Đề thi chọn HSG Ngữ Văn 9 cấp tỉnh (2012-2103) - (Kèm Đ.án)
lượt xem 181
download
Hãy tham khảo 2 đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn cấp tỉnh năm 2012 - 2013 kèm đáp án để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi chọn HSG Ngữ Văn 9 cấp tỉnh (2012-2103) - (Kèm Đ.án)
- UBND TỈNH KONTUM KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 16/3/2013 Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) ( Đề thi có 01 trang, gồm 3 câu ) ĐỀ: Câu 1. (4,0 điểm) Trong truyện ngắn Lão Hạc, Nam Cao xây dựng thành công chi tiết về cái chết của lão Hạc. Hãy lí giải ngắn gọn nguyên nhân cái chết và phát biểu ý nghĩa nghệ thuật của chi tiết truyện đó. Câu 2. (6,0 điểm) Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm (Nguyễn Thiếp). Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ), thể hiện suy nghĩ của bản thân về ý kiến trên. Câu 3. (10,0 điểm) Phân tích hình ảnh người lính trong hai đoạn thơ sau: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (Đồng chí- Chính Hữu) Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật) ………………..HẾT………………..
- UBND TỈNH KONTUM HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẤP TỈNH LỚP 9- NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: Ngữ văn ( Bản Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) I. Hướng dẫn chung: - Đề gồm có 03 câu, khi chấm cần theo yêu cầu kĩ năng và nội dung cần đạt của từng câu; tránh đếm ý cho điểm; - Những câu, bài đạt điểm tối đa, ngoài việc đảm bảo kĩ năng và nội dung, phải thể hiện được tính sáng tạo; - Điểm bài thi là điểm tổng các câu trên bài làm của thí sinh và không làm tròn số. II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: CÂU YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM 1(4,0điểm) a. Kĩ năng: - Học sinh tỏ ra nắm được tinh thần văn bản; - Lí giải ngắn gọn chi tiết truyện và phát biểu rõ ràng ý nghĩa nghệ thuật; - Lời văn diễn đạt lưu loát, không mắc các lỗi thông thường. b. Nội dung: - Nguyên nhân cái chết: 2,0 + Chết vì ăn bả chó… 0,5 + Hoàn cảnh túng bấn thúc ép… 0,5 + Vì muốn giữ mảnh vườn cho con… 0,5 + Vì lòng tự trọng của một con người vốn hiền lành, trung 0,5 hậu… - Ý nghĩa nghệ thuật: 2,0 + Thể hiện tiếng nói tố cáo hiện thực xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám… 1,0 + Thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn yêu thương, trân trọng con người… 1,0 2(6,0điểm) a. Kĩ năng: - Bài làm của học sinh phải tỏ ra hiểu đề; thể hiện được phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội; - Bài viết đảm bảo bố cục; lập luận chặt chẽ; lời văn diễn đạt rõ ràng, trong sáng; hạn chế được những lỗi thông thường. b. Nội dung: - Giới thiệu được vấn đề nghị luận… 0,5 - Giải thích: 2,0 + Học là hoạt động tiếp nhận kiến thức của con người ( cả 0,5 kiến thức tự nhiện lẫn xã hội) + Học rộng là học nhiều, đọc nhiều, tiếp thu nhiều, trải 0,5 nghiệm nhiều…
- + Tóm lược cho gọn là phải biết củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cơ bản, then chốt đã được học, được đọc…cho thật 0,5 tinh, thật gọn… + Theo điều học mà làm tức là từ kiến thức đã học biết áp dụng vào thực tế cuộc sống để làm, tức là học phải đi đôi với 0,5 hành. - Bàn luận: 2,5 + Học là quá trình tiếp thu tri thức và kĩ năng một cách chủ động sáng tạo của con người… 0,5 + Học góp phần làm cho trí tuệ mở mang, giàu có, tâm hồn thêm trong sáng, cao đẹp… 0,5 + Học không chỉ chú ý đến chiều rộng của kiến thức mà quan trọng hơn là phải đi vào chiều sâu, nắm được tinh hoa, cốt lõi 0,5 của tri thức, để từ đó hiểu thấu, vỡ ra nhiều vấn đề từ sách vở cũng như cuộc sống… + Học nên gắn với thực tế, biết đem sở học mà làm cho cuộc sống xã hội trở nên tốt đẹp hơn… 0,5 + Trong cuộc sống hiện nay vẫn còn một bộ phận học sinh chưa chủ động trong học tập… 0,5 - Đánh giá, rút ra bài học nhận thức: 1,0 + Câu nói thể hiện quan điểm tiến bộ trong hoạt động học tập: học không chỉ để hiểu biết mà còn để làm, học tập phải có 0,75 phương pháp mới giỏi, mới trở thành người có ích… + Tư tưởng tiến bộ đó cần phát huy… 0,25 3(10,0điểm) a. Kĩ năng: - Bài làm tỏ ra hiểu đề; nắm được phương pháp phân tích thơ; biết chọn và phân tích dẫn chứng hợp lí; - Bài làm đảm bảo bố cục; lập luận chặt chẽ; lời văn diễn đạt rõ ràng, trong sáng; không mắc các lỗi thông thường. b. Nội dung: Học sinh có nhiều cách làm bài khác nhau, tuy nhiên cần thể hiện được các ý sau: - Giới thiệu được vấn đề nghị luận: hình ảnh người lính 1,0 trong văn học cách mạng. - Phân tích: 7,0 * Người lính trong đoạn trích bài thơ Đồng chí của Chính 3,5 Hữu: + Người lính xuất hiện trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, mang vẻ đẹp bình dị, chất phác, từ những miền 0,25 quê nghèo ra đi, vì quê hương mà chiến đấu… + Trong điều kiện vật chất thiếu thốn, cực khổ, hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt nhưng họ vẫn bên nhau, nặng tình 1,0
- đồng đội, vượt lên tất cả, sẵn sàng trong tư thế chiến đấu (dẫn chứng và phân tích)… + Giữa không gian của chiến trường, người lính bắt gặp hình ảnh ánh trăng đẹp, người chiến sĩ trở thành thi sĩ (dẫn chứng 0,75 và phân tích)… + Đoạn thơ là sự kết hợp của ba hình ảnh: chiến sĩ- cây súng- ánh trăng, tạo nên hình ảnh thơ vừa thực, vừa ảo; từ đó khắc 1,0 họa nên chân dung người lính cách mạng độc đáo… + Ngôn ngữ thơ vừa cụ thể, vừa giàu hình ảnh biểu tượng, nhịp thơ chậm rãi, có độ vang ngân; cảm hứng thơ là sự kết 0,5 hợp hài hòa giữ chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn… * Người lính trong đoạn thơ Bài thơ về tiểu đội xe không 3,5 kính của Phạm Tiến Duật: + Người lính là những chiến sĩ lái xe trẻ trung, tinh nghịch hiện lên giữa núi rừng Trường Sơn trong những năm kháng 0,25 chiến chống Mĩ ác liệt với khí thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, lạc quan yêu đời, hết lòng vì miền Nam ruột thịt… + Phương tiện chiến đấu của họ bị bom đạn của kẻ thù làm cho biến dạng đến trần trụi, tềnh toàng “ không kính, không 1,0 đèn, không mui, có xước” (dẫn chứng và phân tích)… + Thế nhưng tinh thần chiến đấu của người lính hiện lên vẫn trong tư thế hiên ngang, bất khuất, niềm tin sáng ngời vì miền 1,0 Nam độc lập thống nhất (dẫn chứng và phân tích)… + Đoạn thơ không chỉ thể hiện được hiện thực khốc liệt, dữ dội của cuộc chiến tranh mà còn khắc họa đậm nét chân dung 0,5 người lính trẻ có lí tưởng sống cao đẹp… + Lời thơ giản dị như lời nói; giọng thơ trẻ trung, sôi nổi; hình ảnh thơ rất lạ, đầy sáng tạo… 0,75 - Đánh giá: 2,0 + Chính Hữu và Phạm Tiến Duật là hai nhà thơ và cũng là hai chiến sĩ trực tiếp tham gia trên chiến trường nên có tình cảm 0,5 và hiểu biết sâu sắc về người lính… + Hai đoạn thơ (bài thơ) viết ở hai thời điểm khác nhau nhưng 1,0 cùng có nét chung là đều phản ánh hiện thực khắc nghiệt của chiến tranh, qua đó làm nổi bật nét đẹp tâm hồn người lính… + Hình ảnh người lính trong hai đoạn thơ là sự vận động phát 0,5 triển kế thừa của hình ảnh người lính trong thơ ca cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1975.
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (3,0 điểm). Đại văn hào người Nga M.Goorki từng tâm niệm: Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương . Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên. Câu 2 (7,0 điểm). Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Qua thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Tha nh Hải, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên . ----------------HẾT ---------------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm . Họ tên thí sinh…………………….....………..Số báo danh ………………………..
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2012-2013 MÔN: NGỮ VĂN (Gồm 04 trang) Câu 1 (3,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt ch ẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau: 1. Giải thích - Bắc Cực nằm ở cực Bắc của trái đất, quanh năm băng tuyết bao phủ. Sự sống ở nơi đây thật khó khăn, khắc nghiệt. Cái lạnh nơi Bắc Cực là sự giá lạnh của thời tiết, của thiên nhiên do vị trí địa lí gây ra. Cái lạnh ở Bắc Cực không ngăn cản được sự sống của sự vật và niềm say mê khám phá những vùng đất lạ của con người. - Tình thương là tình cảm yêu thương, sự chia ngọt, sẻ bùi tự nguyện giữa con người với con người trong cuộc sống. Nơi thiếu tình thương là nơi giữa con người và con người không tồn tại tình người, không có sự cảm thông, th ấu hiểu và chia sẻ. Cái lạnh ở nơi không có tình thương là cái lạnh trong lòng người, là sự băng giá của trái tim. - Nhà văn Nga so sánh cái lạnh của đất trời với cái lạnh của lòng người. Bắc Cực là nơi lạnh giá của đất trời , nhưng con người sống thiếu tình thương thì còn lạnh hơn ở Bắc Cực. Cách so sánh giàu ý nghĩa biểu cảm cho chúng ta thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của tình thương trong cuộc sống. 2. Luận bàn về câu nói - Đây là một nhận định hoàn toàn đúng đắn. - Tình thương chính là sự đồng cảm, sẻ chia với mọi nỗi khổ đau, bất hạnh của con người. Nhờ có tình thương, con người biết quan tâm, giúp đỡ người khác, nhờ có tình thương con người sống gần gũi với nhau hơn. Tình thương sẽ cứu chuộc thế giới. ( First new )… ( Dẫn chứng minh họa). - Nếu không có tình thương, con người sẽ trở nên lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm trước nỗi khổ đau của người khác, khi đó cuộc sống con người trở nên lạnh giá hơn ở Bắc Cực. Con người sẽ thu mình trong vỏ bọc cô đơn, sẽ không có gia đình, không có cộng đồng, không có nhân loại, không có sự sống…( Dẫn chứng minh họa). 3. Mở rộng, nâng cao - Khẳng định câu nói của M. Goorki là bài học cuộc sống sâu sắc, có ý nghĩa với mọi thời đại. Con người không thể sống mà thiếu tình thươ ng. - Trong cuộc sống hiện đại càng cần đến tì nh thương, sự đồng cảm và chia sẻ. Những biểu hiện của tình thương giữa con người và con người trong cuộc sống hôm nay: Xây dựng những môi trường thân thiện, nhân ái, chung tay góp sức ủng hộ quỹ vì người nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, những ngôi nhà mơ ước... 1
- - Phê phán những người sống thiếu tình thương, không biết đồng cảm, sẻ chia với đau khổ, bất hạnh của con người. 4. Bài học nhận thức và hành động - Tình thương là tình cảm vô cùng quý giá đối với con người. Con người sống không có tình thương chỉ là quái vật. - Cần sống nhân hậu, yêu thương mọi người để cuộc sống thêm ý nghĩa. III. Biểu điểm - Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp. Câu 2 (7,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể làm theo nhiều cách nhưng phải làm sáng tỏ những nội dung cơ b ản sau: 1. Giải thích ý kiến của Xuân Diệu - Có nhiều cách định nghĩa về thơ, có thể nói khái quát: t hơ là một hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm… - Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Hồn: Tức là nội dung, ý nghĩa của bài thơ. Xác: Tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiệ n ở thể loại, việc tổ chức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ… - Như vậy, theo Xuân Diệu thơ hay là có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và tạo đ ược ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Chỉ khi đó thơ mới đạt đến vẻ đẹp hoàn mĩ của một chỉnh thể nghệ thuật. - Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn xác đáng bởi nó xuất phát từ đặc thù sáng tạo của văn chương nghệ thuật . Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợ p thì người đọc mới dễ cảm nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu. 2. Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là bài thơ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. a. Về nội dung - Bài thơ là cảm xúc mãnh liệt, chân thành của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước. + Chỉ bằng vài nét vẽ đơn sơ mà đặc sắc, với những hình ảnh thân quen, bình dị, nhà thơ đã gợi lên một phong cảnh mùa xuân tươi tắn, thơ mộng, đậm phong vị xứ Huế: D òng sông xanh, bông hoa tím biếc, chim chiền chiện hót vang trời. Bức tranh xuân có không gian thoáng đãng, có màu sắc tươi tắn hài hòa, có âm thanh rộn rã tươi 2
- vui, cảnh vật tràn đầy sức sống. Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật . Đặc biệt, cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân được thể hiện trong một động tác trữ tình đón nhận, vừa trân trọng vừa tha thiết trìu mến: “Từng giọt…tôi hứng”. Hình ảnh thơ trở nên lung linh đa nghĩa, vừa là thơ vừa là nhạc, vừa là họa, thể hiện được cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân. Phải có một tình yêu tha thiết, một tâm hồn lạc quan với cuộc sống mới có thể đón nhận mùa xuân và viết về mùa xuân như vậy. + Từ mùa xuân của thiên nhiê n, đất trời, tác giả cảm nhận về mùa xuân của đất nước. Hình ảnh lộc xuân theo người ra trận, theo người ra đồng làm đẹp ý thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ - hai nhiệm vụ không thể tách rời. Có thể nói, chính con người đã tạo nên sức sống của mùa xuân thiên nhiên , đất nước. Sức sống của đất nước, của dân tộc cũng được tạo nên từ sự hối hả, náo nức của người cầm súng, người ra đồng. Nhà thơ bộc lộ niềm tự hào về một đất nước anh hùng và giàu đẹp. Đất nước mãi trường tồn, vĩnh cửu cùng vũ trụ, sẽ tỏa sáng như những vì sao trong hành trình đi đến tương lai rự c rỡ, đi đến bến bờ hạnh phúc. Đó là ý chí quyết tâm, niềm tin sắt đá, niềm tự hào lạc quan của cả dân tộc. - Trước mùa xuân lớn của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng của mỗi cuộc đời và dạt dào khát v ọng hiến dâng. + Nhà thơ nguyện ước làm con chim hót dâng cho đời tiếng ca vui, làm bông hoa trong hương sắc của muôn hoa, làm nốt trầm xao xuyến trong bản hòa tấu muôn điệu, muôn lời ca, làm một mùa xuân nho nhỏ để hòa góp chung vào mùa xuân lớn lao của đ ất nước. Đó là khát vọng sống hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung. Đây là một quan niệm sống đẹp và đầy trách nhiệm. Làm một mùa xuân là sống đẹp, giữ mãi sức xuân để cống hiến, cống hiến khi ở tuổi thanh xuân – khi tóc bạc, bất chấp thời gian, tuổi tác: “Một mùa xuân…tóc bạc”. Đây không chỉ là khát vọng của mỗi con người mà là khát vọng của mọi lớp người, mọi lứa tuổi, tất cả đều phấn đấu không mệt mỏi cho đất nước. + Những câu thơ này không chỉ là lời tự nhắn nhủ bản thân mình mà còn như một sự tổng kết, đánh giá của tác giả về cuộc đời . Vượt lên đớn đau của bệnh tật, Thanh Hải vẫn sáng lên một bản lĩnh, một tình yêu cuộc sống mãnh liệt, một khát vọng mạnh mẽ được cống hiến cả cuộc đời mình, đượ c hóa thân vào mùa xuân đất nước. b. Về hình thức - Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo bất ngờ, độc đáo mà rất hợp lí , chứa đựng chiều sâu chủ đề tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm qua thi phẩm. - Mạch cảm xúc, mạch ý tạo thành tứ thơ tự nhiên mà chặ t chẽ, lô gích, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân. Từ mùa xuân của đất trời sang mùa xuân của đất nước và mùa xuân của mỗi người góp vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung. - Bài thơ được viết bằng thể thơ ngũ ngôn không ngắt nhịp trong từng câu, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca miền Trung, xứ Huế. Sử dụng cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc. - Hình ảnh thơ : Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái q uát. Điều đáng chú ý là những hình ảnh biểu trưng này thường được phát triển từ những hình ảnh thực, tạo nên sự lặp lại mà nâng cao, đổi mới của hệ thống hình ảnh (cành hoa, con chim, mùa xuân). 3
- - Ngôn ngữ thơ hàm súc, gợi hình, gợi cảm. Có những c âu thơ cứ như câu nói tự nhiên, không trau chuốt từ ngữ nhưng vẫn mang âm hưởng thi ca. Cách sử dụng nghệ thuật đảo cấu trúc ngữ pháp, câu hỏi tu từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc ngữ pháp độc đáo, giàu ý nghĩa. Cách sử dụng đại từ nhân xưng: “tôi – ta”… - Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Giọng điệu có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn: Vui tươi, say sưa ở đoạn đầu; trầm lắng, thiết tha ở đoạn bộc bạch những tâm niệm; sôi nổi và tha thiết ở đoạn kết. 3. Đánh giá, nâng cao - Sức hấp dẫn từ nội dung và nghệ thuật của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ đã tác động sâu sắc đến người đọc bao thế hệ, khơi gợi từ tình yêu thiên nhiên đến tình yêu quê hương, đất nước, từ khát vọng nhỏ bé, khiêm nhường của một cá nhân nâng lên thành lẽ sống cao đẹp giàu giá trị nhân văn. Vì thế với Mùa xuân nho nhỏ ta không thể chỉ đọc một lần, không chỉ đọc bằng lí trí hay tình cảm mà phải đọc bằng cả tâm hồn. - Bài học cho người nghệ sĩ: Những bài thơ hay góp phần làm phong phú t hêm cho thơ ca nhân loại. Vì vậy, bằng tài năng và tâm huyết của mình, nhà thơ hãy sáng tạo nên những thi phẩm hay và giàu sức hấp dẫn từ nội dung đến hình thức . Điều đó vừa là thiên chức vừa là trách nhiệm của nhà thơ, là yêu cầu thiết yếu, sống còn của sáng tạo nghệ thuật. - Sự tiếp nhận ở người đọc thơ: Cần thấy thơ hay là hay cả hồn lẫn xác. Từ đó có sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có thể sẻ chia những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ. III. Biểu điểm - Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1 -2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả. - Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chấ t văn, có những suy nghĩ sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài. 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
5 Đề thi chọn HSG cấp tỉnh Ngữ Văn 12 năm 2017-2018 có đáp án
20 p | 1217 | 87
-
Đề thi chọn HSG lớp 9 cấp tỉnh môn Ngữ Văn năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Đồng Tháp
4 p | 418 | 44
-
Đề thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 12 THPT môn Ngữ Văn năm 2016-2017 (Vòng 1)
5 p | 663 | 40
-
Đề thi chọn HSG lớp cấp tỉnh 12 THPT môn Ngữ Văn năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Hải Dương
7 p | 549 | 37
-
Đề thi chọn HSG huyện năm học 2015-2016 môn Văn+Sử+Địa+GDCD lớp 6+7+9 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Châu Thành
67 p | 388 | 29
-
Đề thi chọn HSG cấp tỉnh môn Ngữ Văn lớp 11 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Nghệ An (Bảng A)
2 p | 914 | 24
-
Đề thi chọn HSG cấp trường môn Ngữ Văn lớp 12 năm 2017-2018 lần 1 - THPT Đồng Đậu
5 p | 400 | 23
-
Đề thi chọn HSG Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng (Vòng 1)
1 p | 497 | 22
-
Đề thi chọn HSG cấp tỉnh môn Ngữ Văn lớp 11 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Nghệ An (Bảng B)
2 p | 420 | 19
-
Đề thi chọn HSG lớp 12 THPT môn Ngữ Văn năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Đồng Tháp
5 p | 230 | 17
-
Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quỳ Hợp (Vòng 1)
6 p | 336 | 16
-
Đề thi chọn HSG cấp tỉnh môn Ngữ Văn lớp 12 năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng
1 p | 324 | 13
-
Đề thi chọn HSG Quốc gia THPT môn Ngữ Văn năm 2016
1 p | 172 | 13
-
Đề thi chọn HSG lớp 12 THPT môn Ngữ Văn năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên
2 p | 126 | 9
-
Đề thi chọn HSG Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng (Vòng 2)
1 p | 128 | 8
-
Đề thi chọn HSG cấp trường môn Ngữ văn 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Lý Thái Tổ
1 p | 58 | 6
-
Đề thi chọn HSG môn Tin học lớp 11 năm 2018-2019 – Sở GD&ĐT Bắc Giang (Phần lý thuyết)
7 p | 100 | 3
-
Đề thi chọn HSG Ngữ văn 9 2021 2022 có đáp án- Trường THCS Giáp Trung
6 p | 17 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn