intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Xăng Dầu Vĩnh Long

Chia sẻ: Sarah Xuân | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:68

75
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của đề tài này là trình bày hệ thống lý luận làm cơ sở nghiên cứu về phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Xăng dầu Vĩnh Long. Trình bày tổng quan về Công ty Xăng dầu Vĩnh Long Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Xăng dầu Vĩnh Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Xăng Dầu Vĩnh Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Học phần PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH A Chuyên đề PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU VĨNH LONG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh Nhóm 3
  2. DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3 ST KẾT TÊN MSSV LỚP T QUẢ 1 Nguyễn Quốc Tỉnh 1611045046 QTKD 2 Nguyễn Duy Tân 1611045026 QTKD 3 Lê Hồng Mỹ 1611041013 KDTM 4 Trần Thị Thiện Tín 1611041010 KDTM 5 Đặng Thị Mỹ Xuyên 1611042042 QTDL 6 Lê Thị Huỳnh Như 1611041008 KDTM 7 Nguyễn Thị Kim Ngân 1611042029 QTDL 8 Nguyễn Thị Hà Thanh 1611042018 QTDL Trúc 9 Nguyễn Như Ái 1611046127 QTKD 10 Trần Hoàng Dung 1611041007 KDTM 11 Nguyễn Thị Yến Nhi 1611045037 QTKD 12 Trương Tấn Phát 1611042026 QTDL 13 Phan Thị Tường Vân 1611041011 KDTM
  3. MỤC LỤC
  4. DANH MỤC BẢNG
  5. DANH MỤC HÌNH ẢNH DANH MỤC SƠ ĐỒ DANH MỤC BIỂU ĐỒ
  6. Báo cáo học phần GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh Chương 1 GIỚI THIỆU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lợi nhuận có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Nâng cao lợi nhuận là mục tiêu kinh tế hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Bởi trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, lợi nhuận là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi mặt của doanh nghiệp như đảm bảo tình hình tài chính vững chắc, tạo điều kiện nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, tăng tích luỹ đầu tư vào sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngoài vai trò đối với doanh nghiệp lợi nhuận còn là nguồn tích luỹ cơ bản, là nguồn để mở rộng tái sản xuất xã hội. Sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải hạch toán lợi nhuận (hoặc lỗ) rồi từ đó nộp một khoản tiền vào ngân sách nhà nước. Sự tham gia đóng góp này của các doanh nghiệp được phản ánh ở số thuế thu nhập mà doanh nghiệp đã nộp. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một sự điều tiết của nhà nước đối với lợi nhuận thu được của các đơn vị sản xuất kinh doanh, để góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và động viên một phần lợi nhuận của cơ sở kinh doanh cho ngân sách nhà nước, bảo đảm sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các thành phần kinh tế, kết hợp hài hoà giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của người lao động. Công Ty Xăng Dầu Vĩnh Long hơn 30 năm hình thành và phát triển công ty đã liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, với lĩnh vực xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, lọc – hóa dầu .. Qua nhiều năm hoạt động đạt công ty đã xây dựng hệ thống bán lẻ được phân bố khắp tỉnh Vĩnh Long với 65 cửa hàng xăng dầu và được đầu tư trang thiết bị hiện đại. Vì đối với doanh nghiệp mục tiêu lợi nhuận luôn quan trọng, mức lợi nhuận SVTH: Nhóm 3 Trang 6
  7. Báo cáo học phần GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh cao là cần thiết cho việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đảm bảo đời sống cho người lao động cũng như khuyến khích họ tận tụy với công việc. Qua đó cũng tạo được uy tín và lấy được lòng tin với khách hàng. Nhưng trong điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay, bên cạnh những cơ hội và thuận lợi mới được mở ra thì cũng tồn tại song song đó là những thách thức và khó khăn đang phải đối diện. Chính vì vậy, nhóm chúng em chọn đề tài “Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Xăng Dầu Vĩnh Long” . Từ đó đề ra những giải pháp thích hợp nhằm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Xăng dầu Vĩnh Long 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống lý luận làm cơ sở nghiên cứu về phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Xăng dầu Vĩnh Long Trình bày tổng quan về Công ty Xăng dầu Vĩnh Long Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Xăng dầu Vĩnh Long Đề xuất các giải pháp và kiến nghị trên cơ sở phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Xăng dầu Vĩnh Long 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tình hình lợi nhuận của Công ty Xăng dầu Vĩnh Long 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Phạm vi không gian Đề tài phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Xăng dầu Vĩnh Long được thực hiện tại Công ty Xăng dầu Vĩnh Long SVTH: Nhóm 3 Trang 7
  8. Báo cáo học phần GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh 3.2.2 Phạm vi thời gian - Đề tài sử dụng số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2015 năm 2016 và 2017. - Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 23 tháng 8 năm 2018 đến ngày 20 tháng 9 năm 2018 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp thu thập số liệu, xử lý thông tin, phân tích tổng hợp tài   liệu  Số liệu được sử dụng là số liệu thứ cấp thu thập từ Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên qua các năm 2015 năm 2016 và 2017. Sau đó sắp xếp , phân tích, tổng hợp và trình bày phù hợp với mục tiêu nghiên cứu là “Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Xăng dầu Vĩnh Long. 4.2. Phương pháp phân tích số liệu 4.2.1. Sử dụng phương pháp so sánh Lợi nhuận thực hiện năm 2017 so với LN năm 2016 và 2015 để xem xét tốc độ tăng trưởng tình hình lợi nhuận của Công ty Xăng dầu Vĩnh Long. 4.2.2. Sử dụng PP thay thế liên hoàn Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của Công ty Xăng dầu Vĩnh Long. Đồng thời đề xuất các biện pháp cụ thể giúp Công ty nâng cao lợi nhuận. Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm các bước sau: * Bước 1: Xác định đối tượng phân tích Gọi Q là chỉ tiêu phân tích. Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Thế hiện bằng phương trình: Q = a x b x c Đặt Q1: chỉ tiêu thực hiện: Q1 = a1 x b1 x c1 Q0: chỉ tiêu kế hoạch: Q0 = a0 x b0 x c0 SVTH: Nhóm 3 Trang 8
  9. Báo cáo học phần GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh => Đối tượng phân tích: ∆Q = Q1 – Q0 mức chệnh lệch giữa chỉ tiêu thực hiện so với kế hoạch. ∆Q = Q1 – Q0 = a1 x b1 x c1 - a0 x b0 x c0 * Bước 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng Thực hiện phương pháp thay thể liên hoàn: Thay thể bước l (cho nhân tố a): a0 x b0 x c0 được thay thể bằng a1 x b0 x c0 => Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là: ∆a = a1 x b0 x c0 – a0 x b0 x c0 Thay thể buớc 2 (cho nhân tố b): a1 x b0 x c0 được thay thế bằng a1 x b1 x c0 => Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” sẽ là: ∆b = a1 x b1 x c0 – a1 x b0 x c0 Thay thế bước 3 (cho nhân tố c): a1 x b1 x c0 được thay thể bằng a1 x b1 x c1 => Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” sẽ là: ∆c = a1 x b1 xc1 – a1 x b1 x c0 Vậy tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có: ∆Q = ∆a + ∆b +∆c = (a1 x b0 x c0 – a0 x b0 x c0) + (a1 x b1 x c0 – a1 x b0 x c0 ) + (a1 x b1 xc1 – a1 x b1 x c0) = a1 x b1 x c1 – a0 x b0 x c0 = đối tượng phân tích. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty theo phương pháp gián tiếp. Phương pháp này căn cứ trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của công ty. 5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Đề tài nghiên cứu gồm 6 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Công ty Xăng dầu Vĩnh Long SVTH: Nhóm 3 Trang 9
  10. Báo cáo học phần GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh Chương 2: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Xăng dầu Vĩnh Long Chương 3: Kết luận và kiến nghị SVTH: Nhóm 3 Trang 10
