intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Ý nghĩa của các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp lí chủ thể vi phạm pháp luật

Chia sẻ: Mai Đức | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

343
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: Ý nghĩa của các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp lí chủ thể vi phạm pháp luật trình bày về khái niệm vi phạm pháp luật; trách nhiệm pháp lí; truy cứu trách nhiệm pháp lí; các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật; ý nghĩa của các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp lí.

 

 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Ý nghĩa của các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp lí chủ thể vi phạm pháp luật

  1. I. ĐẶT VẤN ĐỀ           Truy cứu trách nhiệm pháp lí là một trong những việc làm hết sức  quan trọng trong việc truy cứu các hành vi vi phạm pháp luật trong cuộc  sống cũng như để cơ quan có thẩm quyền giải quyết tìm đúng người và xử  đúng tội cũng như không xử  oan cho người vô tội, đồng thời là nhằm bảo  vệ  chế  độ  xã hội, bảo vệ  lợi ích nước nhà, quyền, lợi ích của nhân dân,  của tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, tạo điều kiện cho những quan hệ xã   hội phát triển đúng hướng, đảm bảo cho quá trình điều chỉnh pháp luật   được tiến hành bình thường và có hiệu quả. Vì thế, việc tìm hiểu các yếu   tố có tác động tới truy cứu trách nhiệm pháp lí là một việc làm vô cùng cần  thiết cho quá trình xét xử  của cơ  quan có thẩm quyền. Hay nói một cách  khác, đó là việc chúng ta đi tìm hiểu ý nghĩa các yếu tố cấu thành của một  vi phạm pháp luật để làm rõ trách nhiệm pháp lí của chủ thể vi phạm pháp   luật.          Đây chính là lí do tôi chọn đề tài: “ý nghĩa của ác yếu tố cấu thành vi   phạm pháp luật đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp lí chủ thể vi phạm   pháp luật”. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Các khái niệm 1.1. Khái niệm vi phạm pháp luật     Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động)  trái pháp luật và có lỗi do chủ  thể  có năng lực trách nhiệm pháp lí  thực hiện, xâm hại các quan hệ  xã hội được pháp luật xã hội chủ  nghĩa bảo vệ.  1.2. Khái niệm trách nhiệm pháp lí Trách nhiệm pháp lí được hiểu theo hai nghĩa – tích cự và tiêu cực.
  2.           Theo nghĩa tích cực, trách nhiệm pháp lí được hiểu là bổn phận,  nghĩa vụ, thái độ tích cực và vai trò cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc   thực hiện pháp luật.         Theo nghĩa tiêu cực, trách nhiệm pháp lí trước trước tiên là nghĩa vụ  trước pháp luật; nó gắn liền với nhiệm vụ  được giao và gắn với hậu   quả  bất lợi khi có hậu quả  xảy ra do những nguyên nhân được pháp  luật, khi xuất phát từ lợi ích của xã hội và khi có vi phạm pháp luật xảy  ra. Cũng có quan điểm khác cho rằng: “trách nhiệm pháp lí  là sự  gánh  chịu những hậu quả  bất lợi về  vật chất hoặc tinh thần của chủ thể vi   phạm pháp luật, do cơ  quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân có  thẩm quyền đã áp dụng biện pháp cưỡng chế  có tính chất trừng phạt   đối với chủ  thể  đó, mà biện pháp cưỡng chế   ấy được quy định trong  phần chế tài của quy phạm pháp luật”.  1.3. Khái niệm truy cứu trách nhiệm pháp lí Truy cứu trách nhiệm pháp lí là hoạt động của các chủ  thể  có  thẩm quyền, nhân danh nhà nước tiến hành các hoạt động áp dụng  pháp luật nhằm quyết định và đảm bảo thực hiện các biện pháp   cưỡng chế nhà nước đối với chủ thế vi phạm pháp luật.  2. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật        Cấu thành vi phạm pháp luật là tổng thể các yếu tố  đặc trưng thể  hiện đầy đủ tính chất xâm hại cho quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ  hoặc bảo vệ của một vi phạm pháp luật và cần thiết cho việc xác định  ranh giới giữa các vi phạm pháp luật.        Cấu thành của vi phạm phám luật bao gồm: mặt khách quan, mặt   chủ quan, chủ thể và khách thể vi phạm pháp luật. 2.1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật         Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên   ngoài của vi phạm pháp luật hay đó là toàn bộ các yếu tố bên ngoài thế 
  3. giới khách quan mà con người có thể  nhận biết được. nó gồm những  yếu tố sau:        Thứ nhất là hành vi trái pháp luật. đây là dấu hiệu cơ bản của mặt   khách quan và cả  của vi phạm pháp luật. Là hành vi xác định của con  người, có thể thực hiện dưới dạng xác định, trái với quy định của pháp   luật.          Hành vi trái với quy định của pháp luật thể hiện ở chỗ, chủ thể làm   việc pháp luật cấm, không làm việc mà pháp luật buộc làm, làm vượt   qua điều pháp luật cho phép.         Thứ hai là hậu quả hay sự thiệt hại của xã hội do hành vi trái pháp  luật gây ra cho xã hội: là những tổn thất mà hành vi trái pháp luật gây ra.  Mỗi một hành vi trái pháp luật gây ra một mức độ tổn thất, thiệt hại cho   xã hội về vật chất hoặc tinh thần là khác nhau. Mức độ  nguy hiểm của  hành vi trái pháp luật được xác định phụ thuộc vào tính chất và mức độ  thiệt hại thực tế hoặc nguy cơ gây hại cho xã hội mà hành vi đó gây ra.           Thứ ba là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu   quả mà nó gây ra cho xã hội. mối quan hệ này căn cứ ở chỗ sự thiệt hại  của xã hội phải do chính hành vi trái pháp luật gây ra. Căn cứ  để  xác  định mối quan hệ này là hành vi trái pháp luật gây ra trước hậu quả; sự  thiệt hại là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và sự  thiệt hại là   kết quả trực tiếp của hành vi trái pháp luật.           Ngoài ra, mặt khách quan còn được thể hiện ở các điều kiện bên   ngoài của vi phạm pháp luật gồm:        Công cụ (phương tiện) vi phạm là những đối tượng được sử  dụng  để thực hiện hành vi trái pháp luật.      Thời gian là thời điểm thực hiện hành vi trái pháp luật.      Địa điểm là nơi thực hiện hành vi trái pháp luật
  4.          Tuy nhiên thì các yếu tố công cụ, thời gian, địa điểm không phải là   dấu hiệu phổ  biến, không có ý nghĩa quyết định của mọi cấu thành vi  phạm pháp luật. 2.2. Mặt chủ quan của vi phạp pháp luật            Mặt chủ quan của của vi phạm pháp luật là toàn bộ  hoạt động   diễn ra bên trong (thái độ, nhận thức, ý định) người vi phạm. Bao gồm   những yếu tố:           Thứ nhất là lỗi. Lỗi là thái độ tiêu cực của chủ thể đối với xã hội.  Đây là dấu hiệu bắt buộc của mặt chủ  quan. Lỗi bao gồm lỗi cố ý và   lỗi vô ý.      Lỗi cố ý chia ra hai loại là lỗi cố ý trực tiếp tức chủ thể biết hành vi   đó là trái pháp luật nhưng vẫn làm để  mong muốn hậu quả  xảy ra; lỗi   cố ý gián tiếp cũng là hành vi chủ thể biết đó là trái pháp luật nhưng vẫn  làm, chủ thể biết hậu quả xảy ra nhưng để mặc cho nó xảy ra.      Lỗi vô ý chia ra lỗi vô ý vì qua tự tin nghĩa là chủ thể biết đó là trái   pháp luật nhưng vẫn thực hiện và chủ  thể  biết hậu quả  có thể  xảy ra   nhưng không mong muốn vì tin là ngăn được; lỗi vô ý do cẩu thả  là lỗi   mà chủ thể không biết là trái pháp luật nên vẫn thực hiện và chủ thể này  cũng không biết hành vi sẽ xảy ra hậu quả xấu.         Trong các lỗi trên thì lỗi cố ý trực tiếp là nặng nhất và lỗi vô ý do  cẩu thả là nhẹ nhất.  Thứ hai là động cơ. Động cơ là động lực thúc đẩy người vi phạm thực   hiện hành vi trái pháp luật. Động cơ  không phải là dấu hiệu bắt buộc  của vi phạp pháp luật. Thứ  ba là mục đích. Mục đích là kết quả  cuối cùng mà trong suy nghĩ  người vi phạm mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi. Mục đích   gắn liền với lỗi cố  ý trực tiếp. Tuy nhiên không phải lúc nào kết quả 
  5. trong thực tế cũng trùng với mục đích mà chủ  thể vi phạm mong muốn  đạt được. 2.3. Chủ thể của vi phạm pháp luật            Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân hoặc tổ chức có năng   lực trách nhiệm pháp lí và đã thực hiện một vi pham pháp luật.              Nếu chủ  thể  là cá nhân thì đó phải là người có năng lực trách  nhiệm pháp lí (có khả năng nhận thức ý nghĩa xã hội của hành vi và khả  năng điều khiển hành vi theo đòi hỏi xã hội) và đạt độ  tuổi luật định  (quy định khác nhau đối với từng loại vi phạm).           Nếu  chủ thể là tổ chức thì vi phạm được xây dựng khi có hành vi   trái pháp luật đã gây ra hậu quả xấu cho xã hội. 2.4. Khách thể của vi phạm pháp luật           Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được   pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại 3.  Ý nghĩa của các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật đối  với việc truy cứu trách nhiệm pháp lí        Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật là một trong hai cơ sở  để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lí. Cụ thể đó là cơ sở thực   tiễn. Hay nói cách khác, muốn truy cứu trách nhiệm pháp lí phải có vi  phạm pháp luật xảy ra. Mà việc tìm hiểu về ý nghĩa về cấu thành vi   phạm pháp luật cũng chính là việc đi tìm căn cứ truy cứu trách nhiệm  pháp lí. 3.1. Ý nghĩa của các yếu tố của mặt khách quan đối với việc truy   cứu trách nhiệm pháp lí           Hành vi vi phạm pháp luật chính là yếu tố bắt buộc trong vi phạm   pháp luật vì đây là yếu tố để xác định chủ thể có vi phạm pháp luật hay   không, hay đó chính là việc kết luận chủ thể  có tội hay không. Từ  đây 
