intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi chọn HSG lớp 10 THPT môn Sinh học năm 2012-2013 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

Chia sẻ: Ngô Thanh Trà | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

365
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ cho quá trình học tập, nâng cao củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi học sinh giỏi sắp tới. TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn tài liệu tham khảo Đề thi chọn HSG lớp 10 THPT môn Sinh học năm 2012-2013 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc. Hi vọng tài liệu sẽ cùng cấp đến các bạn những thông tin bổ ích cho quá trinh học tập và ôn thi. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi HSG sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi chọn HSG lớp 10 THPT môn Sinh học năm 2012-2013 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012­2013 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC  ĐỀ CHÍNH THỨC (Dành cho học sinh THPT chuyên)  Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1. a) Tính chất chung của các loại lipit là gì? Mô tả cấu trúc phân tử phôtpholipit?       b) Nêu vai trò của mỗi nhóm nguyên tố  có trong tế  bào? Làm thế  nào có thể  phát hiện được ion Cl ­ có  trong tế bào của rau khoai lang? Câu 2. a) Các tế  bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn” có trên màng sinh chất. Theo em dấu chuẩn là hợp   chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và chuyển đến màng sinh chất như thế nào? b) Khi tiến hành thí nghiệm về  tính thấm của tế  bào sống và tế  bào chết, kết quả  có sự  khác nhau về  màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy. Tại sao có sự khác nhau đó?   Từ thí nghiệm này rút ra kết luận gì? Câu 3. a) Nêu các hình thức phôtphorin hóa có thể có trong tế bào sinh vật? b) Nêu sự khác nhau trong chuỗi chuyền điện tử xảy ra trên màng tilacôit của lục lạp và trên màng ti thể.   Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng như thế nào?  Câu 4. a) Viết phương trình tổng quát của hóa tổng hợp?  b) Nêu điểm khác biệt giữa hóa tổng hợp và quang tổng hợp? Câu 5. a) Hãy viết phương trình pha sáng, pha tối và phương trình chung của quang hợp. b) Nước được hình thành trong quang hợp ở pha sáng hay pha tối? Bằng cách nào để có thể chứng minh  trong quá trình quang hợp nước được sinh ra ở pha đó? Câu 6. Đặt một chủng Bacillus vào ống nghiệm 1 và Sachomyces vào ống nghiệm 2. Mỗi ống nghiệm 1 và 2 đều  có 5 ml dung dịch đường Sacarozơ.  a) Nếu cho thêm lượng lyzozym như  nhau vào cả  hai  ống nghiệm để  vào tủ   ấm 30 0C trong 2 phút, làm  tiêu bản sống và quan sát sẽ thấy gì? Giải thích. b) Nếu cho lyzozym và phage tương ứng vào ống 1, rồi để vào tủ ấm 30 0C trong 2 phút, các vi khuẩn có  bị virut tấn công không? Vì sao? Câu 7. a) Một nhà khoa học đã tạo ra loại thuốc nhằm  ức chế một loại enzym “X”. Tuy nhiên, khi thử  nghiệm   trên chuột ông ta lại thấy thuốc có nhiều tác dụng phụ  không mong muốn vì nó  ức chế  cả  một số  loại   enzym khác.  ­ Hãy giải thích cơ chế có thể có của thuốc gây nên tác động không mong muốn nói trên. ­  Hãy đề  xuất một loại thuốc vẫn  ức chế  được enzym “X” nhưng lại không gây tác động phụ  không   mong muốn và giải thích cơ sở khoa học của cải tiến đó. b) Dựa vào nhu cầu ôxi cần cho sinh trưởng, vi sinh vật được chia thành những loại nào? Cho biết đặc   điểm và kể tên các vi sinh vật điển hình cho từng loại. Câu 8. a) Các hoocmôn sau: Testosterôn, adrênalin, thyroxine. Chất nào trong số  những chất đã cho không cần   prôtêin thụ thể trên bề mặt tế bào trong quá trình truyền tin? Giải thích. b) Tại sao tế bào lại cần hệ thống chất truyền tin thứ hai? Câu 9. a) Nhiều người cùng tiếp xúc với một loại virut gây bệnh, tuy nhiên có người mắc bệnh, có người không  mắc bệnh. Giả sử rằng những người không mắc bệnh là do có các gen kháng loại virut này. Hãy cho biết  gen kháng virut ở những người không mắc bệnh quy định tổng hợp những loại prôtêin nào? b) Một loại virut gây bệnh ở động vật có vật chất di truyền là ARN. Giải thích tại sao khi sử dụng văcxin   phòng chống thì hiệu quả rất thấp?
  2. Câu 10.  a) Chất  ức chế  cạnh tranh và chất  ức chế  không cạnh tranh làm giảm hoạt tính của enzym bằng cách  nào? b) Làm thế nào để xác định được một chất ức chế enzym là chất ức chế cạnh tranh hay chất ức chế không cạnh   tranh? ­­­­­­­­­­­­­Hết­­­­­­­­­­­ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:……….………..…….…….….….; Số báo danh………………. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012­2013  (Đáp án có 04 trang) ĐÁP ÁN MÔN: SINH HỌC (Dành cho học sinh THPT chuyên) I. LƯU Ý CHUNG: ­ Hướng dẫn chấm chỉ trình bày một cách giải với những ý cơ  bản phải có. Khi chấm bài học sinh làm   theo cách khác nếu đúng và đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa. ­ Điểm toàn bài tính đến 0,25 và không làm tròn. II. ĐÁP ÁN: Câu Ý Nội dung trình bày Điểm 1 1.0 điểm a 0.5 điểm Tính chất và cấu tạo của phôtpholipit: ­ Tính chất chung của các loại lipit là: Các loại lipit đều là nhóm chất hữu cơ không  0.25 tan   trong   nước,   chỉ   tan   trong   các   dung   môi   hữu   cơ   như   benzen,   ete,   clorofooc   v.v……................................................................................................ ­ Mỗi phân tử  phôtpholipit gồm 2 phân tử axit béo liên kết với 1 phân tử  glixêron,vị  trí thứ  3 của glixêron liên kết với nhóm phốt phát, nhóm này nối glixêron với một  ancol phức…. ............................................................................ 0.25 b 0.5 điểm * Vai trò của mỗi nhóm nguyên tố: ­ Nguyên tố đa lượng: Tham gia cấu tạo tế bào 0.25 ­ Nguyên tố vi lượng: Tham gia trao đổi chất vì cấu tạo enzim xúc tác cho các phản  ứng sinh hoá trong tế bào............................................................................. * Nhận biết: Tạo dịch mẫu từ rau khoai lang sau đó cho thuốc thử  AgNO 3 cho vào  dịch mẫu: Nếu có kết tủa trắng thì có ion Cl­.. 0.25 2 1.0 điểm a 0.5 điểm ­ Dấu chuẩn là hợp chất glycôprôtêin ................................................................... 0.25 ­ Prôtêin được tổng hợp  ở các ribôxôm trên màng lưới nội chất hạt, sau đó đưa vào  trong xoang của mạng lưới nội chất hạt   tạo thành túi   bộ  máy gôngi. Tại đây  0.25 prôtêin được hoàn thiện cấu trúc, gắn thêm hợp chất saccarit     glycôprôtêin hoàn  chỉnh   đóng gói  đưa ra ngoài màng bằng xuất bào................................... b 0.5 điểm
  3. * Sự  khác nhau về  màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt   phôi đun cách thủy là do                                                               Phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết ăn màu. Vì tế bào sống có khả năng thẩm   0.25 chọn lọc chỉ  cho các chất cần thiết đi qua màng vào trong tế  bào, còn phôi chết  không có đặc tính này. .................................................................................. * Kết luận:  Thí nghiệm trên chứng tỏ  rằng phôi sống do màng sinh chất có khả  năng thấm chọn lọc nên không bị  nhuộm màu. Còn phôi chết màng sinh chất mất   0.25 khả năng thấm chọn lọc nên phẩm màu thấm vào, chất nguyên sinh bắt màu. ........ 3 1.0 điểm a 0.5 điểm Các hình thức phôtphorin hóa (Tổng hợp ATP) ­ Phôtphorin hóa quang hóa: + Phôtphorin hóa quang hóa vòng 0.25 + Phôtphorin hóa quang hóa không vòng…………………….............................. ­ Phôtphorin hóa ôxi hóa: + Phôtphorin hóa ôxi hóa ở mức cơ chất (nguyên liệu) 0.25 + Phôtphorin hóa ôxi hóa ở mức enzim…………………………......................... b 0.5 điểm * Điểm khác : Chuỗi chuyển điện tử trên màng  Chuỗi chuyền điện tử trên màng ti thể tilacôit + Electron đến từ diệp lục + Eletron đến từ các chất hữu cơ  + Năng lượng có nguồn gốc từ  ánh  + Năng lượng có nguồn gốc từ  chất hữu  sáng  cơ +   Electron   cuối   cùng   được   NADP+  + Chất nhận e­ cuối cùng là O2 ................ 0.25 thu nhập thông qua PSI và PSII * Năng lượng được dùng để  chuyển tải các ion H+ qua màng, khi dòng H+  được  vận chuyển qua ATP ­ synthetaza; ATP ­ synthetaza tổng hợp ATP từ ADP. ……. 0.25 4 1.0 điểm a 0.25 điểm Phương trình tổng quát của hóa tổng hợp:         A ( chất vô cơ) + O2 (VSV tham gia) ­­­­­­­­> AO2 + Q .............................. 0.25         CO2 + RH2  + Q + (VSV tham gia)  ­­­­­­­­­­> Chất hữu cơ……………..... b 0.75 điểm Phân biệt: Chỉ tiêu so sánh Hóa tổng hợp Quang tổng hợp Đối tượng Vi khuẩn hóa tổng hợp Vi   khuẩn   quang   hợp,   tảo,  0.25 thực  vật…………………….. 0.25 Nguồn năng lượng Phản ứng hóa học Năng   lượng   ánh  0.25 sáng………. Nguồn   cung   cấp  Chất hữu cơ Nước (H2O) hiđrô 5 1.0 điểm
  4. a 0.5 điểm * Phương trình pha sáng: 12H2O + 12NADP + 18ADP + 18Pvc ­> 12NADPH + 18ATP + 6O2 * Phương trình pha tối: 6CO2 + 12NADPH + 18ATP ­> C6H12O6 + 6H2O + 12NADP + 18ADP + 18Pvc  .. 0.25 * Phương trình chung: 6CO2 + 12H2O ­> C6H12O6 + 6H2O + 6O2 ............................................................... 0.25 b 0.5 điểm ­ Nước được hình thành trong pha tối của quang hợp............................................... 0.25 ­ Chứng minh nước sinh ra từ pha tối dựa trên phản ứng quang hợp đầy đủ:                   6CO2 + 12H2O ­> C6H12O6 + 6O2  + 6H2O Dùng ôxi nguyên tử đánh dấu trong CO2, khi quang hợp thấy ôxi nguyên tử đánh dấu  có trong glucozơ  và nước => Như vậy, ôxi của nước là ôxi từ  CO2. Vì CO2 chỉ tham  0.25 gia vào pha tối................................................................................................... 6 1.0 điểm a 0.5 điểm ­ Ống nghiệm 1: Lyzozym cắt mạch  1,4 glucozit, làm tan thành murein biến trực  khuẩn thành tế bào trần (protoplast), không còn tính kháng nguyên bề mặt, không thể  phân chia............................................................................................................. 0.25 ­  Ống nghiệm 2: Tế  bào không thay đổi hình dạng, lyzozym không tác động lên  Hemycellulose  của tế  bào nấm men. Nấm men có  thể  thấy  được cả  nhân, chồi  nhỏ.............................................................................................................................. 0.25 b 0.5 điểm Vi khuẩn không bị tấn công 0.25 Vì khi đã biến thành tế  bào trần, trên bề  mặt của protoplast Bacillus không còn thụ  thể để phage hấp phụ………….......................... 0.25 7 1.0 điểm a 0.5 điểm ­ Cơ chế tác động: Thuốc có thể  là chất  ức chế  cạnh tranh đối với nhiều loại enzym khác nhau vì thế  thay vì chỉ ức chế enzym "X" nó ức chế luôn một số enzym quan trọng khác gây nên  0.25 các tác động phụ không mong muốn. ……………………….......................... ­ Cải tiến thuốc: Để  thuốc có thể   ức chế  riêng enzym "X" chúng ta nên sử  dụng chất  ức chế  không  cạnh tranh đặc hiệu cho enzym "X". Chất ức chế không cạnh tranh sẽ liên kết dị lập  0.25 thể  (với vị  trí khác không phải là trung tâm hoạt động của enzym) nên không  ảnh   hưởng đến hoạt tính của các enzym khác…………………….......................... b 0.5 điểm Dựa vào nhu cầu ôxi cần cho sinh trưởng thì vi sinh vật được chia thành các loại   sau:                              ­ Vi sinh vật hiếu khí bắt buộc: Chỉ có thể sinh trưởng khi có mặt ôxi.  