  11. Báo cáo học phần GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh Chương 2  CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 2.1.1. Doanh thu 2.1.1.1. Khái niệm, nội dung và vai trò của doanh thu  Khái niệm Doanh thu là tổng giá trị  các lợi ích kinh tế  doanh nghiệp thu được trong   kỳ  phát sinh từ  hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp   góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu  được hoặc sẽ thu được trong kỳ (tức được khách hàng chấp nhận, thanh toán). Các khoản thu hộ bên thứ 3 không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng  vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không được coi là doanh thu. Chẳng hạn đại lý thu hộ  tiền bán hàng cho đơn vị  chủ  hàng không được  coi là doanh thu mà doanh thu chỉ tính là tiền hoa hồng.được hưởng. Các khoản vốn góp của cổ đông, của chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu  nhưng không tính doanh thu.  Vai trò Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này không   những có ý nghĩa với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối  với nền kinh tế quốc dân. Doanh thu bán hàng chiếm tỷ  trọng lớn nhất trong toàn bộ  doanh thu của  doanh nghiệp. Nó phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất, phản ánh trình độ  tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ có được doanh thu  bán hàng chứng tỏ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm được người tiêu dùng chấp  nhận: rằng sản phẩm đó về  mặt khối lượng, giá trị  sử  dụng, chất lượng và giá  cả đã phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. SVTH: Nhóm 3 Trang 11
  12. Báo cáo học phần GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh Doanh   thu   bán   hàng   còn   là   nguồn   vốn   quan   trọng   để   doanh   nghiệp   trang trải các khoản chi phí về  tư  liệu lao động, đối tượng lao động đã hao phí  trong quá trình sản xuất kinh  doanh, để  trả  lương, thưởng cho người lao động,  trích Bảo hiểm xã hội, nộp thuế theo luật định… Thực hiện doanh thu bán hàng là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá   trình chu chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau. Vì vậy  việc   thực   hiện   doanh   thu   bán   hàng   có   ảnh   hưởng   rất   lớn   đến   tình   hình  tài  chính và quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Nếu vì lý do nào đó mà doanh   nghiệp sản xuất không thực hiện được chỉ  tiêu doanh thu bán hàng hoặc thực   hiện chậm đều làm cho   tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn và  ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Nội dung Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền thu được xác định theo giá trị hợp lý   của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được từ  bán sản phẩm hàng hóa sau khi trừ đi   các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, giá trị hàng bán bị trả lại. Doanh thu bán hàng còn bao gồm: ­ Các khoản phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có), trợ giá phụ  thu theo quy   định của Nhà nước mà doanh nghiệp được hưởng. ­ Giá trị hàng hoá biếu tặng, trao đổi tiêu dùng nội bộ như điện sản xuất ra   dùng trong sản xuất điện, xi măng thành phẩm để  sửa chữa trong doanh nghiệp  sản xuất xi măng, quạt sản xuất ra sử dụng trong kỳ... Doanh thu cung cấp dịch vụ là toàn bộ  số tiền thu được hoặc sẽ  thu được   từ  các giao dịch cung cấp dịch vụ cho khách hàng, trường hợp cho thuê tài sản,   nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm thì doanh thu là tổng số  tiền thu được  chia đều cho số năm cho thuê tài sản. Doanh thu hoạt động tài chính gồm tổng số  tiền thu từ  tiền lãi, tiền bản  quyền, cổ  tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của  SVTH: Nhóm 3 Trang 12
  13. Báo cáo học phần GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh doanh nghiệp. Thu nhập khác là các khoản thu từ  các hoạt động sảy ra không  thường xuyên của doanh nghiệp như thu về bán vật tư thừa ứ đọng, bán công cụ  dụng cụ  phân bổ  hết giá trị  đã hư  hỏng, thu tiền phạt vi phạm hợp đồng thanh  toán, thu từ thanh lý nhượng bán tài sản cố định, nợ khó đòi đã xử lý... 2.1.1.2. Ý nghĩa của phân tích doanh thu Doanh thu lớn hay nhỏ phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất trong   doanh nghiệp. ­ Doanh thu là cơ  sở  để  bù đắp chi phí sản xuất đã tiêu hao trong sản xuất và   thực hiện nộp các khoản thuế cho Nhà nước. ­ Doanh thu được thực hiện là kết thúc giao đoạn cuối cùng của quá trình luân  chuyển vốn tạo điều kiện để thực hiện