Đề tài : Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên
lượt xem 100
download
Cùng với công cuộc quốc tế hoá nền kinh tế và bước đầu gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế WTO, tạo cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội và không ít những khó khăn. Để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường, các doanh nghiệp phải chủ động trong sản xuất nắm bắt các cơ hội và đối phó với những tình huống khó khăn có thể xảy ra. Nhân tố quan trọng quyết định tới điều này đó chính là vốn....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài : Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên
- …………..o0o………….. Đề tài : Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên
- MỤC LỤC M Ụ C LỤ C PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU CHỊU LỬA THÁI NGUYÊN 1.1. Quá tŕnh h́ nh thành và phát triển của công ty cổ phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên 1.1.1. Tên và địa chỉ công ty 1.1.2. Quá tŕnh h́ nh thành và phát triển công ty 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên 1.2.1. Chức năng của công ty cổ phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên 1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty cổ phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên. 1.3. Công nghệ sản xuất một số sản phẩm chủ yếu của công ty. 1.3.1. Quy tŕnh công nghệ sản xuất gạch chịu lửa. 1.3.2. Các bước trong quy tŕnh công nghệ sản xuất gạch chịu lửa. ́ 1.4. Hnh thức tổ chức sản xuất của công ty CP VLCL Thái Nguyên 1.5. Cơ cấu bộ máy quản lư của Công ty CP VLCL Thái Nguyên 1.5.1. Số cấp quản lư của công ty 1.5.2. Mô h́ nh tổ chức cơ cấu bộ máy quản lư 1.5.3. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản lư PHẦN II. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2.1. Hoạt động Marketing của công ty 2.1.1. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ của công ty 2.1.2. Phương pháp định giá và mức giá hiện tại của một số mặt hàng 2.1.3. Hệ thống phân phối và thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ
- của công ty 2.1.4. Các h́ nh thức xúc tiến và đối thủ cạnh tranh của công ty 2.1.5. Nhận xét tnh h́ nh tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing của công ty ́ 2.2. T́ nh h́ nh lao động, tiền lương của công ty 2.2.1. Cơ cấu lao động của công ty 2.2.2. T́ nh h́ nh sử dụng thời gian lao động 2.2.3. Năng suất lao động 2.2.4. Tuyển dụng và đào tạo lao động 2.2.5. Tổng quỹ tiền lương của công ty 2.2.6. Cách xây dựng đơn giá tiền lương 2.2.7. Các phương pháp trả lương của công ty 2.2.8. Nhận xét tnh h́ nh lao động, tiền lương của công ty ́ 2.3. Quản lư vật tư, tài sản cố định 2.3.1. Các nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh 2.3.2. Cách thức xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu 2.3.3. T́ nh h́ nh sử dụng, cấp phát nguyên vật liệu 2.3.4. Cơ cấu và tnh trạng tài sản cố định ́ 2.3.5. T́ nh h́ nh sử dụng tài sản cố định ở công ty 2.3.6. Nhận xét tnh h́ nh sử dụng vật tư và tài sản cố định ́ 2.4. Chi phí và giá thành 2.4.1. Phân loại chi phí và phương pháp tập hợp chi phí của công ty 2.4.2. Giá thành kế hoạch và giá thành thực tế của công ty 2.4.3. Nhận xét tnh h́ nh thực hiện kế hoạch giá thành ́ 2.5. T́ nh h́ nh tài chính của công ty 2.5.1. Phân tích tnh h́ nh biến động về tài sản và nguồn vốn của công ty ́ 2.5.2. Phân tích tnh h́ nh tài chính của công ty ́ 2.5.3. Phân tích kết quả kinh doanh của công ty
- 2.5.4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty 2.5.5. Nhận xét tnh h́ nh tài chính của công ty ́ PHẦN III ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 3.1. Đánh giá và nhận xét chung tnh h́ nh của doanh nghiệp ́ 3.2. Đề xuất một số biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh của công ty LỜI MỞ ĐẦU Cùng với công cuộc quốc tế hoá nền kinh tế và bước đầu gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế WTO, tạo cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội và không ít những khó khăn. Để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường, các doanh nghiệp phải chủ động trong sản xuất nắm bắt các cơ hội và đối phó với những tình huống khó khăn có thể xảy ra. Nhân tố quan trọng quyết định tới điều này đó chính là vốn. Vốn rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp, quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp. Nhưng làm thế nào để vốn có thể phất huy vai trò tích cực của minh? Đó là câu hỏi đặt ra các nhà quản lý doanh nghiệp. Công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có ý nghĩa sống còn của doanh nghiệp. Nhận thức được vai trò to lớn của công tác quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp, nhóm thực tế chúng em đã chọn báo cáo của mình là: “ Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên”.
- PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VẬT LIỆU CHỊU LỬA THÁI NGUYÊN. I. Lịch sử hình thành và phát triển: Đặc điểm chung: Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên Công ty cổ phần tập đoàn Vật liệu chịu lửa Thái nguyên là nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam về các sản phẩm vật liệu chịu lửa ( gạch chịu lửa, bê tông chịu lửa, vữa chịu lửa, sạn chịu lửa ). Sản phẩm vật liệu chịu lửa của Công ty được cung cấp rộng rãi cho thị trường trong cả nước, phục vụ cho nhiều lĩnh vực, trong đó có các ngành như : luyện kim, xi măng, hóa chất, vật liệu xây dựng, gốm sứ, và các ngành công nghiệp khác....
- Bên cạnh đó Công ty còn sản xuất các mặt hàng vật liệu chịu lửa - gạch chịu lửa cao cấp phục vụ cho các đơn vị liên doanh của nước ngoài tại Việt Nam và xuất khẩu sang các nước như : Hàn quốc , Đài loan, Nhật Bản, Indonexia ... Tên Công ty: Công ty Cổ phần Tập đoàn Vật liệu Chịu lửa Thái Nguyên Tên tiếng Anh: Thai Nguyen Fireproof Material Joint Stock Company Biểu tượng của Công ty: Trụ sở chính: Phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Điện thoại: (84-280) 3832043 Fax: (84-280) 3834428 Email: vlcltn@yahoo.com Website: www.vctn.com.vn Giấy chứng nhận ĐKKD: Số 4600346712, đăng ký lần đầu ngày 24/12/2003, thay đổi lần thứ 06 ngày 17/08/2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp Vốn điều lệ: 34.834.880.000 VNĐ Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, mua bán và xuất khẩu các loại vật liệu chịu lửa, vật tư thiết bị phụ tùng và vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, vận tải hàng hoá đường bộ, vận tải hành khách bằng xe taxi. Thiết kế, thi công, sửa chữa và xây lắp các lò công nghiệp. Mua bán sắt thép, dầu, gas, hàng điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng, máy điều hoà không khí, hàng nhôm kính, inox, công nghệ phẩm, hoá mỹ phẩm, thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, vật liệu điện, thiết bị máy nông nghiệp.
- Sửa chữa thiết bị máy công nghiệp, gia công cơ khí. Kinh doanh siêu thị, dịch vụ khách sạn, du lịch, ăn uống. Xây dựng dân dụng, giao thông, kinh doanh bất động sản, đúc kim loại Quyết định thành lập: Công ty Cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên mà tiền thân là Công ty Cổ phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên được thành lập theo quyết định số 158/2003/QĐ – BCN ngày 02 tháng 10 năm 2003 của bộ trưởng bộ công nghiệp. Đăng ký kinh doanh : Số 1703000073 do sở kế hoạch đầu tư Thái Nguyên câp ngày 24 tháng 12 năm 2003. 1. Quá trình hình thành và phát triển: Ngày 01/06/1959 khu liên hợp luyện kim Gang Thép Thái Nguyên được khởi công xây dựng. Khu liên hợp bao gồm các hạng mục của công ty Cổ phần tập đoàn Vật liệu chịu lửa hiện nay. Với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công nhân viên đến ngày 23/10/1961 Nhà máy Vật liệu chịu lửa được thành lập. Gần một năm sau vào 09h sáng ngày 20/07/1965 những sản phẩm vật liệu chịu lửa đầu tiên đã được ra lò. Ngày 20/07 đã trở thành ngày truyền thống của đội ngũ cán bộ công nhân viên nhà máy. Đến năm 1977 khi nguồn than mỡ nung VLCL nhập từ Trung Quốc bị cắt giảm. Nhà máy đã nghiên cứu thành công việc dùng 100% than trong nước vào nung VLCL. Thành công này đã mở ra một triển vọng mới cho sự nghiệp phát triển của công ty nói riêng và Gang Thép nói chung. Ngày 02/10/2003 Bộ trưởng Bộ công nghiệp có quyết định số 158/2003/QĐ- BCN về việc chuyển nhà máy vật liệu chịu lửa thuộc công ty Gang Thép Thái Nguyên thành Công ty Cổ phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên. Đảng bộ nhà máy đã tập trung lãnh đạo vận động 100% cán bộ Đảng viên và công nhân viên chức tham gia mua hết cổ phần ưu đãi. Kết quả chỉ sau một tuần lễ từ 05/11 đến 12/11 nhà máy đã hoàn thành kế hoạch bán cổ phần cho công nhân viên chức. Từ ngày 18 – 19 /12/2003 được sự chỉ đạo của ban thường vụ Đảng uỷ, Tổng giám đốc công ty và sự tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt của các phòng ban chức năng công ty Gang Thép Thái Nguyên nhà máy đã tổ chức đại hội cổ đông thông qua điều lệ công ty cổ phần. Bầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát để thành lập công ty cổ phần Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên. Ngày 01/01/2004 Công ty Cổ phần Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên chính thức đi vào hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ công ty cổ phần. Ngày 16/10/2009 Công ty cổ phần vật liệu chịu lửa Thái nguyên đổi tên thành Công ty cổ phần tập đoàn Vật liệu chịu lửa Thái nguyên. Vị thế của công ty trong ngành CTCP Tập đoàn Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên là một trong những đơn vị hàng đầu về sản xuất vật liệu chịu lửa trong nước. Sản phẩm vật liệu chịu lửa của Công ty được cung cấp rộng rãi cho thị trường trong cả nước, phục vụ cho nhiều lĩnh vực, trong đó có các ngành như : luyện kim, xi măng, hóa chất, vật liệu xây dựng, gốm sứ, và các ngành công nghiệp khác. Cụ
- thể, sản phẩm của Công ty đã tham gia các dự án lớn trong các công trình xây dựng dây chuyền sản xuất xi măng, luyện thép như: dây chuyền nhà máy Xi măng Bỉm Sơn; Xi măng Bút Sơn; Xi măng Hoàng Thạch; Xi măng Tam Động; Lò điện luyện thép - Công ty Gang Thép Thái Nguyên, điều này càng khẳng định vị thế cũng như thương hiệu của Công ty trên thị trường nội địa. Bên cạnh đó, Công ty còn sản xuất các mặt hàng vật liệu chịu lửa cao cấp phục vụ cho các đơn vị liên doanh của nước ngoài tại Việt Nam và xuất khẩu sang các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Indonexia ... Hiện sản phẩm của Công ty gặp phải sự cạnh tranh của hàng Trung Quốc xuất sang Việt Nam. Trong nước, có nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu chịu lửa là đối thủ cạnh tranh của Công ty như CTCP Vật liệu chịu lửa Cầu Đuống, CTCP Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn … Triển vọng phát triển của ngành vật liệu xây dựng Ngành VLXD đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong 2 quý cuối năm 2008 khiến giá trị ngành tăng trưởng âm 0,4% trong cả năm 2008 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bước sang năm 2009, ngành VLXD đã đạt mức tăng trưởng cao, trên 11%. Sở dĩ đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy là do năm 2009, ngành sản xuất VLXD nhận được nhiều hỗ trợ từ gói kích cầu của Chính phủ và hưởng lợi do nhu cầu xây dựng tăng cao khi kinh tế hồi phục bắt đầu từ quý II năm 2009. Triển vọng phát triển của ngành vật liệu xây dựng trong các năm sau nhìn chung là tích cực. Dòng vốn giải ngân các dự án đầu tư công theo kế hoạch của gói hỗ trợ kinh tế của Chính phủ vẫn sẽ tiếp diễn, cộng với tình hình kinh tế vĩ mô ổn định hơn sẽ tiếp tục là những yếu tố hỗ trợ cho ngành. Tuy nhiên, những thách thức trong các năm tới như xu hướng tăng giá nguyên nhiên liệu đầu vào, cạnh tranh mạnh hơn từ số lượng nhà sản xuất ngày càng nhiều ở trong nước và các nhà sản xuất nước ngoài là những yếu tố khiến cho các công ty trong ngành vật liệu xây dựng khó có thể duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận cao như trong năm 2009. 2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần tập đoàn chịu lửa Thái Nguyên: a) Chức năng của công ty: Thực hiện việc kinh doanh theo đúng các ngành nghề đã đăng ký, đúng với các quy định của pháp luật hiện hành phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt là phục vụ công cuộc xoá đói giảm nghèo và công cuộc xây dựng hạ tầng của đất nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. ( Trích điều lệ công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên). b) Nhiệm vụ của công ty:
- - Phải hoàn thành nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, bảo tồn và phát huy hiệu quả các nguồn vốn và tài sản đã được nhà nước và các cổ đông giao cho quản lý, chấp hành đẩy đủ nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác của nhà nước theo quy định. - Thực hiện theo đúng nghị quyết của Đại hội cổ đông, điều lệ của công ty và các nội quy, quy chế của công ty. - Mở rộng liên kết với các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế, phát huy tính ưu việt cảu công ty cổ phần. - Bảo vệ công ty, bảo vệ sản xuất, giữ gìn trật tự an ninh xã hội trên địa bàn hoạt động của đơn vị, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng. Hạch toán và báo cáo trung thực lên các cơ quan cấp trên theo quy định của luật doanh nghiệp. ( Trích điều lệ công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên). 3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty: Bộ máy quản lý của công ty được chia thành hai khối: Khối quản lý: gồm hội đồng quản trị và 5 phòng ban chức năng. Khối sản xuất: gồm 5 phân xưởng sản xuất. Bộ máy quản lý của công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1:Bộ máy quản lý công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên CHỦ TỊCH HĐQT KIÊM TGĐ THÀNH VIÊN THÀNH VIÊN THÀNH VIÊN THÀNH VIÊN HĐQT KIÊM HĐQT KIÊM HĐQT KIÊM HĐQT KIÊM KẾ PTGĐ TKĐT- PTGĐ SX PTGĐ THIẾT BỊ TOÁN TRƯỞNG XDCB TƯ VẤN PHÒNG PHÒNG CÁC PHÒNG PHÒNG PHÒNG THIẾT KINH CHI KHSX TCKD KT-CN KT-TC KẾ ĐT- DOANH NHÁNH XDCB PX PX SẤY PX VÔI CN XN GIA NGUYÊN NUNG ĐÔLÔMIT CÔNG CƠ LIỆU TẠO KHÍ VÀ HÌNH XLCN
