intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Thiết kế trạm biến áp trung gian 110/35/22kV E313 Giao Thủy - Nam Định

Chia sẻ: Dinh Van Dai Dai | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:150

229
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với kết cấu nội dung gồm 9 chương, đề tài "Thiết kế trạm biến áp trung gian 110/35/22kV E313 Giao Thủy - Nam Định" giới thiệu đến các bạn những nội dung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc điểm lưới điện hiện tại, tính toán phụ tải, công suất và vị trí đặt trạm, tính toán thiết kế đương dây 110kV cung cấp cho trạm và các tuyến đường dây,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Thiết kế trạm biến áp trung gian 110/35/22kV E313 Giao Thủy - Nam Định

  1. Contents 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay, điện năng  giữ vai trò đặc biệt quan trọng, bởi vì điện năng là một nguồn năng lượng được  sử dụng rộng rãi nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Do đó việc đảm bảo  cung cấp điện đầy đủ, chất lượng, độ tin cậy và an toàn nhưng cũng phải đảm  bảo tính kinh tế là những mục tiêu mà ngành điện đang hướng tới. Để thực hiện mục tiêu trên trong những năm gần đây ngành điện lực đã xây  dựng nhiều nhà máy cũng như nhiều trạm trung gian. Việc xây dựng các công  trình đó vừa đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật nhưng lại mang hiệu quả kinh tế cao  là một trong những vấn đề lướn đặt ra cho ngành điện. Với mục đích đó nhóm  sinh viên chúng em tiến hành thực hiện đề tài : “Thiết kế trạm biến áp trung  gian 110/35/22kV E313 Giao Thủy –Nam Định” Nội dung đề tài gồm 9 chương: Chương I: Điều kiện tự nhiên ­ kinh tế ­ xã hội. Chương II: Đặc điểm lưới điện hiện tại. Chương III: Tính toán phụ tải. Chương IV: Công suất và vị trí đặt trạm. Chương V: Tính toán thiết kế đương dây 110kV cung cấp cho trạm và các  tuyến đường dây. Chương VI: Tính toán thiết kế cho trạm 110/35/22 kV. Chương VII: Hệ thống nối đất và bảo vệ quá điện áp cho trạm Chương VIII: Hệ thống chiếu sang và nguồn điện tự dùng trong trạm . Chương IX: Hệ thống thông tin liên lạc,tổ chức quản lý vận hành trạm. Chương X: Thống kế vật liệu và dự toán công trình.
  3. CHƯƠNG I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ ­ XàHỘI I. Điều kiện tự nhiên 1. Vị trí địa lý Huyện Giao Thủy nằm ở cực Đông của tỉnh Nam Định. Phía Đông và phía Nam giáp biển Đông. Phía Tây Nam giáp huyện Hải Hậu. Phía Tây Bắc giáp huyện Xuân Trường. Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Bình mà ranh giới là sông  Hồng. 2. Điều kiện tự nhiên Giao Thủy là một huyện ven biển của tỉnh Nam Đinh,nằm ở đồng bằng  châu thổ sông Hồng cách thành phố Nam Định 45km về phía Nam có diện  tích tự nhiên là 23.799,64 ha, được bao bọc bởi sông và biển. Huyện có  32km bờ biển, nằm giữa 2 cửa sông lớn là sông Hồng và sông Sò. Hàng  năm 2 con sông này mang phú sa bồi đắp, mở rộng đất đai của huyện  hướng ra biển Đông khoảng 200ha đất bãi bồi màu mỡ. Đất đai của  huyện được chia làm 2 vùng: vùng nội đồng 16.830.08 ha đã được ngọt  hóa rất thuận lợi cho việc canh tác lúa.Vùng bãi bồi ven biển 6.969,56 ha  thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy hải sản và trồng rừng ngập mặn. 3
  4. Thuộc vùng nhiệt đới có gió mùa đông lạn và mùa hè nóng ẩm, nhiệt độ  trung bình hàng năm  23­240C; số giờ nắng trong năm :1650­1700 giờ ;độ  ẩm tương đối trung bình :80­85%. Lượng mưa trung bình trong năm từ 1750­1800mm, chia làm 2 mùa rõ rệt:  mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm  sau. Mặt khác, do nằm trong cùng vinh Bắc Bộ nên hàng năm Giao Thủy  thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp hiệt đới, bình quân từ 4­6  cơn/năm. Thủy triều tại vùng biển Giao Thủy thuộc loại nhật triều, biên độ triều  trung bình từ 1,6­1,7m lớn nhất là 3,13 m. II. Điều kiện kinh tế xã hội 1 Xã hội  Hiện nay huyện có 20 xã và 2 thị trấn.Thị trấn Ngô Đồng là trung tâm kinh  tế, chính trị, văn hóa. Thị trấn Quất Lâm là trung tâm kinh tế, văn hóa và du  lịch biển.  Trong những năm gần đây mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình an ninh  nông thôn có thời kì diễn biến phức tạp, song Đảng bộ và chính quyền, nhân  dân huyện Giao Thủy luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt lên khó khăn thử  thách, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh, phát huy nội lực, khai  thác các tiềm năng thế mạnh của huyện để phát triển kinh tế xã hội và đã thu  được những thành tựu quan trọng: +Nền kinh tế của huyện phát triển tương đối toàn diện và vững chắc.Bộ  mặt nông thôn không ngừng đổi mới, đời sống nhân dân từng bước được cải  thiện nâng cao. +Lĩnh vực văn hóa –xã hội lien tục có nhiều khởi sắc. Hệ thống giáo dục – đào tạo phát triển mạnh có thể đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có trình  độ học vấn, kỹ thuật và tay nghề dần đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp  công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn.
  5. +Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được xây dựng và củng cố vững  chắc, quốc phòng – an ninh được đảm bảo là những điều kiện thuận lợi cho  huyện phát triển kinh tế ­ xã hội. Dân số của huyện năm 2012 là 205.075 người , dân số trong độ tuổi lao động  là 107.000 người, năm 2014 là 246.090 người, dân số trong độ tuối lao động  144.450 người. Huyện có nguồn lao động dồi dào với truyền thống cần cù,  sang tạo, giầu kinh nghiệm trong sản xuất nông ghiệp, làm muối và khai thác  kinh tế biển. 2 Sự phát triển kinh tế II.1 Cơ cấu kinh tế Với các điều kiện tự nhiên­ kinh tế ­ xã hội trên huyện Giao Thủy có một  cơ cấu kinh tế khá phong phú bao gồm nhiều ngành nghề: +Công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp – làng nghề. +Nông­ Thủy lợi – Thủy sản. +Thương mại – du lịch – dịch vụ. +Dân cư +Cộng đồng II.1.1 CN­TTCN­ Làng nghề  Nằm giữa 2 cửa sông lớn :sông Hồng và sông Sò, Giao Thủy có những điều  kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp cơ khí đóng tàu ( đóng mới  các loại tàu vận tải, sửa chữa tàu thuyền đánh cá…). Tổng sản lượng thủy  hải sản bình quân 15.000 ­20.000 tấn/ năm; tổng sản lượng lương thực bình  quân 106.000 tấn/năm là nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho ngành công  nghiệp chế biến thủy hải sản, lương thực, thực phẩm xuất khẩu và ngành  công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm. Toàn huyện có 16/22 xã, thị trấn có nghề, trong đó có 7 làng nghề theo tiêu  chí của tỉnh, thu hút khoảng 40.000 lao động lúc nông nhàn tham gia, chủ yếu  5
  6. là các nghề thủ công truyền thống: mộc mỹ nghệ, mây tre đan, thêu, rèn đúc,  làm muối, chế biến nước mắm…. Đặc biệt làng nghề nước mắm Sa Châu­  xã Giao Châu nổi tiếng với các loại mắm ngon với trên 100 hộ tham gia sản  xuất, chế biến; sản lượng bình quân đạt 450.000 ­500.000 lít nước mắm/  năm. II.1.2 Thương mại –dịch vụ­du lịch  Với 32km bờ biển, Giao Thủy có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển du  lịch.Vùng bãi bồi Cồn Lu, Cồn Ngạn nằm ở cửa sông Hồng có hệ sinh thái  đất ngập nước đa dạng, phong phú với gần 3000ha rừng ngập mặn là nơi  dừng chân của nhiều loài chim di trú quý hiếm được ghi trong sách đỏ quốc  tế.Tháng 1/1989 vùng bãi bồi Cồn Lu, Cồn Ngạn được UNESSCO công nhận  tham gia công ước RAMSAR, đây là điểm RAMSAR đầu tiên của Đông Nam  Á và duy nhất của Việt Nam hiện nay.Ngày 02/01/2003, Thủ tướng Chính  phủ ký quyết định chuyển khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước  Xuân  Thủy thành Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Giao Thủy còn có bãi biển Quất  Lâm – Giao Phong với hơn 5km bãi cát trải dài, thoải mịn nằm dưới rừng phi  lao ngút ngàn, xanh biếc. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển du  lịch sinh thái, du lịch biển và các loại hình dịch vụ phục vụ khách quan. II.1.3 Nông –Lâm – Thủy lợi  Giao Thủy là một trong những trọng điểm sản xuất lương thực và thực  phẩm  của tỉnh Nam Định. Với cơ cấu cây trồng hợp lý và phong phú hàng  năm huyện đã sản xuất ra một lượng lớn lương thực và thực phầm không  những đáp ứng đủ nhu cầu trong huyện mà còn cung cấp cho các huyện khác.  Huyện có một hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh phục vụ tốt cho nông  nghiệp và dân sinh. 3. Phương hướng phát triển kinh tế ­ xã hội đến năm 2020 Với những đặc điểm tự nhiên, xã hội trên theo kế hoạch phát triển kinh tế  của  Đảng bộ và nhân dân huyện Giao Thủy và của tỉnh Nam Định thì  trong những năm tới huyện chú trọng phát triển công nghiệp với ngành 
  7. đóng tàu, dệt may, xuất khẩu; phát triển và mở rộng những làng nghề  truyền thống như : làm mắm, làm muối,…Đặc biệt huyện chú trọng phát  triển nuôi trồng thủy hải sản cũng như việc đánh bắt thủy hải sản xa bờ,  và du lịch – dịch vụ với rừng ngập mặn quốc gia và bãi tắm Quất Lâm. 7
  8. CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM LƯỚI ĐIỆN HIỆN TẠI I.SƠ ĐỒ LƯỚI ĐIỆN HIỆN TRẠNG Lưới điện Giao Thủy được xây dựng từ những năm 1970 trở lại đây, có thời  gian vận hành tương đối dài cho nên đã có nhiều hạng mục công trình xuống  cấp, nhiều trạm biến áp, nhiều nhánh đường dây được tu sửa hằng năm, vì vậy  đã có nhiều thay đổi so với khi mới xây dựng. Lưới điện gồm các cấp điện áp  35kV, 10kV, 0,4kV, phụ tải của huyện được cung cấp bởi lộ 372 từ trạm biến  áp 110/35/22/kV E3.8 Lạc Quần. Theo xu hướng phát triển chung của hệ thống điện quốc gia và theo sự chỉ đạo  của điện lực Nam Định , chi nhánh điện Giao Thủy đang tiến hành cải tạo một  số đường dây không còn đảm bảo về kỹ thuật lên đường dây 22kV cũng như  xây dựng thêm những đường dây 22kV mới. Sơ đồ lưới điện hiện tại được thể hiện ở hình 1. Lưới điện của huyện gồm 2 trạm trung gian 35/10kV đó là trung gian Giao  Thanh, trung gian Giao Tiến, một số xã phía đông nam huyện và một số phụ tải  huyện Xuân Trường. Bảng thống kê các máy biến áp tiêu thụ và các máy biến áp trung gian được cho  trong bảng 1. Bảng 1: Bảng điều tra các máy biến áp STT Tên trạm U(kV) S(kVA) xi yi Nước sản xuất 1 Quất Lâm T1 35/0,4 320 97 33 Việt Nam 2 C.Hà Lạn 35/0,4 100 86 40 Việt Nam 3 Trại cá Trường Xuân 35/0,4 400 109 51 Việt Nam 4 Quất Lâm T2 35/0,4 400 127 79 Việt Nam 5 Thịnh Thắng T3 35/0,4 250 86 85 Việt Nam 6 Cty VLXD Giao Thủy 35/0,4 320 112 100 Việt Nam 7 Thịnh Thắng T2 35/0,4 250 87 105 Việt Nam
  9. 8 Thịnh Thắng T1 35/0,4 250 100 117 Việt Nam 9 Giao Tân T1 35/0,4 250 127 139 Việt Nam 10 C.Thức Khóa 35/0,4 50 116 144 Việt Nam 11 Giao Tân T2 35/0,4 250 131 177 Việt Nam 12 Xuân Trung T2 35/0,4 250 90 261 Việt Nam 13 Xuân Trung T1 35/0,4 560 105 257 Việt Nam 14 XNCB Thủy Sản 35/0,4 2x320 124 234 Việt Nam 15 C.Nam Điền A 35/0,4 50 117 225 Việt Nam 16 TG.Giao Tiến 35/10 4800+3200 172 238 Việt Nam 17 Hùng Tiến 35/0,4 400 154 211 Việt Nam 18 Nam Tiến 35/0,4 180 125 206 Việt Nam 19 C.Nam Điền B 35/0,4 50 97 208 Việt Nam 20 TG.Giao Thanh 35/10 2x320 362 214 Việt Nam 21 Giao Hà 3 35/0,4 320 284 175 Việt Nam II.NHU CẦU ĐIỆN NĂNG VÀ TÍNH CẤP THIẾT PHẢI XÂY DỰNG TRẠM 1.Nhu cầu điện năng Theo quy hoạch phát triển của điện lực tỉnh Nam Định giai đoạn 2010­2015 có  xét đến năm 2017, nhu cầu điện của huyện Giao Thủy và một số xã của huyện  Xuân Trường thể hiện ở bảng 2 Bảng 2: Bảng dự báo điện năng P(MW) 2014 2020 69 88 (Nguồn: Điện lực Nam Định) 2.Tính cấp thiết phải xây dựng trạm  Với tình hình phát triển phụ tải như hiện nay ở Giao Thủy lộ 372E3.8 đang quá  tải và theo dự báo của điện lực Nam Định nhu cầu điện năng của khu vực này  trong những năm tới thể hiện ở bảng 2, thì trạm biến áp Lạc Quần sẽ bị quá tải  để giải quyết vấn đề này chúng tôi đưa ra phương án: xây dựng mới trạm  110/35/22kV Giao Thủy để cung cấp điện cho Giao Thủy và một số xã của  huyện Xuân Trường. 9
  10. Trên cơ sở phân tích nguồn, lưới điện hiện tại và nhu cầu phụ tải trong tương  lai của tỉnh Nam Định nói chung và khu vực phụ tải III nói riêng có thể kết luận  rằng việc xây dựng trạm 110kV Giao Thủy là hết sức cần thiết. 3.Đồ thị phụ tải điển hình Đồ thị phụ tải có ý nghĩa lớn đối với việc tính toán thiết kế và đặc biệt trong  vận hành mạng điện. Có rất nhiều tham số quan trọng được xác định từ đồ thị  phụ tải như: thời gian sử dụng công suất cực đại, thời gian hao tổn công suất  cực đại, hệ số điền kín hệ số mang tải,… mà thông qua đó ta có thể chọn thiết  bị, xác định lượng điện năng tiêu thụ, tổn thất điện năng, đánh giá chế độ làm  việc của mạng điện,… Để xây dựng được đồ thị phụ tải điển hình cho toàn bộ lưới điện của huyện ta  dựa vào phương pháp đo đếm trực tiếp công suất tiêu thụ ở các thời điểm khác  nhau trong ngày, khoảng thời gian theo dõi là 1 tiếng ghi lại một lần ở trạm TG  35/10kV Giao Thanh. Đây là trạm có công suất lớn và mang đầy đủ các tính chất  tải. Dựa vào kinh nghiệm của các công nhân vận hành lưới điện và điều kiện thực  tế ở địa phương tháng 9 có lượng điện tiêu thụ lớn nhất trong các tháng mùa hè  và tháng 1 là tháng sử dụng điện năng ít nhất trong các tháng mùa đông. Do vậy  ta chọn hai tháng này để xây dựng đồ thị phụ tải điển hình của lưới điện. Số liệu được lấy từ nhật ký vận hành của trạm tháng 1 và tháng 9 năm 2014 thể  hiện trong bảng 3.