quá trình tái sản xuất tiếp theo. 2.1.2. Chi phí 2.1.2.1. Khái niệm chi phí Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ  các hao phí về  lao  động sống và lao động thuật hóa mà doanh nghiệp bỏ  ra có liên quan đến hoạt   động SXKD hoặc 1 chu kỳ nhất định (tháng, quý, năm) thực chất chi phí bằng sự  chuyển dịch vốn ,giá trị  của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá như  ( sản phẩm, lao vụ, dịch vụ) 2.1.2.2. Phân loại chi phí Chi phí có rất nhiều loại vì vậy cần phải phân loại nhằm phục vụ  cho  công tác quản lý và hạch toán. Phân loại là việc sắp xếp các loại chi phí khác  nhau vào từng nhóm theo đặc trưng nhất định. Tuy nhiên lựa chọn tiêu thức phân  loại nào là phải dựa vào yêu cầu của công tác quản lý hạch toán. a) Phân theo yếu tố chi phí Yếu tố  nguyên liệu, vật liệu bao gồm: Nguyên vật liệu chính ( 60% )   nguyên vật liệu phụ  ( 20%) và các phụ  tình thay thế  ­> Căn cứ  vào định  mức. SVTH: Nhóm 3 Trang 13
  14. Báo cáo học phần GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh Tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương phản ánh tổng số tiền lương   và các khoản phụ cấp mang tính chất lượng phải trả cho người lao động. Bảo hiểm các loại theo quy định được tính trên tổng số tiền lương và các  khoản đóng bảo hiểm. Yếu tố chi phí bên ngoài, phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ  mua ngoài để  phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. : điện, nước, điện thoại, thuê  nhà, tiếp khách, quảng cáo, khuyến mại, chiếm từ 10 ­> 12% Yếu tố  chi phí bằng tiền khác phản ánh toàn bộ  bằng tiền mà thực chất  doanh nghiệp phải bỏ ra.: Công tác phí, thuế GTGT không được khấu trừ,  hội nghị, thuế môn bài,.. Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định phân bổ công cụ dụng cụ là khoản  chi phí phản ánh tổng số trích khấu hao và phân bổ công cụ dụng cụ phục  vụ cho sản xuất kinh doanh trong kỳ . b)  Phân theo khoản mục chi phí Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  Chi phí nhân công trực tiếp  Chi phí sản xuất chung  Chi phí bán hàng  Chi phí quản lý  2.1.3. Lợi nhuận 2.1.3.1. Khái niệm Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí  mà   doanh  nghiệp   bỏ   ra   đạt  được   doanh  thu  đó   từ   các   hoạt  động   của   doanh  nghiệp đưa lại. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh  doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác đưa lại, là chỉ  tiêu chất lượng để  đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. SVTH: Nhóm 3 Trang 14
  15. Báo cáo học phần GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh 2.1.3.2. Nội dung lợi nhuận ­ Lợi nhuận từ  hoạt động sản xuất kinh doanh: Là khoản chênh lệch giữa doanh  thu của hoạt động kinh doanh trừ  đi chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm giá   thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. ­ Lợi nhuận từ  hoạt động tài chính: Là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu  hoạt động tài chính và chi phí của hoạt động tài chính và thuế gián thu phải nộp  theo qui định của pháp luật trong kỳ. ­ Lợi nhuận của các hoạt động khác: Là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập  của hoạt động kinh tế  khác và chi phí của hoạt động kinh tế  khác và thuế  gián  thu phải nộp theo qui định của pháp luật trong kỳ. Do có sự  chênh lệch giữa giá trị  hàng hoá và chi phí sản xuất tư  bản chủ  nghĩa, nên sau khi bán hàng hoá theo đúng giá trị, nhà tư bản không chỉ bù lại đủ  số tiền đã ứng ra, mà còn thu được một số tiền lời ngang bằng m. Số tiền lời này  gọi là lợi nhuận, ký hiệu là p.  Lợi nhuận là giá trị thặng dư khi được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư  bản  ứng ra, là kết quả  hoạt động của toàn bộ  tư  bản đầu tư  vào sản xuất kinh  doanh.  Công thức tính lợi nhuận: p = W ­ k.  Công thức W = k + m chuyển thành W = k + p, có nghĩa là giá trị hàng hóa  tư  bản chủ  nghĩa bằng chi phí sản xuất tư  bản chủ  nghĩa cộng với lợi nhuận.   Lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, nó phản ánh sai lệch bản  chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Cái khác nhau giữa bỏ m và p ở chỗ, khi nói m  là hàm ý so sánh nó với v, còn khi nói p lại hàm ý so sánh với (c + v); p và m   thường không bằng nhau, p có thể cao hơn hoặc thấp hơn m, phụ thuộc vào giá   cả bán hàng hóa do quan hệ cung ­ cầu quy định. Nhưng xét trên phạm vi toàn xã   hội, tổng số lợi nhuận luôn ngang bằng tổng số giá trị thặng dư.  SVTH: Nhóm 3 Trang 15