- Mô hình tổ chức quản lý của công ty là mô hình trực tuyến - chức năng bao gồm 3 cấp quản lý đó là: quản lý cấp cao, quản lý cấp trung gian và quản lý cấp cơ sở. Nhà lãnh đạo cao cấp cao công ty được sự giúp đỡ của các nhà lãnh đạo chức năng để chuẩn bị quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định. Người lãnh đạo cấp cao công ty chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi công ty. Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên thì Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty là nhà lãnh đạo cấp cao. Những nhà quản trị cấp trung gian hướng dẫn hoạt động hàng ngày của công ty, hình thành và cụ thể hoá các quyết định quản lý cấp cao thành các công việc cụ thể. Bao gồm: phó tổng giám đốc, các uỷ viên hội đồng quản trị và các trưởng phòng. Những nhà quản trị cấp cơ sở là những người giám sát hoạt động của các nhân viên trực tiếp sản xuất để đảm bảo thực hiện chiến lược của quản trị cấp cao và sự ăn khớp với chính sách của cấp quản trị trung gian. Cấp quản trị cơ sở bao gồm quản đốc các phân xưởng. Danh sách Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban giám đốc và Kế toán trưởng: STT Họ và tên Chức vụ Hội đồng quản trị 1 Ông Lê Văn Bình Chủ tịch Hội đồng quản trị 2 Ông Lê Xuân Thăng Ủy viên Hội đồng quản trị 3 Ông Vũ Thanh Hải Ủy viên Hội đồng quản trị 4 Ông Hồ Văn Sơn Ủy viên Hội đồng quản trị 5 Ông Trần Lê Hoàng Ủy viên Hội đồng quản trị Ban Giám đốc 1 Ông Lê Văn Bình Tổng Giám đốc 2 Ông Lê Xuân Thăng Phó Tổng Giám đốc 3 Ông Vũ Thanh Hải Phó Tổng Giám đốc 4 Ông Hồ Văn Sơn Phó Tổng Giám đốc 5 Ông Trần Lê Hoàng Phó Tổng Giám đốc Ban Kiểm soát
- Ông Hoàng Văn 1 Trưởng Ban Kiểm soát Nghệ 2 Ông Uông Sỹ Bính Ủy viên Ban Kiểm soát Bà Nguyễn Thị Bích 3 Ủy viên Ban Kiểm soát Lài Kế toán trưởng Ông Lê Xuân Thăng Kế toán trưởng Các phòng ban chức năng Phòng Kế toán thống kê tài chính Phòng Kế hoạch sản xuất Phòng kinh doanh Phòng Kỹ thuật công nghệ Phòng Quản lý thiết bị Phòng Tổ chức hành chính Phòng Bảo vệ Ban Quản lý dự án Phân xưởng Sấy nung Phân xưởng Nguyên liệu Phân xưởng Tạo hình Phân xưởng Vôi Đôlômít Các đơn vị trực thuộc Công ty Văn phòng Công ty Cổ phần Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên - Phường Cam Giá, TP Thái Nguyên Chi nhánh Hà Nội - Số 102 Thiên Đức, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội Chi nhánh Hồ Chí Minh - 87A/13A1 Phan Văn Hân, F17, Q.Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh Chi nhánh Nhà máy sản xuất vật liệu chịu lửa MgO-C - Phường Cam Giá, TP Thái Nguyên
- Chi nhánh Hải Phòng - Xã Xuân Tiến, huyện An Dương, TP Hải Phòng Chi nhánh Vật liệu chịu lửa và Vật liệu xây dựng Thái Nguyên III - Xã Hồng Tiến, Phổ Yên, Thái Nguyên Chi nhánh Đà Nẵng - 457 Nguyễn Lương Bằng, Liên Chiểu, Đà Nẵng Chi nhánh Ninh Bình - Thị trấn Thiên Tôn, Hoa Lư, Ninh Bình Chi nhánh Xí nghiệp gia công cơ khí và xây lò công nghiệp - Phường Cam Giá - Thành phố Thái Nguyên Công ty con Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: - Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty: phụ trách chung mọi lĩnh vực và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bảo đảm đúng theo điều lệ công ty và luật doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và cổ đông về kết quả sản xuất kinh doanh cảu công ty, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước theo luật định. - Thành viên hội đồng quản trị kiêm phó tổng giám đốc đầu tư xây dựng cơ bản: chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và hội đồng quản trị kết quả các mặt như: thiết kế đầu tư xây dựng cơ bản, công tác đào tạo nghiên cứu khoa học, tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Thành viên hội đồng quản trị kiêm phó tổng giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và tổng giám đốc của công ty về việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và triển khai điều hành sản xuất của công ty. - Phó tổng giám đốc tiết bị: trực tiếp chỉ đạo phân xưởng cơ điện, công tác thiết bị an toàn, bảo hộ lao động và an toàn. - Thành viên hội đồng quản trị kiêm kế toán trưởng: trực tiếp điều hành và chỉ đạo phòng kế toán tài chính, lập kế hoạch và báo cáo kế toán trước hội đồng quản trị và tổng giám đốc. - Thành viên hội đồng quản trị kiêm trưởng phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về mọi mục tiêu, nhiệm vụ của phòng kinh doanh như: tìm kiếm thị trường, tiếp thị quảng cáo, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm cảu công ty. - Xí nghiệp thiết kế và đầu tư xây dựng cơ bản: giúp tổng giám đốc công ty về toàn bộ công tác quản lý dự án đầu tư, tư vấn thiết kế, đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng cơ bản của công ty. - Phòng kinh doanh: chịu sự chỉ đạo của tổng giám đốc, giúp tổng giám đốc công ty phối hợp với phòng kế hoạch sản xuất, xây dựng cân đối việc thực hiện sản xuất kinh doanh. - Phòng kế toán tài chính: lập kế hoạch tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh, kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch
- thu chi tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh và các khoản nộp cho nhà nước. - Phòng kế hoạch sản xuất: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất tháng, năm, lập kế hoạch giá thành sản phẩm; điều độ tác nghiệp sản xuất, kịp thời điều chỉnh vấn đề không hợp lý trong quá trình sản xuất. - Phòng tổ chức hành chính: tổ chức quản lý toàn bộ công tác hành chính văn phòng củâ công ty, công tác bảo vệ tự vệ, đời sống xã hội cho công nhân viên. - Phòng kỹ thuật công nghệ: tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kỹ thuật sản xuất, xây dựng phương án kế hoạch để phát triển công nghệ sản xuất, chế thử sản phẩm mới và đầu tư chiều sâu của công ty. - Phân xưởng nguyên liệu: có nhiệm vụ gia công, chuẩn bị nguyên vật liệu cho phân xưởng tạo hình. - Phân xưởng tạo hình: có nhiệm vụ dập tạo ra bán thành phẩm các loại gạch chịu lửa. - Phân xưởng sấy nung: kiểm tra bán thành phẩm của phân xưởng tạo hình .Bán thành phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được về hầm sấy sau đó xếp vào lò nung, ra lò thành phẩm - gạch chịu lửa và nhập kho thành phẩm . - Phân xưởng vôi - đôlômit : là phân xưởng hoạt động độc lập có kho chứa nguyên vật liệu và kho chứa sản xuất riêng để sản xuất ra các sản phẩm vôi luyện kim, đôlômit luyện kim, bột xây dựng. - Phân xưởng cơ điện: chịu sự chỉ đạo của tổng giám đốc phụ trách công tác thiết bị, sửa chữa gia công, khuôn mẫu, sửa chữa máy móc thiết bị toàn công ty. Ngoài ra còn có các chi nhánh là cơ quan đại diện cho công ty tại tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng. Các chi nhành này có nhiệm vụ tổ chức quảng cáo, giới thiệu chào hàng và tổ chức tiêu thụ các loại sản phẩm vật liệu chịu lửa của công ty . 3. Đặc điểm về nguồn nhân lực của công ty 3.1 Số lượng người lao động trong Công ty Tổng số lao động của toàn Công ty tại thời điểm 30/11/2010 là 777 người, cơ cấu lao động theo trình độ được thể hiện trong bảng sau: Số lượng Tiêu chí Tỷ lệ (%) (người) I. Phân theo trình độ 777 100 1. Trình độ đại học trở lên 103 13,26 2. Trình độ cao đẳng, trung cấp 359 46,20 3. Công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông 315 40,54 II. Phân theo tính chất lao động 777 100 1. Lao động trực tiếp 637 81,98 2. Lao động gián tiếp 140 18,02
- III. Phân theo giới tính 777 100 1. Lao động nữ 272 35,00 2. Lao động nam 505 65,00 Nguồn: VLCL 3.2. Chính sách đối với người lao động a) Chế độ làm việc Thời gian làm việc: Công ty Cổ phần Tập đoàn Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên tổ chức làm việc 8h/ngày, 6 ngày/tuần. Thực hiện nghỉ vào ngày thứ bảy và chủ nhật. Khi có yêu cầu về tiến độ sản xuất, kinh doanh thì nhân viên Công ty có trách nhiệm làm thêm giờ và Công ty có những quy định đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định của nhà nước và đãi ngộ thoả đáng cho người lao động. Nghỉ phép, nghỉ lễ, tết: Thực hiện theo Luật lao động, nhân viên Công ty làm việc với thời gian 12 tháng được nghỉ phép 12 ngày và thời gian không làm việc đủ 12 tháng được tính theo tỷ lệ thời gian làm việc. Ngoài ra cứ 05 năm làm việc tại Công ty nhân viên