intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học phần học kì 3 môn Vật lý đại cương 1 (Cơ-nhiệt) năm 2022-2023 - Đề số 02

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc tham khảo "Đề thi giữa học phần học kì 3 môn Vật lý đại cương 1 (Cơ-nhiệt) năm 2022-2023 - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM - Đề số 02" sẽ giúp các bạn sinh viên có cái nhìn tổng quan về nội dung thi, từ đó xây dựng kế hoạch học tập hợp lý và hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học phần học kì 3 môn Vật lý đại cương 1 (Cơ-nhiệt) năm 2022-2023 - Đề số 02

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐHQG-HCM MÃ LƯU TRỮ (do phòng KT-ĐBCL ghi) ĐỀ THI GIỮA HỌC PHẦN Học kỳ 3 – Năm học 2022-2023 Tên học phần: VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 1 (CƠ – NHIỆT) Mã HP: PHY00001 Thời gian làm bài: 60 phút Ngày thi: 03/08/2023 Ghi chú: Sinh viên [ được phép /  không được phép] sử dụng tài liệu khi làm bài. Câu 1 (5 điểm). Một thiết bị cần được ném xuống phía trước con thuyền để thuyền có thể cập bến an toàn. Thiết bị này được ném tại đỉnh tháp có độ cao 15 m so với mực nước biển với vận tốc 20 m/s ở một góc 60° so với phương ngang như hình. Bỏ qua sức cản của không khí, g = 9.8 m/s2, xác định: a) Phương trình chuyển động và phương trình quỹ đạo của thiết bị được ném xuống. b) Thời gian khi thiết bị đạt độ cao cực đại, độ cao cực đại so với mực nước biển và khoảng cách từ độ cao đó đến đỉnh tháp (theo phương ngang). c) Thời gian thiết bị chạm mặt biển và vận tốc tại đó. d) Gia tốc toàn phần, gia tốc tiếp tuyến, gia tốc pháp tuyến và bán kính cong của quỹ đạo của thiết bị khi chạm mặt biển. e) Khoảng cách 𝐷 của thuyển so với chân tháp để thiết bị có thể rơi phía trước con thuyển trong trường hợp thuyền đứng yên và thuyền di chuyển về phía tháp với tốc độ 1 m/s. (Đề thi gồm 2 trang) [Trang 1/2]
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐHQG-HCM MÃ LƯU TRỮ (do phòng KT-ĐBCL ghi) ĐỀ THI GIỮA HỌC PHẦN Học kỳ 3 – Năm học 2022-2023 Câu 2 (5 điểm). Cho hai vật có khối lượng 𝑚1 và 𝑚2 được mắc như hình vẽ. Bỏ qua khối lượng của ròng rọc và sợi dây. Cho biết mặt nghiêng so với mặt đất nằm ngang một góc 𝛼 = 20°, hệ số ma sát giữa 𝑚1 và mặt phẳng nghiêng là 𝑘 = 0.25; 𝑚1 = 1 kg; 𝑚2 = 1.2 kg; g = 9.8 m/s2. Hãy: a) Tính gia tốc của hệ hai vật 𝑚1 , 𝑚2 . b) Lực căng của sợi dây. c) Biết 𝑚2 lúc đầu đứng yên cách mặt đất khoảng ℎ = 3 m. Tính vận tốc 𝑚2 ngay lúc chạm đất và độ cao của 𝑚1 (so với vị trí ban đầu) khi đó. d) Thay vật 𝑚1 bằng một vật 𝑚3 có khối lượng khác. Xác định điều kiện của 𝑚3 để hệ chuyển động theo chiều ngược lại. (Đề thi gồm 2 trang) [Trang 2/2]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1