SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
(Đề thi gồm có 01 trang)<br />
<br />
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THPT<br />
NĂM HỌC 2016 - 2017<br />
Môn: Ngữ văn<br />
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)<br />
Ngày thi thứ nhất: 28/10/2016<br />
<br />
Câu 1. (8,0 điểm)<br />
Nhà thơ Joseph Campbell có viết:<br />
“Chỉ khi gặp vực thẳm<br />
Chúng ta tìm được kho báu của cuộc đời.<br />
Chỉ khi bạn sẩy chân<br />
Bạn biết điều gì có ý nghĩa.<br />
Chính nơi bạn ngại vào<br />
Là nơi bạn mong được đến nhiều nhất”.<br />
(Dẫn theo Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi, Nxb Trẻ, tp Hồ Chí Minh, 2005)<br />
<br />
Từ ý nghĩa của đoạn thơ trên, anh/chị có suy nghĩ gì?<br />
Câu 2. (12,0 điểm)<br />
Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự<br />
thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật.<br />
(Lí luận văn học, Hà Minh Đức - chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003, trang 57)<br />
<br />
Bằng sự hiểu biết về một số tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn<br />
Trung học phổ thông, anh/ chị hãy làm rõ nhận định trên.<br />
-----HẾT-----<br />
<br />
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.<br />
- Giám thị không giải thích gì thêm.<br />
<br />
Họ và tên:.......................................................Số báo danh:................Phòng thi..............<br />
Cán bộ coi thi thứ nhất………………………Cán bộ coi thi thứ hai………………………...<br />
<br />
1<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐĂK NÔNG<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT<br />
NĂM 2016 - 2017 Môn: NGỮ VĂN<br />
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)<br />
<br />
I. Hướng dẫn chung<br />
- Do đặc trưng của kì thi nên Giám khảo cần nắm vững được nội dung, yêu cầu của đề<br />
bài để đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh: Năng lực hiểu biết, vận<br />
dụng, sáng tạo và khả năng tạo lập văn bản;<br />
- Chủ động, vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể để<br />
cho điểm: nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản<br />
hoặc có những kiến giải một cách sáng tạo, thuyết phục thì giám khảo vẫn có thể cho<br />
điểm tối đa; tránh việc đếm ý cho điểm;<br />
- Khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo, giàu chất văn, có lối tư duy<br />
phản biện; kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.<br />
- Những bài viết mắc vào lỗi kiến thức, chính tả, dùng từ, ngữ pháp thì tùy vào mức độ<br />
để cho điểm.<br />
II. Hướng dẫn cụ thể<br />
Câu<br />
Hình thức, kĩ năng và nội dung kiến thức<br />
Điểm<br />
Ý chính cần đạt:<br />
1.Giới thiệu vấn đề: vượt qua trở ngại, thử thách trong cuộc sống sẽ tìm 1,00<br />
được giá trị sống cho chính mình, dẫn đoạn thơ.<br />
2. Giải thích<br />
- Chỉ những khi gặp “vực thẳm”, tức là gặp trở ngại lớn, những ranh giới 1,00<br />
lớn, chúng ta mới tìm được “kho báu” nghĩa là tìm được cái quý giá của<br />
cuộc đời. Vì khi gặp khó khăn, trở ngại lớn, chúng ta mới phát huy hết<br />
những năng lực tiềm tàng, những kinh nghiệm quý báu, sức mạnh và lòng<br />
quyết tâm để vượt qua. Những năng lực đó chính là “kho báu” chỉ xuất hiện<br />
khi ta gặp thử thách lớn.<br />
1,00<br />
- Chỉ khi “sẩy chân”, tức là lúc ta thất bại, đau khổ, khi ấy, chúng ta nhìn rõ<br />
hơn được năng lực thực tế của bản thân, rút ra được những bài học quý báu,<br />
Câu 1<br />
tìm ra được những bài học bổ ích từ nguyên nhân thất bại, hiểu được những<br />
(8<br />
điều có ý nghĩa mà trước đây mình đã bỏ qua.<br />
1,00<br />
điểm) - Nơi chúng ta ngại vào, những việc mà chúng ta ngại làm, những vấn đề<br />
mà chúng ta ngại tiếp cận, là những khó khăn thử thách lớn đối với chúng<br />
ta. Nhưng đó là những nơi mà chúng ta có được nhiều bài học bổ ích, có ý<br />
nghĩa nhất, có được nhiều nhận thức mới mẽ, hấp dẫn, gặt hái được những<br />
kết quả tốt đẹp nhất. Đó chính là những điều ta “mong muốn” nhất.<br />
Như vậy, những khó khăn, trở ngại và những thất bại, đau khổ trong cuộc<br />
sống chính là những bài học quý báu giúp chúng ta có thêm năng lực, nhận<br />
thức và bản lĩnh để vượt qua thử thách, tìm được chân lý và thành công.<br />
3. Phân tích<br />
1,00<br />
- Trong thực tế đã có nhiều người vượt qua, khó khăn, thử thách lớn tưởng<br />
chừng không thể vượt qua. Đó là những nhà khoa học vượt qua sự hạn chế<br />
của thời đại mình để tìm ra những quy luật của tự nhiên, của xã hội, tìm ra<br />
<br />
2<br />
<br />
những chân lý mới, sáng tạo ra những thành tựu vĩ đại làm thay đổi cả thế<br />
giới v.v...Bác Hồ trong đêm trường nô lệ tối tăm, trong nỗi đau mất nước,<br />
đã sáng suốt và dũng cảm đi tìm con đường cứu nước và Người đã tìm ra<br />
chân lý cách mạng, lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập tự do.<br />
1,00<br />
- Cũng có không ít người khi gặp khó khăn, trở ngại, thử thách đã không<br />
dám vượt qua nên đã thất bại, không thể trưởng thành được. Có người khi<br />
vất ngã, thất bại thì nản chí, nản lòng và buông xuôi, thất vọng, thậm chí<br />
còn dẫn đến những hành động dại dột, bi kịch. Một số người khi gặp vấn đề<br />
khó khăn thì ngại ngùng, lẫn tránh vì vậy, họ không bao giờ giải quyết được<br />
những vấn đề lớn, không nhận thức được chân lý và thành công.<br />
4. Bình luận<br />
- Đây là những ý kiến đúng đắn có ý nghĩa nhận thức sâu sắc. Nó giúp 1,00<br />
chúng ta có thêm bài học, biết chấp nhận khó khăn, thử thách, thậm chí thất<br />
bại đau khổ trong cuộc sống để rèn luyện bản lĩnh, năng lực mọi mặt, giúp<br />
ta có thể vượt qua mọi trở ngại, giải quyết tốt mọi vấn đề của cuộc sống,<br />
1,00<br />
hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, làm cho cuộc sống tốt đẹp và thành công.<br />
5. Bài học nhân sinh rút ra cho bản thân<br />
- Nhận thức: khó khăn, thử thách và thất bại là bài học quý báu cho mỗi<br />
người.<br />
- Hành động: rèn luyện, nâng cao năng lực bản lĩnh để vượt qua khó khăn,<br />
thử thách, vượt qua thất bại tạm thời để đi đến thành công.<br />
<br />
Câu 2<br />
(12<br />
điểm)<br />
<br />
1. Về hình thức và kĩ năng<br />
2,00<br />
Thí sinh cần xác định đây là kiểu bài nghị luận văn học để triển khai bài<br />
làm đúng kiểu văn bản và văn phong phù hợp. Cần phát huy đồng thời hai<br />
năng lực: nắm bắt và đánh giá một vấn đề lí luận văn học, cụ thể là lí luận<br />
cái đẹp - phương diện của giá trị thẩm mĩ trong tác phẩm văn học; phân<br />
tích, chứng minh được vấn đề qua một số tác phẩm đã học.<br />
2. Về nội dung<br />
2.1. Làm rõ nội dung về nhận định:<br />
1,00<br />
- Thí sinh cần làm rõ một số từ ngữ: Cái đẹp, sự thật đời sống, khám phá và<br />
nghệ thuật là như thế nào?<br />
+ Cái đẹp: Phạm trù mĩ học xác định các hiện tượng theo quan điểm về sự<br />
hoàn thiện, xem các hiện tượng đó như là có giá trị thẩm mĩ cao nhất.<br />
+ Sự thật đời sống: Những cái có thật, những cái tồn tại trong thực tế đời<br />
sống.<br />
+ Khám phá, phát hiện: là việc tìm ra, phát hiện ra cái ẩn dấu, cái bí mật, tìm<br />
thấy cái chưa ai biết.<br />
+ Nghệ thuật: Hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động, cụ<br />
thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm.<br />
- Hiểu khái quát nhận định: Nhận định đã đề cập về cái đẹp, một phương<br />
diện của giá trị văn học: Cái đẹp trong văn học là những vẻ đẹp từ chính sự<br />
thật cuộc sống, tồn tại trong thực tế, nhưng được khám phá, phát hiện một<br />
cách đầy sáng tạo, hấp dẫn qua tài năng của người nghệ sĩ.<br />
2,00<br />
2.2. Bàn luận vấn đề:<br />
- Thí sinh cần thấy đây là một nhận định đúng đắn và sâu sắc.<br />
- Vì sao nói : “Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là<br />
cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật”?<br />
<br />
3<br />
<br />
+ Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hoặc<br />
tập thể sáng tạo nhằm thể hiện những khái quát bằng hình tượng về cuộc<br />
sống con người để biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của chủ thể trước<br />
cuộc sống. Tác phẩm văn học có cơ sở vững chắc từ mối quan hệ mật thiết<br />
giữa văn học với hiện thực, nó bao hàm cả nhân tố khách quan của đời sống<br />
