Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Đức Giang, Hà Nội
lượt xem 3
download
Với mong muốn giúp các bạn học sinh khối 7 đạt kết quả cao trong kì thi giữa học kì 2 sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chia sẻ đến các bạn "Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Đức Giang, Hà Nội", mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Đức Giang, Hà Nội
- TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II Năm học: 2022- 2023 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 MÃ ĐỀ 005 Năm học 2022 - 2023 Thời gian: 45 phút I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm) Em hãy trả lời câu hỏi bằng cách tô vào phiếu bài làm chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: Câu tục ngữ nào sau đây khuyên con người phải quản lí tiền hiệu quả? A. Hay đi chợ để nợ cho con. B. Đi đâu mà chẳng ăn dè/Đến khi hết của, ăn dè chẳng ra. C. Của đi thay người. D. Ăn phải dành, có phải kiệm. Câu 2: Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể thực hiện hoạt động nào dưới đây? A. Nghỉ học để B. Thu gom phế liệu. đi làm kiếm tiền. C. Làm tài xế D. Đòi bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt. xe ôm công nghệ. Câu 3: Số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em là A. 114 B. 113 C. 111 D. 112 Câu 4: Quản lí tiền là biết sử dụng tiền A. cân đối và B. cho vay nặng lãi. tằn tiện. C. hợp lí, có D. keo kiệt, bủn xỉn. hiệu quả. Câu 5: Trên đường đi học về, có một nhóm bạn cùng trường quây xung quanh em để dọa nạt và có ý định đánh em. Trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp? A. Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ. B. Tìm xung quanh xem có vũ khí nào để chống trả. C. Liều mình, kiên quyết chống trả đến cùng. D. Thách thức lại nhóm bạn kia vì mình không làm gì sai. Câu 6: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều. B. Làm ra tiền đã khó nhưng quản lí chi tiêu, thực hành tiết kiệm còn khó hơn. C. Học sinh có thể tăng thêm thu nhập bằng cách làm đồ thủ công để bán. D. Biết quản lí tiền sẽ có một cuộc sống đầy đủ. Câu 7: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây? A. Bạo lực học đường chỉ gây ra những tác hại về sức khỏe, thể chất. B. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra. C. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau. D. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành giáo dục. Câu 8: Chi tiêu có kế hoạch là A. mua những gì tốt nhất mặc dù phải đi vay tiền. B. tăng xin - giảm mua, tích cực “cầm nhầm”. C. chỉ mua những thứ thật sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả. D. mua những gì là mốt thịnh hành nhất, mặc dù không cần thiết. Câu 9: Bố mẹ C thường xuyên vắng nhà vì công việc bận rộn, không chăm sóc và quan tâm C. Do đó, C kết bạn với các đối tượng xấu và nhiều lần tụ tập gây gổ đánh nhau. Một lần, C cho rằng bạn học cùng lớp nói xấu mình nên đã dẫn người chặn đường đánh khiến bạn đó bị thương nặng. Trong trường hợp trên, nguyên nhân khách quan nào dẫn đến hành vi bạo lực học đường của bạn C? A. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. B. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình. C. Bạn C thiếu kĩ năng sống, thiếu kiến thức. D. Tính cách nông nổi, bồng bột của bạn C. 1
- Câu 10: Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong A. gia đình. B. cơ sở y tế và các phòng khám độc lập. C. công sở. D. cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập. Câu 11: M muốn mua một quả bóng đá giá 100.000 đồng nhưng bạn chỉ có 40.000 đồng. M hỏi vay bạn Q thêm 60.000 đồng và hứa sẽ trả khi được mẹ cho tiền và sẽ cho Q cùng chơi. Nếu là Q, em nên lựa chọn các ứng xử nào sau đây để thể hiện mình là người biết quản lí tiền. A. Không cho M vay, vì sợ bạn không trả cho mình. B. Cho M vay, vì bạn sẽ cho mình chơi cùng. C. Nói dối M là: mình không có tiền nên không thể cho M vay. D. Khuyên M nên tiết kiệm tiền khi nào đủ tiền sẽ mua bóng. Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả? A. Chi tiêu B. Mua nhiều đồ xa xỉ. hợp lí. C. Tăng nguồn D. Tiết kiệm thường xuyên. thu nhập. Câu 13: Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường là gì? A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình. B. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội. C. Tác động từ các game có tính bạo lực. D. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. Câu 14: Q và V đang đứng nói chuyện thì N trông thấy và buông lời trêu chọc. Nghĩ N cố tình làm mình xấu mặt, Q đã đánh N để lấy lại thể diện. V ra sức can ngăn Q nhưng Q không nghe theo, ngược lại còn mắng nhiếc V. Theo em, trong trường hợp trên, bạn học sinh nào có hành vi bạo lực học đường? A. Bạn Q và B. Bạn V và N. N. C. Không có D. Bạn V và Q. bạn nào. Câu 15: Nhận định nào dưới đây không đúng về bạo lực học đường? A. Nguyên nhân chủ quan gây bạo lực học đường là do thiếu sự quan tâm từ gia đình. B. Bạo lực học đường là vấn đề nan giải, gây những tác hại về nhiều mặt. C. Đánh đập, ngược đãi, chê bai,… là những biểu hiện của bạo lực học đường. D. Khi gặp bạo lực học đường chúng ta cần bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc tiêu cực. Câu 16: Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện tính tiết kiệm và ý thức trách A. B. thông cảm. C. tự lập. D. chia sẻ. nhiệm. Câu 17: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm? A. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tý, sao phải nghĩ”. B. Chỉ những người nghèo mới cần tiết kiệm. C. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ. D. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp. Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác hại của bạo lực học đường? A. Gây không khí căng thẳng trong gia đình và xã hội thiến an toàn. B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập. C. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân. D. Người gây bạo lực học đường không phải chịu các hình thức kỉ luật. Câu 19: Trên đường đi học về em bắt gặp 1 nhóm bạn đang có hành vi dọa nạt, có ý định đánh một bạn khác cùng trường. Trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Làm ngơ đi qua vì không liên quan. B. Tìm sự giúp đỡ của người lớn gần đó. C. Đứng lại để xem, cổ vũ các bạn. D. Đánh lại nhóm bạn kia để bảo vệ nạn nhân. Câu 20: Mẹ cho em 150.000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng ba người bạn thân. Em nên lựa chọn phương án nào dưới đây chứng tỏ biết sử dụng số tiền đó hiệu quả để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm? 2
- A. Nói các bạn góp tiền thêm để tổ chức sinh nhật cho mình. B. Không lấy tiền nữa vì mẹ cho ít quá. C. Rủ các bạn mua đồ về làm bánh, nước ép trái cây. D. Không tổ chức sinh nhật nữa, lấy tiền đó chơi điện tử. II/ TỰ LUẬN: 5 điểm Câu 1 (3,0 điểm): a) Nhận xét về việc quản lí tiền của bản thân. Theo em, học sinh có thể lựa chọn các hoạt động nào để tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân? b) Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây: + Ý kiến 1. Chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn mới cần phải quản lí chi tiêu. + Ý kiến 2. Học sinh chỉ cần tập trung vào việc học, không nên quan tâm đến việc quán lí tiền bạc. Câu 2 (2,0 điểm): Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Tình huống. L là học sinh lớp 7A. Tuy nhiên, do một số hiểu lầm L bị một số bạn trong lớp đã ganh ghét, thường xuyên bịa đặt những thông tin sai sự thật. Nhóm bạn đó bịa đặt rằng: L hay “ngầm báo cáo” với cô giáo chủ nhiệm về các bạn trong lớp nghỉ học đi chơi; chê bai, mỉa mai ngoại hình và gia cảnh khó khăn của L,… Chỉ một thời gian sau, những lời nói xấu L bị đăng tải lên Facebook. Lúc này, có rất nhiều người đã hùa theo nói xấu L mà chẳng cần biết chuyện đúng hay sai sự thật. Trước chuyện này, L vô cùng buồn chán, nhưng đành cam chịu. Câu hỏi: a) Em nhận xét thế nào về hành vi của những bạn trong lớp đối với L? b) Em có thể tư vấn cho L như thế nào về cách ứng phó trong trường hợp này? 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 163 | 9
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kim Liên
10 p | 49 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 60 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 54 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Long
4 p | 47 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tam Thái
12 p | 50 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 - Trường Tiểu học Hòa Bình 1
3 p | 57 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành
4 p | 49 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 71 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 60 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Đại An
3 p | 40 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 104 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
13 p | 58 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 71 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Thạch Bằng
6 p | 30 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành B
4 p | 45 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn