intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản, Châu Đức’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản, Châu Đức

  1. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC TRƯỜNG THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian: 90 phút A / MA TRẬN ĐỀ: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng NLĐG I. Đọc hiểu - Ngữ liệu: - Xác định - Hiểu được ý + Đoạn trích được các nghĩa, vai trò, ngoài chương thành phần tác dụng các trình học. biệt lập; các phép liên kết, - Các văn phép liên kết. các thành phần bản: - Nhận biết biệt lập. - Mùa xuân nghĩa hàm ý - Hiểu được đề nho nhỏ tài, chủ đề của - Viếng lăng văn bản; Bác - Hiểu được - Sang thu hàm ý trong câu. -Nói với con Số câu 1 2 3 Số điểm 1.0 2.0 3.0 điểm Tỉ lệ 10% 20% 30% II. Tạo lập văn bản 1. Xây dựng - Xây dựng đoạn văn nghị đoạn văn nghị luận xã hội. luận xã hội về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 2. Xây dựng - Xây dựng bài bài văn nghị văn nghị luận về luận văn học một đoạn thơ, bài thơ. Số câu 1 1 2 Số điểm 2.0 5.0 7.0 điểm Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng số 1 2 1 1 5 câu/số điểm 1.0 2.0 2.0 5.0 10.0 toàn bài điểm Tỉ lệ % điểm 10% 20% 20% 5% 100% toàn bài 1
  2. B/ NỘI DUNG ĐỀ: I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: (1)“Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế… (2) Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân ... (3) Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi…” Trích: Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã - Nguồn: www.vietgiaitri.com) Câu 1. (1.0 điểm) a. Đoạn văn thứ 2 có chứa thành phần biệt lập gì? b. Chỉ ra phép liên kết hình thức có trong đoạn văn thứ 3? Câu 2. (1.0 điểm) Hãy cho biết hàm ý trong câu văn sau: “Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên”. Câu 3. (1.0 điểm) Văn bản trên nhắn nhủ đến người đọc điều gì? II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (7,0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung của đoạn trích Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã , và những trải nghiệm của bản thân, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 10 đến 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Cuộc sống không bao giờ hết những thử thách. Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con 2
  3. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con.'' (Trích Nói với con - Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai) ………...….………...…. C/ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2022 – 2023 Phần Câu Đáp án Điểm I a- Thành phần phụ chú. 0.5 điểm 1 b- Phép lặp: Đừng để 0.5 điểm - Việc gặp phải thất bại trong cuộc đời con người như một lẽ tự 1.0 điểm 2 nhiên, điều quan trong là mỗi chúng ta phải biết đứng lên sau những lần thất bại ấy… - Hãy biết đứng lên sau vấp ngã vì mỗi lần vấp ngã là một lần ta 1.0 điểm rút ra được những bài học cho bản thân. 3 - Tuổi trẻ trôi đi rất nhanh, hãy sống hết mình để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ. a. Yêu cầu về kĩ năng: - Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận; có đủ mở đoạn, phát II 1 triển đoạn, kết đoạn. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều 2.0 điểm cách, cơ bản nói được các vấn đề sau: * Nêu vấn đề cần nghị luận: Cuộc sống không bao giờ hết những thử thách. * Giải thích:Thử thách là gì? Nhận thức được quan điểm trên là một quy luật vận động của cuộc sống,... * Chứng minh, bàn luận: - Thực tế con người luôn luôn phải đối diện với những thử thách trong cuộc sống, lao động, học tập và trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Vì vậy con người phải vượt qua thử thách thì mới có thể tồn tại, phát triển và hướng tới thành công,… - Để vượt qua thử thách, con người cần phải có niềm tin, ý chí, 3
  4. nghị lực và luôn trau dồi tri thức, kinh nghiệm,… * Mở rộng, phản biện - Ngược lại, có không ít người đã đầu hàng trước thử thách và chấp nhận thất bại, thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của cộng đồng xã hội,… * Rút ra bài học nhận thức và hành động. I. Yêu cầu về kĩ năng: a. Thể loại: Kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ. 2 b. Hình thức: Bài văn đảm bảo cấu trúc 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài và triển khai luận điểm theo mạch cảm xúc của đoạn thơ. II. Nội dung: - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng dưới đây: a. Mở bài: 0.5 điểm - Giới thiệu và nêu vấn đề để dẫn vào vấn đề nghị luận b. Thân bài: * Khái quát ngắn gọn đoạn thơ thứ nhất nói về cội nguồi gia 0.5 điểm đình, quê hương * Những phẩm chất cao quý của người đồng mình: 1.0 điểm - Bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với cuộc sống nhiều vất vả, gian khó của họ. - Bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người đồng mình. - Lớn lao về ý chí, cao cả về tâm hồn. - Vẻ đẹp truyền thống của Người đồng mình : làm nên giá trị vật chất, tinh thần cho quê hương, tạo nên bao nền nếp, phong tục đẹp, làm nên bản sắc riêng của cộng đồng. * Những mong muốn của cha: 1.5 điểm - Điệp từ “sống” khởi đầu 3 dòng thơ liên tiếp, tô đậm mong ước thiết tha, mãnh liệt của cha dành cho con. - Ẩn dụ “đá”, “thung” chỉ không gian sống của người miền cao, gợi lên những nhọc nhằn, gian khó, đói nghèo. Người cha mong con "không chê” tức là biết yêu thương, trân trọng quê hương mình. - So sánh "như sông”, “như suối”: lối sống hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ, phóng khoáng, vượt lên mọi gập ghềnh của cuộc đời. - Đối “lên thác xuống ghềnh”: cuộc sống không dễ dàng, bằng phẳng, cần dũng cảm đối mặt, không ngại ngần. => Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can 4
  5. đảm, ý chí kiên cường của họ. * Lời dặn dò vừa ân cần, vừa nghiêm khắc của người cha: 1.0 điểm - Nhấn mạnh những khó khăn, thử thách mà con có thể gặp trên đường đời, bởi con còn non nớt, con chưa đủ hành trang mà đời thì gập ghềnh, gian khó. - Dẫu vậy, không bao giờ nhỏ bé được mà phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. c/ Kết bài: - Thể hiện tình cảm sâu nặng mà người cha dành cho con. Bộc 0.5 điểm lộ tình yêu quê hương xứ sở và niềm tự hào về người đồng mình của tác giả. -Những suy ngẫm tình cảm gia đình, về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với gia đình, quê hương, đất nước. * Trên đây chỉ là định hướng, giáo viên có thể tùy vào bài làm của học sinh để linh động chấm cho phù hợp. Cần tôn trọng sự sáng tạo trong bài làm của học sinh. ………...…. HẾT………...…. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2