MỤC LỤC<br />
PHẦN A: ĐÔI NÉT VỀ ĐIỆN LỰC HOÀNG MAI-CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NỘI. .......................2<br />
PHẦN B: CÁC PHƢƠNG PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC. .............................................................................2<br />
I/ Phƣơng pháp hành chính-tổ chức. .....................................................................................................2<br />
II/ Phƣơng pháp kinh tế. .........................................................................................................................5<br />
III/ Phƣơng pháp tâm lý giáo dục. .........................................................................................................7<br />
PHẦN C: ĐÁNH GIÁ. ................................................................................................................................9<br />
I/ Phƣơng pháp hành chính-tổ chức. .....................................................................................................9<br />
II/ Phƣơng pháp kinh tế. ...................................................................................................................... 10<br />
III/ Phƣơng pháp tâm lý-giáo dục....................................................................................................... 10<br />
PHẦN D: PHƢƠNG HƢỚNG GIẢI QUYẾT. ...................................................................................... 10<br />
<br />
1<br />
<br />
PHẦN A: ĐÔI NÉT VỀ ĐIỆN LỰC HOÀNG MAI-CÔNG TY ĐIỆN LỰC<br />
HÀ NỘI.<br />
Điện lực Hoàng Mai – Công ty Điện lực Hà Nội là đơn vị mới được hoạt động<br />
từ ngày 1 tháng 5 năm 2004 trên cơ sở nhận lưới điện và khách hàng của 5 phường thuộc<br />
Điện lực Hai Bà Trưng và 9 xã thuộc Điện lực Thanh Trì nhằm giảm bớt gánh nặng<br />
trong việc quản lý điện năng của thành phố và trực tiếp bám sát địa bàn hoạt<br />
động kinh doanh điện của huyện Thanh trì.<br />
Năm 2004 Điện lực Hoàng Mai chính thức được thành lập với những nhiệm vụ chủ yếu:<br />
- Kinh doanh điện năng.<br />
- Quản lý vận hành, phân phối mạng điện trên địa bàn.<br />
- Sửa đổi thay thế, cải tạo mạng điện lưới. Điện lực Hoàng Mai hoạt động phụ thuộc vào<br />
sự hạch toán của công ty Điện lực Hà Nội. Nguồn vốn kinh doanh do công ty cấp, các<br />
hoạt động giao tiền điện nộp đầy đủ hàng tháng cho Công ty Điện lực Hà Nội<br />
là những kế hoạch đã vạch ra. Mỗi quý đều có thưởng nếu công ty hoàn thành kế hoạch<br />
hoặc vượt chỉ tiêu đề ra.<br />
PHẦN B: CÁC PHƢƠNG PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC.<br />
I/ Phƣơng pháp hành chính-tổ chức.<br />
a) Công cụ hành chính:<br />
Cũng như bất kỳ tổ chức nào, công ty Điện lực Hoàng Mai sử dụng hệ thống các<br />
văn bản hành chính của công ty (Điều lệ, Quy chế, Quy tắc, Thủ tục) như hợp đồng lao<br />
động cùng với hệ thống pháp luật Nhà nước để quản lý nhân viên cũng như thúc đẩy<br />
nhân viên làm việc. Công ty tiến hành áp dụng khá chặt chẽ nội quy, quy đinh lao động,<br />
điều lệ làm việc…thông qua các quy chế hoat động cho các phòng ban, tổ đội trong toàn<br />
Công ty. Chính vì thế đã góp phần nâng cao tính kỷ luật, tự giác trong công tác cũng như<br />
trong sinh hoạt tập thể. Nếu làm việc không hiệu quả hoặc vi phạm kỷ luật công ty hay vi<br />
phạm pháp luật sẽ bị kỷ luật hoặc đuổi việc vì thế mà công nhân viên phải tập trung vào<br />
làm việc.<br />
Theo luật lao động Việt Nam: trách nhiệm chính của nhân viên là tận tâm, cẩn<br />
thận với công việc và tuân thủ lệnh cấp trên, trừ khi lệnh của họ trái với pháp luật hoặc<br />
hợp đồng lao động.Ngoài ra, các nhân viên được yêu cầu phải:<br />
<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
Tuân thủ quy định thời gian làm việc trong cơ quan,<br />
<br />
<br />
<br />
Tuân thủ các nội quy lao động,<br />
<br />
<br />
<br />
Tuân thủ các quy tắc và nguyên tắc an toàn và sức khỏe làm việc (bao gồm : công<br />
<br />
việc được thực hiện theo cách thức phù hợp với các quy tắc an toàn và các quy định, đảm<br />
bảo điều kiện thích hợp của máy móc, thiết bị, công cụ ,trang thiết bị và trật tự tại nơi làm<br />
việc, ngay lập tức thông báo cho người giám sát biết khi xảy ra tai nạn hoặc những nguy<br />
hiểm có thể xảy ra cho cuộc sống hoặc sức khỏe con người).<br />
<br />
<br />
Chú ý cho lợi ích và bảo vệ tài sản của cơ quan ,gìn giữ bí mật thông tin mà tiết lộ<br />
<br />
có thể gây thiệt hại cho người sử dụng lao động ,<br />
<br />
<br />
Tuân thủ giữ bí mật đã được nêu trong quy định riêng;<br />
<br />
<br />
<br />
Tuân thủ trong cơ quan các nguyên tắc cùng chung sống trong xã hội.<br />
Nếu nhân viên không tuân thủ các trật tự được đặt ra, quy tắc làm việc, quy định<br />
<br />
về an toàn và sức khỏe và các quy định phòng cháy, người sử dụng lao động có thể áp<br />
dụng hình phạt nhân viên bằng cách cảnh cáo hoặc khiển trách.<br />
Nếu nhân viên không tuân thủ quy định về an toàn lao động hoặc phòng cháy, bỏ<br />
việc mà không có lý do sứng đáng, xuất hiện nơi việc say rượu hoặc uống rượu trong giờ<br />
làm việc, người sử dụng lao động có thể phạt tiền nhân viên.<br />
Ngoài ra, nhân viên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ của<br />
mình, do lỗi đã gây ra thiệt hại cho người sử dụng lao động , thì phải chịu trách nhiệm về<br />
vật chất<br />
<br />
(bồi thường số tiền thiệt hại, nhưng không cao hơn 3-hàng tháng lương của<br />
<br />
người lao động). Nếu nhân viên cố ý gây ra thiệt hại thì phải trả hoàn toàn chi phí sửa<br />
chữa.<br />
Người lao động chịu trách nhiệm trả toàn bộ số tiền cho những thiệt hại, nếu<br />
người sử dụng lao động ủy thác với nghĩa vụ trả lại và thanh toán: khoản tiền, trái phiếu<br />
hoặc thể vật giá trị, các công cụ, dụng cụ hoặc các mục tương tự, cũng như thiết bị bảo hộ<br />
cá nhân như quần áo và giày dép.<br />
Nhân viên đã ký kết một thỏa thuận không cạnh tranh, không thể thực hiện bất kỳ<br />
hoạt động cạnh tranh nào đối với người sử dụng lao động hoặc không được tuyển dụng<br />
theo hợp đồng lao động hoặc trên các cơ sở khác cho một người sử dụng lao động khác<br />
3<br />
<br />
hoạt động trong cùng một lĩnh vực. Người sử dụng lao động khi bị thiệt hại do kết quả<br />
của hành vi vi phạm bởi nhân viên không thi hành đúng thỏa thuận không cạnh tranh thì<br />
có thể<br />
yêu cầu bồi thường về thiệt hại.<br />
Ngoài ra, nhân viên của công ty còn là những nhân tố trong các đoàn thể chính trị<br />
như Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn, chịu sự chỉ đạo của các tổ chức này.<br />
Phương pháp hành chính là điều tiên quyết của công tác tạo động lực, không có<br />
phương pháp này thì không thể quản lý hiệu quả tổ chức. Tuy nhiên, không nên tuyệt đối<br />
hóa phương pháp quản lý này vì nó sẽ dẫn đến quản lý hành chính một cách cứng nhắc,<br />
dễ dẫn tới chuyên quyền, triệt tiêu tính sáng tạo của các cá nhân, bộ phận trong tổ chức,<br />
khi đó mục tiêu tạo động lực không những không đạt được mà có thể còn gây ức chế cho<br />
những người thi hành, dẫn đến giảm hiệu quả công việc.<br />
b) Công cụ tổ chức:<br />
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:<br />
<br />
Giám đốc<br />
<br />
P.Giám đốc<br />
<br />
P.Giám đốc<br />
<br />
P.Giám đốc<br />
<br />
XDCB-HC<br />
<br />
Kế hoạch SX<br />
<br />
Kỹ thuật<br />
<br />
Đội xây<br />
<br />
Đội xây<br />
<br />
dựng<br />
<br />
dựng 2<br />
<br />
Phòng<br />
hành<br />
chính<br />
<br />
Xưởng<br />
Cơ khí<br />
<br />
Phòng<br />
<br />
Phòng<br />
kế<br />
hoạch<br />
<br />
Ban<br />
<br />
Phòng<br />
Tài<br />
<br />
CNTT<br />
<br />
Tổ chức<br />
Vụ<br />
<br />
Tổ chức thể hiện tính chuyên môn hoá cao:<br />
<br />
4<br />
<br />
– Phân công lao động theo chức năng. Công ty ĐLHM là doanh nghiệp Nhà nước<br />
chuyên đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định và liên tục phục vụ nhu cầu sản xuất<br />
kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn quận Hoàng Mai. Vậy nên vấn<br />
đề phân công lao động rất được coi trọng.<br />
Phân công lao động được tiến hành trên cả 3 mặt: Vai trò, vị trí của từng loại<br />
công việc, theo tính chất công nghệ và theo mức độ phức tạp của công việc (thể hiện rõ<br />
trên sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty).<br />
Cấp trên đã sử dụng các biện pháp ủy quyền, trao quyền giúp cấp dưới có trách<br />
nhiệm hơn trong công việc, cảm thấy mình có vai trò quan trọng hơn trong tổ chức. Cấp<br />
trên phải chọn lựa kỹ lưỡng trước khi ủy quyền và trao quyền. Giao đúng người đúng<br />
việc và cần chỉ rõ quyền hạn và trách nhiệm để cấp dưới có thể hoàn thành tốt và công<br />
việc sẽ diễn ra thuận lợi góp phần giúp công ty phát triển.<br />
II/ Phƣơng pháp kinh tế.<br />
Phương pháp kinh tế là phương pháp có tác động trực tiếp thúc đẩy động lực của<br />
người lao động, là biện pháp có tác động nhanh chóng và hiệu quả đến hành vi của người<br />
lao động bằng cách giải quyết các nhu cầu về kinh tế cho họ.<br />
a/ Thu nhập trực tiếp:<br />
-<br />
<br />
Lƣơng: Công ty đã thực hiện tốt CÔng văn số 4320/ LĐTBXH-TL ngày<br />
<br />
29/12/1998 của Bộ LĐTB-XH về hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong doanh<br />
nghiệp nhà nước và chương VI Tiền lương của Bộ Lao Động bằng cách thực hiện theo<br />
phương châm: “ Trả lương theo việc, không trả lương theo người” ( thể hiện tính công<br />
bằng về sở hữu và lợi ích ) và trả lương vào các ngày 7 và 22 hàng tháng.<br />
Công ty đã kiện toàn các quy chế dân chủ, thỏa ước lao động, quy chế trả lương,<br />
quy chế thi đua, đơn giá tiền lương. Công ty thực hiện chấm công theo thời gian lao động<br />
( trả lương theo cấp bậc công nhân và hệ số lương nhân viên quản lý theo nghị định<br />
26/NĐCP ).<br />
Ngoài tiền lương cơ bản, các nhân viên còn có thể nhận được các khoản lương<br />
chênh lệch, lương hoàn thành nhiệm vụ quý, lương đối với CBCNV được cử đi học dài<br />
hạn, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương giữa ca, lương làm việc vào ban đêm, lương<br />
5<br />
<br />