tiếp tục được công thêm 01 ngày phép trong năm. Nhân viên được nghỉ lễ, tết 08 ngày theo quy định của bộ Luật lao động. Nghỉ ốm, thai sản: Nhân viên Công ty được nghỉ ốm và hưởng lương theo chế độ hiện hành. Trong thời gian nghỉ thai sản, ngoài thời gian nghỉ đúng quy định theo chế độ bảo hiểm còn được hưởng lương cơ bản do Bảo hiểm xã hội chi trả. Môi trường làm việc: Người lao động trong Công ty tuỳ theo tính chất công việc được trang bị đầy đủ các thiết bị, vật dụng cần thiết để phục vụ cho công việc. Lao động tại các công trường đều được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, đúng chủng loại theo quy định b) Chính sách tuyển dụng, đào tạo Tuyển dụng: Mục tiêu tuyển dụng của Công ty là thu hút người lao động có năng lực vào làm việc cho Công ty, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuỳ thuộc vào từng vị trí đảm nhận mà có những tiêu chuẩn quy định phù hợp. Đào tạo: Thường xuyên tổ chức đào tạo mới và đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật về chuyên ngành sản xuất vật liệu chịu lửa. c) Chính sách lương, thưởng, phúc lợi Chính sách lương, thưởng: Công ty thực hiện trả lương theo sản phẩm. Về chính sách khen thưởng, Công ty đã có chính sách khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân và
- tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động SXKD. Những ngày lễ, tết tuỳ theo mức đóng góp người lao động được nhận thưởng xứng đáng với công sức lao động mà họ đã bỏ ra. Chính vì vậy, CBCNV trong Công ty luôn tích cực lao động và có những đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp phát triển của Công ty. Mức lương bình quân của người lao động hiện tại là 2.700.000 VNĐ/tháng. Đây là mức lương trung bình so với các doanh nghiệp cùng ngành nghề đóng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Bảo hiểm và phúc lợi: Việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được Công ty trích nộp đúng theo quy định của pháp luật. 4. Công nghệ sản xuất một số sản phẩm chủ yếu của công ty: a) Quy trình công nghệ sản xuất gạch chịu lửa : Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất gạch chịu lửa: Đất sét Samot Nghiền sàng Máy thái Nghiền lăn Sấy Nghiền Sàng Sàng Cân Nghiền bi Nước Trộn ẩm Ép tạo hình Sấy
- b) Các bước trong quy trình sản xuất gạch chịu lửa : Căn cứ vào tính chất công nghệ và đặc điểm của phương pháp sản xuất gạch chịu lửa qua các khâu chính sau : - Khâu chuẩn bị nguyên vật liệu : Nguyên vật liệu chính của công ty là đất sét chịu lửa và Samốt chịu lửa . - Đất sét mới nhập về sẽ được phân xưởng nguyên vật liệu sơ chế để có được kích cỡ thích hợp (< 1 mm, độ ẩm < 10 % ) . Đất sét được đưa tới máy thái sau đó được sấy để đạt được độ ẩm < 10 % tiếp theo đó được chuyển đến máy nghiền và nghiền, những viên đất sét được nghiền sao cho đảm bảo kích cỡ < 1 mm . Để thực hiện được điều này phải sàng qua sàng 2 mm, khi đạt tiêu chuẩn trên thì đất sét được chuyển sang phân xưởng tạo hình . - Samốt nhập về với kích cỡ lớn cần phải gia công để đạt được kích cỡ < 1 mm; 3 mm ; 5mm tuỳ theo từng loại sản phẩm .Samốt được làm nhỏ bằng mày dập hàm theo gầu lật trên kho xuống nghiền lăn sau đó lại theo gầu lật qua sàng xuống boongke và được chuyển sang phân xưởng tạo hình . Mục đích của khâu này là gia công cỡ hạt samốt và nguyên liệu đất sét theo tiêu chuẩn về kích cỡ và độ ẩm. - Khâu tạo hình : đầu vào của khâu tạo hình là đất sét hoặc samốt tiêu chuẩn về kích cỡ và độ ẩm. Vật liệu được đem cân theo bài phối liệu , đem trộn ẩm theo tỉ lệ tuỳ theo yêu cầu của từng loại sản phẩm .Quá trình trộn ẩm khá quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến quá trình dập và nung sấy. Sau khi đã trộn ẩm xong đến cầu trục cẩu lên boongke chứa để công nhân tạo hình . Rồi tiến hành dập, ép bằng các loại máy như : máy ép thuỷ lực, máy trục khuỷu .Có thể ép thủ công, dập thủ công với những mặt hàng phức tạp và có số lượng ít. Qua công đoạn dập bán thành phẩm được đưa ra phân xưởng sấy nung . - Khâu sấy nung : Bán thành phẩm đựoc chuyển đến đây được xếp lên xe goong tuỳ thep yêu cầu thích hợp và được sấy khô trên các xe goong này , sau đó được đưa đến lò nung tuynel nung ở nhiệt độ cao thường là 1370oC - 1800oC. Nhiệt độ nung tuỳ theo từng loại sản phẩm, mỗi loại sản phẩm có chế độ nung riêng. Sản phẩm sấy xong đem ra lò và chuyển đến kho thành phẩm.