  16. Báo cáo học phần GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh 2.1.3.3. Vai trò lợi nhuận  Lợi nhuận có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của   doanh nghiệp, vừa là mục têu, vừa là động lực, vừa là điều kiện tồn tại và phát  triển của doanh nghiệp. ­ Lợi nhuận là chỉ  tiêu kinh tế  cơ  bản đánh giá hiệu quả  sản xuất kinh  doanh của doanh nghiệp. ­ Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ quá trình sản xuất   kinh doanh của doanh nghiệp,có tác động đến mọi mặt quá trình sản xuất kinh   doanh,là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. ­ Khi hiệu số  giữa 2 chỉ  tiêu kinh tế  này càng lớn thì có nghĩa là doanh  nghiệp hoạt động có hiệu quả,có lãi. Ngược lại chỉ tiêu lợi nhuận càng nhỏ và có   khuynh hướng âm thì chứng tỏ  doanh nghiệp đang trong tình trạng hoạt động   không có hiệu quả và có nguy cơ phá sản ­ Tạo ra khả  năng để  tiếp tục kinh doanh có chất lượng và hiệu quả  cao   hơn.  ­ Đảm bảo tái sản xuất mở rộng. ­ Việc không ngừng nâng cao lợi nhuận là đảm bảo hiệu quả  kinh doanh  thể  hiện năng lực, trình độ  quản lý sản xuất của đội ngũ cán bộ  quản lý sản  xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị  trường một doanh nghiệp tạo được lợi nhuận chứng tỏ  là đã thích nghi với cơ  chế thị trường. ­ Lợi nhuận càng cao thể  hiện sức mạnh về  tài chính của doanh nghiệp  càng vững chắc, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện đổi mới  công nghệ  nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, tăng khả  năng  cạnh tranh, sản xuất ra nhiều sản phẩm mới đây là tạo đà nâng cao lợi nhuận   của doanh nghiệp.  ­ Sản xuất kinh doanh có hiệu quả đạt lợi nhuận cao có điều kiện nâng cao   thu nhập, cải thiện đời sống người lao động. SVTH: Nhóm 3 Trang 16
  17. Báo cáo học phần GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh ­ Lợi nhuận là điều kiện tài chính để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trách  nhiệm với Nhà nước và xã hội. Thông qua việc nộp ngân sách đầy đủ  tạo điều   kiện cho đất nước phát triển, tăng trưởng kinh tế. Vai trò của lợi nhuận đối với chủ thể đầu tư và người lao động. Đối với các chủ  thể  đàu tư  tham gia vào hoạt động kinh doanh trên thị  trường thì lợi nhuận đối với họ  là niếm mơ   ước,khát vọng và  ước muốn đạt  được. còn đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thì lợi nhuận   ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ,vơi họ  lợi nhuận làm tăng thu nhập và   cải thiện đời sống,tăng lợi ích kinh tế của họ. Vai trò của lợi nhuận đối với Nhà nước Lợi nhuận góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho Nhà nước, nâng cao phúc  lợi xã hội Lợi nhuận là động lực phát triển của nền kinh tế quốc dân Lợi nhuận là một trong những thước đo phản ánh tính hiệu quả  của các   chính sách quản lí vĩ mô của nhà nước đối với các hoạt động sản xuất kinh   doanh của doanh nghiệp 2.1.3.4. Ý nghĩa lợi nhuận Lợi nhuận có vai trò quan trọng tới sự tăng trưởng và phát triển của doanh  nghiệp nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Đây chính là động lực thôi thúc   doanh nghiệp năng động hơn nữa để  khẳng định mình trong môi trường cạnh  tranh gay gắt. 2.1.4. Các chỉ số lợi nhuận 2.1.4.1. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Hệ số sinh lợi trên doanh thu (ROS) Chỉ tiêu này cho biết, một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi  nhuận, chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là 2 yếu tố có quan  hệ rất mật thiết với nhau: Doanh thu chỉ ra vai trò, vị thế trên thị trường, còn lợi  nhuận chỉ ra chất lượng và hiệu quả cuối cùng của DN. 2 yếu tố này thể hiện  SVTH: Nhóm 3 Trang 17
