng/kWh (chưa gồm VAT) được áp dụng thống nhất toàn quốc cho các đối tượng 2 http://www.kinhtehoc.net
  4. www.kinhtehoc.net khách hàng tại những vùng nối lưới điện quốc gia. Mục đích của việc tăng giá bán điện là để tăng nguồn vốn đầu tư để đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện quốc gia để hạn chế tình trạng thiếu điện xảy ra ảnh hưởng đến sinh hoạt sản xuất v à an ninh quốc phòng của đất nước. Do đó, vấn đề cấp thiết hiện nay của Điện lực các tỉnh là thực hiện tốt công quản lý giá th ành phân ph ối điện (chi phí phân phối điện) v à đề ra những biện pháp để hạ giá th ành phân phối. Từ đó góp phần l àm cho hoạt động kinh doanh ngành điện ngày càng hiệu quả hơn nâng cao nguồn vốn đầu tư của toàn ngành để đầu tư cho hệ thống lưới điện quốc gia phục vụ công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước. Toàn thể cán bộ - công nhân viên của ĐLTV đã và đang phấn đấu để góp phần hoàn thành nhiệm vụ đó. Nội dung của đề tài nhằm phân tích tình hình thực hiện và quản lý giá thành phân phối điện tại ĐLTV từ đó đ ưa ra một số kiến nghị và giải pháp để hạ giá thành phân phối điện của đơn vị. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích giá thành phân ph ối điện tại ĐLTV giai đoạn 2006 -2008. Từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để góp phần hạ giá thành phân phối điện tại đơn vị. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Xuất phát từ mục ti êu chung, mục tiêu cụ thể của đề tài là: - Nghiên cứu sự biến động giá thành đơn vị sản phẩm, nhằm thấy khái quát sự biến động về giá thành phân phối điện thương phẩm tại ĐLTV. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng làm tăng, giảm giá thành phân phối điện. - Tìm ra những tồn tại về tình hình thực hiện kế hoạch giá th ành phân phối điện trong ba năm 2006-2008 tại ĐLTV và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó. - Đề ra một số biện pháp khắc phục để giảm giá th ành, tăng lợi nhuận. 3 http://www.kinhtehoc.net
  5. www.kinhtehoc.net 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian - Đề tài được thực hiện trong quá trình thực tập tại ĐLTV, trụ sở tại số 02 Hùng Vương – Phường 4 – TX. Trà Vinh – Tỉnh Trà Vinh. 1.3.2 Phạm vi thời gian - Thời gian thực hiện đề t ài từ ngày 02/02/2009 đến ngày 25/ 04/ 2009. - Thời gian nghiên cứu: số liệu trong giai đoạn 2006 - 2008. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu - Tình hình thực hiện và quản lý giá thành phân phối điện tại ĐLTV. - Một số giải pháp và kiến nghị để giảm giá thành phân phối điện. 4 http://www.kinhtehoc.net
  6. www.kinhtehoc.net CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Các vấn đề chung về giá thành sản phẩm 2.1.1.1 Khái niệm Giá thành là toàn bộ hao phí lao động vật hóa (nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, khấu hao TSCĐ v à công cụ nhỏ) và lao động sống trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, quản lý kinh doanh, được tính bằng tiền cho một sản phẩm, một đơn vị công việc, hoặc một dịch vụ sau một thời kỳ, th ường là đến ngày cuối tháng. 2.1.1.2 Phân loại giá thành - Căn cứ vào phạm vi nội dung các chi phí cấu thành gồm có: giá thành sản xuất sản phẩm và giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ + Giá thành sản xuất (hay giá thành công xưởng): là toàn bộ chi phí liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng ghi sổ cho những sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc giao cho khách h àng, đồng thời là căn cứ tính giá vốn hàng bán và lãi gộp của doanh nghiệp sản xuất. + Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến một khối lượng sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ xong sản phẩm. Giá thành sản xuất sản phẩm Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp 5 http://www.kinhtehoc.net