  6. các cơ  quan có thẩm quyền mới tiếp tục đi tìm hiểu về  vi phàm pháp   luật và truy cứu đúng trách nhiệm pháp lí mà chủ thể phải gánh chịu với   hành vi của mình. Vì nếu hành vi của chủ  thể  là không vi phạm pháp   luật, không có tội thì các cơ  quan có thẩm quyền cũng không thể  tìm  hiểu kĩ hành động đó mà truy cứu trách nhiệm pháp lí cho chủ  thể  đó  được. Hay hành vi chính là yếu tố để cơ quan có thẩn quyền có truy cứu  trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể có vi phạm hay không.          Dựa vào mức độ hậu quả mà hành vi vi phạm pháp luật gây ra mà  cơ quan có chức năng quyết định tới hình thức trách nhiệm của chủ thể  vi phạm là nặng hay nhẹ, bị phạt án đi tù hay hưởng án treo…          Việc xác định công cụ, thời gian, địa điểm thực hiện hành vi trái   pháp luật là căn cứ để chứng minh rằng chủ thể đó có vi phạm pháp luật  và phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình. 3.2. Ý nghĩa của các yếu tố  của mặt chủ  quan đối với việc truy  cứu trách nhiệm pháp lí              Lỗi là yếu tố bắt buộc phải có của mặt chủ quan hay trong một vi   phạm pháp luật. Cũng như  hành vi trái pháp luật của mặt khách quan thì  việc xác định lỗi của chủ  thể  cũng là việc xác định chủ  thể  có vi phạm   pháp luật hay không và từ  đó cơ  quan chức năng quyết định có truy cứu   trách nhiệm pháp lí với chủ  thể đó hay không. Việc phân chia lỗi ra thành  bốn loại: lỗi cố ý trực tiếp, lối cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô  ý do cẩu thả  là căn cứ  để  phân loại mức độ  phạm tội của chủ  thể. Nó  không chỉ  có ý nghĩa trong việc xác định hình thức tội trạng mà chủ  thể  phải gánh chịu mà còn là yếu tố  để  xem xét việc tăng nặng hay giảm nhẹ  tội trạng của chủ thể.               Động cơ tuy không phải yếu tố bắt buộc trong mặt chủ quan của vi   phạm pháp luật, tuy nhiên yếu tố  này có ý nghĩa trong việc xác định tính  chất hành vi, đó là việc tăng nặng hay giảm nhẹ tội trạng mà chủ thể phải 
  7. gánh chịu. Vì nếu như chủ thể chỉ nhất thời không làm chủ  được bản thân   mà thực hiện hành vi trái pháp luật thì chủ thể ấy sẽ được xem xét để giảm   mức án. Nếu chủ thể đó lên kế hoạch một cách bài bản để thực hiện hành  vi của mình, mà hình thức thực hiện hành vi ấy thể hiện chủ là một người   chuyên nghiệp trong hành vi phạm pháp này thì chủ  thể   ấy không những  chịu mức án cao nhất trong phần chế tài của quy phạm đã quy định mà còn   có thể bị tăng nặng tội trạng.              Mục đích gắn liền với lỗi cố ý trực tiếp nên việc xem xét mục đích   cũng có ý nghĩa trong việc tăng nặng hay giảm nhẹ  tình tiết của vi phạm   pháp luật chủ  thể  gây nên. Mặc dù vậy, nếu mục đích mới chỉ  trong suy   nghĩ của chủ thể mà chưa thể hiện ra thành hành vi có lỗi thì chủ thể cũng   không phải chịu bất cứ một trách nhiệm pháp lí nào hết. 3.3. Ý   nghĩa   của   yếu   tố   chủ   thể   đối   với   việc   truy   cứu   trách  nhiệm pháp lí               Việc xem xét tới chủ thể của vi phạm pháp luật có ý nghĩa trong   việc cấu thành nên tội danh của chủ thể vi phạm pháp luật hay có truy cứu  trách nhiệm pháp lí với chủ thể đó hay không. Chủ  thể phải được xem xét  trong hai phương diện là người năng lực trách nhiệm pháp lí và đạt độ tuổi  theo quy định cảu pháp luật. Nếu thiếu một trong hai điều này thì chủ  thể  không bị kết tội cho hành vi của mình dù hành vi đó là trái pháp luật hay có  lỗi cố ý trực tiếp đi nữa.              Vì nếu một người đủ  độ  tuổi theo quy định của pháp luật nhưng   thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần  hoặc một bệnh khác làm mất khả  năng nhận thức hoặc khả  năng điều  khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với  người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Hay nếu như một   người có trạng thái thần hoàn toàn bình thường, nhưng người đó mới chỉ có  13 tuổi, thì dù người này có cố tình hay sơ ý giết người thì cũng không phải  chịu trách nhiệm hình sự nào.
