intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Thuế thu nhập doanh nghiệp và một số vấn đề liên quan.

Chia sẻ: Meomeo Ten | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:42

210
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuế TNDN là thuế tính trên lợi nhuận trước thuế (thu nhập trước thuế) của doanh nghiệp, thuế suất được quy định theo thuế suất tỷ lệ cố định căn cứ vào ngành nghề kinh doanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Thuế thu nhập doanh nghiệp và một số vấn đề liên quan.

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I Đề tài: Thuế tiêu TNDN và một số vấn đề liên quan. 1
  2. DANH SÁCH NHÓM 3 STT Tên 1 Đinh Đức Hóa (nhóm trưởng) 2 Nguyễn Việt Anh 3 Nguyễn Phương Dung 4 Nguyễn Vương Thu Hương 5 Nguyễn Phạm Tùng Anh 6 Vũ Duy Linh 7 Nguyễn Hoàng Nam 8 Ngô Minh Tiếp 9 Trần Văn Đạt 2
  3. BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 1.NỘI DUNG CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ THUẾ THU NHẬP Nguyễn Phạm Tùng DOANH NGHIỆP Anh Vũ Duy Linh CHƯƠNG II-THỰC TRẠNG THUẾ TNDN TẠI VIỆT Nguyễn Vương Thu Hương CHƯƠNG III:MỘT SỐ HÌNH THỨC GIAN LẬN THUẾ Đinh Đức Hóa TNDN Nguyễn Phương Dung Nguyễn Việt Anh CHƯƠNG IV- GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN,HẠN CHẾ Trần Văn Đạt HÀNH VI GIAN LẬN THUẾ Ngô Minh Tiếp 2.KỸ THUẬT Nguyễn Hoàng Nam 3
  4. MỤC LỤC CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ THUẾ TNDN I. Những vấn đề lý luận cơ bản về thuế TNDN 1. Khái niệm 2. Quá trình hình thành và phát triển của thuế TNDN 3. Đặc điểm thuế TNDN 4. Vai trò của thuế TNDN II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ TNDN 1.Người nộp thuế TNDN 2.Thu nhập chịu thuế 3.Thu nhập được miễn thuế 4.Kỳ tính thuế 5.Căn cứ tính thuế TNDN 6.Chế độ ưu đãi thuế TNDN 7.Nơi nộp thuế CHƯƠNG II-THỰC TRẠNG THUẾ TNDN TẠI VIỆT NAM I. Những ưu điểm của pháp luật về thuế TNDN hiện nay 1.Về đối tượng nộp thuế 2.Về thuế suất: 3.Về ưu đãi thuế TNDN 4.Về thu nhập chịu thuế: II. Những bất cập của pháp luật về thuế TNDN hiện hành 1.Về mức thuế suất: 2. Về thu nhập chịu thuế: 3. Về vấn đề chuyển lỗ 4. Về một số khoản chi cụ thể 5.Về ưu đãi thuế TNDN 6. Trong kê khai hóa đơn nộp thuế CHƯƠNG III:MỘT SỐ HÌNH THỨC GIAN LẬN THUẾ TNDN 4
  5. I.Một số vụ gian lận thuế thời gian qua II.Các hành vi gian lận thuế 1.Giảm doanh thu 1.1.Bỏ ngoài sổ sách kế toán 1.2.Ghi giá bán thấp hơn giá thực tế 2.Tăng chi phí 2.1.Tạo giao dịch bán hàng giả mạo 2.2.Tạo giao dịch mua hàng giả mạo 2.3.Chuyển giá 3.Giảm doanh thu, tăng chi phí 3.1.Hạch toán kế toán và kê khai thuế sai quy định CHƯƠNG IV- GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN,HẠN CHẾ HÀNH VI GIAN LẬN THUẾ I.Các văn bản pháp luật hạn chế gian lận thuế II. Các giải pháp cải cách hành chính thuế 1.Cải cách thể chế hành chính thuế 2.Cải cách bộ máy hành chính thuế 3.Xây dựng kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức thuế cả về trình độ và trách nhiệm 4.Xây dựng kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức thuế cả về trình độ và trách nhiệm 5.Hiện đại công tác quản lí thuế bằng công cụ tin học 5
  6. - CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ THUẾ TNDN I. Những vấn đề lý luận cơ bản về thuế TNDN 1.Khái niệm Thuế TNDN là thuế tính trên lợi nhuận trước thuế (thu nhập trước thuế) của doanh nghiệp, thuế suất được quy định theo thuế suất tỷ lệ cố định căn cứ vào ngành nghề kinh doanh. 2. Quá trình hình thành và phát triển của thuế TNDN Thuế TNDN có lịch sử hình thành từ rất sớm được thể hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam, tiền thân của thuế TNDN là thuế lợi tức được áp dụng vào trước những năm 90 của thế kỷ XX và áp dụng cho các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh (các cơ sở kinh tế quốc doanh áp dụng chế độ trích nộp lợi nhuận). Từ năm 1990, Quốc hội ban hành luật thuế Lợi tức áp dụng thống nhất chung đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Thuế lợi tức được thu dựa trên cơ sở lợi nhuận thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế. Ngày 10/5/1997, Quốc hội đã thông qua luật thuế TNDN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999. Ngày 17/6/2003, Quốc hội đã thông qua luật thuế TNDNsửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2004.Ngày 3/6/2008 Quốc hội đã ban hành luật thuế TNDNmới (sau đây gọi là luật thuế TNDNnăm 2008) có hiệu lực kế từ ngày 01/01/2009. 3. Đặc điểm của thuế TNDN -Thuế TNDN là thuế trực thu,vì vậy đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là người chịu thuế. -Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư. Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN. 4. Vai trò của thuế TNDN 1
  7. -Thuế TNDN là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tá phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đằng trên cơ sở pháp luật. Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao; ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập. Ðể hạn chế nhược điểm đó, Nhà nước sử dụng thuế TNDN làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý. · -Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước. Phạm vi áp dụng của thuế TNDN rất rộng, gồm cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh lợi nhuận. Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế TNDN ngày càng dồi dào. · -Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước. Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định. 2
  8. · -Thuế TNDN còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định. Thuế TNDN là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam, song để phát huy một cách có hiệu qủa vai trò của thuế TNDN, chúng ta cần phải xem xét nó dưới nhiều khía cạnh, kể cả những kinh nghiệm xử lý của nước ngoài. II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 1.Người nộp thuế TNDN Căn cứ vào điều 2 luật thuế TNDN 2008 1. Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm: a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam ; b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; c) Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã; d) Ðơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam ; đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập. 2. Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Ðiều 3 của luật này phải nộp thuế TNDN như sau: a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam; b) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó; 3
  9. c) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú; d) Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam. 3. Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập, bao gồm: a) Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam; b) Ðịa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp; c) Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hay một tổ chức, cá nhân khác; d) Ðại lý cho doanh nghiệp nước ngoài; đ) Ðại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam. 2.Thu nhập chịu thuế Căn cứ vào điều 2, Luật thuế TNDN2008 1. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 điều này. 2. Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam. 3.Thu nhập được miễn thuế Căn cứ điều 4 Luật thuế TNDN 2008 1. Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã. 4
  10. 2. Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp. 3. Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam. 4. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV. Chính phủ quy định tiêu chí, điều kiện xác định doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV. 5. Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội. 6. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế TNDN theo quy định của luật này. 7. Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam. 4.Kỳ tính thuế Căn cứ điều 4, Luật thuế TNDN 2008 1. Kỳ tính thuế TNDN được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Ðiều này. 2. Kỳ tính thuế TNDN theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với doanh nghiệp nước ngoài được quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Ðiều 2 của luật này. 5. Căn cứ tính thuế TNDN: Tại điều 6 luật thuế TNDNnăm 2008 là dựa vào thu nhập tính thuế và thuế suất theo công thức sau: Số thuế TNDN phải = Thu nhập tính thuế x Thuế suất nộp 5.1.Thu nhập tính thuế Căn cứ điều 7,Luật thuế TNDN2008 Ðiều 7. Xác định thu nhập tính thuế 5
  11. 1. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước. 2. Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam. 3. Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế. Thu nhập = Thu nhập chịu - Thu nhập được miễn - Các khoản lỗ tính thuế thuế thuế được kết chuyển từ các năm trước Thu nhập = Doanh thu - chi phí hợp lý được + Thu nhập khác chịu thuế trừ Trong đó: a.Doanh thu Theo điều 8 luật thuế TNDN: Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng. Quy định này có một số vấn đề đáng lưu ý: - Doanh thu không chỉ là tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ mà còn bao gồm cả tiền có được do nhà nước trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng. - Doanh thu được xác định tại thời điểm có căn cứ làm phát sinh mà không phân biệt đã thu được tiền hay chưa. Bởi vì: + Việc thu được tiền hay chưa không phải là trách nhiệm của nhà nước mà là trách nhiệm của cơ sở kinh doanh. + Quy định này nhằm hạn chế các cơ sở kinh doanh cấu kết với nhau nhằm kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước để chiếm dụng ngân sách nhà nước. 6
  12. - Đồng tiền làm căn cứ tính thuế là đồng Việt Nam. Lưu ý: Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu không có thuế GTGT. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT. b.Chi phí hợp lý Căn cứ điều 9 Luật thuế TNDN 2008 Chi phí làm căn cứ đề tính doanh thu phải là chi phí hợp lý khi thỏa mãn 3 dấu hiệu sau: - Đây phải là những khoản chi phí có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình tạo ra doanh thu của cơ sở kinh doanh. - Chi phí này phải là khoản chi phí hợp lý, có căn cứ. - Chi phí này phải là khoản chi phí hợp lệ. - Trên cơ sở những lý luận trên, khoản 1 điều 9 luật thuế TNDN năm 2008 quy định: các khoản chi hợp lý làm căn cứ tính thuế phải thỏa mãn 2 điều kiện: + Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. + Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Các khoản chi không được tính vào chi phí hợp lý để được trừ khi tính doanh thu chịu thuế của doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 9 luậtthuế TNDN. c.Các khoản thu nhập khác: - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. - Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản. - Thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ. - Hoàn nhập các khoản dự phòng. - Thu khoản nợ khó đòi đã xoá nay đòi được. - Thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ. - Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam. 5.2Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: Để có mức thuế suất hợp lý, cần quan tâm đến 2 yếu tố sau: 7
  13. - Tính hợp lý: vì đây là thuế trực thu nên người chịu thuế nhận thức rất rõ gánh nặng về thuế và họ luôn tìm cách trốn thuế. Vì vậy, nếu mức thuế suất quá cao sẽ không khuyến khích cá nhân bỏ vôn ra tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và luôn tìm cách trốn thuế. - Tính công bằng: mức thuế suất phải áp dụng chung để điều tiết thu nhập thống nhất đối với tất cả các cơ sở kinh doanh nhằm tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các th1ành phần kinh tế trong và ngoài nước trước sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế. Ngày 13/08/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 92/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng có hiệu lực từ ngày 01/07/2013. Nghị định quy định: Áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20% đối với doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp có thu có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng (là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp của năm trước liền kề) theo quy định tại Điểm 2 Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN. Trường hợp doanh nghiệp có tổng thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ khi thành lập đến hết kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 không đủ 12 tháng hoặc kỳ tính thuế nhiều hơn 12 tháng theo quy định hoặc mới thành lập trong 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp được áp dụng thuế suất 20% là doanh thu bình quân tháng của năm 2012 hoặc bình quân của các tháng trong năm 2013 tính đến hết ngày 30/6/2013 không vượt quá 1,67 tỷ đồng. Thuế suất 20% nói trên không áp dụng đối với các khoản thu nhập: Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (trừ thu nhập từ đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội), thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản, thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam; Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản; Thu nhập từ kinh 8
