intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài : vấn đề đạo văn trong nghiên cứu khoa học

Chia sẻ: Chu Huong Xuan | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

1.270
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đạo văn là mạo nhận công việc của một ai đó như là công việc của chính mình vì lợi ích của chính mình dù là có chủ đích hay không có chủ đích” (Carroll, 2002:9) Đạo văn được định nghĩa là sử dụng ý tưởng hay câu văn của người khác một cách không thích hợp (tức không ghi rõ nguồn gốc), đặc biệt là việc trình bày những ý tưởng và từ ngữ của người khác trước các diễn đàn khoa học và công cộng như là ý tưởng và từ ngữ của chính mình....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài : vấn đề đạo văn trong nghiên cứu khoa học

  1. Bài tập nghiên cứu khoa học Lớp 09dn113 Các thành viên nhóm tham gia : Họ và tên mssv 1. Phạm huỳnh thanh vi 109000904 109001843 2. Trần thị hạ vy Trịnh thanh xuân 109003416 3. Chu thị xuân 109001704 4. Nguyễn hữu ý 109003533 5. Trần thị xuân yên 109000310 6. Hoàng hải yến 109003739 7. Nguyễn thị yến 109003263 8. Nguyễn thị ngọc yến 109002033 9. Vấn đề đạo văn trong nghiên cứu khoa học . I - Đạo văn là gì ?
  2. “Đạo văn là mạo nhận công việc của một ai đó như là công việc của chính mình vì lợi ích của chính mình dù là có chủ đích hay không có chủ đích” (Carroll, 2002:9) Đạo văn được định nghĩa là sử dụng ý tưởng hay câu văn của người khác một cách không thích hợp (tức không ghi rõ nguồn gốc), đặc biệt là việc trình bày những ý tưởng và từ ngữ của người khác trước các diễn đàn khoa học và công cộng như là ý tưởng và từ ngữ của chính mình. Ở đây, “Ý tưởng và từ ngữ của người khác” có nghĩa là: sử dụng công trình hay tác phẩm của người khác, lấy ý tưởng của người khác, sao chép nguyên bản từ ngữ của người khác mà không ghi nguồn, sử dụng cấu trúc và cách lí giải của người khác mà không ghi nhận họ, và lấy những thông tin chuyên ngành mà không đề rõ nguồn gốc. II - Người ta đạo văn để làm gì ? Đi tìm căn nguyên của đạo văn người ta cho rằng những người phải "đạo" tác phẩm công trình của người khác thường là những kẻ bất tài, trình độ yếu kém nhưng lại muốn nổi tiếng, muốn thăng chức, thăng học hàm học vị, hoặc đơn giản chỉ vì muốn kiếm tiền một cách nhanh chóng. Một số trường hợp Người ta đạo văn do : - Nghèo ý tưởng - Làm tác phẩm thêm phong phú , hấp dẫn , đầy đủ . - Một số trường hợp do lười biếng , không chịu suy nghĩ - Lấy ý tưởng của người khác làm nội dung của mình . - Đỡ tốn thời gian và tiền bạc . - Vấn đề đạo văn là do đâu ? Đạo văn được xem là một hành vi gian lận nghiêm trọng, một hành động không thể chấp nhận được trong hoạt động khoa học, vì nó làm giảm uy tín của khoa học và làm tổn hại đến sự liêm chính và khách quan của nghiên cứu khoa học. III - vấn đề đạo văn là do : sự không thành thật và không trung thực trong học tập. bệnh thành tích, bệnh - hình thức… là căn nguyên của vấn đề, là nguyên nhân cho những tiêu cực sau này. Nếu từ bậc tiểu học, trung học rồi vào đại học không có một truyền thống tốt đẹp của bản thân người học thì về sau có một bộ phận những người học này sẽ làm công tác nghiên cứu. lúc đó, việc không trung thực trong nghiên cứu khoa học là điều khó tránh khỏi, và là hậu qủa không thể tránh khỏi - do nhà trường : đã không chú ý đến vấn đề giáo dục sự trung thực trong nghiên cứu khoa học cho sinh viên , đã không nhận rõ tính chất nghiêm trọng của vấn đề đạo văn và vì thế sinh viên đã không được dạy cách tôn trọng bản quyền, không biết những hậu quả của việc đạo văn. Và trên thực tế, ở Việt Nam, lỗi đạo văn thường ít bị phạt, cùng lắm chỉ ở mức độ nhắc nhở, yêu cầu bổ sung trích dẫn (trong luận văn hay trong bài báo). Ở khá nhiều trường hiện tượng một giảng viên trong cùng một thời điểm hướng dẫn mấy chục sinh viên là phổ biến. Hệ quả của hiện tượng này là mối quan hệ lỏng lẻo giữa giảng viên và sinh viên - có khi cả hai bên không hề gặp nhau lần nào trong suốt quá trình hướng dẫn. Luận văn được đánh giá một cách hình thức qua báo cáo cuối cùng và buổi bảo vệ luận văn với thời gian hạn chế. Chính cách làm này là tiền đề “khuyến
  3. khích” sinh viên sao chép, vì làm thật cũng như sao chép đều được những điểm số na ná như nhau. Nhiều trường và giảng viên hiện nay vẫn giữ quan điểm đã làm luận văn là được điểm cao - nên điểm chấm của nhiều hội đồng thường rất cao IV - Làm thế nào để hạn chế nạn đạo văn ? các cách để hạn chế nạn đạo văn : - Khi phát hiện ra những trường hợp đạo văn chúng ta cần phải tỏ thái độ quyết liệt, dứt khoát, tránh sự cả nể, xuề xòa, xử lí chiếu lệ.Nên mạnh dạn đưa ra ánh sáng, để rộng đường dư luận và cũng là để trả lại danh dự cho người bị hại. - Bộ khoa học và Công nghệ cần phải có một đơn vị để đối phó và xử lí với các trường hợp gian lận . cần phải lập tức giải quyết vấn đề, không chần chờ. - Đưa ra các hình phạt nghiêm khắc chính là một yếu tố quan trọng để giữ vững sự trong sáng trong học thuật, để có thể khuyến khích những nhà nghiên cứu đưa ra các công trình, các tác phẩm kiến thức mới mà không sợ bị sao chép và cũng là một trong những chế tài quan trọng để bảo đảm quyền lợi của người làm nghiên cứu khoa học - Dạy cho học sinh trung học và sinh viên đại học về vấn đề vả ảnh hưởng của tình trạng bất lương và thiếu thành thật trong khoa học. - Các giảng viên đại học cần phải hướng dẫn cho các sinh viên nghiên cứu biết rõ các thông lệ, qui tắc đạo đức trong nghiên cứu khoa học. Phải ngăn chặn nạn đạo văn kịp thời để giới trẻ ngày nay có thể phát triển sự sáng tạo của mình,giúp ích cho đất nước.Đồng thời các nhà trí thức , báo chí , truyền thông phải lên tiếng và lôi cuốn dư luận xã hội nói trên nhiều phương tiện khác nhau, bằng nhiều hình thức khác nhau.Cần sự minh bạch được thượng tôn, nạn đạo văn cũng như các tệ nạn khác sẽ chấm dứt. Điều quan trọng hơn cả là cần phải có một hệ thống luật, nghiêm minh và chặt chẽ để xử lí tình trạng đang ngày càng trở thành một vấn nạn này. (Hiện nay, Việt Nam có hai văn bản pháp quy để xử lý hành vi này. Thứ nhất, trong luật Sở hữu trí tuệ chúng ta cũng có điều quy định cụ thể về hành vi này. Ngoài ra, chúng ta có nghị định số 47/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính quyền tác giả và các quyền liên quan được Chính phủ ban hành ngày 13.5.2009.). - Đạo văn cần phải được coi là một chuyên đề giảng dạy chính thức trong các trường học, mức độ nâng dần theo bậc học; nó được coi như là một bài học đạo đức chống lại hành vi ăn cắp, mà ở đây là ăn cắp ý tưởng, ăn cắp tri thức, và cũng phải được xử lí không khác gì ăn cắp vật chất. V - Hậu quả của việc đạo văn đối với sinh viên trường đại học lạc hồng ? Sinh viên đạo văn trong nghiên cứu khoa học chịu các hình phạt nhẹ nhất là hủy kết quả bài làm, nặng có thể buộc thôi học. Theo “ Quy chế về hoạt động Nghiên cứu khoa học Trường Đại học Lạc Hồng” Điều 17: Xử lý vi phạm trong hoạt động NCKH của sinh viên Trường hợp phát hiện thấy công trình NCKH của sinh viên thiếu tính trung thực, không hoàn thành theo đúng tiến độ, Hiệu trưởng nhà trường sẽ xem xét và căn cứ trên mức độ vi phạm để thi hành các hình thức kỷ luật thích hợp đối với tác giả công trình, đơn vị quản lý đề tài.
  4. Quyết định thi hành kỉ luật đối với sinh viên đạo văn trong nghiên cứu khoa học sinh viên lần thứ 14 - Trong đợt kiểm tra tình hình đạo văn trong Nghiên cứu khoa học sinh viên lần thứ 14 vừa rồi của 2 khoa Quản trị Kinh tế quốc tế và Khoa Tài chính - Kế toán, nhà trường đã phát hiện 17 trường hợp "đạo văn" của sinh viên. Trường quyết định thi hành kỷ luật đối với các trường hợp này. Các sinh viên "đạo văn" sẽ bị hủy công trình báo cáo Nghiên cứu khoa học lần thứ 14 và sẽ làm lại vào đợt nghiên cứu khoa học sinh viên lần thứ 15 VI - một số vụ án đạo văn tiêu biểu trong thời gian gần đây ? Chưa ai biết qui mô của nạn đạo văn trong khoa học như thế nào, nhưng một vài nghiên cứu gần đây cho thấy tình trạng này khá phổ biến. Theo tập san Nature, trong một số ngành khoa học, nạn đạo văn (kể cả tự đạo văn) có thể lên đến 20% trong các bài báo đã công bố. Hai tác giả Schein và Paladugu truy tìm 660 bài báo đã công bố trên 3 tập san hàng đầu trong ngành phẫu thuật và phát hiện khoảng 12% bài báo có cấu trúc giống nhau, 3% sử dụng từ ngữ hoàn toàn giống nhau, và khoảng 8% sử dụng từ ngữ rất giống nhau. Hai tác giả còn phát hiện khoảng 14% các công trình nghiên cứu này thuộc vào loại “tự đạo văn” hay “tự đạo số liệu”. Một số vụ đạo văn trong nước bị phát hiện, tố cáo : – Bà Phan Thư Hiền (phó giám đốc sở Văn hoá, thể thao và du lịch Hà Tĩnh) bị tố cáo đạo 20 trang khảo cứu của TS Nguyễn Xuân Diện. – Công trình của PGS.TS, viện trưởng viện Hán Nôm Trịnh Khắc Mạnh sau hai năm trao giải Sách hay được phát hiện là có nguồn gốc bất minh. – TS Mai Hảo Yến của ĐH Hồng Đức bị tố cáo đạo văn có hệ thống ba công trình khoa học của hai giáo sư đầu ngành (Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban)... đạo văn không phải chỉ xảy ra ở nghiên cứu sinh , sinh viên , mà còn được phát hiện ở những người cao cấp (như giáo sư, khoa trưởng, thậm chí hiệu trưởng đại học). ở nước ngoài : - Một trường hợp “rình rang” trong y khoa gần đây có liên quan đến giáo sư y khoa Asim Kurjak (người Croatia). Ông là một chuyên gia về sản phụ, tuy không nổi tiếng trên trường quốc tế, nhưng cũng thuộc loại hàng “có tên tuổi” ở địa phương. Vào cuối thập niên 1980s, Giáo sư Iain Chalmers (người Anh, chủ trì trang web James Lind Library) chú ý đến một bài báo năm 1974 của Kurjak rất giống với một bài báo của một nhóm tác giả khác đã công bố trước đó nhiều năm, ông thông báo cho trường đại học Zagreb (nơi Kurjak làm việc) và ban biên tập của tập san BMJ. Cả hai nơi đề nghị Gs Chalmers đừng làm “lớn chuyện” và hứa sẽ giải quyết ổn thỏa trong tình đồng nghiệp. Chẳng biết sự việc được giải quyết ra sao, nhưng 14 năm sau, Gs Chalmers lại phát hiện một bài báo của Kurjak mà trong đó ông lấy dữ liệu và văn từ một luận án tiến sĩ của một nghiên cứu sinh người Na Uy. Sau vài năm điều tra, Đại học Zagreb thú nhận rằng Kurjak phạm tội đạo văn, nhưng họ cho rằng Kurjak đã xin lỗi, và sự việc nên dừng ở đó. Tháng 9 năm 2006, Kurjak xin nghỉ hưu, và thế là sự việc coi như … xong. Nhưng tập san BMJ vẫn xem đó là một trường hợp đáng quan tâm, bởi vì
  5. Đại học Zagreb đã quá chậm trễ đương đầu và giải quyết vấn đề, và hệ quả là sự việc làm ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của Đại học Zagreb. - Trường hợp của nhóm tác giả Lê Đức Thông, Nguyễn Mộng Giao, Nguyễn Thế Hùng và Trần Văn Hùng có lẽ cũng tương tự như trường hợp của Kurjak (nhiều lần đạo văn), nhưng có lẽ khác ở chỗ là trường mở cuộc điều tra để làm bài học, còn ở Việt Nam thì hình như chưa có cơ chế và thủ tục để xử lí vấn đề, ngoại trừ kỉ luật Lê Đức Thông như là một … Lê Lai, và như thế, theo tôi, là thiếu công bằng. Tôi vẫn thấy tiếc cho anh Thông, một người mà tôi nghĩ ở trong môi trường học thuật nghiêm chỉnh, anh sẽ là một nhà khoa học có nhiều đóng góp có ích. Tiếc thay, chỉ vì ở trong môi trường thiếu lành mạnh, thiếu thầy cô nhiệt tình, thiếu kĩ năng tiếng Anh, cộng với nôn nóng "làm cái gì đó" nên dẫn đến "sự cố" đáng tiếc. Các trường hợp gian lận trong khoa học rất phổ biến, bất cứ ai làm nghiên cứu khoa học đều có thể nhận ra vấn đề nhưng rất ít ai dám nói lên sự thật trước quần chúng. VII - ở nước ngoài , người ta làm thế nào để hạn chế tình trạng đạo văn ? Những trường hợp đạo văn phát hiện tại các trường đại học hay trung tâm nghiên cứu nước ngoài đều được giải quyết triệt để. Ở Mĩ có cơ quan Office of Research Integrity (ORI, tạm dịch: Nha liêm chính trong nghiên cứu khoa học) chuyên điều tra và giải quyết các vấn đề đạo văn và vi phạm khoa học. Ở nước ta hình như vẫn chưa có một qui định để giải quyết các trường hợp đạo văn hay vi phạm đạo đức khoa học. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ nước ngoài cung cấp cho chúng ta một số bài học về cách thức giải quyết vấn đề cho các trường đại học ở nước ta. Ở Mĩ có cơ quan Office of Research Integrity (ORI: Nha liêm chính trong nghiên cứu) chuyên điều tra và giải quyết các vấn đề đạo văn và vi phạm khoa học. Năm 2004, một trường hợp đạo văn gây sự chú ý trong giới khoa bảng vì thủ phạm là một giáo sư thuộc một trường đại học danh giá nhất thế giới: Đại học Harvard. Sultan là một giáo sư miễn dịch học tại trường Y thuộc Đại học Harvard đạo văn từ 4 bài báo của các nhà khoa học khác, và bị phát hiện khi bài báo của ông được bình duyệt. Sau khi điều tra, ông bị cấm không được làm phản biện và bình duyệt các báo cáo khoa học trong vòng 3 năm. Tất nhiên, sự việc cũng gây ảnh hưởng đến sự nghiệp của ông. Một trường hợp gần đây nhất cũng làm xôn xao dư luận báo chí vì thủ phạm là một sinh viên trẻ thuộc trường đại học danh giá nhất thế giới và cũng xảy ra tại Đại học Harvard. Kaavya Viswanathan là một sinh viên gốc Ấn Độ, 19 tuổi, có tài viết văn, và được xem là một ngôi sao đang lên với đầy triển vọng qua cuốn tiểu thuyết “How Opal Mehta Got Kissed, Got Wild, and Got a Life”. Nhưng ngay sau khi xuất bản, người ta phát hiện cuốn tiểu thuyết có nhiều đoạn “trùng hợp” hay lấy từ hai cuốn tiểu thuyết “Sloppy Firsts” (in năm 2001) cuốn “Second Helpings” (in năm 2003) của Nhà văn Megan F. McCafferty. Hệ quả là cô nhà văn trẻ tuổi này mất một hợp đồng 500.000 USD với một nhà xuất bản khác, và không cần phải nói thêm, sự nghiệp viết văn của cô coi như chấm dứt. một vài biện pháp thực tế được đưa ra : - Dạy cho học sinh trung học và sinh viên đại học về vấn đề vả ảnh hưởng của tình trạng bất lương và thiếu thành thật trong khoa học.