- 5. Khái quát về công tác kế toán của công ty: a) Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty: Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, có hệ thống sổ sách kế toán riêng. Để phù hợp với đặc điểm sản xuất, knh doanh là tập trung và đáp ứng được yêu cầu của công tác hạch toán kế toán, tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp tài liệu kế toán để kiểm tra và ghi sổ, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung, Theo mô hình này, toàn bộ công ty đã tổ chức một phòng kế toán duy nhất để thực hiện toàn bộ công việc kế toán, công việc tài chính và thống kê của công ty. Tại các phân xưởng, không có tổ chức kế toán riêng mà chỉ có nhân viên thống kê làm nhiệm vụ thu nhận kiểm tra các chứng từ cơ bản, ghi chép sổ sách, sau đó chuyển về Phòng kế toán công ty để tiến hành công việc hạch toán. Sơ đồ 3: Bộ máy kế toán của công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp. Kế toán Kế toán vật Phó phòng Kế toán tiêu TSCĐ, kế tư, thống kế toán thụ kiêm toán thanh kê, kế toán kiêm kế thủ quỹ. toán. BHXH toán giá thành. Thống kê phân xưởng và thống kê 2 phòng kế toán. Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán: - Kế toán trưởng: phụ trách chung chỉ đạo, điều hành các kế toán viên, giám sát thực hiện chế độ chính sách tài chính của nhà nước. Tổng hợp, phân tích, đánh giá, mức đọ hoàn thành các chỉ tiêu kế toán tài chính để thực hiện trong năm và đề ra kế hoạch cho năm sau.
- - Phó phòng kế toán kiêm kế toán giá thành, tính lương, bán hàng: tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Tính lương và phân bổ tiền lương, tính các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định. - Kế toán vật tư thống kê và thanh toán BHXH: phân loại vật tư, theo dõi ghi chép tình hình thu mua vật tư, theo dõi tình hình nhập kho đồng thời thống kê số lượng công nhân trong tháng, tổng hợp thanh toán BHXH. - Kế toán thanh toán và kế toán tài sản cố định: theo dõi các khoản phải thu, phải trả cho khách hàng, theo dõi các khoản phải nộp cho nhà nước ( như thuế VAT, thuế nhà đất..) đồng thời theo dõi việc tăng giảm tài sản cố định và phân bổ khấu hao tài sản cố định. - Kế toán tiêu thụ kiêm thủ quỹ: lập báo cáo tiêu thụ của công ty, đồng thời quản lý tiền mặt tại két của công ty. Quan hệ cảu phòng kế toán trong bộ máy của công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên. - Công ty có bộ máy kế toán gọn nhẹ, phòng hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình giúp cho ban lãnh đạo có thể tổ chức sản xuất hợp lý, khoa học, giám sát chặt chẽ tình hình tài chính của công ty. - Trong phòng các khâu thực hiện chặt chẽ với nhau, phòng kế toán tài chính, phòng kỹ thuật và phòng kế hoậch vật tư luôn phối hợp với nhau để xác định được một hệ thống định mức tiêu hao tương đối chính xác tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích sự biến động của giá thành thực tế đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin kinh tế từ chi tiết đến tổng hợp phục vụ cho công tác quản lý và điều hành trong doanh nghiệp. - Thông qua các tài liệu ghi chép tiến hành phân tích, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, giám sát tình hình sử dụng vốn, bảo toàn vốn, tính toán giá thành, hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện các nghĩa vụ ngân sách và công tác thanh toán. b) Hình thức tổ chức công tác kế toán tại công ty: Để đảm bảo cho công tác hạch toán kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên được diễn ra thống nhất, thuận lợi và hiệu quả thì công tác kế toán được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Hình thức này tạo điều kiện cho việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự lãnh đạo của bộ máy quản lý của đơn vị. Theo đó mọi công tác kế toán của công ty được tập trung tại phòng kế toán. Từ khâu xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán chi tiết, ghi số kế toán tổng hợp đến việc lập các báo cáo kế toán và phân tích số liệu. Tuy nhiên ở các phân xưởng sản xuất sẽ ghi chép, tập hợp số liệu ban đầu để gửi tới phòng kế toán. Nhân viên thống kê phân xưởng này thuộc biên chế cảu phân xưởng, do phân xưởng quản lý về con người nhưng phần nghiệp vụ do phòng kế toán quản lý, hướng dẫn, kiểm tra. c) Chế độ kế toán đang áp dụng và phương pháp hạch toán: Công ty hạch toán kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ. Việc hạch toán kế toán được thực hiện trên máy tính sử dụng phần mềm Bravo. Công ty đã áp dụng các chế độ kế toán sau:
- - Niên độ kế toán: từ ngày 1/1/N đến ngày 30/12/N. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép sổ sách là: VNĐ. - Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Hạch toán theo phương pháp nhật ký chứng từ: sử dụng nhật ký chứng từ số 1, nhật ký chứng từ số 2, nhật ký chứng từ số 5, nhật ký chứng từ số 10, bảng kê số 1, bảng kê số 2, bảng kê số 3. - Tính giá trị vốn xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. - Kế toán khấu hao theo phương pháp đường thẳng. - Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn. Trình tự hạch toán theo hình thức nhật ký chứng từ được phản ánh theo sơ đồ sau: Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ: Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Sổ, thẻ kế Bảng kê toán chi tiết Bảng tổng Sổ cái hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH ( Nguồn phòng kế toán – tài chính) Trình tự cụ thể của quá trình hạch toán tại công ty: hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình phần mềm kế toán các thông tin được tự động cập nhật vào các bảng kê và các nhật ký chứng từ. Thông tin lại tiếp tục được cập nhật vào các sổ cái theo lập trình của phần mềm. Cuối tháng phần mềm tự động đưa ra các báo cáo tài chính. d) Hệ thống sổ sách, báo cáo sử dụng tại công ty:
- Tại công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên, hệ thống sổ sách sử dụng đáp ứng nhu cầu cho từng phần hành kế toán bao gồm: bảng phân bổ, bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ cái, thẻ kho, sổ kế toán chi tiết,… Tổ chức hệ thống báo cáo: định kỳ (tháng, quý, năm), công ty lập các báo cáo kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính quy định chế độ báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp bao gồm: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính. PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VẬT LIỆU CHỊU LỬA THÁI NGUYÊN. I. Tình hình vốn kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 1. Tình hình vốn kinh doanh nói chung Đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên nói riêng, vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới mọi hoạt động của công ty, quyết định tới sự thành bại của công ty. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có các yếu tố: Sức sản xuất, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Đó là yếu tố cần thiết của bất kỳ nền sản xuất nào. Vì vậy các doanh nghiệp cần có tiền để mua tư liệu sản xuất, để trả lương cho công nhân và các chi phí khác. Tiền tệ là hình thái vốn ban đầu của doanh nghiệp. Số tiền này do chủ doanh nghiệp bỏ ra ngay từ khi thành lập doanh nghiệp và có thể có một phần được hình thành từ nợ vay. Vốn của công ty là toàn bộ số tiền ban đầu mà công ty ứng ra và các quá trình tiếp theo cho sản xuất kinh doanh gọi là vốn. Từ năm 2009, công ty chuyển từ công ty cổ phần vật liệu chịu lửa sang công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên, do quy mô sản xuất mở rộng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài “Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước”
76 p | 2460 | 1538
-
Đề tài “Phân tích tình hình họat động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Huyền Anh”
28 p | 1340 | 678
-
Đề tài “ Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính tại Công Ty TNHH Giao Nhận Hàng Hoá JuPiTer Pacific Chi nhánh Hà Nội”
81 p | 630 | 370
-
Đề tài “Phân tích tình hình chi phí và lợi nhuận tại công ty TNHH xây dựng - thương mai - vận tải Phan Thành”
39 p | 1101 | 311
-
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH liên doanh công nghiệp thực phẩm An Thái
61 p | 647 | 285
-
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia
52 p | 484 | 234
-
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính tại Công Ty TNHH Giao Nhận Hàng Hoá JuPiTer Pacific Chi nhánh Hà Nội
83 p | 455 | 215
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình xuất khẩu gạo và giải pháp phát triển cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (Angimex)
84 p | 480 | 73
-
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh và ứng dụng TMDT tại công ty tầm cao
29 p | 283 | 67
-
Đề tài: "Phân tích tình hình cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư và một số biện pháp nâng cao tình hình cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư tại Công ty cao su sao vàng".
77 p | 215 | 64
-
Đề tài: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Phòng giao dịch Càng Long
40 p | 216 | 58
-
Đề tài: Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam PVC
74 p | 174 | 50
-
Đề tài: Phân tích công cụ tài chính Công ty Dược Imexpharm
21 p | 151 | 30
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân tích tình hình cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư và một số biện pháp nâng cao tình hình cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư tại Công ty cao su Sao Vàng
76 p | 166 | 29
-
Đề tài " Phân tích tình hình kinh doanh và đóng thuế của công ty xây dựng "
15 p | 160 | 24
-
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của các công ty thuộc nhóm ngành chứng khoán
23 p | 215 | 17
-
Đề tài: Phân tích tình hình kinh tế Việt Nam trong 5 năm dựa theo những chỉ tiêu cơ bản
13 p | 168 | 12
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
26 p | 9 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn