intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi định kỳ lần 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm học 2018-2019 – Trường THPT Chuyên Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

68
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi định kỳ lần 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm học 2018-2019 – Trường THPT Chuyên Bắc Ninh" được biên soạn có kèm theo đáp án phục vụ cho học sinh ôn luyện, tự đánh giá năng lực của bản thân từ đó có các phương pháp học tập hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi định kỳ lần 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm học 2018-2019 – Trường THPT Chuyên Bắc Ninh

  1. TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH ĐỀ THI ĐỊNH KỲ LẦN I TỔ NGỮ VĂN NĂM HỌC 2018 – 2019 (Đề thi có 01 trang) Môn: VĂN 10 (Cận chuyên) Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Đọc – hiểu văn bản(3.0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: “ Anh bạn người Pháp của tôi mới qua Việt Nam làm thực tập sinh. Lần trò chuyện đầu tiên, cậu ta trầm ngâm rồi nói: “Vốn tiếng Việt của tôi chỉ vỏn vẹn ở mấy từ “làm ơn”, “cảm ơn” và “xin lỗi”. Nhưng hình như những từ ngữ đó vô giá trị ở Việt Nam”. Tôi ngạc nhiên hỏi tại sao lại như vậy? Cậu ta cười trả lời: “Hình như người Việt không có thói quen nói những từ đấy. Khi tôi nói những từ đó với họ, họ ngơ ngác khó hiểu hoặc tỏ thái độ chẳng quan tâm”. Ngẫm lại tôi cũng thấy cậu ta nói đúng…” (Trích “Ái ngại văn hóa ứng xử của người Việt”, Trang Nguyên, Internet ngày 04/07/2014) Câu 1: Xác định một phép liên kết được sử dụng trong văn bản. (0,5điểm) Câu 2: Đoạn văn bản trên nói về thói quen chưa tốt nào ở người Việt Nam?(0,5 điểm) Câu 3: Người Việt Nam cần làm gì để thay đổi thói quen chưa tốt được đề cập đến trong văn bản? (1.0điểm). Câu 4: Quan điểm của anh/chị về lời nhân xét của tác giả bài viết: “Ngẫm lại tôi cũng thấy cậu ta nói đúng”.(1.0 điểm) Phần II. Làm văn Câu 1: NLXH(2 điểm). Em hãy viết một đoạn văn ngắn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của lời cảm ơn hoặc lời xin lỗi. Câu 2: NLVH(5 điểm). Cảm nhận vẻ đẹp của một nhân vật sử thi hoặc một nhân vật truyền thuyết mà anh/chị có ấn tượng sâu sắc nhất trong chương trình Ngữ văn lớp 10. …………….Hết……………….. (Thí sinh không sử dụng tài liệu; Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  2. TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÈ 2018 NINH MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 (Cận chuyên) TỔ NGỮ VĂN Phần I. Đọc – hiểu văn bản(3.0 điểm) Câu 1(0,5điểm): Một phép liên kết được sử dụng trong văn bản là phép nối: dùng kết từ “Nhưng” Câu 2(0,5điểm): Đoạn văn bản trên nói về người Việt Nam chưa có thói quen nói lời “cảm ơn” và “xin lỗi”. Câu 3(1.0 điểm): HS có thể đưa ra các phương án khác nhau nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục. Câu 4(1.0 điểm): HS đưa ra quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình hoặc vừa đồng tình, vừa không đồng tình, song phải lý giải rõ ràng dựa trên cơ sở thực tiễn và có thái độ trung thực, thẳng thắn, có tinh thần xây dựng. Phần II. Làm văn Câu 1: NLXH(2 điểm). a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của lời cảm ơn hoặc lời xin lỗi. c. Triển khai vấn đề cần nghị luận: Thí sinh có thể lựa chọn thao tác lập luận và cách trình bày đoạn văn phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận nhưngđảm bảo được những ý sau: - Thế nào là lời cảm ơn/ xin lỗi. - Tại sao phải nói lới cảm ơn/ xin lỗi. - Cần nói lời cảm ơn/ xin lỗi như thế nào? - Ý nghĩa của việc nói lời cảm ơn/ xin lỗi. - Để nói lời cảm ơn/ xin lỗi ta phải làm gì? d. Chính tả, dùng từ, đặt câu, trình bày: đảm bảo chuẩn về chính tả, ngữ nghĩa, tiếng Việt,... trình bày, chữ viết sáng, đẹp,... e. Sáng tạo: biết cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận ... Câu 2: NLVH (5 điểm). a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài; Thân bài; Kết bài b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Thí sinh có quyền lựa chọn và bày tỏ cảm nhận của mình về một nhân vật sử thi hoặc một nhân vật truyền thuyết mà mình có ấn tượng sâu sắc nhất trong chương trình Ngữ văn lớp 10. c. Triển khai vấn đề nghị luận: - Cảm nhận và phải làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật mà mình lựa chọn. Trong đó, cần chú ý làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp phẩm chất, tính cách... Từ đó, đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật. - Đưa ra những lí do hoặc căn cứ vì sao mình ấn tượng sâu sắc nhất về nhân vật đó. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2