intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Núi Thành, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Núi Thành, Quảng Nam’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Núi Thành, Quảng Nam

  1. SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH Môn: Hóa học – Lớp: 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ 302 Cho biết nguyên tử khối: H=1; C=12; N=14; O=16; S=32; Cl=35,5; Li=7; Na=23; Mg=24; Al=27; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Rb=85,5. Câu 1: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?A. Al. B. Fe. C. Na. D. Cu. Câu 2: Cho các phát biểu sau: (a) Bột nhôm trộn với bột đồng (II) oxit gọi là hỗn hợp tecmit để hàn đường ray. (b) Khi đun sôi nước giếng, ở một số vùng, thấy có lớp cặn ở dưới đáy của dụng cụ đun nấu. Lớp cặn này là muối hiđrocacbonat của kim loại Mg hoặc Ca. (c) Thạch cao sống được dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gãy xương. Số phát biểu sai là A. 1. B. 0. C. 3. D. 2. Câu 3: Hỗn hợp X gồm Na, Al, Mg. Tiến hành 3 thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Hòa tan m gam X vào nước dư, thu được V lít khí. - Thí nghiệm 2: Hòa tan 2m gam X vào dung dịch NaOH dư, thu được 3,5V lít khí. - Thí nghiệm 3: Hòa tan 4m gam X vào dung dịch HCl dư, thu được 9V lít khí. Biết các thể tích đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn và coi như Mg không tác dụng với nước và kiềm. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Số mol của Al gấp 2 lần số mol Mg. B. Phần trăm khối lượng của Na là 23,76%. C. Số mol của Na nhiều hơn số mol của Al. D. Ở thí nghiệm 1, Al bị hòa tan hoàn toàn. Câu 4: Ion M có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s 22p6. Vị trí M trong bảng hệ thống tuần hoàn là + A. ô 11, chu kì 2, nhóm IA. B. ô 10, chu kì 2, nhóm VIIIA. C. ô 10, chu kì 2, nhóm VIA. D. ô 11, chu kì 3, nhóm IA. Câu 5: Sục x mol khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 4,5 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, rồi đun nóng nước lọc lại thu được thêm 3,0 gam kết tủa nữa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là A. 0,045. B. 0,075. C. 0,090. D. 0,105. Câu 6: Khối lượng nhôm sản xuất được từ 2,0 tấn quặng boxit chứa 51,0% Al 2O3 bằng phương pháp điện phân nóng chảy là m kilogam. Biết hiệu suất của quá trình đạt 90%. Giá trị của m là A. 230,85. B. 486,00. C. 692,55. D. 923,40. Câu 7: Cặp chất nào sau đây gây nên tính cứng tạm thời của nước? A. Na2SO4, K2SO4. B. Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2. C. NaCl, KCl. D. Na2SO4, KCl. Câu 8: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? A. Al. B. Ba. C. Li. D. Ca. Câu 9: Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất A. bị khử. B. nhận proton. C. bị oxi hoá. D. cho proton. Câu 10: Người ta gắn tấm kẽm vào vỏ ngoài của tàu thủy ở phần chìm trong nước biển để A. chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hóa. B. chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp cách li kim loại với môi trường. C. vỏ tàu được chắc hơn. D. chống ăn mòn bằng cách dùng chất chống ăn mòn. Câu 11: Khi cho dung dịch HCl đến dư vào CaCO 3 thấy có hiện tượng A. sủi bọt khí màu nâu đỏ. B. sủi bọt khí không màu. C. không có hiện tượng. D. kết tủa xanh. . Câu 12: Điện phân lượng dư dung dịch CuSO 4 trong thời gian 579 phút bằng dòng điện 2A. Khối lượng Cu và thể tích khí O2(đktc) thu được ở mỗi điện cực lần lượt là A. 23,04 gam và 4,032 lít. B. 46,08 gam và 4,032 lít. C. 23,04 gam và 8,064 lít. D. 15,36 gam và 8,064 lít. Trang 1/2 – Mã đề 302
  2. Câu 13: Trong các hợp kim sau đây, hợp kim nào khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì sắt bị ăn mòn điện hóa học? A. Fe-Mg. B. Cu-Fe. C. Al-Fe. D. Zn-Fe. Câu 14: Kim loại kiềm nào sau đây mềm nhất? A. Kali. B. Rubidi. C. Natri. D. Xesi. Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 14,0 gam hỗn hợp các kim loại gồm Mg, Al, Zn, Cu trong oxi dư thu được 18,0 gam chất rắn. Cũng cho 14,0 gam hỗn hợp các kim loại này vào dung dịch H 2SO4 đặc, nguội, dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu làA. 19,29%. B. 18,75%. C. 25,71%. D. 57,86%. Câu 16: Sản phẩm tạo thành khi cho kim loại K tác dụng với nước là KOH và A. KH. B. O2. C. H2. D. K2O. Câu 17: Sự phá huỷ kim loại (không nguyên chất) hay hợp kim do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm sang cực dương gọi là A. sự ăn mòn điện hoá. B. sự ăn mòn hoá học. C. sự khử kim loại. D. sự tác dụng của kim loại với nước. Câu 18: Ở nhiệt độ cao, khí H2 khử được oxit nào sau đây? A. MgO. B. Al2O3. C. CuO. D. CaO. Câu 19: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO 4.2H2O) được gọi là A. đá vôi. B. thạch cao sống. C. thạch cao khan. D. thạch cao nung. Câu 20: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch CuSO4? A. Mg. B. Fe. C. Ag. D. Al. Câu 21: Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Fe /Fe, Cu /Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu 2+ 2+ nào sau đây đúng? A. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+. B. Cu khử được Fe3+ thành Fe. C. Cu2+ oxi hoá được Fe2+ thành Fe3+. D. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+. Câu 22: Phương trình hóa học nào sau đây đúng? A. 2Ba + 2H2O → 2BaOH+ H2. B. 2Ba + 6HCl → 2BaCl3 + 3H2. C. Ba + CuSO4 → BaSO4 + Cu. D. BaCO3 + H2SO4 → BaSO4 + H2O + CO2. Câu 23: Cho 11,9 gam hỗn hợp Zn và Al phản ứng vừa đủ với dung dịch dịch H 2SO4 loãng, thu được m gam muối trung hòa và 8,96 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là A. 51,1. B. 42,6. C. 70,8. D. 50,3. Câu 24: Nguyên tố nhôm ở nhóm nào trong bảng hệ thống tuần hoàn? A. IA. B. IIIA. C. VIIA. D. IIA. Câu 25: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy? A. Cu. B. Fe. C. Ag. D. K. Câu 26: Hòa tan hết 1,68 gam kim loại kiềm M vào H 2O dư, thu được 2,688 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là A. Li. B. Rb. C. Na. D. K. Câu 27: Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn, Ag. Số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO 3)2 là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 28: Cho sơ đồ chuyển hóa: Biết X, Y, Z, E là các hợp chất khác nhau và khác CaCO 3; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là A. CO2, CaCl2. B. NaHCO3, CaCl2. C. NaHCO3, Ca(OH)2. D. CO2, Ca(OH)2. Câu 29: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?A. W. B. Al. C. Fe. D. Na. Câu 30: Dùng Al dư khử hoàn toàn 14,4 gam Fe 2O3 thành Fe bằng phản ứng nhiệt nhôm. Khối lượng Fe thu được là A. 6,72 gam. B. 10,08 gam. C. 3,36 gam. D. 13,44 gam. ----- Hết ----- Học sinh không được sử dụng bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 2
  3. Trang 3/2 – Mã đề 302
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2