VD: nhiều vi khuẩn, hầu hết tảo, nấm, động vật nguyên sinh 0.25 ­ Vi sinh vật vi hiếu khí: Có khả  năng sinh trưởng chỉ  khi nồng độ  ôxi thấp hơn   nồng độ ôxi trong khí quyển VD: Vi khuẩn giang mai............................................................................................ ­ Vi sinh vật kị khí bắt buộc: Chỉ có thể sinh trưởng khi không có mặt ôxi
  5. VD: Vi khuẩn uốn ván, Vi khuẩn sinh mêtan. ­ Vi sinh vật kị khí không bắt buộc:  Có thể sử dụng ôxi để hô hấp hiếu khí, nhưng   khi không có mặt ôxi có thể  tiến hành hô hấp kị  khí( VD: Bacillus) hoặc lên men   (VD: nấm men rượu)................................................................................... 0.25 (Đúng 2 ý/ 4 ý cho 0,25 điểm) 8 1.0 điểm a 0.5 điểm ­ Chất không cần prôtêin thụ thể trên màng tế bào là testosteron và thyroxine ........ 0.25 ­ Do testosteron là hoocmon thuộc nhóm sterôit , thyroxine tan được trong lipit. vì vậy  0.25 trong quá trình truyền tin không cần protein thụ thể trên màng tế bào……....... b 0.5 điểm Vai trò của chất truyền tin thứ hai: 0.25 ­  Có khả năng khuếch đại tín hiệu: nhờ sự liên kết của ligand vào thụ thể  dẫn đến  tổng hợp được nhiều phân tử cAMP hoạt hóa ……………….................................. ­ Tốc độ nhanh: một lượng lớn cAMP được tạo ra trong thời gian ngắn …............. 0.25 9 1.0 điểm a 0.5 điểm Gen kháng virut có thể thuộc một trong các loại gen sau:  ­ Gen quy định tổng hợp một số prôtêin là kháng thể..…………………………... 0.25 ­ Gen quy định tổng hợp các loại prôtêin thụ  thể  trên bề  mặt tế  bào (không tương   0.25 thích với các gai glicôprôtêin của virut)……………………………….................... b 0.5 điểm ­ Do ARN có cấu trúc mạch đơn, kém bền vững hơn nên tần số  phát sinh đột biến  cao vì vậy đặc tính kháng nguyên dễ thay đổi………………………………........ 0.25 ­ Trong khi đó, quy trình nghiên cứu và sản xuất văcxin cần thời gian nhất định và chỉ  0.25 có tác dụng khi đặc tính kháng nguyên của virut không thay đổi……………... 10 1.0 điểm a 0.5 điểm ­ Chất  ức chế  cạnh tranh: Là chất gần giống với cơ  chất nên có thể  kết hợp với   trung tâm hoạt động của enzym tạo phức hệ enzym – chất  ức chế rất bền vững →   không còn trung tâm hoạt động cho cơ chất  → tốc độ  phản ứng giảm. Như vậy, nó   0.25 cạnh tranh trung tâm hoạt động với cơ chất……………………………............ ­ Chất  ức chế không cạnh tranh: Liên kết với enzym ở vị trí cách xa trung tâm hoạt  động  →  làm biến đổi hình dạng của enzym  →  trung tâm hoạt động không còn phù   hợp với cơ chất  → tốc độ phản ứng giảm. Như vậy, nó không cạnh tranh trung tâm  0.25 hoạt động với cơ chất................................................................................ b 0.5 điểm Tăng nồng độ cơ chất: ............................................................................................. 0.25 ­ Nếu tốc độ phản ứng tăng → chất ức chế cạnh tranh.  ­ Nếu tốc độ phản ứng không thay đổi → chất ức chế không cạnh tranh.................. 0.25 ­­­­­­­­­­Hết­­­­­­­­­­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2