Đề tài: Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam PVC
lượt xem 50
download
Đề tài: Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam PVC trình bày tình hình chung và điều kiện kinh doanh chủ yếu của PVC và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam PVC
- MỞ ĐẦU Dầu khí vẫn sẽ là nguồn năng lượng chính của nền kinh tế thế giới cũng như của Việt Nam trong các thập kỷ tới. Thị trường Dầu khí ngày càng biến động nhanh, khó dự báo và chịu sự chi phối, ảnh hưởng của nhiều yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội khu vực và trên thế giới. Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam)- tập đoàn kinh tế hùng mạnh hàng đầu đất nước. Tổng công ty đang nỗ lực vươn lên trở thành một doanh nghiệp xây lắp chuyên ngành, chủ lực của PetroVietnam, có trình độ quản lý và công nghệ mang tầm quốc tế trong xây lắp chuyên ngành dầu khí và các công trình công nghiệp dân dụng quy mô lớn. Trưởng thành qua từng công trình, dự án, từ vai trò thầu phụ cho các nhà thầu quốc tế, PVC đã vươn lên trở thành Tổng thầu EPC thực hiện các công trình có quy mô ngày càng lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp. PVC cũng tiếp tục khẳng định được thế mạnh trong lĩnh vực xây lắp chuyên ngành dầu khí qua việc thực hiện thi công hầu hết các dự án về vận chuyển, tàng trữ dầu và khí theo hình thức EPC. Cùng với sự lớn mạnh của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, PVC đã luôn biết tận dụng cơ hội, lợi thế của mình để hội nhập, với chính sách “đi tắt, đón đầu” và quyết tâm chính trị của Đại hội đại biếu Đảng bộ Tổng công ty l ần thứ X, nhiệm kỳ 2010-2015 là “Đồng tâm hiệp lực, đổi mới quyết liệt, tăng t ốc phát triển, phấn đấu trở thành Tập đoàn Công nghiệp- Xây dựng số 1 Việt Nam”. Với mục tiêu cụ thể là tập trung vào 3 lĩnh vực mũi nhọn: xây lắp, sản xuất công nghiệp và kinh doanh bất động sản. Phấn đấu đến năm 2015: vốn điều lệ đạt 10.000 tỷ đồng, tổng doanh thu năm đạt 35000 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận/vốn điều lệ đạt trung bình 20%. Thu nhập bình quân toàn tổ hợp 15 triệu đồng /người/tháng. Để đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp, đồng bộ, có trình độ chuyên môn kỹ thuật hàng đầu Việt Nam và ngang tầm khu vực, đủ năng lực quản lý, điều hành hiệu quả các hoạt động SXKD trong và ngoài nước. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong 3 giải pháp của Tổng công ty đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025. Đột phá về phát triển nhân lực là tổng thể các giải pháp nhằm đem lại sự thay đổi cơ bản về bản chất, cơ cấu và logic phát triển, quá trình phát triển của PVC được thực hiện bằng con người và vì con người, vì vậy quản trị nguồn nhân lực phải là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì con người của PVC nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức cũng như mọi thành viên PVC. Để thực hiện được mục tiêu và giải pháp nói trên, cần phải nghiên cứu, dự báo thị trường, đồng thời quản trị tốt các yếu tố sản xuất, áp dụng công nghệ mới để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và doanh lợi. Một trong những công cụ của nhà quản trị là phải tiến hành phân tích hoạt động sản xuất- kinh doanh tốt. Do vậy, trong phạm vi nhiện vụ của mình , nhóm em xin thực hiện đồ án “Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC” 1
- Nội dung đồ án gồm 2 chương: CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA PVC. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM– PVC Do thời gian cũng như kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá, đóng góp ý kiến và chỉ bảo của các thầy cô trong Bộ môn . Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên thực hiện 2
- CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CHỦ YẾU CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVC) 3
- 1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) 1.1.1. Giới thiệu về Tổng công ty Tên công ty: + Tên thương mại : Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam + Tên tiếng anh : PETROVIETNAM CONSTRUCTION JOINT STOCK CORPORATION + Tên viết tắt : PVC + Tên giao dịch : PV CONSTRUCTION J.S.C Hình thức pháp lý: + Công ty cổ phần có cổ phần chi phối của nhà nước. + Vốn điều lê: 4.000.000.000.000 (bôn nghìn tỷ đồng ). ̣ ́ + Hình thức hoạt động: Mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Địa chỉ giao dịch: + Địa chỉ giao dịch :: Tầng 25 , toà nhà CEO , Lô HH2-1 , Khu đô thị Mễ Trì Hạ, đường Phạm Hùng , Từ Liêm , Hà Nội . + Điện thoại : 04-3768 9291/3/4/5 ” + Fax : 04-3768 9290/37689867 + Email : vanphong@pvc.vn + Website : www.pvc.vn 1.1.2 Các giai đoạn phát triển của PVC Giai đoạn 1983 – 1995: Tiền thân của Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam là Xí nghiệp liên hợp dầu khí, ra đời từ 08 / 1983 với nhiệm vụ chủ yếu là chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho ngành dầu khí. Ngày 14 tháng 09 năm 1983, Tổng cục dầu khí đã quyết định số 1069 / DK – TC thành lập Xí nghiệp liên hợp xây lắp dầu khí trên cơ sở Binh đoàn 318 chuyển sang, với gần 1200 cán bộ chiến sĩ và 50 cán bộ kỹ sư – công nhân kỹ thuật từ các viện, các trường đại học trong cả nước. Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp liên hợp xây lắp dầu khí là: Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng phục vụ cho quá trình tìm kiếm và khai thác dầu khí, công trình chuyên dụng vận chuyển, tàng trữ xăng dầu, hoá chất….. Sau 12 năm hoạt động, Ngày 19 tháng 09 năm 1995 Tổng công ty dầu khí Việt Nam ra quyết định số 1254 / DK – TCNS đổi tên Xí nghiệp liên hợp xây l ắp dầu khí thành Công ty Thiết kế và Xây dựng dầu khí (PVECC). Ngành nghề kinh doanh chủ yếu cuả PVECC là: Gia công, chế tạo, lắp đặt chân đế giàn khoan và các kết cấu kim loại, thiết kế chế tạo lắp đặt các bồn bể chứa xăng dầu, khí hoá lỏng và các bình chịu áp lực, lắp đắt các đường ống dẫn xăng dầu, khí hoá lỏng và hệ thống ống công nghệ….. Giai đoạn 1995 – 2005: Qua 10 năm hoạt động, ngày 17/03/2005 Bộ trưởng Bộ công nghiệp phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển Công ty Thiết kế và Xây dựng dầu khí 4