  11. Bảng 3: Công suất tiêu thụ ở các thời điểm của trạm TG 35/10kV Giao Thanh Giờ Số liệu phụ tải P(kW) Mùa hè Mùa đông 1 2489 1104 2 2489 1072 3 2349 1054 4 2624 1124 5 2971 1358 6 3218 1471 7 3478 1645 8 3641 1790 9 3708 1947 10 4345 2064 11 4871 2284 12 5024 2461 13 4924 1951 14 4523 1851 15 4321 1845 16 4108 1918 17 4362 2210 18 4954 2347 19 5824 2842 20 4318 2484 21 4040 2134 22 3610 1724 23 3157 1604 24 2824 1245 11
  12. Bằng cách cộng đồ thị phụ tải điển hình giữa ngày mùa đông với ngày mùa hè ta  sẽ được đồ thị phụ tải của năm. Công suất Thời gian tác động P1 t1=190t1h+175t1đ P2 t2=190t2h+175t2đ … Pn tn=190tnh+175tnđ Dựa vào đồ thị phụ tải ta xác định các tham số đặc trưng của lưới điện như thời  gian sử dụng công suất cực đại, thời gian hao tổn công suất cực đại, hệ số điền  kín,… Trên đồ thị phụ tải năm ta có. ­Thời gian sử dụng công suất cực đại: Đối với trạm TG Giao Thanh ta tính được: Tmax=4315(h) ­Thời gian hao tổn công suất cực đại:
  13. CHƯƠNG III TÍNH TOÁN PHỤ TẢI I.PHÂN VÙNG PHỤ TẢI Theo phân tích ở mục II chương 2 thì một trạm biến áp trung gian mới được ở  địa bàn huyện Giao Thủy sẽ cung cấp điện năng cho toàn bộ phụ tải có trên địa  bàn huyện và phần phụ tải thuộc huyện Xuân Trường, với mục tiêu đưa siêu  cao áp vào trung tâm phụ tải nhằm làm giảm hao tổn điện năng, hao tổn điện áp  và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. Như vậy khi trạm biến áp mới được xây dựng thì toàn bộ phụ tải của huyện và  một phần phụ tải của huyện Xuân Trường được cung cấp bởi trạm này. II. XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI HIỆN TẠI Phụ tải của huyện được phân loại thành các loại phụ tải sau: +Phụ tải CN ­ TTCN ­ Làng nghề + Phụ tải Nông – Thủy lợi – Thủy sản + Phụ tải Thương mại – Du lịch – Dịch vụ + Phụ tải Dân cư +Công cộng 13
  14. Theo số liệu thống kê của phòng kinh doanh – Công ty điện lực Nam Định thì  nhu cầu phụ tải của khu vực năm 2014 như sau: Bảng 4: Công suất các thành phần phụ tải của khu vực năm 2014 STT Phụ Tải Công suấtP(kW) 2014 1 CN - TTCN - Làng nghề 10242,80 2 Nông – Thủy lợi – Thủy sản 7841,20 3 Thương mại – Du lịch – Dịch vụ 11945,90 4 Dân cư 21371,14 5 Công cộng 1245,04 Tổng 52646,08 III. DỰ BÁO PHỤ TẢI Việc dự báo phụ tải trong tương lai là một nhiệm vụ rất quan trọng của người  làm quy hoạch và thiết kế cung cấp điện. Nếu chúng ta dự báo không chính xác,  sai lệch quá nhiều về khả năng cung cấp hoặc về nhu cầu năng lượng thì sẽ  dẫn đến hậu quả không tốt cho nền kinh tế. Để giúp cho việc xác định chính xác nhu cầu điện năng ta thường dùng các  phương pháp sau: +Phương pháp tính hệ số vượt trước Phương pháp này giúp ta thấy rõ được khuynh hướng phát triển của nhu cầu  và  sơ bộ cân đối nhu cầu này với nhịp độ phát triển kinh tế quốc dân, nói chung nó  chính là tỷ số của nhịp độ phát triển năng lượng điện với nhịp độ phát triển của  toàn bộ nền kinh tế quốc dân. +Phương pháp tính trực tiếp Nội dung của phương pháp là nhu cầu điện năng của năm dự báo, dựa trên tổng  sản lượng kinh tế của các ngành năm đó và suất tiêu hao năng lượng điện đối  với từng loại sản phẩm. Đối với những trường hợp không có suất tiêu hao điện  năng thì xác định nhu cầu điện năng cho từng trường hợp  cụ thể ( như công  suất điện trung bình cho từng hộ gia đình, bệnh viện, trường học,…).
  15. Phương pháp này thường được tính ứng dụng ở các nước XHCN vì nền kinh tế  phát triển có kế hoạch ổn định, không có cạnh tranh nhau và không có khủng  hoảng về mặt kinh tế. Phương pháp này tính toán đơn giản và ngoài yêu cầu xác định điện năng dự  báo, chúng ta còn biết được tỉ lệ sử dụng điện năng trong các ngành kinh tế,  chẳng hạn tỉ lệ điện năng dùng cho công nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp dân  dụng. Tuy nhiên, xác dịnh mức độ chính xác của phương pháp này cũng gặp nhiều khó  khăn vì nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của tổng sản lượng các ngành kinh  tế quốc dân trong tương lai dự báo cũng như phụ thuộc vào sức tiêu hao điện  năng của một đơn vị sản phẩm của các ngành kinh tế ấy. Do đó phương pháp  này thường được áp dụng để dự báo nhu cầu điện năng với thời gian ngắn và  trung bình. +Phương pháp tương quan Thực chất của phương pháp này là nghiên cứu mối tương quan giữa các thành  phần kinh tế nhằm phát hiện nhuwngc quan hệ về mặt định lượng của các tham  số trong nền kinh tế quốc dân dựa vào các phương pháp thống kê toán học. Cụ  thể là chúng ta nghiên cứu sự tương quan giữa điện năng tiêu thụ và các chỉ tiêu  kinh tế khác như  tổng sản lượng công nghiệp, tổng giá trị sản lượng nền kinh  tế quốc dân. +Phương pháp so sánh đối chiếu Nội dung của phương pháp này là so sánh đối chiều nhu cầu phát triển điện  năng của các nước ở hoàn cảnh tương tự. Đây cũng là phương pháp được nhiều  nước áp dụng để dự báo điện năng ở nước mình một các có hiệu quả. Phương  pháp này thường dùng cho dự báo ngắn hạn và trung hạn thì kết quả tương đối  chính xác. +Phương pháp chuyên gia Phương pháp này dựa trên dự hiểu biết sâu sắc của các chuyên gia giỏi về lĩnh  vực của ngành dư báo các chỉ tiêu kinh tế. Ngoài ra còn phải xác định bản chất  15
  16. các hộ dùng điện qua số phần trăm của phụ tải loại 1, loại 2, loại 3; thời gian  sử dụng công suất cực đại Tmax, hệ số công suất cosφ  +Phương pháp ngoại suy theo thời gian Tức là nghiên cứu sự diễn biến của nhu cầu điện năng trong một thời gian trong  quá khứ tương đối ổn định, tìm ra một quy luật nào đó rồi kéo dài quy luật ấy  để dự đoán cho tương lai. Dựa trên điều kiện thực tế và các số liệu thu thập được ta sử dụng phương  pháp ngoại suy theo thời gian để dự báo cho tương lai. Theo số liệu thống kê của phòng kinh doanh điện – chi nhánh điện Giao Thủy ta  có bảng thống kê điện năng các thành phần phụ tải 2009 ­2014 Bảng 5: Số liệu thống kê các thành phần phụ tải2009­2014 2011 2012 2013 2014 Năm Loại phụ tải CN-TTCN-Làng nghề 5795,63 6891,36 8194,24 10242,80 Nông- Thủy lợi-Thủy sản 5063,06 6166,95 6821,94 7841,20 Thương mại-Du lịch-Dịch vụ 7976,88 8698,88 10392,93 11945,90 Dân cư 16281,65 17697,44 19447,74 21371,14 Công cộng 976,83 1038,08 1104,34 1245,04 Tổng 36094,05 40492,71 45961,09 52646,08
  17. Phụ tải nông lâm ngư nghiệp  Mạng lưới thủy lợi nội đồng trong huyện tương đối hoàn thiện, đáp ứng đủ nhu  cầu tưới tiêu cho toàn bộ diện tích cần tưới tiêu. Do vậy dự kiến đến năm 2017  không có sự tăng lên về phụ tải thủy lợi, công suất dành cho thủy lợi là cố định  trong suốt khoảng thời gian dự báo. Phụ tải khác Để dự báo công suất tiêu thụ cho các phụ tải này ta dựa vào phương pháp ngoại  suy để xây dựng hàm dự báo. Từ đồ thị điện năng của các phụ tải ta nhận thấy  hầu hết các phụ tải đều tăng tuyến tính hàng năm do vậy ta đưa ra hàm dự báo  tuyến tính có dạng Pt =a+bt Các hệ số a,b được xác định theo phương pháp bình phương cực tiểu mà từ đó  ta có thể thiết lập hệ phương trình sau: Pi  : giá trị phụ tải quan sát ở năm thứ i ti: năm quan sát   n : số năm quan sát 17
  18. Bảng 6 : Kết quả tính toán các giá trị Năm t t2 P (kW) P.t 2011 1 1 36094,05 36094,05 2012 2 4 40492,71 80985,41 2013 3 9 45961,09 137883,3 2014 4 16 52646,08 210584,3 Tổng 10 30 175193,9 465547,1 Từ đó suy ra:        a=21432,54                              b=5172,48 Ta có hàm dự báo:  P=30017,36+5512,45.t                            Năm 2014 có P = 67975,86( kW)                           Năm 2017 có P = 86720,82(kW) IV. TỔNG HỢP PHỤ TẢI Với việc xây dựng các hàm dự báo cho các loại phụ tải khác nhau ta xác định  được phụ tải dự báo ở năm 2020 như trên. Với tình hình thực tế trên địa bàn huyện Giao Thủy thì trong vài năm tới tình  hình kinh tế xã hội sẽ có nhiều bước đột phá. Do vậy, phụ tải điện của huyện  sẽ có nhiều thay đổi, theo dự báo trên nhiều  phương diện nếu như năm 2014  công suất của phụ tải là 58 MVA thì đến năm 2020 công suất của phụ tải sẽ là  89 MVA( Theo nghiên cứu khoa học của Công ty Điện Lực 1 đã tổng hợp).
  19. CHƯƠNG IV CÔNG SUẤT VÀ VỊ TRÍ ĐẶT TRẠM I. Xác định vị trí đặt trạm 1. Xác định tọa độ trạm Từ tọa độ của các trạm hạ áp ở bảng 1ta đi xác định vị trí đặt trạm  110kV. Vị trí đặt trạm biến áp phải thỏa mãn các yêu cầu sau: ­Gần trung tâm phụ tải, thuận tiện cho nguồn cung cấp điện đưa đến. ­An toàn lien tục cung cấp điện. ­Thao tác vận hành, quản lý dễ dàng. ­Phù hợp với quy định và quy hoạch của địa phương. ­Thuận tiện về vị trí địa lý như: gần đường giao thông, có đủ diện tích  xây dựng trạm và thuận lợi cho các tuyến dây vào ra,… ­Đảm bảo điện áp cho trạm. ­Đảm bảo kiến trúc, cảnh quan trạm và khu vực xung quanh. ­Tiết kiệm vốn đầu tư và chi phí vận hành hàng năm là nhỏ nhất. Ngoài ra còn phải thỏa mãn các yêu cầu đặc biệt như khi có khí ăn mòn,  bụi bặm nhiều, môi trường dễ cháy,… Vị trí đặt trạm được xác định theo công thức: 19
  20.                                  x=                          y=                                                          Dựa vào tọa độ các trạm và công thức trên ta xác định được tọa độ của trạm là :                         X=221                        Y=208 Kết hợp điều kiện thực tế ta xác định được vị trí đặt trạm nằm ở xóm 2 thôn  Hoành Lộ xã Hoành Sơn – Giao Thủy. Vị trí này cách vị trí các định theo lý  thuyết 500m. Theo kế hoạch phát triển kinh tế của huyện Giao Thủy thì khu  vực xã Hoành Sơn sẽ xây dựng một khu công nghiệp do đó việc xây dựng trạm  ở đó là hợp lý. 2 Đặc điểm vị trí đặt trạm +Địa hình Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa hình, địa điểm xây dựng trạm thuộc vùng đất  cao, tương đối bằng phẳng. Xung quanh trạm là đất ruộng trồng lúa. Vị trí đặt trạm dự kiến cách đường tỉnh lộ khoảng 50m.Địa điểm đặt trạm gần  trung tâm phụ tải, rất thuận tiện cho việc cấp điện  cũng như quản lý vận  hành .Việc đặt trạm ở vị trí này hoàn toàn phù hợp với quy hoạch của khu vực. +Địa chất Địa chất khu vực này được mô tả từ trên xuống độ sâu khoảng 8m như sau: Lớp 1: Đất sét màu nâu vàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2