  18. Báo cáo học phần GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh vai trò và vị thế của DN. Doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất sinh lợi  trên doanh thu càng lớn thì DN lại càng có vai trò và vị thế cao trên thị trường. Hệ số ROS = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần. 2.1.4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) Hệ số suất sinh lời của tài sản (ROA) Hệ số này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.  Hệ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý  và hiệu quả. Cụ thể là: Hệ số ROA  = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 2.1.4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu cho thấy rõ, một đồng vốn  chủ  sở  hữu sẽ  tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế  thu nhập doanh  nghiệp (DN). Chỉ tiêu này càng cao, các nhà quản trị càng có lợi thế trong việc đi  huy động vốn trên thị  trường tài chính để  hỗ  trợ  đầu tư  vào các kế  hoạch sản   xuất kinh doanh của DN. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ  sở hữu dưới mức vốn điều lệ  thì hiệu quả  kinh doanh thấp, DN sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. Tuy   nhiên, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu cao không phải lúc nào cũng thuận  lợi, vì  có thể là do  ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu nhỏ, mà vốn chủ  sở  hữu càng nhỏ  thì mức độ mạo hiểm càng lớn. Hệ số ROE    = Lợi nhuận sau thuế/Tổng nguồn vốn 2.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 2.2.1. Phương pháp so sánh Phương  pháp  so sánh:  Là  phương pháp cơ   bản nhất và  thường xuyên  được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính. Lí do của việc cần so sánh đó là từng con số  đơn lẻ  hầu như  không có ý  nghĩa trong việc kết luận về mức độ tốt, xấu trong tình hình tài chính của DN. SVTH: Nhóm 3 Trang 18
  19. Báo cáo học phần GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh Gốc so sánh: Không gian (đơn vị này với đơn vị khác, khu vực này với khu vực khác) Thời gian (hiện tại với quá khứ) Các dạng so sánh  So sánh bằng số tuyệt đối :  ∆A = A1 – A0 So sánh bằng số tương đối :  Các báo cáo so sánh dựa vào các tiêu chí:   Bên cạnh đánh giá xu hướng biến động của các chi tiêu tài chính , việc so  sánh các chỉ  tiêu tài chính giữa các DN trong cùng ngành với nhau sẽ  giúp nhà  phân tích đánh giá về  điểm mạnh , điểm yếu của DN so với các đối thủ  cạnh  tranh. Nhà phân tích có thể so sánh các chỉ tiêu tài chính của DN phân tích với số  liệu trung bình ngành , từ đó nhận diện vị trí của DN trong ngành. 2.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp thay thế liên hoàn (còn gọi là phương pháp thay thế kiểu mắt  xích) được sử dụng để xác định (tính) mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố  đến  kết qủa kinh tế  khi các nhân tố   ảnh hưởng này có quan hệ  tích số,  thương số  hoặc kết hợp cả  tích và thương với kết quả  kinh tế. Nội dung và trình tự  của   phương pháp này như sau: SVTH: Nhóm 3 Trang 19
  20. Báo cáo học phần GVHD: PGS.TS Bùi Văn Trịnh  ­ Trước hết, phải biết được số  lượng các nhân tốt  ảnh hưởng, mối quan   hệ  của chung với chỉ tiêu phân tích, từ  đó xác định được công thức tính của chỉ  tiêu. ­ Thứ hai, cần sắp xếp thứ tự các nhân tố theo một trình tự nhất định: Nhân  tố số lượng xếp trước, nhân tố chất lượng xếp sau; trường hợp có nhiều nhân tố  số  lượng cùng  ảnh hưởng thì nhân tố  chủ  yếu xếp trước nhân tố  thứ  yếu xếp  sau và không đảo lộn trình tự này. ­ Thứ ba, tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố một theo trình tự nói trên  ­ Nhân tố nào được thay thế, nó sẽ lấy giá trị thực tế từ đó, còn các nhân tố chưa   được thay thế  phải giữ  nguyên giá trị   ở  kỳ  gốc hoặc kỳ  kế  hoạch ­ Thay thế  xong một nhân tố, phải tính ra kết quả  cụ thể của lần thay thế đó, lấy kết quả  này so với (trừ  đi) kết quả  của bước trước nó thì chênh lệch tính được chính là  kết quả do ảnh hưởng của nhân tố vừa được thay thế. ­ Cuối cùng, có bao nhiêu nhân tố phải thay thế bấy nhiêu lần và tổng hợp   ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng với đối tượng cụ thể của phân tích (chính  là chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch hoặc kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. SVTH: Nhóm 3 Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2