intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa HK 2 môn Lịch sử lớp 11 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 013

Chia sẻ: An Phong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

20
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn thử sức bản thân thông qua việc giải những bài tập trong Đề thi giữa HK 2 môn Lịch sử lớp 11 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 013 sau đây. Tài liệu phục vụ cho các bạn đang chuẩn bị cho kỳ thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa HK 2 môn Lịch sử lớp 11 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 013

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II  TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ MÔN: LỊCH SỬ 11 Thời gian làm bài: 50 phút;  (40 câu trắc nghiệm)   Mã đề thi  013 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: ............................. Câu 1: Vì sao Liên Xô kí với Đức Hiệp ước Xô­Đức không xâm lược lẫn nhau? A. Để rút ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới B. Để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập C. Để thực hiện đường lối ngoại giao trung lập, hòa bình D. Để tập trung lực lượng chống thù trong giặc ngoài Câu 2: Liên Xô được giải phóng hoàn toàn khỏi ách phát xít vào thời gian nào? A. Năm 1942 B. Năm 1943 C. Năm 1945 D. Năm 1944 Câu 3: Khối đồng minh chống phát xít thành lập năm nào ? A. 1942 B. 1943 C. 1941 D. 1940 Câu 4: Sau Chiến trang trế  giới thứ  nhất, kinh tế, chính trị, xã hội các nước Đông Nam Á có   những chuyển biến quan trọng là do: A. chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của thực dân phương Tây B. sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất tư bản chủ nghĩa C. ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất D. chế độ phong kiến suy tàn, kìm hãm sự phát triển kinh tế­xã hội Câu 5: Chủ  trương của Đảng Dân tộc trong phong trào độc lập dân tộc  ở  In­đô­nê­xi­a trong   thập niên 20 của thế kỉ XX? A. Tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền B. Đấu tranh bằng con đường hòa bình và phong trào bất hợp tác với chính quyền thực dân C. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang D. Thực hiện liên minh công nông Câu 6: Vì sao Đức kí với Liên Xô Hiệp ước Xô­Đức không xâm lược lẫn nhau? A. Để Đức có thời gian chuẩn bị lực lượng tấn công châu Âu B. Để tránh phải chống ba cường quốc trên cả hai mặt trận C. Để chấm dứt chiến tranh ở châu Âu D. Để lôi kéo Liên Xô chống lại Anh, Pháp Câu 7: Nội dung cơ bản của Hội nghị Muy­ních (9­1938)? A. Anh, Pháp, Mĩ  liên minh chống Đức B. Anh, Pháp trao Xuy­đét cho Đức và Đức cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính châu Âu C. Anh, Pháp, Mĩ phân chia vùng chiếm đóng ở châu Âu D. Đức chiếm Ba Lan, Tiệp Khắc và cam kết chấm dứt thôn tính châu Âu Câu 8: Hiệp ước Xô­Đức không xâm lược lẫn nhau được kí kết vào thời gian nào? A. Tháng 8­1939 B. Tháng 6­1939 C. Tháng 7­1939 D. Tháng 9­1939 Câu 9: Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện vào thời gian nào? A. Ngày 5­9­1945 B. Ngày 15­9­1945 C. Ngày 19­5­1945 D. Ngày 9­5­1945 Câu 10: Sự kiện nào khiến Mĩ tuyên chiến với nhật trong chiến tranh thế giới 2 ? A. Nhật kéo vào Đông Dương                                                Trang 1/4 ­ Mã đề thi 013
