intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi chọn học sinh năng khiếu lớp 7 có đáp án môn: Ngữ Văn (Năm học 2014-2015)

Chia sẻ: Luuquang Thang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

132
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi chọn học sinh năng khiếu lớp 7 môn "Ngữ Văn" năm học 2014-2015 cung cấp cho các bạn 3 câu hỏi bài tập có hướng dẫn lời giải, mời các bạn cùng tham khảo đề thi để thử sức mình trước thì thi. Chúc các bạn thi tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi chọn học sinh năng khiếu lớp 7 có đáp án môn: Ngữ Văn (Năm học 2014-2015)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU THỊ XàPHÚ THỌ LỚP 7 THCS NĂM HỌC 2014 – 2015 Môn:  Ngữ Văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian thi: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI Câu 1: 3 điểm. Em hãy chỉ  ra và phân tích giá trị  nghệ  thuật của phép tu từ  được sử  dụng trong khổ thơ sau: “Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục… cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ” (Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh). Câu 2: 5 điểm. “Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu! Trong khổ đau, người đẹp hơn nhiều, Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng, Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng... Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Câu 3: (12 điểm). Hãy phát biểu những suy nghĩ của em về hình ảnh người bà trong bài thơ   “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh. …………………..Hết……………. 1
  2. HƯƠNG DÂN CHÂM ĐÊ THI HOC SINH GIOI  ́ ̃ ́ ̀ ̣ ̉ MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7 Câu 1 (3 điểm): Yêu cầu: Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ: Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân  khi nghe tiếng gà trưa. ­ Dòng thứ  tư  “Cục … cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm  lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể  như  được lồng vào   một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian. ­ Lối dùng  ẩn dụ  chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm   giác (thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem   lại  ấn tư   ợng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động  lòng người. ­   Trật   tự   đảo   của   kết   cấu   so   sánh:   Nghe   xao   động   nắng   trưa   (nổi   bật   nghĩa bóng) với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những   trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh   được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn. Câu 2 ( 5 điểm) *   Mở   bài: Giới   thiệu   về   khổ   thơ   và   nêu   cảm   nhận   chung   của   mình   (0.   5 điểm) * Thân bài: ­ Khổ  thơ  ca ngợi Tổ  quốc Việt Nam thương yêu, trải qua bao mưa bom ,   bão đạn, bao thăng trầm vẫn bình thản ngẩng cao đầu, đẹp một cách lạ  kỳ.   (1,5 điểm) ­ Càng qua thử  thách, sức  sống của dân tộc càng mãnh liệt, càng tỏ  ngời  vẻ đẹp (0.5 điểm) ­ Hình  ảnh so sánh (Tổ  quốc – Bà mẹ), là hình  ảnh gợi cảm, giản dị  mà  ý nghĩa, sâu sắc. Tổ quốc cũng như  là mẹ  nhẫn nại, lam lũ, hy sinh, bao bọc   cho các con mình, suốt đời vất vả mà vẫn bình thản ….. (2 điểm) * Kết bài: (0. 5 điểm) Cảm nghĩ chung về khổ thơ. Câu 3: (12 điểm) Yêu cầu chung: ­ Kiểu bài: Văn biểu cảm ­ Nội dung: Người bà Phạm vi: Trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh Yêu cầu cụ thể: 1. Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ “Tiếng gà trưa” Nêu khái quát cảm xúc về bà: Yêu mến, kính trọng người bà với nhiều phẩm   chất tốt đẹp. (2 điểm) 2. Trình bày những cảm xúc và suy nghĩ về hình ảnh người bà: 8,0 điểm ­ Cảm xúc: Yêu quý, trân trọng, khâm phục… 2
  3. ­ Suy nghĩ: Bà có nhiều phẩm chất tốt đẹp: * Trân trọng   người bà   tần tảo, chắt chiu, chịu thương chịu khó  trong   cuộc sống còn quá nhiều vất vả, khó khăn                            ( 2 điểm) + Bà nhặt nhạnh từng quả trứng hồng để xây dựng cho cuộc sống gia đình no  đủ trong cần kiệm. + Tay bà khum khum soi trứng với tấm lòng chi chút, nâng đỡ  từng sự  sống  nhỏ nhoi trong từng quả trứng. *  Hiểu, yêu mến người bà gần gũi, gắn bó và yêu thương cháu tha thiết.                                                                                        (4 điểm) +   Bà bảo ban nhắc nhở  cháu, ngay cả  khi có mắng yêu cháu khi cháu nhìn   trộm gà đẻ cũng là vì thương cháu. + Bà dành trọn vẹn tình thương yêu  để chăm lo cho cháu : ­ Bà dành dụm, chi chút chăm sóc, nâng đỡ  từng quả  trứng, từng chú gà con   như chắt chiu, nâng đỡ những ước mơ hạnh phúc đơn sơ nhỏ bé của đứa cháu  yêu : ­ Bà hi vọng cháu có niềm vui khi mùa xuân đến qua một quá trình lâu dài : Từ  lúc soi trứng cho gà ấp, nuôi gà lớn, chăm sóc khi mùa đông đến, bán lấy tiền  mua quần áo mới: * Khâm phục người bà  giàu đức hi sinh vì con cháu, vì đất nước.(2 điểm) ­ Bà là người giàu đức hi sinh vì con cháu. Bà không giành cho mình điều gì   cả. Chính vì thế  tình yêu thương và những kỉ  niệm về  bà đã trở  thành hành  trang của người lính trẻ  trên đường hành quân, trở  thành một mục đích sống   và chiến đấu của anh: 3.  Khẳng định lại cảm nghĩ: Bà hiện lên với nhiều phẩm chất tốt đẹp, tiêu   biểu cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.   Liên hệ: Biết ơn những người bà...                                            (2 điểm) * Lưu ý: 1. Hướng dẫn chấm chỉ  nêu một số  nội dung cơ  bản mang tính định hướng,  giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn ch ấm; tránh đếm ý  cho điểm một cách máy móc; cẩn trọng và tinh tế  đánh giá bài làm của học   sinh; phát hiện, trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận   các cách trình bày khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là  hợp lý, có sức thuyết phục.(riêng phân tiêng Viêt cân căn c ̀ ́ ̣ ̀ ứ đúng theo hương ́   ̉ dân châm đê ghi điêm) . ̃ ́ ̉ 2. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, điểm lẻ  đến 0, 5 điểm. Hướng dẫn  chấm chỉ  nêu một số  thang điểm chính, giám khảo cần bàn  bạc, thống nhất  để định ra các thang điểm cụ thể.   ...................................Hết................................. 3
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU Môn: Ngữ Văn lớp 7 Năm học: 2014­2015 * Lưu ý: 1. Hướng dẫn chấm chỉ  nêu một số  nội dung cơ  bản mang tính định hướng,  giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn ch ấm; tránh đếm ý  cho điểm một cách máy móc; cẩn trọng và tinh tế  đánh giá bài làm của học   sinh; phát hiện, trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận   các cách trình bày khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là  hợp lý, có sức thuyết phục.(riêng phân tiêng Viêt cân căn c ̀ ́ ̣ ̀ ứ đúng theo hương ́   ̉ ̉ dân châm đê ghi điêm) . ̃ ́ 2. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, điểm lẻ đến 0, 5 điểm.  Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số  thang điểm chính, giám khảo cần bàn bạc,  thống nhất để định ra các thang điểm cụ thể. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1