  7. www.kinhtehoc.net Giá thành toàn bộ còn được gọi là giá thành đầy đủ và được tính như sau : Giá thành toàn bộ = giá thành sản xuất + chi phí ngoài sản xuất Giá thành toàn bộ sản phẩm được xác định khi sản phẩm tiêu thụ, là căn cứ để tính toán xác định lãi trước thuế và lợi tức của doanh nghiệp. - Căn cứ vào thời điểm xác định và số liệu nguồn để tính giá thành + Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho tổng sản phẩm kế hoach dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. + Giá thành định mức: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho 1 đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. Giữa giá thành kế hoạch và giá thành định mức có mối quan hệ với nhau như sau: Giá thành kế hoạch = giá thành định mức x tổng sản phẩm theo kế hoạch + Giá thành thực tế: là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc chế tạo sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuất kinh doanh thực tế đạt được. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí xác định được nguyên nhân vượt (hụt) định mức trong kỳ hạch toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp. Giá thành được xác định l à mục tiêu để phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất v à chi phí tiêu thụ, đồng thời là căn cứ thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến việc tổ chức quản lý kinh doanh, thực hiện tiết kiệm và có hiệu quả trong sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. 2.1.2 Phân tích giá thành sản phẩm 2.1.2.1 Ý nghĩa, mục đích, nhiệm vụ của việc phân tích giá th ành ● Ý nghĩa Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh. Đồng thời chỉ ti êu giá thành còn có ch ức năng 6 http://www.kinhtehoc.net
  8. www.kinhtehoc.net thông tin và ki ểm tra về chi phí, giúp cho ng ười quản lý có c ơ sở để đề ra quyết định kinh doanh đúng đắn, kịp thời. Vì vậy việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là một trong những công tác trọng yếu trong việc quản lý giá thành. Muốn hạ giá thành sản phẩm phải nâng cao chất lượng công tác (chất lượng công nghệ sản xuất sản phẩm, tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất,...). Phân tích giá thành sản phẩm là cách tốt nhất để biết rõ nguyên nhân và các nhân tố làm ảnh hưởng đến giá thành giảm bớt các khoản tổn thất và lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó giúp cho doanh nghiệp ra các quyết định tối ưu. ● Mục đích - Phân tích tình hình giá thành là cơ sở để doanh nghiệp đề ra biện pháp hữu hiệu nhằm hạ thấp giá thành, đề ra phương hướng cải tiến công tác quản lý giá thành. - Qua phân tích giá thành nhằm mục đích đánh giá tình hình thực hiện chế độ chính sách của nhà nước liên quan đến giá thành như: chế độ khấu hao, chính sách thuế, chính sách tiền lương,... trên cơ sở đó có phương pháp giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ chính sách. - Tài liệu phân tích giá thành là cơ sở để đưa ra những dự đoán chính xác khoa học giá thành ở kỳ sau. ● Nhiệm vụ Phân tích giá thành có những nhiệm vụ sau đây: - Đánh giá khái quát tình hình giá thành. Xác định các nhân tố l àm ảnh hưởng đến tình hình đó. - Đề ra các biện pháp nhằm không ngừng hạ thấp giá thành sản phẩm, trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm bớt các khoản tổn thất và lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. 7 http://www.kinhtehoc.net