  2. B. Nhật chiếm các căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á C. Nhật tấn công Trân Châu Cảng D. Nhật tấn công Trung Quốc Câu 11: Thời gian phát xít Nhật kéo quân vào Đông Dương : A. Tháng 6­1940 B. Tháng 9­1940 C. Tháng 8­1940 D. Tháng 10­1940 Câu 12: Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít, tổ chức nào đã được thành lập tại In­đô­nê­xi­a? A. Liên minh chính trị In­đô­nê­xi­a B. Đảng In­đô­nê­xi­a C. Mặt trận thống nhất chống phát xít D. Hội đồng nhân dân Câu 13: Hậu quả nghiêm trọng nhất  ảnh hưởng đến tình hình thế  giới do cuộc khủng hoảng   kinh tế 1929­1933 đem lại là: A. Khủng hoảng diễn ra ở hầu hết các nước tư bản B. Tàn phá nặng nề nền kinh tế tư bản chủ nghĩa C. Sự mất ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước tư bản D. Sự hình thành và nắm quyền của chủ nghĩa phát xít, nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới Câu 14:  Chuyển biến về  mặt xã hội  ở  các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế  giới thứ  nhất? A. Hình thành tầng lớp tư sản, tiểu tư sản và tầng lớp công nhân B. Hình thành giai cấp tư sản, tiểu tư sản C. Giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh dần, giai cấp công nhân trưởng thành về số lượng và ý thức  cách mạng D. Hình thành giai cấp công nhân Câu 15: Nội dung cơ bản Hội nghị Ianta (2­1945)? A. Đức, Italia, Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện B. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện C. Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện D. Phân chia khu vực chiếm đóng nước Đức và châu Âu và tổ chức lại thế giới sau chiến tranh Câu 16: Vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít? A. Giúp đỡ các nước Đông Âu giải phóng khỏi ách phát xít B. Tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh trong chiến thắng tại Xta­lin­grát C. Vận động thành lập Mặt trận Đồng minh chống phát xít D. Là một trong những lực lượng chủ chốt và đi đầu trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Câu 17: Trận đánh tạo ra bước ngoặt trên mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế  giới thứ hai? A. Trận Trân Châu cảng B. Trận Gu­a­đan­ca­nan C. Trận đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương D. Trận Đông Bắc Trung Quốc Câu 18: Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới, Liên Xô có chủ  trương  gì? A. Thành lập Liên minh chính trị chống phát xít B. Thực hiện Chính sách Cộng sản thời chiến C. Liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp chống phát xít và nguy cơ chiến tranh D. Phản đối chính sách nhượng bộ của Anh, Pháp Câu 19: Sự kiện đánh dấu mốc trưởng thành của giai cấp vô sản Đông Nam Á sau Chiến tranh  thế giới thứ nhất? A. Công nhân đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế và quyền lợi chính trị B. Lần đầu tiên công nông liên minh được hình thành C. Một số đảng cộng sản được thành lập ở Đông Nam Á D. Chủ nghĩa Mác­Leenin được truyền bá vào Đông Nam Á                                                Trang 2/4 ­ Mã đề thi 013
  3. Câu 20: Chiến thắng nào làm phá sản chiến lược “ chiến tranh chớp nhoáng  “của Hít le  ? A. Chiến thắng Ki­ ép B. Chiến thắng Xta­lin­grat C. Chiến thắng Mát­xcơ­va D. Chiến thắng Lê­nin­grát Câu 21: Sự  kiện tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan  ở  In­đô­nê­xi­a  đầu thập niên 30 của thế kỉ XX? A. Đại hội đại biểu nhân dân In­đô­nê­xi­a được triệu tập B. Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Gia­va C. Cuộc khởi nghĩa của thủy binh ở cảng Su­ra­bay­a D. Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Xu­ma­tơ­ra Câu 22: Thời gian phát xít Đức tấn công Liên Xô A. Tháng 12­1940 B. Tháng 10­1940 C. tháng 8­1941 D. Tháng 6­1941 Câu 23: Sự kiện đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ? A. Đức tấn công Liên Xô B. Đức tấn công Ba Lan C. Đức thôn tính Tiệp Khắc D. Đức tấn công Đan Mạch Câu 24: Thời gian kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Ngày 15­8­1945 B. Ngày 5­8­1945 C. Ngày 8­5­1945 D. Ngày 18­5­1945 Câu 25: Thời gian hình thành Trục Béc­lin – Rô­ma – Tô­ki­ô? A. Trong thập niên đầu  của thế kỉ XX B. Trong những năm 30 của thế kỉ XX C. Trong những năm 20 của thế kỉ XX D. Trong những năm 40 của thế kỉ XX Câu 26: Chuyển biến về mặt chính trị   ở  hầu hết các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế  giới thứ nhất? A. Toàn bộ quyền hành tập trung trong tay một đại diện chính quyền thực dân B. Chế độ tư bản được xác lập C. Giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản cùng chia sẻ quyền thống trị D. Chế độ quân chủ lập hiến được xác lập Câu 27: Phát xít I­ta­li­a sụp đổ thời gian nào? A. Năm 1945 B. Năm 1942 C. Năm 1943 D. Năm 1944 Câu 28: Trong chiến tranh thế giới hai những nước nào tuyên chiến với Đức khi Đức tấn công   Ba Lan ? A. Anh, Mĩ B. Anh, Pháp C. Anh, Pháp,Mĩ D. Anh, Pháp ,Liên Xô Câu 29: Tình hình kinh tế của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Công nghiệp phát triển, nông nghiệp còn lạc hậu B. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ C. Chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa D. Là thị trường tiêu thụ hàng hóa và cung cấp nguyên liệu cho các nước chính quốc Câu 30: Những nước tham gia Hội nghị Muy­ních (9­1938)? A. Anh, Pháp, Mĩ, Đức B. Anh, Pháp, Mĩ, Liên Xô C. Anh, Pháp, Đức, I­ta­li­a D. Đức, I­ta­li­a, Nhật Bản Câu 31: Thái độ của Anh, Pháp trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít? A. Thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít B. Liên kết với Liên Xô chống phát xít và chiến tranh thế giới C. Kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới D. Kêu gọi nhân dân thế giới đoàn kết chống phát xít Câu 32: Sự kiện quan trọng mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng ở Đông Dương thế kỉ  XX? A. Giai cấp công nhân chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác B. Liên minh công nông hình thành                                                Trang 3/4 ­ Mã đề thi 013
  4. C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời D. Phong trào đấu tranh vũ trang phát triển ở cả ba nước Đông Dương Câu 33: Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư  sản dân tộc  ở  Đông Nam Á sau Chiến tranh thế  giới thứ nhất? A. Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường B. Chống phong kiến và đế quốc C. Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc D. Đòi thực hiện các cải cách xã hội Câu 34: Thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ hai đưa lại là: A. 90 triệu người chết, 60 triệu người tàn phế B. 60 triệu người chết, 80 triệu người tàn phế C. 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế D. 80 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế Câu 35: Tổ chức lãnh đạo phong trào độc lập dân tộc ở In­đô­nê­xi­a? A. Đảng Cộng sản B. Đảng In­đô­nê­xi­a C. Đảng Cộng sản, Đảng In­đô­nê­xi­ a D. Đảng Dân tộc Câu 36:  Tác động của tình hình thế  giới đến phong trào độc lập dân tộc  ở  Đông Nam Á sau  Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Cách mạng tháng Mười Nga và cao trào cách mạng thế giới B. Các đảng cộng sản thành lập ở các nước C. Quốc tế Cộng sản thành lập D. Chủ nghĩa Mác­Lenin được truyền bá vào các nước Đông Nam Á Câu 37: Chủ trương của Mĩ trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới? A. Kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới B. Liên kết với Anh, Pháp chống chủ nghĩa phát xít C. Thành lập mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh D. Thực hiện Đạo luật trung lập, không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ Câu 38: Sự kiện tạo nên bước ngoặt của chiến tranh thế giới thứ  2 là : A. Chiến thắng Xta­lin­grat B. Chiến thắng Lê­nin­grát C. Chiến thắng Mát­xcơ­va D. Chiến thắng ở vòng cung Cuốc­xcơ Câu 39: Thời gian Mĩ­Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu? A. Năm 1943 B. Năm 1944 C. Năm 1942 D. Năm 1945 Câu 40: Lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít? A. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp B. Liên Xô C. Liên Xô, Anh, Pháp D. Liên Xô, Mĩ, Anh ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 4/4 ­ Mã đề thi 013
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0