  6. Các giáo sư đại học cần phải hướng dẫn cho các sinh viên tập sự nghiên cứu - biết rõ các thông lệ, qui tắc đạo đức trong nghiên cứu khoa học. Các nhà nghiên cứu, giáo sư cần phải làm gương sáng cho nghiên cứu sinh về sự - trung thực khoa học như là một nguyên tắc bất di bất dịch. Trong lớp học, giáo sư cần phải dành một thời gian để bàn về những trường hợp - gian lận trong khoa học và ý nghĩa cũng như ảnh hưởng đến xã hội của các trường hợp này. Tất cả các nghiên cứu sinh, trước khi bắt tay vào nghiên cứu, cần phải được - cảnh cáo rằng bất cứ hình thức gian lận khoa học nào cũng có thể xem là một tội phạm và cơ quan sẽ dứt khoát không dung túng. Các trường đại học, cơ quan nghiên cứu, bệnh viện cần phải có một ủy ban y - đức hay ủy ban đạo đức để giám sát các nghiên cứu liên quan đến con người và thú vật sao cho đạt tiêu chuẩn của Tuyên bố Helsinki. Cần phải có cơ chế bảo vệ các nhà khoa học dám công khai tố cáo các trường - hợp gian lận khoa học. Cũng cần phải có cơ chế để điều tra tất cả các trường hợp gian lận sao cho công bằng cho phía bị tố cáo và phía tố cáo. Quan trọng hơn hết, các cơ quan nghiên cứu cần phải tạo ra một không gian và - bối cảnh mà trong đó sự liêm chính được ghi nhận và các hành động vô nguyên tắc phải bị trừng phạt. Giải pháp: “học thật, hành thật” Theo tìm hiểu của người viết, hiện nay, số lượng sinh viên các trường ĐH, CĐ ngày càng đông, trong đó có đến 30% sinh viên năm cuối được các trường đưa vào diện được làm luận văn tốt nghiệp , nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, phần lớn đề tài mà các sinh viên này thực hiện đều xuất phát từ gợi ý của giảng viên (thường là các công trình nghiên cứu của giảng viên) nên dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên cùng làm một đề tài hoặc làm lại đề tài của sinh viên các khóa trước. Chính vì vậy, nạn sao chép luận văn của người khác ngày càng có cơ hội lan tràn. Cách đây không lâu, từ nguồn tin phản ánh, Phòng Thanh tra của một trường ĐH đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên trên 400 luận văn tốt nghiệp của sinh viên trường. Kết quả, có 10% luận văn trong số này là… sao chép! Riêng khóa 41 có 38 luận văn sao chép, trong đó có đến phân nửa là sao chép đến… 70% từ luận văn của người khác! Trước thực trạng này, thời gian qua một số trường ĐH đã “ngăn chặn” bằng cách ra quy định là khi phát hiện những luận văn có nội dung “cóp py”, tùy theo mức độ sao chép, nhà trường sẽ tiến hành trừ điểm. Trường ĐH KTQD Hà Nội còn xử lý gắt gao hơn bằng cách không công nhận tốt nghiệp đối với đa số sinh viên vi phạm, những sinh viên được xác định sao chép đến 70% luận văn của người khác bị buộc phải thực tập lại và phải thi tốt nghiệp ở khóa học sau. Tuy nhiên, đây chỉ là cách “giải quyết hậu quả” chứ chưa thực sự triệt tiêu được nạn sao chép luận văn, vì không phải trường hợp nào cũng bị phát hiện. Giải pháp cần đặt ra: làm sao để sinh viên phải “học thật và hành thật”. Muốn vậy, cùng với các biện pháp “trừng phạt”, nhà trường, phòng đào tạo và đặc biệt là giảng viên – người trực tiếp gắn bó với sinh viên – phải theo dõi, giám sát ngay từ đầu việc
  7. học của sinh viên, đánh giá đúng năng lực của sinh viên để quyết định sinh viên nào được làm luận văn tốt nghiệp. Ngoài ra, nhà trường cần chủ động tạo cầu nối giữa sinh viên đến thực tập tại các đơn vị cơ sở thông qua “đơn đặt hàng” nghiên cứu khoa học – một yêu cầu nhằm giúp sinh viên tránh chuyện “học chay, hành dối”. Việc làm này sẽ giúp sinh viên biết được khả năng của mình, tránh những suy nghĩ lệch lạc về chuyện học hành thi cử và chuẩn bị tốt hành trang bước vào ngưỡng cửa thị trường lao động. Nguồn tham khảo : http://www.viet-studies.info/PhongVan_ChuHao.htm http://nguyenvantuan.net/education/3-edu/21-dao-van-va-dao-dich http://nguyenvantuan.net/science/4-science/1123-nhung-hinh-thuc-dao-van-va-bien-phap- chong-gian-lan-khoa-hoc- http://nguyenvantuan.net/education/3-edu/21-dao-van-va-dao-dich http://tuoitre.vn/Ban-doc/Chung-toi-co-y-kien/379678/Khong-the-day-sinh-vien-bang- hanh-vi-an-cap.html http://www.khoahoc.net/baivo/truongvantan/200706-nguytaonghiencuukhoahoc.htm http://sgtt.vn/Khoa-giao/131933/Dao-van-va-dao-duc-khoa-hoc.html http://nguyenvantuan.net/science/4-science/1123-nhung-hinh-thuc-dao-van-va-bien-phap- chong-gian-lan-khoa-hoc-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2