intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi chọn HSG huyện năm học 2015-2016 môn Văn+Sử+Địa+GDCD lớp 6+7+9 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Châu Thành

Chia sẻ: Rêu Phong Ngoan | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:67

390
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tổng hợp các đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2015-2016 các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và GDCD ở các lớp 6, lớp 7 và lớp 9 của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Châu Thành. Đề thi có kèm theo đáp án hướng dẫn chấm. Mời các thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi chọn HSG huyện năm học 2015-2016 môn Văn+Sử+Địa+GDCD lớp 6+7+9 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Châu Thành

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HSG HUYỆN HUYỆN CHÂU THÀNH NĂM HỌC: 2015 ­ 2016 ­­­­­­­­­­ ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN ­ LỚP 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Câu 1. (6 điểm) Em   hãy   viết   một   đoạn   văn   ngắn   (từ   7   đến   10  dòng)   nói   lên   suy   nghĩ   của   em   về   nhân   vật   Kiều  Phương trong truyện ngắn  “Bức tranh của em gái  tôi” của Tạ Duy Anh. Câu 2. (14 điểm) Dựa vào văn bản “Sông nước Cà Mau” của nhà  văn Đoàn Giỏi, kết hợp với trí tưởng tượng sáng tạo,  em hãy kể lại chuyến du lịch kỳ thú của mình khi đến  với vùng sông nước Cà Mau. ­­­­­ Hết ­­­­­ 1
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HSG HUYỆN HUYỆN CHÂU THÀNH NĂM HỌC: 2015 ­ 2016 ­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Câu 1. (6 điểm) Thí sinh cần bảo đảm các yêu cầu sau: + Về kiến thức: ­ Viết đúng chủ  đề  đoạn văn theo yêu cầu: suy nghĩ về  nhân vật Kiều  Phương trong truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh. ­ Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày và có những suy nghĩ khác nhau  nhưng cần chỉ ra được: * Vẻ đẹp ở nhân vật Kiều Phương (có tài năng hội họa, tình cảm trong   sáng, hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu, độ lượng…). * Vẻ đẹp ấy đã tác động mạnh mẽ đến người anh… * Bộc lộ được tình cảm đối với nhân vật (trân trọng, cảm phục...). + Về kỹ năng: ­ Viết được đoạn văn trọn vẹn về ý nghĩa và hoàn chỉnh về hình thức. ­ Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả… + Biểu điểm: ­ Viết được đoạn văn bảo đảm các yêu cầu về  kiến thức và kỹ  năng:  Đạt từ 4.50 đến 6.00 điểm. ­ Đoạn văn cơ  bản đảm bảo các yêu cầu về  nội dung nhưng còn hạn   chế về kỹ năng: Đạt từ 2.00 đến 4.00 điểm. ­ Đoạn văn còn sơ sài: Đạt từ 0.50 đến 1.50 điểm. Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác   định. Lưu ý: ­ Trân trọng và khuyến khích những bài viết giàu cảm xúc, có tố chất. 2
  3. ­ Nếu thí sinh viết chung chung về  truyện ngắn Bức tranh em gái tôi   nhưng trong đó vẫn đề  cập đến suy nghĩ của bản thân về  nhân vật Kiều   Phương thì cho không quá 1/ 2 số điểm của câu. Câu 2. (14 điểm) + Về kĩ năng: Biết viết một văn bản tự  sự  kết hợp với miêu tả, biểu  cảm....Có bố cục ba phần rõ ràng, trình bày mạch lạc, lời văn trong sáng, dùng   từ dễ hiểu, ít sai chính tả. (1.00 điểm) + Về kiến thức: Dựa vào hiểu biết về văn bản Sông nước Cà Mau của  Đoàn Giỏi kết hợp với trí tưởng tượng của học sinh, bài viết cần tập trung   kể  lại diễn biến chuyến tham quan, miêu tả  được vẻ  đẹp của vùng sông  nước Cà Mau. (13.00 điểm) * Dàn bài (tham khảo) 1. Mở bài: (2.00 điểm) Giới thiệu lí do của chuyến du lịch, cảm xúc chung khi được tham quan   vùng sông nước Cà Mau. 2. Thân bài: (9.00 điểm) Tập trung kể và tả các cảnh: + Vẻ đẹp chung của vùng sông nước Cà Mau.  (3.00 điểm) + Vẻ  đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã của vùng   sông  nước Cà Mau như: vẻ đẹp kênh rạch, sông ngòi, dòng sông Năm Căn... (3.00   điểm) + Vẻ  đẹp tấp nập, trù phú và độc đáo của cuộc sống con người  ở tận   cùng phía Nam Tổ quốc.  (3.00 điểm) 3. Kết bài: (2.00 điểm) Cảm xúc ấn tượng khi tạm biệt vùng sông nước Cà Mau. ­­­­­ Hết ­­­­­ 3
