Sở GD & ĐT Đồng Tháp<br />
Trường THPT Giồng Thị Đam<br />
<br />
Đề thi học kỳ I<br />
Môn lịch sử. Lớp 12<br />
Thời gian: 45 phút<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Diệu Hiền<br />
DĐ: 0942171127<br />
Câu 1. Năm thành viên là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là<br />
A. Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản<br />
B. Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc<br />
C. Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức<br />
D. Liên Xô, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản<br />
Câu 2. Tổ chức nào có vai trò duy trì trật tự thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?<br />
A. Hội quốc liên<br />
<br />
B. Liên hợp quốc<br />
<br />
C. ASEAN<br />
<br />
D. EU<br />
<br />
Câu 3. Chiến lược “Cam kết và mở rộng” được thực hiện dưới đời tổng thống Mỹ nào?<br />
A. Truman<br />
B. Rudơven<br />
C. B.Clintơn<br />
D. Kennơđi<br />
Câu 4. Nước khởi đầu cách mạng khoa học công nghệ nửa sau thế kỷ XX?<br />
A. Anh<br />
B. Liên Xô<br />
C. Mỹ<br />
D. Nhật Bản<br />
Câu 5. Người khởi xướng cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 là ai?<br />
A. Mao Trạch Đông<br />
B. Tưởng giới Thạch<br />
C. Đặng Tiểu Bình<br />
D. Dương Lợi Vĩ<br />
Câu 6. Từ 1991 đến nay, trật tự thế giới mới đang hình thành theo hướng nào?<br />
A. đơn cực<br />
B. 2 cực<br />
C. đa cực<br />
D. 1 cực nhiều trung tâm<br />
Câu 7. Sự kiện đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN?<br />
A. kí Hiệp ước Bali (2/1976)<br />
B. giải quyết vấn đề Campuchia bằng giải pháp chính trị<br />
C. mở rộng thành viên ASEAN từ 5 nước thành 10 nước<br />
D. ASEAN hướng đến xây dựng một Cộng đồng ASEAN về kinh tế, an ninh và văn hoá<br />
Câu 8. Đường lối đối ngoại xuyên suốt của Mỹ từ 1945 đến 2000?<br />
A. khống chế các nước Đồng minh<br />
B. thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm bá chủ thế giới<br />
C. thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng”<br />
D. cả A, B, C đều đúng<br />
Câu9. Cơ quan nào giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới của<br />
tổ chức Liên hợp quốc?<br />
A. Đại hội đồng B. Hội đồng Bảo an<br />
<br />
C. Ban thư ký<br />
<br />
D. Tòa án quốc tế<br />
<br />
Câu 10. Một trong những nguyên nhân chung thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Mỹ và Nhật<br />
Bản là<br />
A. con người được xem là vốn quý nhất<br />
B. áp dụng những thành tựu khoa học- kĩ thuật<br />
C. chi phí cho quốc phòng thấp<br />
<br />
D. tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài<br />
Câu 11. Biến đổi to lớn nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là<br />
gì?<br />
A. hầu hết các nước Đông Nam Á đều giành độc lập<br />
B. các nước Đông Nam Á phát triển kinh tế, văn hóa và đạt nhiều thành tựu<br />
C. đời sống vật chất và tinh thần của các nước Đông Nam Á nâng lên<br />
D. hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Đông Timo) đều gia nhập ASEAN<br />
Câu 12. Một trong những nguyên tắc hoạt động giống nhau giữa Liên hợp quốc và ASEAN<br />
là<br />
A. không sử dụng hoặc đe doạ bằng vũ lực<br />
B. giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình<br />
C. hợp tác phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội<br />
D. các nước không được chạy đua vũ trang<br />
Câu 13. Mục đích Pháp phải tăng cường khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?<br />
A. bù vào thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất<br />
B. bù đắp cho thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra<br />
C. thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam<br />
D. tăng cường sức mạnh kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản chủ nghĩa<br />
Câu 14. Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của Pháp ở Việt Nam (1919-1929) có điểm gì mới so với<br />
cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?<br />
A. Pháp chú trọng đầu tư vào ngành khai thác mỏ.<br />
B. Pháp chú trọng đầu tư vào ngành nông nghiệp và khai thác mỏ<br />
C. Đẩy mạnh hoạt động thương mại - nhập khẩu.<br />
D. Pháp đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng.<br />
Câu 15. Đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam trong thời kì khai thác thuộc địa lần hai của thực dân<br />
Pháp là:<br />
A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.<br />
B. kinh tế Việt Nam phát triển thêm 1 bước nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc Pháp<br />
C. Một nền kinh tế nông nghiệp nhưng phát triển mạnh.<br />
D. Một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nghèo và lệ thuộc hoàn toàn vào Pháp.<br />
Câu 16. Đánh giá như thế nào về giai cấp địa chủ Việt Nam?<br />
A. Là giai cấp đầu hàng làm tay sai cho Pháp.<br />
B. Là giai cấp bóc lột của chế độ phong kiến, hoàn toàn không có thế lực chính trị.<br />
<br />
C. Là một giai cấp có thế lực chính trị nhưng không có thế lực về kinh tế.<br />
D. Một bộ phận của giai cấp địa chủ Việt Nam là tay sai của Pháp, phản bội quyền lợi dân tộc.<br />
Câu 17. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng nào hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng<br />
Việt Nam?<br />
A. công nhân<br />
<br />
B. tiểu tư sản<br />
<br />
C. nông dân<br />
<br />
D. tư sản dân tộc<br />
<br />
Câu 18. Giai cấp có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đấu tranh triệt để là:<br />
A. Địa chủ.<br />
<br />
C. Tiểu tư sản.<br />
<br />
B. Tư sản.<br />
<br />
D. Công nhân.<br />