  14. doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% đối với thu nhập từ đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội theo quy định tại Điểm 2b Khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TNDN. Doanh nghiệp thực hiện đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội được áp dụng thuế suất 10% đối với phần thu nhập từ bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội phát sinh từ ngày 1/7/2013 , không phụ thuộc vào thời điểm ký hợp đồng bán, cho thuê hoặc cho thuê mua nhà ở xã hội. Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được phần thu nhập từ bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội phát sinh từ ngày 1/7/2013 thì thu nhập được áp dụng thuế suất 10% được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội trên tổng doanh thu trong thời gian tương ứng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được thực hiện ưu đãi thuế này là doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn,chứng từ và nộp thuế theo kê khai 6.Chế độ ưu đãi thuế TNDN: a) Điều kiện ưu đãi thuế TNDN: phải thỏa mãn 2 điều kiện được quy định tại khoản 1 điều 18 Luật thuế TNDN năm 2008. - Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn chứng theo quy định của pháp luật về hóa đơn chứng từ. - Doanh nghiệp phải nộp thuế theo hình thức kê khai thuế. b) Các trường hợp được ưu đãi thuế: - Ưu đãi về thuế suất: Đây là các trường hợp được hưởng ưu đãi đương nhiên với mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất thông thường nếu tổ chức đầu tư vào những vùng miền, ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi. - Ưu đãi về miễn thuế, giảm thuế: (Điều 14 luật thuế TNDN). Khác với nhóm ưu đãi về thuế suất là hưởng mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất thông thường, nhóm ưu đãi về thơi gian miễn giảm thuế vẫn phải chịu mức thuế suất thông thường là 25%. Việc miễn, giảm thuế được tính trên toàn bộ hoặc tỷ lệ % số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước. - Các trường hợp giảm thuế khác: Nhằm thực hiện chính sách lao động và việc làm, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động nữ và lao động là người dân tộc thiểu số, điều 15 luật thuế TNDN năm 2008 quy định: + Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế TNDN bằng số chi thêm cho lao động nữ. 9
  15. + Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế TNDN bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số. - Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp: Nhằm tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp đầy mạnh nghiên cứu khóa học và đối mới công nghệ, tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, Luật thuế TNDN năm 2008 có quy định ưu đại cho doanh nghiệp là: “Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được trích tối đa 10% trên thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp”. Mức 10% là mức tối đa mà doanh nghiệp được trích lập. Căn cứ vào thu nhập thực tế và yêu cầu phát triển khoa học công nghệ, hàng năm, doanh nghiệp tự quyết định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ và đăng ký với cơ quan thuế để thực hiện. 7.Nơi nộp thuế Mặc dù luật Quản lý thuế đã quy định thống nhất trình tự, thủ tục thực hiện nghĩa vụ thuế đối với thuế TNDN. Tuy nhiên, tại điều 12 luật thuế TNDN năm 2008 có bổ sung quy định về nơi nộp thuế. Theo đó, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định sau đây: - Nếu doanh nghiệp chỉ có trụ sở chính thì doanh nghiệp kê khai nộp thuế tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. - Trường hợp doanh nghiệp có các cơ sở kinh doanh ngoài phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực truộc trung ương nơi doan nghiệp đặt trụ sở chính thì bên cạnh nộp thuế tại nơi có trụ sở chính thì doanh nghiệp còn phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo một tỷ lệ nhất định trên chi phí tại cơ quan thuế nơi đặt cơ sở kinh doanh. -CHƯƠNG2- THỰC TRẠNG THUẾ TNDN TẠI VIỆT NAM I. Những ưu điểm của pháp luật về thuế TNDN hiện nay Qua hơn 3 năm thực hiện, Luật thuế Thuế TNDN số 14/2008/QH12 vào ngày 19/6/2013 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN (TNDN) (Luật số 32/2013/QH13). Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014 (trừ một số quy định có hiệu lực từ ngày 01/07/2013). Những sửa đổi, bổ sung của Luật thuế TNDN lần này không chỉ đáp ứng được yêu cầu thực tiễn mà còn thể hiện tinh thần cải cách mạnh mẽ môi trường kinh doanh Việt Nam: 1.Về đối tượng nộp thuế: 10
  16. Luật thuế TNDN hiện hành đã giới hạn phạm vi điều chỉnh về đối tượng nộp thuế chỉ còn là các doanh nghiệp. Việc phân định đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế là hoàn toàn phù hợp và thống nhất với quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật quản lí thuế. 2. Về thuế suất: Luật sửa đổi bổ sung Luật thuế TNDN đã quy định thống nhất mức thuế suất, từng bước giảm thuếsuất phổ thông từ 25% xuống 22% (áp dụng từ 1/1/2014), DN có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất phổ thông 20% kể từ 01/7/2013. Từ ngày 01/01/2016, mức thuế suất phổ thông là 20% và mức thuế suất ưu đãi 20% được điều chỉnh giảm xuống còn 17% điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tích tụ vốn tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới còn cho thấy, dù thu ngân sách giảm do giảm thuế suất thuế TNDN nhưng sẽ được bù lại một phần nhờ tăng các loại thuế gián thu và thuế TNCN. Bên cạnh đó, xét về lâu dài, giảm thuế sẽ khuyến khích mở rộng sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp sẽ nộp thuế nhiều hơn, nhờ đó ngân sách sẽ tăng được nguồn thu 3.Về ưu đãi thuế TNDN: Luật sửa đổi bổ sung đã mở rộng thêm đối tượng được ưu đãi thuế TNDN. Các đối tượng được ưu đãi thuế không còn bị phân biệt về loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như trước đây. 4.Về thu nhập chịu thuế: Luật thuế TNDN hiện hành từng bước mở rộng phạm vi áp dụng đối với các chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế. Về khoản chi được trừ và không được trừ:Để phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế, Luật quy định: 1.bổ sung quy định về điều kiện được tính vào chi phí được trừ phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; 2.nâng tỷ lệ khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại từ 10% lên 15% tổng chi phí, đồng thời loại bỏ một số khoản chi không mang tính chất quảng cáo, khuyến mại như chiết khấu thanh toán, chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí ra khỏi diện chi phí khống chế; 11
  17. 3.bổ sung vào diện khoản tài trợ được tính vào chi phí được trừ đối với khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước đối với các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; 4.bổ sung quy định về khoản chi đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ mang tính an sinh xã hội là khoản chi được trừ; 5.bổ sung nguyên tắc xác định chi phí hợp lý của một số lĩnh vực đặc thù (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, xổ số...); 6.bỏ quy định về khoản chi không được trừ đối với phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng, hàng hóa do DN tự xây dựng và thông báo với cơ quan thuế. - Ngoài ra, Luật quản lý thuế mới như khuyến khích kê khai thuế điện tử, doanh nghiệp nay có thể ngồi nhà làm thủ tục thay vì phải chạy đến cơ quan thuế nộp từng tờ khai, góp phần tiết kiệm đáng kể chi phí thời gian và nhân lực để thực hiện nghĩa vụ thuế. - Bên cạnh đó, doanh nghiệp được quyền áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA), tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp như giảm chi phí tuân thủ thuế, tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong lập kế hoạch kinh doanh. II. Những bất cập của pháp luật về thuế TNDN hiện hành Bên cạnh những kết quả đạt được của Luật thuế TNDN hiện hành, trước yêu cầu cải cách thuếvà thực tiễn thực thi thuế TNDN trong giai đoạn hiện nay còn bộc lộ nhiều bất cập cần tiếp tục được hoàn thiện. Một số tồn tại chính của Luật thuế TNDN hiện hành như sau: 1.Về mức thuế