Thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Càng Long – Trà Vinh<br />
Tài liệu được cung cấp bởi thành viên http://clubtaichinh.net<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU <br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài Phấn đấu đến năm 2020, Trà Vinh đưa kinh tế biển phát triển mạnh, đóng góp khoảng 60%GDP toàn tỉnh với mục tiêu phát triển mạnh lĩnh vực thủy sản. Về khai thác hải sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tỉnh sẽ chú trọng đầu tư phát triển và hiện đại hóa từng bước đội tàu khai thác hải sản xa bờ, thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư tăng số lượng tàu khai thác ở ngư trường xa bờ và vùng biển quần đảo Trường Sa; hỗ trợ ngư dân làm nghề đáy biển; thực hiện tốt các chính sách miễn giảm thuế và phí, lệ phí đối với tàu khai thác hải sản xa bờ, khuyến khích đầu tư đóng mới hoặc nâng cấp vỏ máy tàu có công suất từ 90CV trở lên; tăng cường hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản như thả con giống để tái tạo nguồn lợi, quản lý, khai thác và bảo vệ các khu vực tôm, cá bố mẹ, các bãi giống tự nhiên, thanh tra và xử lý đúng theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm; hình thành các tổ, đội nghiên cứu khai thác biển, tiến tới hình thành trung tâm nghiên cứu về biển. Nước ta hiện nay là thành viên của WTO, chúng ta đang hoà mình vào sân chơi chung của thế giới nên vấn đề đặt ra là phải không ngừng phát triển mới hội nhập được và Ngân hàng là nơi đóng vai trò quan trọng trong quá trình CNH - HĐH đất nuớc. Một trong những mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng là đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế, xã hội. Theo chương trình của Đảng và Chính phủ. Vì vậy hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Phòng Giao Dịch Càng Long nói riêng cần phải tăng cường hoạt động có hiệu quả để tiếp cận được nhiều khách hàng. Là một huyện đầu não của Trà Vinh, Càng Long được thiên nhiên ưu đãi, , đất đai màu mỡ, dân chúng đa số sống bằng nông nghiệp song bên cạnh đó cùng với sự phát triển về nông nghiệp, thì các ngành thương nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp cũng khá phát triển.<br />
<br />
GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Thanh Tùng<br />
<br />
1<br />
<br />
SVTH: Bùi Thị Ngọc Trân<br />
<br />
Thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Càng Long – Trà Vinh<br />
Tài liệu được cung cấp bởi thành viên http://clubtaichinh.net<br />
<br />
Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước không ngừng thay đổi những chính sách phù hợp với nền kinh tế đất nước, nhờ vậy huyện Càng Long không ngừng phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, một mặt nền kinh tế, cơ sở hạ tầng dần được cải thiện. Mặt khác, Luật Doanh Nghiệp có hiệu lực cùng với các chính sách khuyến khích đầu tư của Trung Ương và Tỉnh nên ngày càng nhiều doanh nghiệp được thành lập và mở rộng kinh doanh, nhu cầu vốn chi nền kinh tế Tỉnh nhà nói chung và Càng Long nói riêng không ngừng tăng lên.Tuy nhiên hiện nay, thị trương vốn chưa phải là kênh phân bổ vốn một cách có hiệu quả của nền kinh tế do đó vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế vẫn phải dựa vào nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng. Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển như ngày nay thì Ngân hàng là nơi cung cấp vốn giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hộ gia đình làm ăn có hiệu quả. Do đó để điều hoà được lượng lưu thông về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời đáp ứng nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế trong xã hội, là một vấn đề rất nan giải cho các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Phòng Giao Dịch Càng Long nói riêng. Mặt khác, để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra,ngân hàng phải phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán điều kiện kinh doanh trong thời gian tới và vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình kinh doanh sẽ giúp cho các ngân hàng thấy rõ thực trạng kinh doanh hiện tại, xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình hoạt động kinh doanh. Từ đó, có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả huy động vốn và hiệu quả hoạt động tín dụng. Đó chính là lý do mà em chọn đề tài: “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Phòng Giao Dịch Càng Long ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu chung. Khái quát về quá trình phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn, từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long trong 3 năm 2008-2010.<br />
<br />
GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Thanh Tùng<br />
<br />
2<br />
<br />
SVTH: Bùi Thị Ngọc Trân<br />
<br />
Thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Càng Long – Trà Vinh<br />
Tài liệu được cung cấp bởi thành viên http://clubtaichinh.net<br />
<br />
Mục tiêu cụ thể. Đề tài gồm có những mục tiêu cụ thể sau: - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Phòng Giao Dịch Càng Long qua 3 năm 2008-2010 theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế và theo thời gian. - Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của chi nhánh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL huyện Càng Long - Đánh giá những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của chi nhánh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL huyện Càng Long. - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn. - Đề xuất một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. 3. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi không gian. Đề tài chỉ phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Phòng Giao Dịch Càng Long. Phạm vi thời gian Phạm vi nghiên cứu là những hoạt động tín dụng ngắn hạn trong khoảng thời gian ba năm 2008-2010. 4. Phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở kiến thức học ở trường, tích luỹ trong thời gian thực tập, tổng hợp với sách báo, tạp chí, em đã sử dụng các phương pháp sau đây trong phân tích đề tài: Phương pháp thu thập số liệu. Phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo hoạt động kinh doanh của Phòng Giao Dịch, các số liệu phản ánh tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua ba năm: 2008-2010 Phương pháp phân tích số liệu. - Sử dụng phương pháp so sánh: + So sánh tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa chỉ số kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế: (kỳ sau – kỳ gốc) GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Thanh Tùng<br />
3<br />
<br />
SVTH: Bùi Thị Ngọc Trân<br />
<br />
Thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Càng Long – Trà Vinh<br />
Tài liệu được cung cấp bởi thành viên http://clubtaichinh.net<br />
<br />
ΔF = F1 – F0 + So sánh tương đối là kết quả của phép chia giữa tỉ số các kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế: (kỳ sau – kỳ gốc)/kỳ gốc * 100 ΔF = ((F1 – F0)/F0)) x 100 5. Bố Cục Đề Tài. Bố cục đề tài gồm 3 chương: - Chương 1: Giới thiệu khái quát về Ngân Hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL Phòng Giao Dịch Càng Long. - Chương 2: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL Phòng Giao Dịch Càng Long qua 3 năm 2008-2010 - Chương 3: Nhận xét và kiến nghị.<br />
<br />
GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Thanh Tùng<br />
<br />
4<br />
<br />
SVTH: Bùi Thị Ngọc Trân<br />
<br />
Thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Càng Long – Trà Vinh<br />
Tài liệu được cung cấp bởi thành viên http://clubtaichinh.net<br />
<br />
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PHÒNG GIAO DỊCH CÀNG LONG – TRÀ VINH. 1.1 Tổng quan về đơn vị thực tập 1.1.1. Tình hình kinh tế chung của huyện Càng Long Huyện Càng Long thuộc tỉnh Trà Vinh, phía Bắc giáp với huyện Vũng Liêm, phía Nam giáp với huyện Tiểu Cần, phía Tây giáp với huyện Cầu Kè, phía Đông giáp với Cổ Chiên và một phần thị xã Trà Vinh. Huyện chia thành hai cánh bởi quốc lộ 53 bao gồm cánh A và cánh B, toàn huyện có diện tích 288,35 Km2 với địa hình có nhiều song ngòi chằn chịt, đất đai tốt nên việc sản xuất nông nghiệp thuận lợi. Huyện Càng Long lại là cửa ngỏ của tỉnh Trà Vinh và cũng có thể nói là vùng lúa trọng điểm của tỉnh với 23.117 ha đất nông nghiệp. Toàn huyện gồm 14 xã và một thị trấn. Trong đó, thì người Khơme chiếm chủ yếu ở 3 xã là: Phương Thạnh, Bình Phú, Huyện Hội. Đây là 3 xã nghèo thuộc chương trình 135 của Chính Phủ. Càng Long là một huyện quanh năm có nước ngọt nên thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh,... . Bên cạnh đó sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng khá phát triển là ngành xay xát lương thực, cưa sẻ gỗ, cơ khí sửa chữa, các nghề truyền thống như đan lát, dệt chiếu lát, làm chuồn chuồn, xe sợi dừa được củng cố duy trì và sản xuất hiệu quả. Thương mại dịch vụ có nhiều chuyển biến mới, hoạt động thích ứng với cơ chế thị trường, đã quy hoạch chợ huyện với chợ xã, tiến hành sắp xếp cải tạo và mở rộng một số chợ theo quy hoạch. Từ đó huyện đã tạo điều kiện phát triển các ngành nghề thương mại dịch vụ, mở rộng thị trường nông thôn phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, đưa giá trị dịch vụ tăng bình quân 9,5 %. Về hoạt động tổ chức tín dụng, việc quản lý thu chi ngân sách thực sự đi vào nguyên tắc luật ngân sách, chỉ đạo thu hút các nguồn hàng năm đạt 97 % trở lên. Đi cùng với lĩnh vực kinh tế thì hoạt động văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ trong việc phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ nhân dân.<br />
<br />
GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Thanh Tùng<br />
<br />
5<br />
<br />
SVTH: Bùi Thị Ngọc Trân<br />
<br />