  9. www.kinhtehoc.net 2.1.2.2 Phân tích tình hình hoàn thành k ế hoạch giá thành Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành nhằm cung cấp cho nhà quản lý thông tin tổng quát về t ình hình tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Để đánh giá chung, cần tính ra v à so sánh giữa kết quả đạt đ ược với nhiệm vụ kế hoạch đề ra trên cả 2 chỉ tiêu: mức hạ và tỉ lệ hạ giá thành. Nếu cả 2 chỉ tiêu đều hoàn thành thì kết luận đơn vị hoàn thành một cách toàn diện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm, ngược lại nếu 1 trong 2 chỉ tiêu đơn vị không hoàn thành thì kết luận hoàn thành không toàn di ện. + Mức hạ giá thành (ký hiệu là M): biểu hiện số tuyệt đối về mức giảm của giá thành năm nay so với năm trước, nó phản ánh khả năng tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. + Tỷ lệ hạ giá thành (ký hiệu là T): biểu hiện bằng số tương đối kết quả giảm của giá thành năm nay so với năm trước, nó phản ánh tốc độ giảm giá thành nhanh hay chậm và mức phấn đấu hạ giá thành. Qui ước một số ký hiệu sau: Qk: sản lượng kỳ kế hoạch Qt: sản lượng kỳ thực tế Zk : giá thành đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch Ztt : giá thành đơn vị sản phẩm kỳ thực tế Znt : giá thành đơn vị sản phẩm năm trước  (QkZk  QtZtt ) Mức hạ giá thành: M =  QkZk ) x 100% Tỷ lệ hạ giá thành: T= ( M ÷ 2.1.2.3 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh được. Mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp là phải phấn đấu hạ giá thành, mức hạ càng nhiều khả năng tăng lợi tức c àng cao. Hạ thấp giá thành trong điều kiện chất 8 http://www.kinhtehoc.net
  10. www.kinhtehoc.net lượng sản phẩm không đổi l à phương hướng phấn đấu cho tất cả các ng ành sản xuất, cho tất cả các loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp, nhất là những sản phẩm so sánh được. Việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh được tiến hành trên 2 chỉ tiêu là mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành. Bước1: Xác định nhiệm vụ hạ giá thành kế hoạch + Mức hạ giá thành kế hoạch  Qk (Zk  Znt ) Mk = + Tỷ lệ hạ giá thành kế hoạch Mk Tk = x100%  QkxZnt Bước 2: Xác định kết quả thực tế hạ giá thành + Mức hạ giá thành thực tế  Qt (Ztt  Znt ) Mt = + Tỷ lệ hạ giá thành thực tế Mt Tt = x 100%  QtxZnt Bước 3: So sánh giữa thực tế với kế hoạch + Mức hạ (M) = Mt – Mk Nếu kết quả là số âm (-): mức hạ đã hạ thêm, đây là biểu hiện tốt, tăng khả năng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu kết quả là số dương (+): biểu hiện không tốt, giá thành tăng. + Tỷ lệ hạ: (T) = Tt - Tk 9 http://www.kinhtehoc.net
  11. www.kinhtehoc.net Nếu kết quả là số âm (-): biểu hiện tốt, doanh nghiệp có nhiều cố gắng trong công tác quản lý giá thành, hạ được giá thành sản phẩm. Nếu kết quả là số dương (+): không tốt, doanh nghiệp cần phải xem xét lại trong công tác quản lý giá thành. Bước 4: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thực hiện kế hoạch hạ giá thành Nguyên nhân làm cho giá thành sản phẩm tăng hay giảm có thể có nhiều nguyên nhân nhưng ta dễ dàng nhận thấy ảnh hưởng bởi 3 nhân tố: - Sản lượng sản phẩm - Kết cấu mặt hàng - Giá thành đơn vị Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định lần lượt mức độ ảnh hưởng bởi 3 nhân tố trên đến chỉ tiêu mức hạ và tỉ lệ hạ giá thành. + Nhân tố sản lượng sản phẩm : giả định rằng chỉ có sản l ượng thay đổi, các nhân tố khác không đổi (kết cấu mặt hàng, giá thành đơn vị sản phẩm). Mức hạ giá th ành (Msl) = Mk x R (v ới R là tỉ lệ hoàn thành kế hoạch sản l ượng chung)  QtxZnt R= x 100%  QkxZnt Mức độ ảnh hưởng: Msl = Msl- Mk (với Mk mức hạ giá thành kỳ kế hoạch) Tỷ lệ hạ, do sản lượng phản ánh qui mô còn tỷ lệ hạ phản ánh tốc độ hạ nên khi sản lượng sản xuất thay đổi không l àm ảnh hưởng đến tỷ lệ hạ chung. Msl Tsl = x 100%  QtxZnt Tỷ lệ ảnh hưởng : Tsl = Tsl – Tk = 0 (với Tk tỉ lệ hạ kỳ kế hoạch) 10 http://www.kinhtehoc.net
  12. www.kinhtehoc.net + Kết cấu mặt hàng : do mỗi loại sản phẩm khác nhau đều có mức hạ và tốc độ hạ giá thành khác nhau nên khi thay đổi kết cấu mặt hàng, mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành chung cũng sẽ bị ảnh hưởng.  QtZk -  Mức hạ giá thành (Mkc) = QtZnt Mức độ ảnh hưởng: Mkc = Mkc - Msl Mkc Tỷ lệ hạ Tkc = x 100%  QtZnt Tỷ lệ ảnh hưởng: Tkc = Tkc – Tsl + Nhân tố giá thành đơn vị: đây là nhân tố quyết định, phản ánh thành tích của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá th ành sản phẩm, tăng lợi nhuận.  QtZtt -  QtZnt Mức hạ giá thành (Mz) = = Mt (đây cũng chính là mức hạ giá thành thực tế) Mức ảnh hưởng: Mz = Mz - Mkc Mt Tỷ lệ hạ (Tz) = x 100%  QtZnt Tỷ lệ ảnh hưởng: Tz = Tz – Tkc Tổng hợp 3 nhân tố đánh giá: mức hạ v à tỷ lệ hạ giá thành từ đó rút ra nhận xét: Mt - Mk = Msl + Mkc + Mz Tt - Tk = Tsl + Tkc + Tz Ngoài ra, sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, việc tăng năng suất lao động,... cũng có ảnh hưởng nhất định đến giá thành sản phẩm. Như vậy, phân tích giá thành sản phẩm vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm giúp cho doanh nghiệp đánh giá chính xác thực trạng về chi phí của đ ơn vị. Cho nên công tác này phải cần phải đ ược tiến hành thường xuyên, liên tục mới kịp thời phát hiện những vướng mắc và tìm 11 http://www.kinhtehoc.net
  13. www.kinhtehoc.net biện pháp hữu hiệu để khắc phục, góp phần hạ thấp giá th ành sản phẩm, tạo hiệu quả kinh doanh ngày càng cao hơn. 2.1.2.4 Phân tích, đánh giá khoản mục ( hoặc yếu tố ) giá th ành Trong bước này cần so sánh từng khoản mục (hoặc yếu tố) chi phí thực tế với kế hoạch, phân tích nội dung, nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự biến động của giá thành. Cụ thể phải đi sâu vào phân tích từng khoản mục chính (hoặc yếu tố): * Chi phí chia theo khoản mục: - Nguyên vật liệu trực tiếp - Nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý * Chi phí chia theo yếu tố: - Nguyên vật liệu - Nhân công - CCDC - Khấu hao TSCĐ - Chi phí dịch vụ thuê ngoài - Chi phí khác bằng tiền 2.1.3 Khái quát về giá thành phân phối điện Theo quy định của PC2, hàng năm đơn vị phải lập kế hoạch giá thành vào giữa quí 4 năm báo cáo và trình Công ty duyệt. Kế hoạch giá thành phân phối điện của năm sau được xây dựng dựa trên: - Tình hình thực hiện giá thành quí 3 và ước thực hiện quý 4 năm tr ước. - Tốc độ phát triển kế hoạch của các chỉ tiêu như: kế hoạch phát triển lưới điện, kế hoạch sản lượng tiêu thụ, kế hoạch phát triển khách hàng,… 12 http://www.kinhtehoc.net
  14. www.kinhtehoc.net - Các yếu tố khác có liên quan, ảnh hưởng đến chỉ tiêu giá thành phân phối điện như: tỷ lệ điện tổn thất, suất sự cố, kế hoạch sửa chữa lớn, kế hoạch lao động v à tiền lương,… - Mức phấn đấu hạ giá thành năm kế hoạch. Như đã nói ở phần trên, do đặc điểm hạch toán tập trung tr ên máy tính và đặc thù của sản phẩm điện, chi phí sản xuất kinh doanh điện đ ược hạch toán thẳng vào tài khoản 154.1 (chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang ) mà không hạch toán vào tài khoản (621, 622), chi phí bán hàng và chi phí quản lý được hạch toán vào tài khoản (641, 642). Nếu chia chi phí phân phối điện theo khoản mục tính giá th ành, căn cứ vào mã số chi phí của PC2, ta có 7 khoản mục: 1. Nhiên liệu dùng trong sản xuất. 2. Vật liệu dùng trong sản xuất 3. Tiền lương công nhân 4. Chi phí điện mua 5. Chi phí điện vô công 6. Chi phí giải quyết sự cố 7. Chi phí sản xuất chung Nếu chia theo yếu tố chi phí, chi phí giá thành sẽ gồm 6 yếu tố: 1. Vật liệu 2. Tiền lương và BHXH 3. Khấu hao cơ bản TSCĐ 4. Chi phí sửa chữa lớn 5. Chi phí dịch vụ mua ngoài 6. Chi phí bằng tiền Hai cách phân lo ại trên được ĐLTV sử dụng đồng thời, bổ sung cho nhau giúp đơn vị quản lý đầy đủ nhất nội dung của chi phí. 2.1.4 Phương pháp trích khấu hao TSCĐ trong đơn vị Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng c ủa TSCĐ. 13 http://www.kinhtehoc.net