suất: . Dự thảo sửa đổi thuế TNDN đề xuất hạ từ 25% xuống 23%, với DN có quy mô vừa và nhỏ được áp dụng thuế suất 20% (dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian và có doanh thu dưới 20 tỷ đồng/năm). Chi phí quảng cáo, khuyến mại hoa hồng, cũng sẽ được nới lên mức 15% thay vì 10% như trước. Theo tính toán của Bộ Tài chính, dự kiến số thu giảm do điều chỉnh thuế suất thuế TNDN năm 2014 khoảng 14 nghìn tỷ đồng (trong ngắn hạn)… tuy nhiên thuế suất có giảm nhưng vẫn giữ được mức động viên ngân sách. Một thực tế các chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng, cần phải có lộ trình giảm thuế suất TNDN xuống nhằm tăng sức cạnh tranh cho DN. -Mặt khác, ở Việt Nam thuế suất là một chuyện, nhưng khi thực thi số thuế phải nộp cao hơn nhiều. Nhìn vào luật thì tưởng chừng đơn giản, nhưng tại các văn bản 12
  18. hướng dẫn thì vô vàn các văn bản là thông tư, công văn hướng dẫn. Mức thuế TNDN của Việt Nam về mặt chính thức là 25%, nhưng thực tế số tiền thuế mà hầu hết DN phải nộp là trên 25%, thậm chí lên 30% đối với một số lĩnh vực. “Bởi căn cứ để tính thuế, chi phí hợp lý, hợp lệ đáng lẽ được khấu trừ nhưng người đi thu thuế lại không công nhận. Ở các nước giảm trừ đi nhiều lĩnh vực, như đóng góp xã hội chẳng hạn, còn ở Việt Nam cơ quan thuế vẫn tính vào” -Các quy định trong Luật thuế TNDN về định mức khấu hao không phù hợp thực tiễn, tính khả thi thấp. Cụ thể, trong thực tế DN có thể phải chi phí khi mua bán với các cá nhân không kinh doanh, với kinh tế hộ gia đình... nên không thể có hóa đơn để tính chi phí hợp lý được trừ thuế. Chính vì vậy, trong văn bản “Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011 - 2020” do Bộ Tài chính trình và đã được Thủ tướng phê duyệt, Bộ Tài chính đã đề nghị cần giảm ngay mức thuế TNDN và lộ trình giảm cần được tính toán kỹ lưỡng. Nếu trước đó mức giảm đề xuất từ từ là khoảng 22 - 23% vào năm 2015, sau đó đến tận 2020 mới giảm xuống còn khoảng 20%. Thì nay mức đề xuất giảm xuống 23% được áp dụng ngay từ 2014. Điều này sẽ DN cải thiện môi trường và thu hút đầu tư, tạo điều kiện tích lũy vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh... Nhìn ra các nước trên thế giới, hầu hết các nước châu Âu đã giảm thuế suất bình quân từ 33% năm 2000 xuống 25% năm 2011, riêng lĩnh vực phi tài chính thì thuế suất chỉ là 21%. Gần đây, nhiều nước và lãnh thổ trong khu vực đang có kế hoạch giảm mạnh thuế suất thuế TNDN xuống hơn nữa. Tại châu Á, Singapore chỉ còn 17%, Đài Loan hiện có mức thuế 23% và dự kiến sẽ giảm còn 20% vào năm 2013 này... Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định với tỉ lệ thu thuế, phí trên GDP tới 26,3%, Việt Nam cần giảm xuống tương đồng với các quốc gia trong khu vực. 2. Về thu nhập chịu thuế: Về phương pháp xác định doanh thu, chi phí được trừ, không được trừ làm cơ sở tính thuế TNDN chưa cụ thể, chưa đảm bảo tính thực thi. Cụ thể là các quy định vềthời điểm xác định doanh thu; cách xác định doanh thu trong một số trường hợp cụ thể ; các khoản chi phí được trừ và chưa được trừ chưa được quy định rõ ràng ; một số khoản chi phí thực tế cần thiết cho sản xuất kinh doanh nhưng không được chấp nhận khi tính thuế. Điều này vô hình chungđã khiến các doanh nghiệp phải chịu thuế nhiều hơn. Phải thừa nhận rằng thuế suất thực tế mà các doanh nghiệp phải chịu cao hơn nhiều so với con số 25% thuế suất danh nghĩa quy định trong luật. Bởi lẽ, nhiều khoản doanh nghiệp chi ra nhưng không được cơ quan thuế chấp nhận là chi phí 13
  19. hợp lý hợp lệ, vì vậy mà thu nhập chịu thuế cao hơn thu nhập thực tế, làm tăng số thuế phải nộp và thuế suất thực tế. Điều này một phần bắt nguồn từ chính doanh nghiệp trong việc không tuân thủ việc lưu giữ hóa đơn chứng từ theo quy định, một phần là do những bất cập trong quy định hiện hành của luật thuế TNDN và cách hiểu khác nhau của các cơ quan thuế địa phương về cùng một vấn đề. Ví dụ như quy định về mức khống chế đối với chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại là 15% chung cho mọi loại hình doanh nghiệp và mọi ngành nghề là không hợp lý. Có khi ngành này cần nhưng ngành kia thì không, hoặc có đơn vị cùng ngành nhưng nhu cầu quảng cáo cho từng thị truờng lại khác nhau. Điều này góp phần gây nên tình trạng bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, tạo ra những bất cập không nhỏ trong quá trình thực hiện và là một điểm hạn chế lớn trong quá trình ra quyết định đầu tư. 3. Về vấn đề chuyển lỗ: Quy định về vấn đề chuyển lỗ tại Thông tư 18/2011/TT-BTC đã thuhẹp quyền lợi của doanh nghiệp hơn so với quy định của Luật thuế TNDN. Đây cũng là một trong những bất cập trong cách thức ban hành văn bản pháp luật bởi vì Luật thuế TNDN là văn bản quy phạm pháp luật, là Luật khung cho việc áp dụng pháp luật, trong khi các Nghị định và Thông tư hướng dẫn là các văn bản áp dụng pháp luật, các văn bản này là sự cụ thể hóa các quy định của Luật nhưng không được trái với quy định của Luật. Thu nhập từ bất động sản kê khai riêng để nộp thuế Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN quy định: Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, dự án đầu tư, quyền tham gia dự án đầu tư, quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế. Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, quyền tham gia dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản); chuyển nhượng bất động sản nếu lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế. Theo đó,trong trường hợp hoạt động này có lãi mà hoạt động sản xuất kinh doanh bị lỗ mà không được bù trừ là không hợp lý. Cần quy định theo hướng: thu nhập chịu thuế của hoạt động chuyển nhượng bất động sản gắn liền với đất được hạch toán riêng để kê khai nộp thuế; trường hợp lỗ thì được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp hoạt động sản xuất kinh doanh chính bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản gắn liền với đất. 14
  20. 4. Về một số khoản chi cụ thể: Luật thuế TNDN hiện hành quy định về một số khoản chi cụ thể chưa hợp lý. Chẳng hạn: quy định về phần giá trị hàng hóa tổn thất, cá khoản chi khấu hao tài sản cố định, khoản chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa, khoản chi là tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho người lao động, phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới... Một trong những bất cập của pháp luật thuế TNDN hiện hành là liệt kê các tài sản cố định hiện hữu được để xác định trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Ngoài ra, hạn chế của Luật thuế TNDN hiện hành là chưa có quy định cụ thể nào vềviệc xác định doanh thu, chi phí làm căn cứ cho thu nhập chịu thuế của các hình thức kinh doanh như bán hàng đa cấp, bán hàng qua mạng. 5.Về ưu đãi thuế TNDN: Việc xác định thu nhập chịu thuế và thu nhập được ưu đãi thuế theo quy định của Luật thuế TNDN hiện hành là chưa hợp lý khi toàn bộ các khoản thu nhập khác đều không được ưu đãi thuế (trong đó có nhiều khoản thu nhập khác liên quan đến hoạt động kinh doanh được ưu đãi thuế) là bất hợp lý, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp. Chưa có chính sách ưu đãi thuế cho các sản phẩm mới như: quỹ mở, quỹ ETF, quỹ bất động sản. Các quỹ đầu tư nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam bị đưa vào diện tính thuế TNDN, thay vì nộp thuế khoán.và NĐT không được trừ nhiều loại chi phí thực tế phát sinh trong quá trình đầu tư, nên mức thuế mà họ phải đóng có khi lên đến 50 – 60%. Luật thuế TNDN hiện hành quy định các doanh nghiệp nằm trong khu kinh tế cũng hưởng ưu đãi như là doanh nghiệp trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là chưa phù hợp. Luật hiện hành giảm mức thuế suất chung trong khi vẫn giữ nguyên mức thuế suất ưu đãi 10% và chỉ giảm mức thuế suất ưu đãi từ 20% xuống 17% là chưa thật sự hợp lý và công bằng. Như vậy, chỉ có các DN thuộc diện không được ưu đãi mới thụ hưởng được những lợi ích của mức thuế suất mới, trong khi các DN thuộc diện được hưởng ưu đãi thì vẫn hưởng mức thuế suất ưu đãi 10%.Từ đó cho thấy khoảng cách về lợi thế ưu đãi trong nghĩa vụ nộp thuế giữa các DN thông thường và DN thuộc diện được hưởng ưu đãi về thuế suất đã được rút ngắn đáng kể.Điều này làm giảm tính hấp dẫn của chính sách ưu đãi thuế TNDN, ảnh hưởng đến mục tiêu khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế của Nhà nước. 6. Trong kê khai hóa đơn nộp thuế 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0