<br />
Câu 19. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam trong những năm 1919- 1929 là:<br />
A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.<br />
B. Mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân với Pháp.<br />
C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với giai cấp tư sản Pháp<br />
D. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với Pháp<br />
Câu 20. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc?<br />
A. đưa yêu sách đến Hội nghị Vecxay<br />
B. đọc Luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa<br />
C. tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp<br />
D. sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari<br />
Câu 21. Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là gì?<br />
A. tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc<br />
B. truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Việt Nam<br />
C. thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên<br />
D. chuẩn bị về chính trị, tư tưởng cho sự ra đời của Đảng sau này<br />
Câu 22. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên hoạt động theo khuynh hướng cách mạng nào?<br />
A. phong kiến<br />
<br />
B. dân chủ tư sản<br />
<br />
C. vô sản<br />
<br />
D. tư sản<br />
<br />
Câu 23. Hãy chọn những dữ kiện dưới đây liên quan đến hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng<br />
thanh niên theo đúng trình tự.<br />
1. Thông qua Cương lĩnh thành lập Đảng<br />
2. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tập hợp thành tác phẩm Đường cách mạng.<br />
3. Xuất bản báo thanh niên làm cơ quan ngôn luận.<br />
<br />
4. Phát động phong trào vô sản hoá để tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lênin đến giai cấp công nhân Việt<br />
Nam.<br />
A. 1-2-3.<br />
<br />
B. 1-3-4.<br />
<br />
C. 2-3-4.<br />
<br />
D. 3-2-4.<br />
<br />
Câu 24. Hãy chọn những dữ kiện dưới đây liên quan đến nội dung của Hội nghị thành lập đảng theo<br />
đúng trình tự:<br />
1. Thông qua Cương lĩnh thành lập Đảng<br />
2. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tập hợp thành tác phẩm Đường cách mạng.<br />
3. Phê phán các quan điểm sai trái của các tổ chức cộng sản<br />
4. Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành 1 đảng lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam<br />
A. 1-2-3.<br />
<br />
B. 1-3-4.<br />
<br />
C. 2-3-4.<br />
<br />
D. 3-4-1.<br />
<br />
Câu 25. Tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam?<br />
A. Việt Nam cách mạng thanh niên<br />
C. Việt Nam quốc dân đảng<br />
<br />
B. Tân việt cách mạng đảng<br />
D. Đảng cộng sản Việt Nam<br />
<br />
Câu 26. Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là gì?<br />
A. giải phóng dân tộc<br />
<br />
B. độc lập và tự do<br />
<br />
C. giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp<br />
<br />
D. độc lập và chủ nghĩa xã hội<br />
<br />
Câu 27. “Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành lập. Đó là đảng của ………………………..”.<br />
A. giai cấp vô sản.<br />
B. giai cấp tư sản.<br />
C. giai cấp công nhân.<br />
D. giai cấp nông dân.<br />
Câu 28. Sự kiện đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn chuyển sang đấu tranh tự giác?<br />
A. bãi công của thợ máy xưởng Ba Son<br />
B. sự thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên<br />
C. sự thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Hà Nội<br />
D. sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam<br />
Câu 29. Giai đoạn 1936-1939, Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định kẻ thù trước mắt là:<br />
A. Thực dân Pháp.<br />
<br />
B. Bọn phong kiến.<br />
C. Bọn phản động Pháp và tay sai<br />
D. Bọn phong kiến và tay sai.<br />
Câu 30. Đến tháng 3 năm 1938, tên gọi của mặt trận ở Đông Dương là:<br />
A. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.<br />
B. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.<br />
C. Mặt trận dân chủ Đông Dương.<br />
D. Mặt trận Việt Minh.<br />
Câu 31. Hội nghị lần thứ 6 (11 - 1939) của ban chấp hành trung ương Đảng đã xác<br />
định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương lúc này là gì?<br />
A. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp lên hàng đầu<br />
B. Chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh<br />
C. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách<br />
D. Liên kết tầng lớp công nông chống phát xít.<br />
Câu 32. Mặt trận nào được Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập tại Hội nghị Đảng lần thứ 8<br />
(5/1941)?<br />
A. Mặt trận Liên Việt<br />
<br />
B. Mặt trận Đồng minh.<br />
<br />
C. Mặt trận Việt Minh.<br />
<br />
D. Mặt trận dân chủ.<br />
<br />
Câu 33. Thời cơ “ngàn năm có một” cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám:<br />
A. Quân Đức đầu hàng, chiến tranh kết thúc ở châu Âu.<br />
B. Nhật đầu hàng đồng minh, quân Nhật ở Đông Dương bị tê liệt, Chính phủ Trần Trọng Kim hoang<br />
mang cực độ.<br />
C. Nhật thua, Bảo Đại thoái vị, thời cơ ngàn năm có một.<br />
D. Pháp- Nhật đều bị thất bại ở Đông Dương.<br />
Câu 34. Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ TW Đảng họp ra chỉ thị:<br />
A. Nhật –Pháp đã tiến hành chiến tranh ở Đông Dương.<br />
B. Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.<br />
C. Nhật đang tìm đồng minh ở Đông Dương.<br />
D. Nhật và Pháp là hai kẻ thù cần đánh đuổi ngay.<br />
Câu 35. Vì sao Nhật tiến hành đảo chính Pháp ở Đông Dương?<br />
<br />