và nhân tố chủ quan của nhà văn, nó vừa là cuộc sống được ý thức, vừa là<br />
sự xúc cảm - đánh giá đối với cuộc sống đó. Bất kì một hình tượng nghệ<br />
thuật nào cũng xuất phát từ cuộc sống bởi phản ánh hiện thực là một thuộc<br />
tính của văn học.<br />
+ Cái đẹp là một phạm trù quan trọng không thể thiếu trong nghệ thuật nói<br />
chung, văn học nói riêng. Nghĩa là văn học đem đến những giá trị thẩm mĩ,<br />
hướng con người đến với cái đẹp, cái nhân văn cao cả. Nhưng cái đẹp phải<br />
xuất phát từ chính sự thật đời sống: có thể đó là cái đẹp của phong cảnh<br />
thiên nhiên, cái đẹp của con người, cái đẹp của những hoạt động, cái đẹp<br />
của những tư tưởng, những tình cảm... Nhưng cái đẹp ấy phải được khám<br />
phá một cách nghệ thuật. Nghĩa là, từ cái đẹp trong hiện thực đời sống nhà<br />
văn còn muốn gửi gắm một cái gì đó sâu sắc hơn buộc người ta phải suy<br />
nghĩ. Vì vậy, nhà văn phải chọn cách thể hiện hợp lí nhưng cũng không<br />
k m phần độc đáo để tác phẩm d đi vào lòng người đọc nhằm thể hiện một<br />
cách tốt nhất tư tương của mình. Đó chính là cách khám phá một cách nghệ<br />
thuật, đầy tính sáng tạo.<br />
- Một tác phẩm nghệ thuật được coi là có tính nghệ thuật khi đạt tới sự<br />
thống nhất cao độ của nội dung và hình thức. Nghệ thuật muốn đạt đến<br />
trình độ cao thì bản thân nó phải có sự sàng lọc khắt khe, phải có sự phát<br />
triển toàn diện và sự sáng tạo của mỗi cá nhân nghệ sĩ, có như thế mới trở<br />
thành tác phẩm nghệ thuật đích thực, có sức hấp dẫn đối với người đọc và<br />
trường tồn bất tử với thời gian.<br />
- Cần phải hiểu một cách đầy đủ sâu sắc về cái đẹp trong tác phẩm văn học:<br />
có khi nhà văn miêu tả cái xấu, cái thấp hèn, cái ác,... nhưng thiên chức của<br />
người nghệ sĩ là luôn hướng người đọc đến với xứ sở của cái đẹp, đến với<br />
giá trị chân, thiện, mĩ.<br />
- Tác phẩm văn học bên cạnh giá trị thẩm mĩ thì còn có những giá trị khác<br />
như: nhận thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm, dự báo,... nhưng cần thấy được<br />
tính đặc thù và chức năng quan trọng của cái đẹp trong tác phẩm văn học.<br />
2.3. Phân tích một số tác phẩm để làm rõ nhận định:<br />
- Cần lựa chọn được một số tác phẩm tiêu biểu đã học trong chương trình<br />
Ngữ văn Trung học phổ thông để làm nổi bật và khẳng định được tính đúng<br />
đắn của nhận định, không hạn định về thể loại, giai đoạn, thời kì, tác phẩm<br />
trong hay ngoài nước, nhưng cần phải chọn đúng là tác phẩm thể hiện cái<br />
đẹp trong tác phẩm văn học.<br />
- Qua phân tích, thí sinh cần làm nổi bật được những khía cạnh mà nhận<br />
định đã đề cập. Bài viết có nhiều cách triển khai, song cần đảm bảo các yêu<br />
cầu nội dung cơ bản như phần giải thích, bình luận vấn đề.<br />
- Việc phân tích đặc trưng của cái đẹp - giá trị thẩm mĩ trong tác phẩm văn<br />
học cần phải được bám sát, soi chiếu từ lí luận; đồng thời biết so sánh đối<br />
chiếu nhiều tác phẩm khác nhau để làm nổi bật nhận định, tránh phân tích<br />
chung chung, thuần tuý.<br />
- Biết cách đối sánh cái đẹp trong các tác phẩm văn học ở từng xu hướng,<br />
<br />
6,00<br />
<br />
1,00<br />
<br />
4<br />
<br />
giai đoạn, thời kì văn học để thấy được sự thống nhất, đa dạng của nó.<br />
- Có thể chấp nhận cách nhìn nhận vấn đề theo quan điểm riêng và cách<br />
trình bày theo hệ thống ý riêng nhưng với điều kiện phải có căn cứ xác<br />
đáng và lí lẽ thuyết phục.<br />
2.4. Mở rộng, nâng cao vấn đề:<br />
- Từ nhận định trên, sẽ đặt ra vai trò, trách nhiệm cho mỗi tác giả trong quá<br />
trình khám phá và thể hiện cái đẹp trong văn học. Thấy được mối quan hệ<br />
giữa nội dung và hình thức, giữa giá trị thẩm mĩ và các giá trị khác trong<br />
tác phẩm văn học. Đồng thời, sẽ định hướng cho người đọc trong việc<br />
khám phá, phát hiện về cái đẹp mà mỗi tác giả gửi gắm theo cách riêng<br />
trong từng tác phẩm; hình thành và phát triển cho người đọc cảm xúc, lí<br />
tưởng thẩm mĩ trong quá trình tiếp nhận văn học.<br />
..................................HẾT......................................<br />
<br />
5<br />
<br />