  8. 3.4. Ý nghĩa của yếu tố  khách thể  đối với việc truy cứu trách  nhiệm pháp lí            Trong quan hệ tình bạn thì một người khác xâm hại đến quan hệ tình  bạn này thì  người  xâm  hại  tình bạn này không hề  phải chịu một trách   nhiệm pháp lí nào cho việc xâm hại tình bạn đó, vì quan hệ tình bạn không   được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ. vì thế, việc tìm ra khách thể  của vi  phạm pháp luật cùng với việc tìm ra lỗi và xác định hành vi trái pháp luật  của chủ thể là để  xem xét chủ thể đó có phải chịu trách nhiệm pháp lí hay   không.              Tùy vào từng quan hệ  pháp luật mà khách thể  còn là yếu tố  có ý   nghĩa để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. III. KẾT LUẬN              Như vậy, việc truy cứu trách nhiệm pháp lí trước hết là nhằm mục   đích trừng phạt đối với chủ thể vi phạm pháp luật, buộc họ phải gánh chịu  những hậu quả  bất lợi, những biện pháp cưỡng chế  được quy định trong   các quy phạm pháp luật. Truy cứu trách nhiệm pháp lí còn có tác dụng răn   đe tất cả  những chủ thể khác khiến họ  phải kiềm chế, giữ mình không vi  phạm pháp luật, giáo dục các tổ chức và cá nhân ý thức tôn trọng pháp luật,   từng bước hạn chế  tiến tới đẩy lùi hiện tượng vi phạm pháp luật ra khỏi   đời sống xã hội.                Để thực hiện được những mục đích này của việc truy cứu trách  nhiệm pháp lí thì ý nghĩa của yếu tố  cấu thành vi phạm pháp luật là rất  quan trọng. Nó không chỉ xác định chủ thể đó có phải chịu trách nhiệm pháp   lí không, chịu trách nhiệm nặng hay nhẹ với hành vi của mình mà nó chính  là cơ sở thực tiễn trong việc truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể vi   phạm pháp luật. 
  9. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình “Lí luận nhà nước và pháp   luật”, NXB Công An nhân dân, 2010. 2. PGS. TS. Nguyễn Văn Động, Giáo trình “  Lí luận về  nhà nước và   pháp luật”, NXB Giáo Dục, 2008. 3. “Bộ luật Hình Sự của nước Cộng Hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”,   NXB Chính Trị Quốc gia, 2003.
  10. MỤC LỤC Trang I. Đặt vấn đề…………………………………………………. 1
  11. II. Giải quyết vấn đề………………………………………….. 1 1. Các khái niệm…………………………………..………… 1 1.1. Khái niệm vi phạm pháp luật………….................... 1 1.2. Khái niệm trách nhiệm pháp lí…..………………… 1 1.3. Khái niệm truy cứu trách nhiệm pháp lí……..…….. 2 2. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật………..………… 2 2.1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật..................... 2 2.2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật……..………... 3 2.3. Chủ thể của vi phạm pháp luật………..……………. 4 2.4. Khách thể của vi phạm pháp luật…..………………. 4 3. Ý  nghĩa của các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật đối với  việc truy cứu trách nhiệm pháp lí…………...……………... 4 3.1. Ý nghĩa của các yếu tố của mặt khách quan đối với việc  truy cứu trách nhiệm pháp lí……..……….…………. 5 3.2. Ý nghĩa của các yếu tố của mặt chủ quan đối với việc  truy cứu trách nhiệm pháp lí…..……………………. 5 3.3. Ý nghĩa của yếu tố chủ thể đối với việc truy cứu trách  nhiệm pháp lí..………….…………………..…….… 6 3.4. Ý nghĩa của yếu tố khách thể đối với việc truy cứu  trách nhiệm pháp lí…..………………………….… 6 III. Kết  luận……………………..…………………………….. 7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1