  15. www.kinhtehoc.net Khấu hao TSCĐ là yếu tố chi phí cơ bản và thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong giá thành. Đối với ngành điện, chi phí này chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá thành hiện nay. Đối với các Điện lực, TSCĐ chủ yếu l à khối lượng máy móc thiết bị sản xuất, hệ thống truyền tải và phân phối cấp điện áp từ 15-22kV trở xuống. Điều lưu ý ở đây là khối lượng máy móc thiết bị sản xuất đa phần đã được sử dụng lâu đời cũ kỷ lạc hậu nhưng lại có giá trị lớn, chi phí khấu hao đưa vào giá thành phân phối chiếm tỷ trọng rất cao. Tất cả các TSCĐ khi đ ược hạch toán tăng hoặc điều chỉnh tăng (giảm) trên máy tính và trích khấu hao theo quyết định 206/2003/QĐ của Bộ t ài chính ngày 12/12/2003, tài sản được đăng ký vào danh mục tài sản của chương trình Fmis, khi máy tính khai thác thì chương trình tự động chọn số năm trích khấu hao theo đúng danh mục đã đăng ký. Mức trích khấu hao tháng = (Nguyên giá x tỷ lệ khấu hao (năm)) ÷ 12 tháng 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu được thu thập từ phòng tài chính - kế toán và các phòng ban, nghiên cứu tài liệu, các báo cáo như: báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh (SXKD) năm 2006, 2007, 2008; báo cáo phân tích hoạt động kinh tế năm 2006, 2007, 2008 và báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008 của ĐLTV. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh + Phương pháp so sánh s ố tuyệt đối + Phương pháp so sánh s ố tương đối Hai phương pháp so sánh trên đư ợc sử dụng để phân tích các số liệu trong các biểu bảng. - Phương pháp thay thế liên hoàn (sử dụng trong p hân tích tình hình th ực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh được) 14 http://www.kinhtehoc.net
  16. www.kinhtehoc.net CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI ĐLTV 3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐLTV 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Sở Điện lực Trà Vinh được thành lập từ tháng 4 năm 1992 trên cơ sở tách tỉnh Cửu Long thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Đầu năm 1995, Chính phủ thành lập Tổng công ty Điện Lực Việt Nam. Đến năm 1996, Chính phủ sáp nhập Bộ năng lượng và Bộ công nghiệp nhẹ th ành Bộ Công Nghiệp và giao chức năng quản lý nh à nước về điện cho Sở Công Nghiệp, ngành điện chỉ đảm nhận nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Vì vậy Sở Điện Lực Trà Vinh được đổi tên là ĐLTV đến ngày nay. Trụ sở của ĐLTV tại số 02 - Đường Hùng Vương - Phường 4 - Thị xã Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh. Trước năm 1990, điện lưới được kéo về chỉ phủ ở một số nơi, còn lại được cung cấp điện qua cụm máy phát điện đặt tại Chi nhánh điện Thị xã Trà Vinh. Đến khi tách tỉnh năm 1992, cơ sở hạ tầng về điện còn thấp, toàn tỉnh chỉ có 01 trạm biến áp trung gian 6MVA v ới 191Km đường dây trung thế, 41Km đ ường dây hạ thế. Số xã có điện chỉ đạt 48% (37/76 x ã), hầu hết lưới điện chỉ kéo đến trung tâm x ã. Số hộ sử dụng điện toàn tỉnh là 13.330 hộ, chỉ đạt 8,6%. Điện thương phẩm năm 1992 chưa đến 18 triệu kWh, bình quân 20kWh/người/năm. Tính đến 31 tháng 12 năm 2007, ĐLTV đ ã phát triển và quản lý trên 1.900Km đường dây trung thế và trên 1.500Km đường dây hạ thế. Số xã có điện đạt 100% (84/84 xã). Số hộ sử dụng điện toàn tỉnh 204.005 hộ, đạt 91,33%. Sản lượng điện thương phẩm đạt trên 237 triệu kWh, bình quân 236kWh/người/năm. Từ khi thành lập đến nay ĐLTV đ ã có những bước tiến vững chắc, qui mô quản lý ngày càng được mở rộng; sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng với tốc độ khá, số lượng khách hàng tăng, thị phần được mở rộng, đời sống người lao động được nâng cao, tình hình sản xuất kinh doanh phát triển và ổn định, tạo tiền đề vững 15 http://www.kinhtehoc.net
  17. www.kinhtehoc.net chắc cho việc phát triển mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2009 và những năm tiếp sau. 3.1.2 Vị trí, vai trò của ĐLTV ĐLTV là một trong 20 điện lực tỉnh phía nam từ tỉnh Ninh Thuận đến tỉnh C à Mau (trừ Thành phố Hồ Chí Minh v à Đồng Nai) trực thuộc PC2, nhiệm vụ chính của ĐLTV hiện nay là xây dựng, quản lý và phân phối kinh doanh điện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, với diện tích tự nhiên 2.225,7 km2, dân số khoảng hơn một triệu người. Là doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phần kinh tế Nhà nước, đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn năng lượng điện quan trọng thúc đẩy các th ành phần kinh tế khác phát triển tại địa phương. ĐLTV ngoài việc thực hiện SXKD có hiệu quả, đảm bảo quản lý và sử dụng tốt tài sản và nguồn vốn do PC2 giao, còn phải thực hiện tốt những chủ tr ương và định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước tại địa phương trong từng thời kỳ. Đặc biệt h ơn đối với vai trò là doanh nghiệp Nhà nước SXKD mặt hàng độc quyền thì còn phải thực hiện nhiệm vụ phục vụ cho nền kinh tế phát triển, phục vụ vì mục tiêu chính trị xã hội. Tỉnh Trà Vinh, trước đây nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, dân số khoảng một triệu người trong đó 30% người dân tộc Khơmer, nền kinh tế phát triển rất chậm, đời sống đa số người dân là nông dân còn gặp nhiều khó khăn. Trước những năm 1990 khi Thị x ã Trà Vinh chưa có điện lưới quốc gia, hầu nh ư toàn bộ khu vực nội ô của Thị x ã Trà Vinh ch ỉ được cung cấp điện qua cụm các máy phát điện đặt tại Chi nhánh điện (CNĐ) Trà Vinh. Sau năm 1990 khi lưới điện quốc gia được kéo về Thị Xã Trà Vinh và khi tỉnh được tách vào năm 1992 cơ sở hạ tầng về điện còn rất thấp: Toàn tỉnh số xã có điện chỉ đạt 48% và hầu hết điện lưới chỉ kéo về tập trung ở trung tâm các xã; Số hộ sử dụng điện toàn tỉnh là 13.330 hộ chỉ đạt 8,6% và điện thương phẩm cả năm 1992 là 17.900.000 Kwh, bình quân đầu người là: 20 Kwh/người/năm. Tính đến 31/12/2008, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh số xã, phường, thị trấn có điện là 104/104, đạt tỷ lệ 100%. Số hộ dân có điện l à 211.083/237.663, đạt tỷ lệ 88,82%, trong đó số hộ dân nông thôn có điện l à 178.076/203.748 hộ, đạt tỷ lệ 87,40. Năm 16 http://www.kinhtehoc.net
  18. www.kinhtehoc.net 2008 toàn đơn vị phát triển mới được 6.318 khách hàng (ánh sáng sinh hoạt 5.238 khách hàng, khách hàng ngoài mục đích sinh hoạt 1.080 khách h àng), trung bình phát triển 256 khách hàng/tháng. Nâng tổng số khách hàng toàn đơn vị đến cuối tháng 12/2008 là 87.801 khách hàng, trong đó có 80.431 khách hàng ánh sáng sinh hoạt (chiếm 91,6%) và 7.370 khách hàng ngoài ánh sáng sinh ho ạt (chiếm 8.4%). Hiện nay, ngoài ĐLTV còn có 07 đơn vị thuộc mô hình tổ chức quản lý Điện nông thôn (02 Công ty cổ phần và 05 hợp tác xã ) thực hiện chức năng kinh doanh bán điện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh với sản lượng điện thương ph ẩm chiếm trên 37% tổng điện thương phẩm bán ra của toàn Điện lực. Cùng với cả nước, Trà Vinh đã và đang tập trung phấn đấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp, th ương mại, dịch vụ, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã và đang hình thành và phát triển, nhu cầu dùng điện ngày càng tăng. Vì thế, để đáp ứng nhu cầu SXKD và tiêu dùng sinh hoạt, việc sản xuất và phân phối điện một cách ổn định, kịp thời, đầy đủ l à nhu cầu rất lớn. Hơn nữa, ngoài nhiệm vụ chính trị phát triển kinh tế xã hội của địa phương ĐLTV còn là doanh nghiệp, hoạt động SXKD theo pháp luật của Nhà nước Việt Nam và đảm bảo có hiệu quả. Vì vậy, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của mình, ĐLTV phải nỗ lực rất nhiều từ đầu tư trang thiết bị, thiết kế, sửa chữa, quản lý vận hành... để hệ thống lưới điện luôn vận hành được ổn định, an toàn và liên tục. 3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động 3.1.3.1 Chức năng - Quản lý, vận hành, xây dựng, cải tạo, sửa chữa lưới điện, nguồn điện trong tỉnh theo kế hoạch của PC2 giao. - Quản lý kinh doanh điện năng, cung ứng điện an toàn liên tục và đảm bảo chất lượng. - Tham gia với địa phương trong việc quy hoạch, kế hoạch phát triển ph ù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. - Quản lý sử dụng toàn bộ tài sản lưới điện, nguồn điện, vốn do PC2 giao. 17 http://www.kinhtehoc.net
  19. www.kinhtehoc.net - Thiết kế lưới điện phân phối, tổ chức và họat động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác theo giấy phép hành nghề. 3.1.3.2 Nhiệm vụ - Tổ chức thực hiện công tác kinh doanh điện năng, có biện pháp chống thất thu tiền điện, giảm tổn thất điện năng, thực hiện tốt chỉ ti êu tài chính kế toán PC2 giao. - Tổ chức thực hiện công tác quản lý vận h ành, mua bán điện theo kế hoạch của Công ty, hiệu chỉnh sửa chữa các loại điện kế. - Cải tạo mở rộng phát triển lưới điện nông thôn thuộc phạm vi quản lý. - Khảo sát thiết kế, nhận thầu thi công xây dựng đường dây và trạm theo phân cấp. - Tham gia quy hoạch phát triển lưới điện địa phương. - Quản lý chặt chẽ và có hiệu quả lực lượng lao động. Thực hiện chế độ hợp đồng lao động và thỏa ước lao động. Quản lý kho, tài chính, tài sản, tiền vốn và kế hoạch khai thác theo đúng chế độ chính sách hiện h ành của nhà nước. - Quan hệ tốt với chính quyền và nhân dân địa phương về công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho nguồn điện và lưới điện. - Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất ở các đơn vị trực thuộc, chấp hành pháp lệnh thanh tra nhà nước. Tổ chức tiếp dân theo quy định của PC2. Tham gia xét và giải quyết khiếu nại của khách h àng dùng điện theo đúng quy định hiện h ành. - Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thống kê. - Tổ chức và thực hiện pháp lệnh, quy trình quy phạm an toàn lao động trong sản xuất kinh doanh. 3.1.3.3 Lĩnh vực hoạt động * Sản xuất chính: - Sản xuất điện năng (bằng máy phát điện diese l) - Kinh doanh điện năng (phân phối và tiêu thụ điện năng) 18 http://www.kinhtehoc.net
  20. www.kinhtehoc.net * Sản xuất khác: - Khảo sát, thiết kế, giám sát thi công các công tr ình điện - Thi công xây lắp công trình điện - Nhận thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng như : lắp điện kế mới, sửa chữa điện,... * Tổng đại lý cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng : - Kinh doanh thiết bị viễn thông và internet, truyền thông, quảng cáo,... 3.1.4 Cơ cấu tổ chức 3.1.4.1 Ban lãnh đạo Điện Lực - Giám đốc. - Phó giám đốc kỹ thuật. - Phó giám đốc kinh doanh. ĐLTV làm việc theo chế độ thủ tr ưởng, giám đốc điện lực do EVN bổ nhiệm, giám đốc là người đại diện pháp nhân của ĐLTV, là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm toàn diện các hoạt động của đơn vị trước PC2, EVN, Nhà nước và trước pháp luật về việc chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của ĐLTV. Các phó giám đốc do PC2 bổ nhiệm, là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc phân công quản lý một số lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước giám đốc điện lực và trước giám đốc PC2. 3.1.4.2 Các đơn vị trực thuộc ĐLTV có 09 phòng, ban tham mưu và 09 đơn vị sản xuất trực thuộc  Các phòng, ban chức năng - Phòng TCLĐ-TTBV. - Phòng KH – KT. - Phòng TC-KT. Phòng KDĐN. - - Phòng Điều độ. 19 http://www.kinhtehoc.net
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0