intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

  1. TRƯỜNG: THCS KIM ĐỒNG KIỂM TRA GIỮA HK II, NĂM HỌC 2023–2024 MÔN: NGỮ VĂN - Lớp: 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 02 trang) Ngày kiểm tra:…../…../ …… Họ và tên học sinh........................................………Lớp..............Phòng thi.............. I. ĐỌC HIỂU (6,0 ĐIỂM) Đọc đoạn thơ sau: THỜI NẮNG XANH “Nắng trong mắt những ngày thơ bé Cũng xanh mơn như thể lá trầu Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau Chở sớm chiều tóm tém Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài Bóng bà đổ xuống đất đai Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt Rủ rau má, rau sam… Vào bát canh ngọt mát Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.” …. (Trích Thời nắng xanh – Trương Nam Hương,Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số ra ngày 4-12-2014) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0,5 điểm).Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ lục bát . B. Thể thơ bảy chữ C. Thể thơ tự do. D. Thể thơ tám chữ. Câu 2 (0,5 điểm). Yếu tố nào sau đây giúp em nhận biết thể thơ của đoạn thơ? A. Số dòng trong khổ thơ, vần thơ và nhịp thơ . B. Số tiếng trong dòng thơ và số dòng trong khổ thơ . C. Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ . D. Dòng thơ và mạch cảm xúc của bài thơ. Câu 3 (0,5 điểm). Trong đoạn thơ, hình ảnh nào không được hiện lên trong nỗi nhớ thời thơ bé của người cháu? A. Người bà bổ cau, nhai trầu. B. Nắng xiên khoai qua vách liếp. C. Đi bắt châu chấu, cào cào. D. Bà hay kể chuyện cổ tích thần tiên.
  2. Câu 4 (0,5 điểm). Hai dòng thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? “Nắng trong mắt những ngày thơ bé Cũng xanh mơn như thể lá trầu.” A.Hoán dụ, ẩn dụ. B. So sánh, ẩn dụ. C.So sánh, hoán dụ. D. Điệp ngữ, so sánh. Câu 5: (0,5 điểm). Dòng nào nêu đúng tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau ? "Nắng trong mắt những ngày thơ bé Cũng xanh mơn như thể lá trầu.” A. Câu thơ giàu hình ảnh, sinh động, thể hiện cảm xúc của người cháu về màu nắng trong kỉ niệm, gắn liền với người bà, với những kí ức thời thơ bé. B. Câu thơ giàu hình ảnh, sinh động, tạo dựng hình ảnh lên cuộc sống chân quê thanh bình, yên ả nhưng thật gần gũi thân thương trong hiện tại. C. Câu thơ giàu hình ảnh, sinh động, thể hiện cảm xúc của người nhân vật tôi với những người thân yêu. D. Câu thơ giàu hình ảnh, sinh động, tạo cho bức tranh cuộc sống của mỗi người trở nên nhiều màu sắc. Câu 6 (0,5 điểm). Dòng nào giải thích đúng nghĩa của từ tóm tém trong đoạn trích trên? A. Cử động đôi môi khẽ và liên tiếp như để thu lại, chúm lại. B. Cử động đôi môi nhẹ nhàng, từ từ để thu lại, chúm lại. C. Cử động đôi môi rộng và liên tiếp để mở ra, há ra. D. Cử động đôi môi rộng và từ từ để mở ra, há ra. Câu 7 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn thơ trên là: A. kí ức của người cháu về tuổi thơ đầy gian khổ, vất vả cùng người bà tần tảo sớm khuya. B. kí ức của người cháu về tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên và về người bà tảo tần sớm khuya. C. tất cả những kỉ niệm hồi cháu sống với bà đã hoá thân vào hình ảnh bát canh ngọt lành. D. tình cảm yêu thương, quý mến của người cháu dành cho người bà tần tảo sớm khuya. Câu 8 (1,0 điểm). Đoạn thơ đã “vẽ” nên bức “chân dung cuộc sống” nào? Câu 9 (1,0 điểm). Em cảm nhận được điều gì về tâm hồn của nhà thơ qua đoạn thơ trên? Điều đó khơi gợi trong tâm hồn em tình cảm gì? Câu 10 (0,5 điểm). Đọc đoạn thơ, có người so sánh: lũ trẻ hôm nay không còn có những kỉ niệm về những buổi chiều bắt cào cào, châu chấu nữa, thay vào đó là những ngày tháng học tập, làm bạn với máy tính, điện thoại thông minh. Em có đồng ý hay không? Vì sao? (Trình bày bằng đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng). II. LÀM VĂN (4,0 ĐIỂM) Viết đoạn văn ( ít nhất 300 chữ) ghi lại cảm nghĩ của em về đoạn thơ ở phần đọc - hiểu.. ..................HẾT...............
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II, NH 2023-2024 Môn: Ngữ Văn lớp 8 1. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sai sót nhỏ. - Điểm toàn bài tính đúng theo quy định. 2. Đáp án và thang điểm Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 C 0.5 2 B 0.5 3 D 0.5 4 B 0.5 5 A 0.5 6 A 0.5 7 B 0.5 8 HS nêu được chân dung về: - người bà hiền hậu, tảo tần, chăm lo cho con cháu. - kí ức tuổi thơ là kỉ niệm thời thơ ấu theo suốt cuộc đời con người. - tình cảm gia đình, tình bà cháu, tình yêu quê hương. … HS nêu được đầy đủ 2 ý thì ghi đủ số điểm. 1.0 HS chỉ nêu được 1 ý ghi nửa số điểm. 0.5 HS không hoặc nêu không phù hợp với nội dung thì không 0.0 ghi điểm. 9 HS nêu được cảm nhận tâm hồn của nhà thơ qua đoạn thơ, khơi gợi trong em tình cảm: Gợi ý: - Cảm nhận được tâm hồn tình tế, nhạy cảm, thái độ trân trọng mọi kỉ niệm tuổi thơ của tác giả. - Tình cảm đó khơi gợi trong tâm hồn mỗi người tình yêu với quê hương, những kí ức quý giá thời thơ ấu bên những người thân thương. Đó là những tình cảm chân thành, hồn hậu, vốn sẵn có trong tâm hồn mỗi người, chỉ cần một tín hiệu đã đủ khơi dậy cả một miền kỉ niệm không quên.
