intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 12 THPT môn Sinh học năm 2016-2017 (Vòng 2)

Chia sẻ: Hà Hạo Nam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

363
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 12 THPT môn Sinh học năm 2016-2017 (Vòng 2) dành cho quý thầy cô và các bạn học sinh THPT nhằm củng cố kiến thức và luyện thi học sinh giỏi môn Hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 12 THPT môn Sinh học năm 2016-2017 (Vòng 2)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐỀ THI CHÍNH THỨC<br /> (Đề thi gồm có 02 trang)<br /> <br /> KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THPT<br /> NĂM HỌC 2016-2017<br /> Môn: Sinh học<br /> Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)<br /> Ngày thi thứ hai: 29/10/2016<br /> <br /> Câu 1 (2,0 điểm).<br /> <br /> Người ta pha chế một dung dịch nuôi cấy vi sinh vật (môi trường D) gồm các thành<br /> phần sau: H2O; NaCl; (NH4)3PO4; KH2PO4; MgSO4; CaCl2. Tiến hành nuôi cấy các<br /> chủng vi khuẩn A, B, C trong các môi trường và điều kiện khác nhau, thu được kết quả<br /> sau:<br /> Môi trường nuôi cấy<br /> Chủng A<br /> Môi trường D + 10 g cao thịt bò, để<br /> Mọc<br /> trong bóng tối<br /> Môi trường D, để trong bóng tối có<br /> Không mọc<br /> sục CO2<br /> Môi trường D, chiếu sáng, có sục<br /> Không mọc<br /> CO2<br /> Xác định kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng.<br /> <br /> Chủng B<br /> <br /> Chủng C<br /> <br /> Không mọc<br /> <br /> Không mọc<br /> <br /> Mọc<br /> <br /> Không mọc<br /> <br /> Mọc<br /> <br /> Mọc<br /> <br /> Câu 2 (2,0 điểm).<br /> <br /> Sử dụng một tác nhân kích thích tới ngưỡng, kích thích vào giai đoạn cơ tim đang<br /> co và giai đoạn cơ tim đang giãn. Ở mỗi giai đoạn nêu trên, cơ tim sẽ phản ứng lại kích<br /> thích đó như thế nào? Nêu ý nghĩa sinh học của hiện tượng trên?<br /> Câu 3 (2,0 điểm).<br /> Một nữ thanh niên bị bệnh phải cắt bỏ hai buồng trứng, hãy cho biết nồng độ<br /> hoocmôn tuyến yên trong máu biến động như thế nào? Chu kỳ kinh nguyệt và xương<br /> bị ảnh hưởng ra sao? Giải thích?<br /> Câu 4 (2,0 điểm).<br /> Cho lai cà chua thuần chủng cây cao, quả vàng với cây thân thấp, quả đỏ, thu được<br /> F1 toàn cây cao, quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2: 37,5% thân cao, quả đỏ;<br /> 37,5% thân thấp, quả đỏ; 18,75 % thân cao, quả vàng; 6,25% thân thấp, quả vàng.<br /> Biện luận tìm quy luật di truyền chi phối từng tính trạng. Tìm kiểu gen có thể có của P<br /> và F1 (Cho biết tính trạng màu sắc quả do một cặp gen quy định).<br /> Câu 5 (2,0 điểm).<br /> BD<br /> <br /> Một cơ thể của một loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt có kiểu gen Aa<br /> . Cơ<br /> bd<br /> thể này giảm phân hình thành giao tử, vào kì giữa của giảm phân I tất cả các tế bào<br /> sinh dục đều có cùng một kiểu sắp xếp NST, các giao tử sinh ra đều thụ tinh bình<br /> <br /> thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và không có hoán vị gen. Đời con<br /> có thể tạo ra những loại giao tử và những loại kiểu gen nào?<br /> Câu 6 (2,0 điểm).<br /> 1) Thế nào là hiện tượng biến dị tương quan. Hiện tượng này được chi phối bởi<br /> quy luật di truyền nào?<br /> 2) Nêu những điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến? Làm thế nào để<br /> biết một biến dị nào đó là thường biến hay đột biến?<br /> Câu 7 (2,0 điểm).<br /> Xét 2 locut gen cùng nằm trên một cặp NST thường. Locut thứ nhất có 5 alen,<br /> locut thứ hai có 2 alen. Hãy xác định:<br /> 1) Số loại kiểu gen đồng hợp?<br /> 2) Số loại kiểu gen dị hợp?<br /> 3) Tổng số loại kiểu gen?<br /> 4) Số loại kiểu gen dị hợp hai cặp gen?<br /> Câu 8 (2,0 điểm).<br /> 1) Lai thuận-nghịch có ý nghĩa gì trong nghiên cứu di truyền học? Giải thích.<br /> 2) Khi lai hai thứ đại mạch xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu<br /> được kết quả như sau:<br /> Lai thuận: P ♀ Xanh lục x ♂ Lục nhạt → F1 : 100% Xanh lục<br /> Lai nghịch: P ♀ Lục nhạt x ♂ Xanh lục → F1 : 100% Lục nhạt<br /> Đó là hiện tượng di truyền gì? Giải thích?<br /> Câu 9 (2,0 điểm).<br /> Trình bày 2 quy trình khác nhau cùng tạo ra thể song nhị bội ở thực vật.<br /> Câu 10 (2,0 điểm).<br /> Ở người, bệnh phêninkêto niệu, bệnh galactôzơ huyết và bệnh bạch tạng là ba bệnh<br /> di truyền do đột biến gen lặn nằm trên NST thường, không liên kết với nhau (các gen<br /> quy định ba bệnh trên nằm trên ba cặp NST tương đồng khác nhau). Một cặp vợ chồng<br /> bình thường sinh ra một đứa con mắc cả ba bệnh trên. Cặp vợ chồng trên, nếu muốn<br /> sinh con thứ hai:<br /> 1) Tính theo lí thuyết, xác suất mắc cả ba bệnh của đứa con thứ hai là bao<br /> nhiêu?<br /> 2) Tính theo lí thuyết, xác suất mắc một bệnh (phêninkêto niệu hoặc bệnh<br /> galactôzơ huyết hoặc bạch tạng) của đứa con thứ hai là bao nhiêu?<br /> ………………………… Hết ………………………….<br /> Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.<br /> <br /> Họ và tên thí sinh ………………………………...… Số báo danh ………… Phòng thi …….<br /> Cán bộ coi thi thứ nhất ……………………… Cán bộ coi thi thứ hai …………………………<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2