  4. CẤU TRÚC ĐỀ VĂN 6: CÂU 1. ­ Tuần 22, 23 ­ Tiết 81, 82 ­ Bài: Bức tranh của em gái tôi ­ Kiểu bài biểu cảm. CÂU 2. ­ Tuần 21 ­ Tiết 77 ­ Bài: Sông nước Cà Mau ­ Kiểu bài tự sự. 4
  5. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HSG HUYỆN HUYỆN CHÂU THÀNH NĂM HỌC: 2015 ­ 2016 ­­­­­­­­­­ ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN ­ LỚP 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Câu 1. (6 điểm) Sau đây là câu kết trong văn bản “Cổng trường  mở ra” (Ngữ Văn 7, Tập I): Mẹ  sẽ  đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua   cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can  đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng  trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. Em   hãy   viết   một   đoạn   văn   ngắn   (từ   7   đến   10  dòng) trình bày suy nghĩ của em về “thế giới kỳ diệu”  được mở ra khi “bước qua cánh cổng trường”. Câu 2. (14 điểm) Bài   thơ “Tiếng   gà   trưa” của   nhà   thơ   Xuân  Quỳnh đã gọi về những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ  và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã  làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. 5
  6. Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên. ­­­­­ Hết ­­­­­ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HSG HUYỆN HUYỆN CHÂU THÀNH NĂM HỌC: 2015 ­ 2016 ­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Câu 1. (6 điểm) ­ Về kiến thức: Học sinh dựa vào câu kết để  trình bày suy nghĩ về  “thế  giới kỳ  diệu”   được mở ra khi “bước qua cánh cổng trường”. Sau đây là một số gợi ý: + Được khám phá một thế giới mới lạ; + Được đến với cả một chân trời tri thức; + Ước mơ, khát vọng được chắp cánh để bay cao, bay xa; + Được sống trong vòng tay yêu thương của thầy cô, bè bạn. Suy nghĩ của thí sinh có thể  rất đa dạng và những suy nghĩ  ấy có thể  được trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, cơ sở của mọi suy nghĩ   chính là nội dung của câu văn đã cho trong đề  bài. Giám khảo cần linh hoạt   trong việc chấm bài của thí sinh. Khuyến khích những bài viết có cảm xúc, có   sự sáng tạo, phát hiện và phong cách riêng nhưng giàu tính thuyết phục. ­ Về kỹ năng: + Phải biết cách xây dựng đoạn văn theo trình tự: mở  đoạn, phát triển  đoạn, kết đoạn. + Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; lập luận vững chắc; dùng từ, đặt câu, chính tả  đúng. ­ Biểu điểm: + Viết được đoạn văn bảo đảm các yêu cầu về  kiến thức và kỹ  năng:  Đạt từ 4.50 đến 6.00 điểm. 6
  7. + Đoạn văn cơ  bản đảm bảo các yêu cầu về  nội dung nhưng còn hạn  chế về kỹ năng: Đạt từ 2.00 đến 4.00 điểm. + Đoạn văn còn sơ sài: Đạt từ 0.50 đến 1.50 điểm. Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác   định. Câu 2. (14 điểm) A. Yêu cầu chung: Văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị  luận văn học). ­ Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về  tập làm văn và văn  học để  làm bài, trong đó có kết hợp với phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở  rộng bằng một số bài văn, bài thơ khác để làm phong phú thêm cho bài làm. ­ Khuyến khích những bài làm có sự  sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất  văn… B. Dàn ý (tham khảo) 1. Mở bài: (2.00 điểm) ­ Giới thiệu khái quát về  nhà thơ  Xuân Quỳnh: là nhà thơ  nữ  xuất sắc   trong nền thơ  hiện đại Việt Nam. Thơ  Xuân Quỳnh thường viết về  những   tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày,   biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha   thiết và đằm thắm... ­ Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: bài thơ được viết trong thời k ỳ  đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, bài thơ thể hiện vẻ đẹp trong sáng về  những kỷ  niệm tuổi thơ  và tình bà cháu. Tình cảm  ấy đã làm sâu sắc thêm  tình yêu quê hương đất nước... 2. Thân bài: (10.00 điểm) Làm sáng tỏ  về  những kỷ  niệm đẹp đẽ  của tuổi thơ  và tình bà cháu   được thể hiện qua bài thơ. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc  thêm tình yêu quê hương đất nước: 2.1.  Bài thơ “Tiếng gà trưa” đã gọi về những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi  thơ và tình bà cháu: (4.50 điểm) Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, tiếng  gà đã gợi về những kỷ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ.     ­ Hình  ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và  ổ  trứng hồng đẹp như  trong tranh hiện ra trong nỗi nhớ:                         “Ổ rơm hồng những trứng 7
  8.                            Này con gà mái mơ …”                                ­ Một kỷ niệm về tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng:                           “­ Gà đẻ mà mày nhìn                            Rồi sau này lang mặt…”                                                            ­ Người chiến sĩ nhớ tới hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt  chiu, dành dụm chăm lo cho cháu:                             “Tay bà khum soi trứng                            Dành từng quả chắt chiu”                ­ Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ  tiền bán gà, ước mơ ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ… 2.2.  Tình cảm bà cháu đẹp đẽ  và thiêng liêng  ấy đã làm sâu sắc thêm  tình yêu quê hương đất nước:    (4.50 điểm)         ­ Tiếng gà trưa với những kỷ  niệm đẹp về  tuổi thơ, hình  ảnh thân  thương của bà đã cùng người chiến sĩ vào cuộc chiến đấu. ­ Những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho người   chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc và cũng vì người bà thân yêu của mình:                            “Cháu chiến đấu hôm nay                                       Vì lòng yêu Tổ quốc                                       Bà ơi, cũng vì bà…”               ­ Qua những kỷ  niệm đẹp được gợi lại, bài thơ  đã biểu lộ  tâm hồn  trong sáng, hồn nhiên của người cháu với hình  ảnh người bà đầy lòng yêu  thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu.           ­ Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình  yêu quê hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu quê hương, đất nước,   tình yêu Tổ  quốc bắt nguồn từ  những tình cảm gia đình thật gần gũi, thân  thương và cũng thật sâu sắc. Những tình cảm thiêng liêng, gần gũi  ấy như  tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ, như  tiếp thêm sức mạnh cho mỗi  người để chiến thắng… * HS có thể mở rộng và nâng cao bằng việc giới thiệu một số bài thơ  khác có cùng chủ đề viết về bà, về mẹ … (1.00 điểm) 3. Kết bài: (2.00 điểm) + Khẳng định lại nội dung bài thơ: Bài thơ “Tiếng gà trưa” đã gọi về  những kỷ  niệm đẹp đẽ  của tuổi thơ  và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ  và  thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. + Học sinh có thể  tự  liên hệ  bản thân, nêu cảm nghĩ về  tình cảm gia   đình,  nguồn sức mạnh cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống hôm nay, có  8
  9. thể mở rộng và nâng cao qua một số tác phẩm văn học khác nói về  tình cảm  gia đình. ­­­­­ Hết ­­­­­ CẤU TRÚC ĐỀ VĂN 7: CÂU 1. ­ Tuần 1 ­ Tiết 1 ­ Bài: Cổng trường mở ra ­ Kiểu bài biểu cảm. CÂU 2. ­ Tuần 14 ­ Tiết 53, 54 ­ Bài: Tiếng gà trưa ­ Kiểu bài văn nghị luận chứng minh. 9
  10. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HSG HUYỆN HUYỆN CHÂU THÀNH NĂM HỌC: 2015 ­ 2016 ­­­­­­­­­­ ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN ­ LỚP 9 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Câu 1. (6 điểm) Nhận xét về  vai trò của chi tiết nghệ  thuật trong   truyện, có ý kiến cho rằng: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà  văn   lớn”.   Chi   tiết “vết   thẹo” trong   truyện  ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng  đã  thể hiện rõ điều đó. Em hãy trình bày hiểu biết của em về vấn đề trên. Câu 2. (14 điểm) 10
  11. “Nguồn   gốc   cốt   yếu   của   văn   chương   là   lòng   thương người và rộng ra thương cả  muôn vật, muôn   loài…”  (Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương,  SGK Ngữ   văn 7, T2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, Tr.60).           Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng  tỏ   qua   tác   phẩm “Chuyện   người   con   gái   Nam   Xương” (Trích Truyền kỳ mạn lục) của Nguyễn Dữ. ­­­­­ Hết ­­­­­ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HSG HUYỆN HUYỆN CHÂU THÀNH NĂM HỌC: 2015 ­ 2016 ­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Câu 1. (6 điểm) 1. Về hình thức: (1.00 điểm) Thí sinh có thể  viết thành đoạn văn hoặc bài văn nghị  luận văn học   ngắn, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả. 2. Về nội dung: (5.00 điểm) Bài viết có thể  trình bày theo các cách khác nhau nhưng cơ  bản nêu  được các ý sau: Nêu   được   vai   trò   của   chi   tiết   nghệ   thuật   trong  truyện:                                   11
  12. ­ Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm; để làm  nên một chi tiết nhỏ  có giá trị  đòi hỏi nhà văn phải có sự  thăng hoa về  cảm  hứng và tài năng nghệ thuật. ­ Nghệ  thuật là một lĩnh vực đặc thù: Tầm vóc của người nghệ  sĩ có   thể  được làm nên từ  những yếu tố  nhỏ  nhất. Nhà văn lớn có khả  năng sáng  tạo được những chi tiết nhỏ  nhưng giàu giá trị  biểu đạt, góp phần đắc lực  trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Đánh giá giá trị  của chi tiết “ vết thẹo” trong truyện ngắn Chiếc lược  ngà của Nguyễn Quang Sáng: a. Giá trị nghệ thuật: ­ Tạo sự  hoàn chỉnh, chặt chẽ  cho cốt truyện: Vết thẹo trên mặt ông  Sáu là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, nối kết các tình tiết trong truyện,   tạo nên  nghệ thuật thắt nút, mở nút bất ngờ, hợp lý: + Ông  Sáu trở  về  gia đình gặp con vì vết thẹo mà bé Thu không  nhận  cha. + Nhờ vết thẹo mà khi bà giải thích Thu hiểu cha và hối hận. + Thu nhận cha, yêu cha, yêu vết thẹo, không muốn chia tay cha. ­ Tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm. b. Giá trị nội dung:  Chi tiết nhỏ nhưng góp phần thể hiện nội dung truyện: ­ Vết thẹo là chứng tích của chiến tranh, chiến tranh đã gây ra nỗi đau  về thể xác và tinh thần cho con người, đã chia cắt nhiều gia đình. ­ Chứng tỏ  chiến tranh có thể  hủy diệt tất cả  nhưng không thể  hủy  diệt được tình cảm con người: cụ thể tình cha con. ­ Làm rõ nét vẻ đẹp của các nhân vật: + Ông Sáu yêu nước, dũng cảm, dám chấp nhận hi sinh. + Bé Thu có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh   liệt. Câu 2. (14 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: ­ HS có kĩ năng làm bài nghị  luận văn học tổng hợp, biết kết hợp các   phép lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh... ­ Hiểu đúng và hướng vào vấn đề  mà đề  bài yêu cầu: giá trị  nhân đạo   trong tác phẩm văn chương. 12
  13. ­ Biết lựa chọn dẫn chứng, phân tích và bình dẫn chứng làm sáng rõ vấn  đề. ­ Biết kết hợp với liên hệ, mở rộng để trình bày vấn đề một cách thấu   đáo, toàn diện. ­ Văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát, trôi chảy; biết dùng từ, đặt   câu chuẩn xác, gợi cảm. ­ Bố cục bài phải hoàn chỉnh, chặt chẽ. 2. Yêu cầu về nội dung kiến thức: 2.1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: (1.50 điểm) ­ Vấn đề trung tâm của văn chương là vấn đề con người và nguồn gốc  cốt yếu của văn chương chính là lòng thương người. ­ Lòng thương người hay nói rộng ra là giá trị  nhân đạo là phẩm chất  cốt lõi, là tiêu chuẩn cho một tác phẩm văn học chân chính. 2.2. Giải thích ý kiến: (3.00 điểm) ­ Hoài Thanh đã đưa ra vấn đề  quan trọng, được coi là nguồn gốc cốt   yếu của văn chương: lòng thương người mà rộng ra thương cả  muôn vật,   muôn loài. + Văn  chương: chỉ  các tác phẩm thơ  văn. Đối tượng phản ánh của tác  phẩm văn chương là con người và vạn vật. Nhà văn sáng tác tác phẩm, một mặt  phản ánh hiện thực, mặt khác bày tỏ  tình cảm với con người và vạn vật.  Tác  phẩm là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc của người sáng tác, được hình thành,  nảy nở từ tình cảm của tác giả đối với cuộc sống, con người, quan trọng nhất là  tình thương. + Tình thương người, thương cả muôn vật, muôn loài: là lòng nhân ái –  một tình cảm rộng lớn, cao cả, mang tầm nhân loại. Tình cảm ấy không chỉ là  cội  nguồn của  văn chương  mà còn  là thước   đo  giá trị  của  tác  phẩm  văn  chương chân chính. Đó chính là giá trị  nhân đạo, là những ý nghĩa nhân văn   sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. + Nói đến giá trị nhân đạo, đến ý nghĩa nhân văn là nói đến vấn đề con   người, vấn đề  nhân sinh đặt ra trong tác phẩm.  Ở  đó, con người luôn được  đặt ở vị trí hàng đầu, trong mối quan tâm thường trực của các nhà văn. Ý kiến của Hoài Thanh là một nhận định về  giá trị  tư  tưởng của tác   phẩm   văn   chương,   khẳng   định nguồn   gốc   cốt   yếu của   các   tác   phẩm   văn  chương chính là giá trị nhân đạo. + Biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm rất đa dạng song thường  tập trung vào những mặt cụ thể sau: lòng thương yêu, sự cảm thông, xót xa trước   những hoàn cảnh, những số phận bất hạnh; lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà   13
  14. đạp lên quyền sống của con người; ngợi ca, đề cao những vẻ đẹp, phẩm giá cao  quý; trân trọng, nâng niu khát vọng sống, khát vọng tình yêu và hạnh phúc của con  người. ­ Chuyện  người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ  là minh chứng rõ  nhất cho quan điểm: nguồn gốc cốt yếu của văn chương chính là lòng thương   người. 2.3. Giá trị  nhân đạo qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam  Xương” : (8.00 điểm) ­ Tấm lòng yêu thương, đồng cảm, xót xa cho những số  phận người   phụ  nữ  tài sắc mà bất hạnh, gặp nhiều bi kịch trong cuộc đời: là tình cảnh   oan khiên nghiệt ngã của Vũ Nương, đến mức nàng phải dùng cái chết để  chứng tỏ tấm lòng trong trắng, tiết hạnh của mình.   (2.50 điểm) ­ Qua bi kịch thân phận của Vũ Nương, nhà văn gián tiếp lên án, tố cáo   xã hội phong kiến bất công, tàn bạo đã tước đi quyền sống, chà đạp lên con  người. Đó là chiến tranh phi nghĩa, là chế độ nam quyền ( Chuyện người con   gái Nam Xương).   (1.50 điểm) ­ Khẳng định, ngợi ca vẻ  đẹp, phẩm chất cao quý của người phụ  nữ,   dù cuộc đời của họ  bất hạnh, khổ  đau, oan trái, truân chuyên. Đó là lòng  chung thủy, sự hiếu hạnh, giàu tình yêu thương, luôn sống vì người khác, nghĩ  cho người khác của Vũ Nương.       (2.50 điểm) ­ Trân  trọng, đề  cao những khát vọng nhân văn của người phụ  nữ: khát   vọng về  tình yêu, hạnh phúc, về  một mái  ấm gia đình bình dị, sum vầy.  (1.50  điểm) 2.4. Đánh giá về ý kiến của Hoài Thanh: (1.50 điểm) ­ Ý kiến của Hoài Thanh về nguồn gốc, phẩm chất của văn chương là  ý kiến đúng đắn, khoa học bởi nó đã nói lên đặc trưng, thuộc tính quan trọng  nhất của văn học: Văn học là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc; văn học mang  ý nghĩa nhân văn sâu sắc “Văn học là nhân học” (M.Gorki). ­ Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kỳ mạn lục)  của Nguyễn Dữ đã thể hiện rõ nét quan niệm văn học của Hoài Thanh. Bởi đây là   tác phẩm mang giá trị nhân đạo cao cả, hướng tới con người, vì con người. Lưu y:́ ­ Chi ̉ cho điêm tôi đa khi thi sinh đat đ ̉ ́ ́ ̣ ược ca yêu câu vê ki năng va kiên th ̉ ̀ ̀ ̃ ̀ ́ ưc. ́ ­ Giáo viên cần linh hoạt trong khi chấm,có thể thưởng cho những bài   viết sáng tạo phù hợp với yêu cầu của đề bài.  ­­­­­ Hết ­­­­­ CẤU TRÚC ĐỀ VĂN 9: 14
  15. CÂU 1. ­ Tuần 15 ­ Tiết 71, 72 ­ Bài: Chiếc lược ngà ­ Kiểu bài nghị luận văn học. CÂU 2. ­ Tuần 4 ­ Tiết 16, 17 ­ Bài: Chuyện người con gái nam Xương. ­ Tuần 7 ­ Tiết 31 ­ Bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích. ­ Kiểu bài văn nghị luận tổng hợp. ­ Tuần 27 ­ Tiết 97 ­ Bài: Ý nghĩa văn chương (Văn 7). 15
  16. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HSG HUYỆN HUYỆN CHÂU THÀNH NĂM HỌC: 2015 ­ 2016 ­­­­­­­­­­ ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ ­ LỚP 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Câu 1. (8 điểm) Em hãy phân tích điều kiện ra đời Nhà nước Văn  Lang. Nhận xét điều kiện ra đời Nhà nước Văn Lang  so   với   điều   kiện   ra   đời   của   các   quốc   gia   cổ   đại  phương Đông? Câu 2. (4 điểm) Nhà nước Âu Lạc đã sụp đổ  như  thế  nào trước  cuộc xâm lược của Triệu Đà? Theo em, sự  thất bại   của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì? Câu 3. (8 điểm) Em hãy trình bày những nét chính biểu hiện về sự  phát   triển   kinh   tế   nông   nghiệp,   thủ   công   nghiệp,  thương nghiệp ở nước ta từ giữa thế kỷ I đến thế  kỷ  VI? ­­­­­ Hết ­­­­­ 16
  17. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HSG HUYỆN HUYỆN CHÂU THÀNH NĂM HỌC: 2015 ­ 2016 ­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ 6 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Câu 1. (8 điểm) ­ Điều kiện ra đời Nhà nước Văn Lang: + Vào khoảng thế  kỷ  VIII ­ VII TCN, (0.25 điểm)  ở  vùng đồng bằng   ven các con sông lớn thuộc Bắc Bộ  và Bắc Trung Bộ  ngày nay, (0.50 điểm)  với hạn hán, lụt lội đã hình thành những bộ  lạc lớn (0.50 điểm). Sản xuất  phát triển, (0.50 điểm) mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy  sinh (0.25 điểm) và ngày càng tăng thêm. (0.25 điểm) + Việc mở  rộng nghề  nông trồng lúa nước  ở  vùng đồng bằng ven các  con sông lớn thường xuyên phải đối mặt với hạn hán, lụt lội (1.00 điểm). Vì  vậy, cần phải có người chỉ  huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản để  giải quyết vấn đề thủy lợi bảo vệ mùa màng.   (1.00 điểm) + Các làng bản khi giao lưu với nhau cũng có xung đột (0.50 điểm).  Ngoài xung đột giữa người Lạc Việt với các tộc người khác còn xảy ra xung   đột giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau (1.00 điểm). Để có cuộc sống yên ổn  cần phải chấm dứt các xung đột đó.  (0.50 điểm) ­ Nhận xét điều kiện ra đời của Nhà nước Văn Lang so với điều kiện ra   đời của các quốc gia cổ đại phương Đông: Điều kiện ra đời của Nhà nước Văn Lang có nhiều điểm tương đồng so  với điều kiện ra đời của các quốc gia cổ đại phương Đông (1.00 điểm) về địa  điểm ra đời, đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội.    (0.75 điểm) Câu 2. (4 điểm) ­ Triệu  Đà mang nặng tư tưởng bành trướng, muốn chiếm Âu Lạc. (0.50  điểm) ­ Quân dân Âu Lạc đoàn kết, dũng cảm chiến đấu với vũ khí tốt đã  đánh bại cuộc tấn công của Triệu Đà giữ vững độc lập.  (1.00 điểm) ­ Trước thất bại đó, Triệu Đà sai quân xâm lược Âu Lạc.  (0.50 điểm) ­ An Dương Vương mất cảnh giác không đề  phòng, lại mất hết tướng  giỏi nên đã thất bại. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ.  (1.00 điểm) 17
  18. ­ Bài học: Luôn cảnh giác với kẻ  thù, có sự  đoàn kết dân tộc, bí mật  quân sự phải đảm bảo tuyệt đối.  (1.00 điểm) Câu 4. (8 điểm) ­ Về nông nghiệp:  + Từ thế  kỷ I việc dùng trâu, bò kéo trong cày bừa đã phổ  biến; có đê  phòng lụt; có nhiều kênh, ngòi. Trồng hai vụ lúa trong năm. (0.75 điểm) + Có nhiều loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú; có kỹ  thuật  “dùng côn trùng diệt côn trùng” trong trồng trọt. (0.75 điểm) ­ Về thủ công nghiệp: + Nghề rèn sắt phát triển.  (0.50 điểm) + Về công cụ: có rìu, mài, cuốc…  (0.50 điểm) + Về vũ khí: có kiếm, giáo, lao…  (0.50 điểm) + Về dụng cụ: có nồi gang, chân đèn, nhiều đinh sắt… (0.75 điểm) + Dùng lưới khai thác san hô, bịt cựa gà chọi bằng sắt.  (0.75 điểm) + Nghề gốm cổ truyền cũng phát triển. Biết tráng men và trang trí trên  đồ gốm, sản phẩm gốm ngày càng phong phú về chủng loại.   (1.00 điểm) + Nghề dệt phát triển: cùng với vải bông, vải sợi, vải gai, vải tơ,…còn   dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải.  (1.00 điểm) ­ Về thương nghiệp: các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công được  đem trao đổi ở các chợ làng, nơi đông dân cư.   (1.00 điểm) ­  Có   cả  người  Trung  Quốc,   Ấn  Độ,…đến  trao  đổi, buôn  bán.    (0.5  điểm) ­­­­­ Hết ­­­­­ 18
  19. CẤU TRÚC ĐỀ LỊCH SỬ 6: CÂU 1. ­ Tuần 4 ­ Tiết 4 ­ Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông. ­ Tuần 13 ­ Tiết 13 ­ Bài 12: Nước Văn Lang. CÂU 2. ­ Tuần 15, 16 ­ Tiết 15, 16 ­ Bài 14, 15: Nước Âu Lạc CÂU 3. ­ Tuần 22, 23 ­ Tiết 21, 22 ­ Bài 19, 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa thế kỷ I­ giữa   thế kỷ VI) 19
  20. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HSG HUYỆN HUYỆN CHÂU THÀNH NĂM HỌC: 2015 ­ 2016 ­­­­­­­­­­ ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ ­ LỚP 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Câu 1. (8 điểm) Bằng những kiến thức lịch sử  đã học, em hãy làm rõ  những tiến bộ  và hạn chế  của cuộc cải cách Hồ  Quý Ly  cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV. Câu 2. (8 điểm) Em hãy phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử  của   ba   lần   kháng   chiến   chống   quân   xâm   lược   Mông   ­  Nguyên. Câu 3. (4 điểm) Vì sao có thể  nói rằng chủ  trương  “tiến công trước  để   tự   vệ”  của   Lý   Thường   Kiệt   năm   1075   là   một   chủ  trương được coi là  “vô tiền, khoáng hậu”  (từ  trước đến  nay không có) trong lịch sử quân sự Việt Nam. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2