  4. ….. Mức 1: HS nêu được 2 ý, diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng. 1.0 Mức 2: HS chỉ nêu được 1 ý, diễn đạt chưa rõ ràng. 0.5 Mức 3: HS không nêu hoặc nêu không đúng nôi dung thì 0.0 không ghi điểm. 10 HS nêu được ý kiến của mình, có thể đồng ý hoặc không đồng ý, giải thích được lí do và trình bày thành đoạn văn. Gợi ý: - Sự khác biệt giữa hai thế hệ xưa và nay: +Xưa: tuổi thơ gắn bó với thiên nhiên… +Nay: gắn với học tập, công nghệ hiện đại - Do sự phát triển của công nghệ và yêu cầu mới dẫn đên sự khác biệt, trong xã hội hiện đại không thể bắt trẻ con mãi chơi với cào cào, châu chấu như xưa, trẻ em tiếp cận với nền khoa học, với thành tựu công nghệ nhưng bị hạn chế về thời gian vui chơi, ít được hoà mình với thiên nhiên. - Cần quan tâm toàn diện đến trẻ em vừa trí tuệ vừa nuôi dưỡng tâm hồn: cân bằng tiếp cận công nghệ và trải nghiệm với thiên nhiên. Mức 1: HS giải thích hợp lí, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. 0.5 Mức 2: HS giải thích được nhưng chưa đầy đủ, diễn đạt chưa 0.25 rõ ràng. Mức 3: HS không nêu hoặc nêu không đúng nội dung. 0.0 II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của đoạn văn . 0.25 b. Xác định đúng nội dung chủ yếu cần bày tỏ cảm xúc. 0.25 c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: - Đoạn thơ là những dòng cảm xúc về hình ảnh người bà tần tảo yêu thương con cháu. Giọng thơ tâm tình tha thiết ăm ắp 3.0 tình cảm chân thành của người cháu dành cho người bà kính yêu. - Trong thơ của Trương Nam Hương nắng lại gắn với một “thời xanh”. Đó là quãng thời gian hạnh phúc vui vẻ nhất của tác giả trong suốt tuổi thơ của mình. Màu xanh gợi liên tưởng đến một sức sống thanh xuân khoẻ khoắn, bền lâu cùng với dòng chảy của thời gian. Và thi sĩ cũng dùng hình ảnh nắng vẽ nên bức chân dung người bà kính yêu mang vẻ đẹp giản dị truyền thống chân quê. - Trong mắt của đứa trẻ “nắng” xanh mơn mởn như “lá trầu” . Nhà thơ còn khéo léo kết hợp nghệ thuật so sánh cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác hoàn toàn mới mẻ “ nắng” có màu
  5. xanh mơn mởn tinh khôi mới mẻ. Hình ảnh thơ đầy sáng tạo khiến câu thơ trở nên sinh động mang đậm dấu ấn sáng tạo riêng của thi sĩ.Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền và giành để thưởng thức sớm chiều. Hình ảnh của người bà mang vẻ đẹp, thói quen sinh hoạt của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. -Bài thơ được triển khai theo kết cấu đan xen một câu tả hình ảnh “nắng” thiên nhiên và sau đó là những câu thơ xuất hiện hình ảnh người bà của nhân vật trữ tình. Người bà một lần nữa xuất hiện cùng hình ảnh “nắng” trong những luống khoai liếp vách không cài. Nắng hồn nhiên như trẻ con nhảy từ luống khoai nọ đến luống khoai kia. Cả khu vườn rắc đầy bụi vàng của nắng. Hình ảnh thôn quê thanh bình, yên ả hiện lên sống động trước mắt những người thưởng thức. -Hình ảnh thơ khơi nguồn liên tưởng về những người nông dân chân lấm tay bùn .Người bà của nhà thơ mang dáng dấp của những người nông dân lao động cần cù, vất vả. Nhưng tất cả những gian truân ấy để đổi lấy niềm vui cho đứa cháu thơ “rủ châu chấu cào cào” và cả luống rau ăn ngày còn thiếu thốn đủ điều. Hạnh phúc ấy kết vào bát canh yêu thương ngọt mát. Một thời thơ ấu bình yên bên người bà, dù còn nhiều khó khăn nhưng cháu vẫn có được tuổi thơ trọn vẹn nhất. - Đó là tình cảm chân thành, kính trọng, nhớ thương da diết, giàu tình yêu thương đối với người bà tần tảo của mình. - Thể thơ tự do, phóng kháng, lời thơ giản dị, nhẹ nhàng mà dồn nén tất cả cảm xúc chan chứa từ bên trong. Nghệ thuật so sánh kết hợp với những hình ảnh của cuộc sống quen thuộc “lá trầu”, “cào cào”, “châu chấu” , “bát canh” tạo dựng hình ảnh lên cuộc sống chân quê thanh bình, yên ả nhưng thật gần gũi thân thương trong ký ức. Chắp vá kí ức bạc màu thành thước phim quay chậm sống dậy hồi ức ngọt ngào, hạnh phúc một thời không thể quên. d.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0.25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ sâu sắc, sáng 0.25 tạo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2