- thành Công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PV Cons). Trong quá trình hình thành và phát triển PV Cons đã tạo ra hàng nghìn sản phẩm xây dựng có chất l ượng cao, được đánh giá là một trong những công ty mạnh trong lĩnh vực xây l ắp công trình dân dụng và công nghiệp, nhất là các công trình chuyên ngành dầu khí. PV Cons đã chế tạo phần lớn các chân đế giàn khoan, khảo sát đánh giá các kết cấu công trình nước ngoài. Là đơn vị hàng đầu trong nước về lĩnh vực thi công, lắp đặt đường ống dẫn khí, thiết kế và thi công các hệ thống chứa xăng dầu – hoá chất, khí hoá lỏng và trạm phân phối khí. Với đội ngũ kỹ sư, thợ lành nghề và thiết bị tiên tiến hiện đại nhiều dự án đã được thực hiện trong các lĩnh vực như: Xây dựng căn cứ dịch vụ dầu khí trên bờ biển Vũng Tàu, đảm nhiệm 50% khối lượng chế tạo và 70% công tác sửa chữa chân giàn đế khoan cho Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsopetro, tham gia lắp đặt tuyến ống dẫn khí Long Hải – Bà Rịa, Bà Rịa – Phú Mỹ và hệ thống tồn trữ khí khô – khí hoá lỏng, hệ thống thấp áp cho các nhà máy công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai, tham gia thi công xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất và đê chắn sóng tại Quảng Ngãi ….. Giai đoạn 2005 – 2007: Ngày 26 tháng 10 năm 2007, Tâp đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam thông qua dề án chuyển đổi công ty CP Xây lắp Dầu khí thành Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Ngày 21 tháng 11 năm 2007, Đại hội đồng cổ đông bất thường của công ty cổ phần xây lắp dầu khí đã chính thức thông qua đề án chuyển đổi công ty thành Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tổng công ty PVC là thành viên cuả Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ của một doanh nghiệp thành viên theo quy định của Pháp luật và Điều lệ cuả Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam trong tổ hợp các doanh nghi ệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, là một trong các hình thức của nhóm công ty, có chức năng trực tiếp sản xuất kinh doanh và đầu tư vào các doanh nghiệp khác, hoạt động theo Quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy đ ịnh pháp luật khác có liên quan, thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn góp / đầu tư vào các công ty con và công ty liên kết. Đây là mốc son quan trọng đánh dấu bước phát triển vượt bậc của PVC cả về lượng và chất. Mốc son mới với sức mạnh mới, PVC tin t ưởng vào thành tích đã đạt được và dưới sự chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẽ vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ và xứng đáng là một trong những đơn vị mạnh của ngành dầu khí Việt Nam. Giai đoạn 2007 – nay: Ngày 27/06/2008, Đại hôi cơ đông thường niên Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỷ đồng. Ngày 16/05/2009, Đại hội đồng cổ đông thường niên Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam thông qua kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và Chiến lược phát triển đến năm 2015, định hướng đến năm 2025. Tháng 08 / 2009, PVC đã niêm yết 150.000.000 cổ phiếu thành công với mã 5
- chứng khoán là PVX và cơ cấu lại khoản đầu tư góp vốn tại các công ty như: Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế dầu khí (PVE), Công ty cổ phần xây dựng dầu khí Nghệ An (PVA), Công ty cổ phần xây dựng sông Hồng (ICG). Thực hiện thành công công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp, bao gồm chuyển đổi, thành lập mới nhiều doanh nghiệp, cơ cấu lại các khoản đầu tư, đưa 11 mã cổ phiếu của công ty thành viên niêm yết và giao dịch thành công trên sàn giao dịch chứng khoán. 20/02/2010 Đại hộ đồng cổ đông bất thường Tổng công ty Cở phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 2.500 tỷ đồng. 2012 Đại hộ đồng cổ đông bất thường Tổng công ty Cở phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 4000 tỷ đồng. Uy tín, thương hiệu của PVC được khẳng định thông qua việc thực hiện tốt các công trình, dự án trọng điểm quốc gia Nhà máy đạm Phú Mỹ, Nhà máy điện Nhơn Trạch, cụm khí điện đạm Cà Mau, dự án nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn và nhà máy lọc dầu Dung Quất, Văn phòng Viện Dầu khí, trụ sở Bộ Nội vụ, trung tâm tài chính dầu khí miền Trung, rạp Kim Đồng ….. Ngoài ra, Tổng công ty đã và đang thi công rất nhiều công trình kỹ thuật hạ tầng, công trình công nghiệp và dân dụng thuộc nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế khác nhau và yêu cầu kỹ thuật đa dạng như: Chung cư cao cấp CT10-11 (The Times Tower), khu đô thị Văn Phú- Hà Đông, Chung cư Petroland Q.2, TP. Hồ Chí Minh, nhà máy sản xuất ống thép hàn thẳng …..PVC luôn chú trọng cho công tác đầu tư về con người và công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh. Trong thời gian tới, PVC xác định mục tiêu trở thành một Tổng công ty xây lắp chuyên ngành, chủ lực của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam có trình độ quản lý và công nghệ mang tầm Quốc tế trong xây lắp chuyên ngành dầu khí, đặc biệt là các công trình dầu khí trên biển. Đến nay, qua 30 năm hình thành và phát triển, đặc biệt từ năm 2007 trở lại đây, PVC đã khẳng định uy tín, năng lực vượt trội trên các công trình trọng điểm của ngành Dầu khí và đất nước. Từ Căn cứ Dịch vụ Tổng hợp trên bờ tại Vũng Tàu, đến các công trình Đường ống dẫn khí từ Long Hải về các khu công nghiệp Phú Mỹ, Mỹ Xuân, Đồng Nai; các công trình trọng điểm quốc gia như Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch I, Cụm khí điện đạm Cà Mau, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I và mới nhất là Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I và Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình II… đều ghi dấu vai trò quan trọng của Tổng Công ty PVC. Trưởng thành qua từng công trình, dự án, từ vai trò thầu phụ cho các nhà thầu quốc tế, PVC đã vươn lên trở thành Tổng thầu EPC thực hiện các công trình có quy mô ngày càng lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp như: Tổng kho LPG Gò Dầu, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình II, Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch II, Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Phú Thọ, Nhà máy Xơ sợi Tổng hợp Polyeste Đình Vũ… Bên cạnh đó, PVC cũng tiếp tục khẳng định thế mạnh trong lĩnh vực xây lắp chuyên ngành Dầu khí qua việc thực hiện thi công hầu hết các dự án về vận chuyển, tàng trữ dầu và khí theo hình thức EPC như Kho xăng dầu Cù Lao Tào, Kho chứa LPG và trạm xuất xe bồn Dung Quất… 6
- Cùng với việc củng cố, phát triển các lĩnh vực thế mạnh truyền thống như xây dựng hệ thống tàng trữ, vận chuyển các sản phẩm Dầu khí, cơ khí lắp đặt và chế tạo các thiết bị Dầu khí… PVC còn khẳng định thương hiệu của mình trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp và dân dụng. PVC có bước tiến vượt bậc trong công nghệ xây dựng nhà cao tầng và siêu cao tầng quy mô lớn như: Tổ hợp khách sạn Dầu khí Việt Nam, Trung tâm Tài chính Dầu khí, Văn phòng Viện Dầu khí, Toà nhà Dầu khí Phú Mỹ Hưng, Khách sạn Dầu khí Vũng Tàu, Cao ốc văn phòng Dragon Tower… Trên những chặng đường đã qua, Tổng Công ty và các đơn vị thành viên đã không ngừng trưởng thành, góp phần vào sự phát triển chung của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và của đất nước. “Mục tiêu lớn, đòi hỏi những nỗ lực lớn” là mục tiêu toàn thể tập thể lãnh đạo và CBCNV của PVC đều thấu hiểu. Với nền tảng vững chắc đã tạo dựng trên chặng đường phát triển và sự quyết tâm c ủa “người PVC”, Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam quyết tâm tiếp tục khắc ghi những dấu ấn trên chặng đường mới, góp phần vào sự phát triển chung của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và sự phát triển thịnh vượng của đất nước. Quá trình phát triển của Tổng Công ty đã ghi dấu những cống hiến không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Minh chứng cho những đóng góp lớn lao đó, PVC đã được Đảng, Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như Huân chương Lao động hạng Nhất, Danh hiệu Anh hùng Lao động… 1.1.3. Lĩnh vực kinh doanh a. Xây lắp chuyên ngành dầu khí - Gia công chế tạo, lắp đặt các chân đế giàn khoan và các kết cấu kim loại khác; - Thiết kế, chế tạo các bồn chứa xăng dầu, khí hoá lỏng, chứa nước, bồn chịu áp lực và hệ thống ống công nghệ; - Sản xuất các sản phẩm cơ khí, chống ăn mòn kim loại, bảo dưỡng và sửa chữa các chân đế giàn khoan, tàu thuyền và các phương tiện nổi; - Gia công ren ống, sản xuất khớp nối, đầu nối và các phụ kiện phục vụ trong lĩnh vực khoan, khai thác dầu khí, công nghiệp; - Khảo sát, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình dầu khí (ngoài biển và trên đất liền), các công trình dân dụng và công nghiệp; - Đầu tư xây dựng: Các nhà máy chế tạo cơ khí thiết bị phục vụ ngành dầu khí; các nhà máy đóng tàu vận tải dầu, khí, hoá chất, nhà máy đóng giàn khoan; các nhà máy xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng; - Lắp đặt, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa các công trình dầu khí (ngoài khơi và trên biển), các chân đế giàn khoan, các kết cấu kim loại, các bồn bể chứa (xăng dầu, khí hoá lỏng, nước), bình chịu áp lực và hệ thống công nghệ, các công trình dân dụng và công nghiệp; - Đóng giàn khoan trên đất liền, ngoài biển. b. Xây dựng dân dụng 7
- Tổng thầu EPC các dự án xây dựng văn phòng, khách sạn và chung cư cao cấp, đặc biệt nhà kết cấu thép, nhà cao tầng và siêu cao tầng. - Tổng thầu EPC các dự án xây dựng dân dụng; - Đầu tư, xây dựng các dự án cầu đường, công trình dân dụng; - Khảo sát, thiết kế, tư vấn đầu tư xây dựng các công trình dân dụng - Tư vấn đầu tư xây dựng các công trình dân dụng; - Đầu tư công nghệ cao trong lĩnh vực xây dựng nhà cao tầng; c. Xây dựng công nghiệp - Tổng thầu EPC các dự án xây dựng công nghiệp - Đầu tư, xây dựng các dự án hạ tầng và công nghiệp; - Khảo sát, thiết kế, tư vấn đầu tư xây dựng các công nghiệp vừa và nhỏ; - Lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị công nghệ, thiết bị điều khiển, t ự đ ộng hoá trong các nhà máy công nghiệp; - Kinh doanh vật tư thiết bị xây dựng, dầu khí; - San lấp mặt bằng; - Xây dựng các công trình thuỷ lợi, đê kè, bến cảng; - Lắp đặt các hệ thống đường dây tải điện đến 35KV, các hệ thống điện dân dụng và công nghiệp khác; - Khoan phá đá nổ mìn, khai thác mỏ, sản xuất, kinh doanh vật liệu và trang thiết bị xây dựng; - Đóng tàu vận tải dầu, khí, hoá chất; - Đầu tư xây dựng các nhà máy xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng. d. Đầu tư khu công nghiệp và đô thị - Đầu tư xây dựng khu công nghiệp; - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông; - Đầu tư xây dựng khu đô thị; - Đầu tư kinh doanh nha ở và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật. e. Đầu tư bất động sản - Đầu tư xây dựng văn phòng, nhà ở, khách sạn, siêu thị… - Đầu tư kinh doanh các các công trình thuỷ lợi, đê kè, cảng sông, c ảng bi ển, cầu đường, công trình dân dụng và công nghiệp; - Kinh doanh đô thị và văn phòng, siêu thị và nhà ở; - Kinh doanh các cơ sở hạ tầng kỹ thuật. 1.2. Điều kiện địa lí tự nhiên – kinh tế xã hội của Tổng công ty 1.2.1. Điều kiện địa lý Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam có trụ sở chính tại Tòa nhà CEO, đường Phạm Hùng, Từ Liêm, TP Hà Nội là đơn vị trực thuộc của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Hà Nội là trung tâm văn hoá- kinh tế- chính trị của cả nước, vì vậy tập trung rất nhiều các công trình dự án đầu tư lớn của cả nước, có nhiều loại hình dịch vụ tiên tiến, thuận tiện cho việc liên lạc, kinh doanh và hợp tác làm ăn với các đối tác cũng như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại tiên tiến, nguồn nhân lực dồi dào có trình độ cao. Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam nằm tại thủ đô Hà Nội chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa rõ rệt, căn cứ vào tài liệu khí 8
- tượng thủy văn tổng hợp ta thấy trong năm tháng 1 là tháng l ạnh nhất, trung bình từ 15oC thấp nhất 8oC. Tháng nóng nhất là tháng 5, nhiệt độ trng bình là 310C, cao nhất là 400C, mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9, lượng mưa trung bình vào khoảng 2690 mm, độ ẩm cao. Mùa đông thường xuất hiện gió mùa đông bắc kèm rét đậm rét hại, khô hanh.Với khí hậu như vậy cũng gây không ít khó khăn cho Tổng công ty trong quá trình thi công xây dựng. 1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội Hà Nội là thủ đô của cả nưóc, lại có điều kiện kinh tế- xã hội- chính trị rất ổn định, kỷ cuơng pháp luật luôn được coi trọng, nếp sống văn minh thanh l ịch đuợc duy trì từ lâu đời. Hà nội được thế giới công nhận là: “Thành phố vì hoà bình”, và là: “Thủ đô anh hùng của cả nước”. Vì vậy có rất nhiều bạn bè khắp nơI trên thế giới đên thăm và mở rộng quan hệ làm ăn. Thành phố Hà Nội có hệ thống thông tin liên lạc tuơng đối phát triển. Là đầu mối giao thông đuợc chia làm nhiều hướng trải đi khắp đất nước: Sân bay quốc tế Nội Bài, đuờng ga tàu hoả, Quốc lộ 1A đi vào Nam, Quốc lộ 5 đi vùng Đông Bắc, quốc lộ 6 đi vùng Tây Bắc…. Đây là điều kiên thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của cán bộ nhân viên trong Tổng công ty. 1.2.3. Điều kiện về lao động Tổng công ty đặt tại Thủ đô Hà Nội, nơi có mật độ dân cư đông đúc, trong vùng có các ngành công nghiệp phát triển, trình độ dân trí cao, các trường Đại học và Trung tâm nghiên cứu tập trung nhiều. Đây là điều kiện tốt cho Công ty phát triển sâu về khoa học kỹ thuật và tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu. Công ty còn có chi nhánh, cơ sở sản xuất ở cả ba miền đất nước, thu hút và tận dụng được nhiều lao động tại các địa phương. 1.3. Công nghệ sản xuất của Tổng công ty 1.3.1. Sơ đồ công nghệ Quy định thống nhất phương thức thi công tại Tổng công ty nhằm đảm bảo công tác xây lắp, chế tạo, lắp đặt,và sửa chữa hoạt động có hiệu quả, hỗ trợ đơn vị thực hiện để tạo ra sản phẩm chất lượng, tiến độ, thoả mãn khách hàng với giá thành và thời gian phù hợp. Vậy sơ đồ tổng quát công nghệ hoạt động của Tổng công ty được thể hiện ở hình 1-1 Diễn giải chi tiết Bước 1: Giao nhiệm vụ Bước 2: Triển khai, kiểm soát thực hiện – Báo cáo, kiểm tra định kỳ Bước 3: Tổng hợp hồ sơ nghiệm thu và hoàn công theo giao đoạn Bước 5: Thanh toán giai đoạn Bước 6: Tổng hợp hồ sơ nghiệm thu, hoàn công công trình Bước 7: Xem xét hồ sơ nghiệm thu và hoàn công Bước 8: Tham gia giám sát nghiệm thu/bàn giao Bước 9: Thanh quyết toán công trình/bàn giao Bước 10: Giám sát bảo hành công trình Bước 11: Kết thúc công trình 9
- 1.3.2. Trang thiết bị chủ yếu Do đặc thù của Tổng công ty là quản lí các dự án nên chủ yếu hoạt động liên quan đến công tác hành chính – kinh tế, xử lí phân tích các dự án đầu tư. Do đó trang thiết bị chủ yếu của Tổng gồm phương tiện vận tải dụng cụ quản lí và các phần mềm quản lí. Trang thiết bị chủ yếu của Tổng công ty năm 2012 Bảng 1-1 STT Tên máy móc thiết bị Đơn vị Số lượng I Phương tiện vận tải 1 Xe 5 chỗ chiếc 10 2 Xe 7 chỗ chiếc 20 3 Xe 16 chỗ chiếc 5 II Thiết bị dụng cụ quản lí 1 Máy tính sách tay chiếc 32 2 Máy photocopy chiếc 11 3 Máy fax chiếc 5 4 Máy in laser chiếc 10 5 Máy vi tính chiếc 50 6 Máy scan chiếc 2 7 Máy quét chiếc 2 8 Máy lạnh chiếc 15 9 Camera chiếc 3 10 Tivi chiếc 5 III TSCĐ vô hình 1 Phần mền Office 150 1 2 Phần mền Fast corporate 2006 1 3 Phần mền quản lý dự án CPM 1 Nguồn: Ban kế hoạch PVC 1.4. Tình hình tổ chức quản lý và sử dụng lao động của doanh nghiệp 1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức trong Tổng công ty PVC Hình 1-2 : SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC TỔNG CÔNG TY PVC 10
- 1.4.2. 11
- 1.4.2. Cơ cấu quản lí bộ máy của Tổng công ty Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam được tổ chức và hoạt đ ộng theo: - Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. - Căn cứ vào văn bản số 861 UBCK/QLPH của uỷ ban chứng khoán nhà nước 29/03/2010 về việc chào bán ra công chúng. - Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Vi ệt Nam được đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 Bộ máy quản lí của Tổng công ty hiện nay bao gồm: a. Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam. ĐHĐCĐ có quyền và nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Tổng Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm HĐQT, Ban kiểm soát; và quyết định tổ chức lại, giải thể Tổng Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ. b. Hội đồng quản trị HĐQT là tổ chức quản lý cao nhất của Tổng Công ty do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 01(một) Chủ tịch HĐQT, 01 (một) Phó Chủ tịch HĐQT và 03 (ba) thành viên với nhiệm kỳ là 5 (năm) năm. HĐQT nhân danh Tổng Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Tổng Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có trách nhiệm giám sát hoạt động của Tổng Giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Tổng Công ty. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Pháp luật và Điều lệ Tổng Công ty, các Quy chế nội bộ của Tổng Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định. c. Ban kiểm soát Ban kiểm soát của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam bao gồm 05 (năm) thành viên do Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm, nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là năm (05)năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập BCTC nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Tổng Giám đốc. d. Ban Tổng giám đốc Ban Tổng Giám đốc của Tổng Công ty bao gồm 07 người: 01 Tổng Giám đốc và 06 Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc điều hành, quyết định các vấn đ ề liên quan đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của Tổng Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các Phó Tổng 12
- Giám đốc giúp việc Tổng Giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc được Tổng Giám đốc uỷ quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Tổng Công ty. e. Các ban chuyên môn trong Tổng công ty • Văn phòng Văn phòng có chức năng tham mưu giúp việc cho Lãnh đ ạo Tổng công ty trong công tác hành chính, tổng hợp, văn thư - lưu trữ, thi đua - khen thưởng, b ảo vệ an ninh - quốc phòng và dân quân tự vệ: * Tham mưu tổng hợp * Công tác hành chính - quản trị * Công tác văn thư, lưu trữ * Công tác thi đua - khen thưởng * Công tác bảo vệ an ninh - quốc phòng và dân quân tự vệ * Công tác quản lý và tư vấn pháp luật * Công tác đàm phán, thẩm đ ịnh pháp lý các h ợp đ ồng, văn b ản, d ự án T ổng công ty * Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp pháp lý * Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật * Công tác cập nhật, xây dựng, phổ biến giáo dục pháp luật * Công tác đối ngoại • Ban Tổ chức Nhân sự Tổ chức quản lý, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhưng không giới hạn những nhiệm vụ chính sau: * Công tác tổ chức, cán bộ * Công tác đổi mới phát triển doanh nghiệp * Công tác tiền lương và chính sách đối với người lao động * Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực • Ban Tài chính-Kế toán Phần 1. Đối với Công ty mẹ - Tổng công ty - Là Ban chức năng tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Tổng công ty trong lĩnh vực Tài chính - Kế toán - Tín dụng của Công ty mẹ. - Giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong Công ty mẹ theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước và của Tổng công ty. - Là bộ phận chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đ ốc Tổng công ty quản lý chi phí của Công ty mẹ. - Thực hiện công tác thanh tra tài chính các đơn vị phụ thuộc Công ty mẹ. Phần 2. Tại Tổ hợp công ty mẹ-công ty con - Tham mưu, giúp việcbb cho Lãnh đạo Tổng công ty hướng dẫn công tác Tài chính - Kế toán - Tín dụng trong toàn bộ tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con. - Theo dõi tình hình hoạt động, quản lý tài chính của Công ty con. - Thực hiện công tác thanh tra tài chính toàn Tổng công ty. 13
- • Ban Kinh tế - Đấu thầu Ban Kinh tế Đấu thầu là Ban chuyên môn tham mưu giúp việc cho Lãnh đạo Tổng công ty về lĩnh vực công tác: tiếp thị, đấu thầu xây lắp, kinh tế và quản lý Hợp đồng; xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá nội bộ. Tổ chức quản lý, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhưng không giới hạn những nhiệm vụ chính sau: * Công tác Tiếp thị * Công tác đấu thầu xây lắp * Công tác quản lý hợp đồng kinh tế * Công tác kinh tế * Công tác xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá: • Ban Kỹ thuật - An toàn Tổ chức quản lý, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhưng không giới hạn những nhiệm vụ chính sau: * Công tác quản lý kỹ thuật chất lượng * Công tác quản lý tiến độ các công trình xây dựng * Công tác ứng dụng những công nghệ mới, tiến bộ vào sản xuất * Công tác bảo hộ lao động * Phối hợp với các Ban chuyên môn của Tổng Công ty trong công tác làm hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự thầu * Công tác ISO Là đầu mối xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 tại cơ quan Tổng công ty. * Tổ chức thực hiện công tác quản lý máy móc, thiết bị thi công. * Kiểm tra, giám sát công tác lắp đặt máy móc, thiết bị thi công • Ban Kế hoạch Ban Kế hoạch là Ban chuyên môn tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Tổng công ty về các lĩnh vực công tác: kế hoạch, chiến lược, báo cáo thống kê, kế hoạch đấu thầu nội bộ phục vụ quản lý điều hành của Tổng công ty. Tổ chức quản lý, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhưng không giới hạn những nhiệm vụ chính sau: * Công tác kế hoạch, chiến lược * Công tác báo cáo thống kê * Công tác kế hoạch đấu thầu nội bộ • Ban Thương mại Ban Thương mại là Ban chuyên môn tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Tổng công ty về lĩnh vực thương mại, phát triển thị trường và đấu thầu mua sắm. Tổ chức quản lý, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhưng không giới hạn những nhiệm vụ chính sau: * Công tác thông tin về vật tư, thiết bị và các nhà cung cấp * Công tác thương mại và phát triển thị trường * Công tác đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị * Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động đấu thầu, mua sắm trong toàn Tổng công ty 14
- • Ban Đầu tư và Dự án Ban Đầu tư và Dự án là Ban chuyên môn tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Tổng công ty về lĩnh vực đầu tư và dự án. Tổ chức quản lý, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhưng không giới hạn những nhiệm vụ chính sau: * Công tác kế hoạch đầu tư * Công tác quản lý chung về hoạt động đầu tư * Công tác nghiên cứu phát triển dự án * Công tác quản lý thực hiện các dự án đầu tư mua sắm thiết bị * Công tác quản lý thực hiện các dự án XDCB do Tổng công ty trực tiếp làm Chủ đầu tư * Công tác quản lý thực hiện các dự án XDCB do các đơn vị thành viên của Tổng công ty làm Chủ đầu tư * Công tác kinh doanh tại các dự án * Công tác khác • Trung tâm truyền thông, phát triển thương hiệu và VHDN Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Tổng Công ty về các lĩnh vực truyền thông và phát triển thương hiệu. Tổ chức quản lý, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhưng không giới hạn những nhiệm vụ chính sau: * Tham mưu, quản lý công tác truyền thông, phát triển thương hiệu * Quan hệ công chúng và quan hệ báo chí * Quảng cáo, tài trợ và tổ chức sự kiện * Thông tin, truyền thông nội bộ và VHDN • Trung tâm tư vấn thiết kế và ứng dụng kỹ thuật PVC Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Tổng công ty trong việc các lĩnh vực: - Tư vấn, thiết kế cơ sở, chi tiết, FEED; - Cung cấp dịch vụ trọn gói EPC trong lĩnh vực xây lắp chuyên ngành; - Lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình; - Tư vấn và quản lý dự án và dịch vụ EPC; - Khảo sát, kiểm định và dịch vụ kỹ thuật xây lắp chuyên ngành; - Báo cáo đầu tư xây dựng công trình/dự án; - Báo cáo kinh tế Kỹ thuật và lập dự án đầu tư xây dựng công trình/dự án, tập trung vào các dự án Downstream, upstream, onshore và onshore. Các dự án lọc hoá dầu, hoá dầu, Nhà máy điện,.. Các ban điều hành Các ban trực thuộc Tổng Công ty, có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành công tác thực hiện các dự án; kiểm soát tiền độ, chất lượng của các dự án và các nhiệm vụ khác theo sự phân cấp của Tổng Công ty, gồm: - Ban điều hành dự án nhà máy sản xuất Ethanol - Ban điều hành các dự án của PVC tại phía Nam - Ban điều hành dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 - Ban điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch 15
- - Ban điều hành dự án nhà máy Sơ sợi Polyester - Ban quản lý dự án Khu công nghiệp dịch vụ dầu khí Soài Rạp Tổng công ty còn có 16 công ty con và 37 công ty liên doanh, liên kết 1.4.3. Tình hình sử dụng lao đông, tiền lương trong doanh nghiệp. a. Tình hình sử dụng lao động Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam ( PVC ) đã thực hiện mọi biện pháp để tạo điều kiện thuận lợi nhất để sử dụng hợp lí trình đ ộ và thời gian lao động trong Tổng công ty nhằm nâng cao năng suất lao động. Tông công ty đã không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động đến nơi làm việc. Bên cạnh đó Tổng công ty đã không ngừng nâng cao mức sống vật chất cho CBCNV trong toàn Tổng công ty.Tổng công ty còn chấp hành tốt các chính sách theo quy định của nhà nước về BHYT,BHXH, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho CBCNV đáp ứng nhu cầu của nghành công nghiệp Dầu khí Việt Nam. Tính đến thời điểm 31/12/2010 toàn Tổng công ty có 8845 CBCNV, hàng năm PVC vẫn lên kế hoạch cử người đi đào tạo và tái đào tạo ở trong và ngoài nước nhằm nâng cao nghiệp vụ quản lí, đầu tư, XDCB, đào tạo chuyên môn, về an toàn lao động, bảo hộ lao động. ĐVT: Người Bảng 1-2 Cơ cấu Năm TH201 lao 2012 2/2011 TH/KH2012 động (Người ) KH TH +/- % +/- % Năm Lao động phổ thông 2011 544 907 226 -318 41.54 -681 24.92 Công nhân kỹ thuật 3494 3821 2612 -882 74.76 -1209 68.36 Cao đẳng+ Trung cấp 1006 1822 617 -389 61.33 -1205 33.86 Đại học 3159 3520 2451 -708 77.59 -1069 69.63 Trên Đại học 129 230 122 -7 94.57 -108 53.04 Số lao động nữ 962 1450 1299 337 135 -151 89.59 Tổng số 8227 12000 6028 -2199 73.27 -5972 50.23 Nguồn: Ban tổ chức nhân sự PVC - 2013 Nhìn chung cơ cấu lao động của công ty có sự thay đổi rõ rệt. Số lao đ ộng có trình độ học vấn cao có xu hướng tăng đảm bảo cho công tác quản lý, giám sát ngày càng được nâng cao và chuyên nghiệp hơn. Đồng thời số công nhân kỹ thuật vẫn là lực lượng lao động rực tiếp chiếm số lượng lớn nhất, đảm bảo vai trò là lực lượng chủ lực cho quá trình sản xuất trực tiếp chiếm số lượng lớn nhất. b. Thu nhập của người lao động 16
- Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, ban hành quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng trả cho cán bộ, công nhân viên thuộc cơ quan phù hợp với các quy định của Nhà nước, Tập đoàn về quản lý tiền lương và thu nhập, phù hợp với chiến lược phát triển của Tổng công ty giai đoạn 2010-2015. Theo nguyên tắc trả lương là: Làm việc gì hưởng lương theo công việc đó, theo chức danh công việc đảm nhận; đảm bảo việc xếp lương gắn liền với công việc, năng suất, chất lượng và thành tích công tác của CBCNV, g ắn liền thăng tiến tiền lương với kết quả hoàn thành công việc được giao, đãi ngộ và khuyến khích kịp thời những cán bộ, nhân viên xuất sắc. Vì vậy luôn khuyến khích được CBCNV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tăng thu nhập và tạo đ ộng l ực làm việc. 1.5. Chiến lược phát triển của Tổng công ty PVC đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025. 1.5.1. Quan điểm phát triển Phát triển Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) trên cơ sở phát huy thế mạnh là một thành viên của Tập đoàn Kinh tế hàng đầu đất nước - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có của PVC, tranh thủ sự hỗ trợ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong và ngoài nước để tạo bước đột phá phát triển, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị tr ường trong nước và quốc tế. 1.5.2. Nguyên tắc phát triển Nguyên tắc phát triển của Tổng công ty phù hợp với Chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Phát triển nhanh, mạnh bền vững, lấy hiệu quả và năng lực cạnh tranh làm cơ sở đánh giá mọi hoạt động. Tập trung trọng tâm vào xây lắp các công trình chuyên ngành dầu khí, đặc biệt hướng tới các công trình dầu khí trên biển.Tăng nhanh tỷ trọng các công việc có hàm lượng chất xám và công nghệ cao; phát huy năng lực sẵn có, mở rộng và phát triển lĩnh vực xây nhà cao tầng để khai thác tối đa nguồn lực nhằm mang lại hiệu quả cao cho Tổng Công ty. Tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu xây lắp các công trình dầu khí theo tiêu chuẩn quốc tế. Từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và khu vực trên cơ sở đáp ứng một cách năng động nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Xây dựng thương hiệu PVC thành một thương hiệu mạnh trong nước, trong khu vực và trên thế giới 1.5.3. Mục tiêu phát triển Xây dựng và phát triển Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam thành một Tổng công ty Xây lắp chuyên ngành Dầu khí, có trình độ quản lý và công nghệ mang tầm quốc tế trong xây lắp các công trình dầu khí, đặc biệt các công trình dầu khí trên biển; trở thành nhà thầu đứng đầu Việt Nam và cạnh tranh được với các nhà thầu khác trong khu vực về thực hiện tổng thầu EPC xây lắp các công trình dầu khí trong lĩnh vực hoạt động thăm dò, khai thác, khí điện, vận chuyển, chế biến và tàng trữ các sản phẩm dầu khí… Cụ thể như sau: 17
- Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2011-2015 ĐVT: Tỷ đồng Bảng: 1 Các chỉ KH giai đoạn 2011-2015 Stt tiêu chủ yếu 2011 2012 2013 2014 2015 Vốn điều 1 lệ 4000 5000 6000 8000 10000 2 Sản lượng 20000 26000 32000 36000 40000 3 Doanh thu 18000 23000 28000 32000 35000 Lợi nhuận 4 1000 1300 1600 2100 2600 trước thuế Lợi nhuận 5 sau thuế 750 975 1200 1575 1950 6 Nộp NSNN 868 1100 1300 1600 2000 Đầ u tư XDCB, mua sắm 7 TTB& góp vốn vào các CT liên kết 5959 3732 3953 3958 4255 Thu nhập bình 8 quân(tr.đồn g) 8,95 9,5 12,1 13,6 15 1.5.4. Các giải pháp thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015 của PVC 1.5.4.1. Giải pháp về khoa hoc và công nghệ Áp dụng các công nghệ quản lý dự án, quản lý sản xuất tiên tiến có hiệu quả cao. - Xây dựng công cụ quản lý tiến độ chất lượng, cũng như các giải pháp tổng thể nhằm nâng cao hiệu quả lao động từng bước sử dụng phần mềm quản lý mang thương hiệu PVC. - Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 trong toàn tổ hợp PVC. - Xây dựng và thực hiện theo các chính sách và quy trình HSEQ(sức khỏe, an toàn, môi trường và chất lượng) đối với toàn bộ các dự án, công trình của Tổng công ty. 18
- - Xây dựng chương trình quản lý thương hiệu PVC trong các lĩnh vực: Quản lý tiến độ, quản lý kế hoạch, quản lý tài chính,… Ngoài ra, PVC thực hiện bám sát chiến lược phát triển hợp tác quốc tế của Tập đoàn trong thời kỳ mới, xây dựng chiến lược phát triển hợp tác quốc tế của PVC tại các nước ngoài. Rà soát, đánh giá lại năng lực ủa các công ty liên kết, liên doanh hiện có, đưa ra các biện pháp đồng bộ nhằm bảo toàn và phát triển vốn. 1.5.4.2. Giải pháp về tổ chức và quản lý a. Công tác tổ chức và quản lý - Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nội bộlà cơ sở pháp lý để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm; - Xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp tiên tiến: xây dựng hệ thống bảng tiêu chuẩn chức danh cho từng vị trí cán bộ; bản mô tả công việc; bản đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ công nhân viên. - Tiếp tục kiện toàn bộ máy lãnh đạo cho các đơn vị, chuẩn bị nhân sự cho các đơn vị mới thành lập, triển khai công tác quy hoạch và đánh giá cán bộ, công tác luân chuyển và điều động, bố trí cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành tại các đơn vị thành viên - Không ngừng cải tiến phương thức quản lý tại cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo hướng: “gọn nhẹ và chuyên sâu” nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty b. Giải pháp về vốn Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn bằng các biện pháp như: đầu tư từng giai đoạn theo nhu cầu thị trường, lấy nguồn thu từ khấu hao, lợi nhuận để đầu tư phát triển, tối đa hóa công suất các công trình đầu tư. c. Công tác tái cấu trúc doanh nghiệp Thực hiện tái cấu trúc PVC về bản chất là thay đổi doanh nghiệp một cách toàn diện, tự làm mới mình cho phù hợp với tình hình hiện tại, nhằm nâng cao hiệu suất kinh doanh, tính cạnh tranh để tồn tại và phát triển bền vững. quá trình tái cấu trúc PVC sẽ thực hiện toàn diện theo ba hướng: tái cấu trúc tài chính, tái cấu trúc hoạt động, tái cấu trúc chiến lược. trong đó tái cấu trúc về tài chính là quan trọng, tiên quyết khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán; thiết lập lại cấu trúc vốn vững mạnh, cung cấp đủ vốn cổ phần, dòng tiền để phục vụ sản xuất kinh doanh và tăng trưởng bền vững Tiếp tục rà soát, phân nhóm các đơn vị theo lĩnh vực SXKD, năng lực và địa bàn hoạt động tập trung vào 3 lĩnh vực chính: Xây lắp, Sản xuất côngnghieepj và Kinh doanh bất động sản, xây dựng lộ trình thoái vốn tại các đơn vị và cơ cấu lại phương án đầu tư vốn của Tổng công ty, đăng ký nâng hạng doanh nghiệp, thực hiện các kế hoạch đại chúng hóa và niêm yết cổ phiếu của các Công ty cổ phần do PVC nắm quyền chi phối trên sàn giao dịch chứng khoán - Tổng kết, phân tích và đánh giá mô hình hoạt động của Tổng công ty từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện mô hình hoạt động của PVC phù hợp với từng giai đoạn phát triển , nhằm đưa PVC phát triển mạnh và bền vững 19
- - Tìm kiếm và thu hút các cổ đông chiến lược có năng lực tài chính, kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Nghiên cứu đề xuất trong công tác kết nạp thành viên mới của PVC - Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn trong công tác đổi mới doanh nghiệp, giai đoạn 2011-2015 d. Chế độ chính sách và an sinh xã hội - Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người lao động, đảm bảo chính sách tiền lương, thu nhập bình quân 2012 là 5,98 triệu đồng/người/tháng và năm 2015 đạt 15 triệu đồng/người/tháng, không ngừng cải thiện điều kiện sống, điều kiện làm việc của toàn thể CBCNV đặc biệt đối với các cán bộ công nhân viên làm việc trong công trường. - Tăng cường công tác đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống, việc làm và nhà ở đối với CBCNV và người lao động 1.5.4.3. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Quy hoạch 2 lĩnh vực ưu tiên phát triển của Tổng công ty giai đoạn 2011-2015 và định hướng 2025 gồm: Xây lắp và sản xuất công nghiệp cụ thể là: xây lắp các công trình tàng trữ và vận chuyển Dầu Khí; xây lắp các công trình lọc hóa dầu và các nhà máy công nghiệp chế biến khí; xây lắp các dự án điện, đạm, công trình công nghiệp; xây lắp dân dụng; sản xuất công nghiệp: vật liệu xây dựng, chế tạo cơ khí… (Trong đó doanh thu trong lĩnh vực xây lắp chiếm tỷ trọng khoảng 50%) theo hướng tập trung, chuyên môn hóa và và xây dựng chiến lược phát triển nhân sự phù hợp với từng lĩnh vực, từng ngành nghề. PVC xây dựng và tổ chức thực hiện “Chiến lược phát triển nhân sự giai đoạn 2011-2015 và định hướng 2025” gồm: a. Mục tiêu Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành đội ngũ chuyên viên kỹ thuật có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, khoa học nghiệp vụ quản lý/điều hành trong lĩnh vực xây lắp và đầu tư chuyên nghiệp đáp ứng cho PVC đứng trong vị trí tốp 3 trong các đơn vị xây dựng ở Việt Nam. b. Kế hoạch từng năm Hoàn thiện hệ thống đào tạo và phát triển nhân lực, tăng cường đào tạo đội ngũ làm công tác đào tạo theo hướng chuyên nghiệp từ cơ quan Tổng công ty đến các đơn vị thành viên Xây dựng phương án “Đào tạo và tái sử dụng nguồn nhân lực chuyên ngành xây lắp hậu xuất khẩu lao động”, nhằm tận dụng nguồn nhân lực có kinh nghiệm, tay nghề, tác phong công nghiệp và ngoại ngữ sau khi kết thúc hợp đồng lao động về từ các nước Trung Đông, Malaysia, Đài Loan….phục vụ các dự án trong và ngoài nước của PVC Tiêu chuẩn hóa và nâng cao chất lượng tuyển dụng đầu vào và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, đột phá trong tư duy bổ nhiệm cán bộ. Phân cấp tối đa cho các đơn vị trong công tác quản trị nhân sự và phát triển nhân lực. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP "
70 p | 2802 | 582
-
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp số 2 của Công ty TNHH 1TV VLXD Vĩnh Long
85 p | 406 | 134
-
Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội giai đoạn 2002-2012 và định hướng đến năm 2020
65 p | 309 | 73
-
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Inox Phát Thành
96 p | 298 | 60
-
Đề tài: Phân tích kinh tế của dự án rừng ngập mặn Cần Giờ ở Thành Phố Hồ Chí Minh
30 p | 222 | 54
-
Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng nhãn Edor tỉnh Đồng Tháp năm 2012
15 p | 298 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phân tích tính khả thi về kinh tế và tài chính Nhà máy Nhiệt điện Lý Sơn
86 p | 122 | 30
-
Đề tài: Phân tích công cụ tài chính Công ty Dược Imexpharm
21 p | 151 | 30
-
Đề tài " Phân tích tình hình kinh doanh và đóng thuế của công ty xây dựng "
15 p | 159 | 24
-
Bài thuyết trình: Phân tích nền kinh tế và thị trường chứng khoán
41 p | 189 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế - xã hội
115 p | 114 | 18
-
Tên đề tài: Phân tích cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay và ích lợi của việc sử dụng cơ cấu nhiều thành phần đó vào phát triển Kinh tế – Xã hội trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN.
30 p | 145 | 17
-
Đề tài: Phân tích tình hình kinh tế Việt Nam trong 5 năm dựa theo những chỉ tiêu cơ bản
13 p | 168 | 12
-
Đề tài: Phân tích sự khác biệt về trạng thái nền kinh tế trước khi bước vào mỗi giai đoạn chiến lược
11 p | 117 | 9
-
Đề tài: “Phân tích kinh tế doanh nghiệp FNB”
26 p | 101 | 8
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp ĐH: Ứng dụng mô hình Input-Output trong phân tích kinh tế và môi trường - trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam
16 p | 21 | 6
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng một số mô hình phân tích kinh tế tổng hợp trong phân tích thống kê kinh tế
16 p | 88 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn