intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Thuận Thành Số 1, Bắc Ninh (Đề ôn tập)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Thuận Thành Số 1, Bắc Ninh (Đề ôn tập)” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Thuận Thành Số 1, Bắc Ninh (Đề ôn tập)

  1. SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I- KHỐI 12 TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 MÔN: ĐỊA LÍ Năm học 2023 -2024 Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian giao đề. Câu 1:Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, cho biết tỉnh nào sau đây vừa giáp Trung Quốc, vừa giáp Lào? A. Lai Châu. B. Điện Biên. C. Sơn La. D. Lào Cai. Câu 2:Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng tây bắc - đông nam? A. Con Voi. B. Cai Kinh. C. Phu Luông. D. Ngân Sơn. Câu 3:Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, từ Tây sang Đông ở vùng núi Đông Bắc lần lượt là các cánh cung A. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm.B. Ngân Sơn, Sông Gâm, Đông Triều, Bắc Sơn. C. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.D. Bắc Sơn, Đông Triều, Sông Gâm, Ngân Sơn. Câu 4: Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là A. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất phù sa. B. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit. C. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất mùn. D. hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit. Câu 5: Vùng có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển ở nước ta là A. Bắc Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Nam Bộ. D. Bắc Bộ. Câu 6: Đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta là A. núi cao chiếm ưu thế; hướng núi vòng cung; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng. B. đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng núi tây bắc - đông nam; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng. C. đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng núi vòng cung; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng. D. núi cao chiếm ưu thế; hướng núi đông - tây; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các nhóm đất và các loại đất chính, hãy cho biết vùng nào sau đây tập trung nhiều đất mặn nhất? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 8: Những khối núi đá vôi đồ sộ của vùng núi Đông Bắc nước ta tập trung chủ yếu ở A. khu vực trung tâm của vùng. B. khu vực phía Nam của vùng. C. thượng nguồn sông Chảy. D. giáp biên giới Việt - Trung. Câu 9:Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang Các hệ thống sông, cho biết lưu lượng nước trung bình lớn nhất của sông Đà Rằng (trạm Củng Sơn) vào tháng nào ? A.Tháng 9. B.Tháng 10. C.Tháng 11. D.Tháng 12. Câu 10: Gió Tín phong Bắc bán cầu khi thổi vào nước ta có hướng A. đông bắc. B. tây nam. C. đông nam. D. tây bắc. Câu 11:Căn cứ vào Atlat Địalí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết trạm khí tượng nào sau đây có biên độ nhiệt trung bình năm lớn nhất? A. Lạng Sơn. B. Đồng Hới. C. Cần Thơ. D. Nha Trang. Câu 12: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta biểu hiện ở đặc điểm nào sau đây? A. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, ít phù sa, chế độ nước thất thường. B. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước theo mùa. C. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước ổn định. D. Sông ngòi dày đặc, chủ yếu là hướng tây bắc - đông nam. Câu 13: Diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị suy giảm, nguyên nhân chủ yếu là do A. phá rừng để lấy đất ở.B. phá rừng để khai thác gỗ củi. C. ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước.D. phá rừng để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. Câu 14:Cho biểu đồ về sử dụng đất ở nước ta năm 2014 và năm 2019: Trang 1/4 - Mã đề 701
  2. (Nguồn: Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Tốc độ tăng trưởng các nhóm đất. B. Cơ cấu sử dụng đất. C. Quy mô các nhóm đất. D. So sánh các nhóm đất. Câu 15:Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miề tự nhiên, hãy cho biết cao nguyên nào sau đây không thuộc vùng núi Tây Bắc A. Sơn La B. Tà Phình C. Mộc Châu D. Hủa Phan Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với Campuchia? A. An Giang. B. Gia Lai. C. Kon Tum. D. Điện Biên. Câu 17:Nguyên nhân chủ yếu nào tạo nên sự phân hoá thiên nhiên theo Bắc – Nam ở nước ta? A. Chênh lệch về vĩ độ địa lí.B. Hoạt động của gió mùa. C. Sự phân bậc của địa hình.D. Tác động của Biển Đông. Câu 18: Cấu trúc địa hình nước ta không có đặc điểm nào sau đây? A. Qúa trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông. B. Địa hình gồm hai hướng chính, hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. C. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng. D. Địa hình được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt. Câu 19: Thành phần loài sinh vật nào chiếm ưu thế ở nước ta? A. Các loài cận nhiệt đới. B. Các loài cận xích đạo. C. Các loài ôn đới. D. Các loài nhiệt đới. Câu 20: Đặc điểm khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là A. nhiệt độ trung bình năm trên 250C.B. không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. C. có mùa đông lạnh, mưa ít.D. biên độ nhiệt độ năm nhỏ. Câu 21: Sự phân hóa thành 3 dải: vùng biển - thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi của nước ta là biểu hiện của sự phân hóa thiên nhiên theo A. Đông – Tây. B. Bắc – Nam. C. độ cao. D. mùa. Câu 22: Đai ôn đới gió mùa trên núi ở nước ta có loại đất chủ yếu là A. đất feralit có mùn. B. đất feralit. C. đất mùn. D. đất mùn thô. Câu 23: Đặc điểm nào sau đây không phải của Biển Đông? A. Là biển rộng thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương. B. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. C. Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo. D. Là biển nóng, nhiệt độ hầu như không thay đổi trong năm. Câu 24: Đường biên giới trên đất liền của nước ta phần lớn nằm ở A. khu vực miền núi. B. khu vực cao nguyên. C. khu vực đồng bằng. D. khu vực trung du. Câu 25:Mùa mưa vào thu – đông là đặc điểm của khu vực nào ở nước ta ? A. Đông Bắc. B. Đồng bằng Bắc Bộ. C. Trung Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 26: Nguyên nhân nào sau đây làm cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc? A. Độ cao địa hình và hướng của các dãy núi.B. Vị trí địa lí vàhướng của các dãy núi. C. Vị trí địa lí và độ cao địa hình. D. Hướng các dãy núi và độ cao địa hình. Câu 27: Quá trình feralit diễn ra mạnh ở khu vực nào của nước ta? A. Khu vực đồi núi thấp. B. Khu vực đồi núi thấp trên đá mẹ axít. C. Khu vực đồng bằng. D. Khu vực núi cao, địa hình dốc. Câu 28:Thiên nhiên nước ta mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa và phân hóa đa dạng chủ yếu do ảnh hưởng của A. vị trí địa lí, hình thể lãnh thổ, ảnh hưởng của Biển Đông, dải hội tụ, bão. B. vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, hướng nghiêng địa hình, Biển Đông, bão. C. Biển Đông, bức chắn địa hình, gió phơn Tây Nam, áp thấp nhiệt đới, bão. D. vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, đặc điểm địa hình, các loại gió, Biển Đông. Trang 2/4 - Mã đề 701
  3. Câu 29: Nước ta, đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Nam lên cao hơn so với miền Bắc vì A. có nền nhiệt độ thấp hơn. B. có nền nhiệt độ cao hơn. C. có nền địa hình thấp hơn. D. có nền địa hình cao hơn. Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Hồng? A. Sông Chảy. B. Sông Mã. C. Sông Cả. D. Sông Cầu. Câu 31: Cấu trúc địa hình nước ta gồm các hướng chính nào? A. Hướng vòng cung và hướng tây – đông.B. Hướng tây bắc – đông nam và hướng tây – đông. C. Hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.D. Hướng bắc – nam và hướng vòng cung. Câu 32:Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG CAO NHẤT VÀ THẤP NHẤT CỦA MỘT SỐ TRẠM QUAN TRẮCỞ NƯỚC TA NĂM 2020 (Đơn vị: 0C) Trạm quan trắc Tam Đường Hà Nội Quy Nhơn Cà Mau Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 25,0 31,6 30,1 30,3 Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 14,3 18,6 24,2 27,0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh biên độ nhiệt giữa các trạm quan trắc? A.Tam Đường có biên độ nhiệt nhỏ hơn Hà Nội. B.Hà Nội có biên độ nhiệt nhỏ nhất so với các trạm. C.Cà Mau có biên độ nhiệt lớn hơn Quy Nhơn. D. Biên độ nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam. Câu 33: Ở đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là A. các ô trũng ngập nước. B. vùng ngoài đê. C. rìa phía tây và tây bắc. D. vùng trong đê. Câu 34:Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta vào mùa đông có nhiều biến động thời tiết chủ yếu do tác động kết hợp của A. Tín phong bán cầu Bắc, gió mùa Đông Bắc và hoạt động của frông. B. Gió mùa Đông Bắc, hoạt động của frông và hướng của các dãy núi. C. Hoạt động của frông, gió mùa Đông Bắc và các dãy núi vòng cung. D. Vùng đồi núi rộng và Tín phong bán cầu Bắc, hoạt động của frông. Câu 35:Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 Năm Diện tích đất có rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng Độ che phủ rừng (triệu ha) (triệu ha) (triệu ha) (%) 2005 12,7 10,2 2,5 38,0 2010 13,4 10,3 3,1 39,5 2015 14,1 10,2 3,9 40,8 2020 14,7 10,3 4,4 42,0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021) Theo bảng số liệu, để thể hiện diện tích rừng và độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 2010-2020, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Tròn. B. Kết hợp. C. Cột. D. Đường. Câu 36:Khí hậu mát mẻ, độ ẩm tăng cùng với đất feralit có mùn của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta đã tạo thuận lợi cho A. các loài sinh vật từ phương Nam di cư lên. B. rừng cận xích đạo lá rộng phát triển. C. quá trình feralit diễn ra mạnh. D. rừng cận nhiệt lá rộng, lá kim phát triển. Câu 37:Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Địa hình nhiều đồi núi, lượng mưa lớn. B. Lượng mưa lớn, có nhiều đồng bằng rộng. C. Địa hình nhiều đồi núi, giáp biển Đông. D. Nhiều đồng bằng rộng, diện tích rừng tăng. Câu 38: Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TẠI HÀ NỘI VÀ TP.HỒ CHÍ MINH (Đơn vị: 0C) Trang 3/4 - Mã đề 701
  4. Địa I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII điểm Hà 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 Nội TP. Hồ 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 Chí Minh Biên độ nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh lần lượt là A. 13,70C và 9,40C. B. 12, 50C và 3,20C. C. 3,20C và 12, 50C. D. 9,40C và 13,30C . Câu 39: Đất trong đê của đồng bằng sông Hồng bị bạc màu do A. chịu ảnh hưởng của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn vào đồng bằng. B. vào mùa mưa thường xuyên bị ngập trên diện rộng. C. nước mặn xâm nhập sâu vào trong đồng bằng. D. khai thác lâu đời và không được bồi đắp phù sa hàng năm. Câu 40: Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là do nguyên nhân nào sau đây? A. Nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực hoạt động của gió mùa Châu Á và tiếp giáp Biển Đông. B. Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc, quanh năm nhận lượng bức xạ lớn. C. Nằm trong vùng gió mùa, giữa hai đường chí tuyến nên có lượng mưa lớn và góc nhập xạ lớn. D. Nằm ở vùng vĩ độ thấp nên nhận được nhiều nhiệt và tiếp giáp Biển Đông nên mưa nhiều. ----------- HẾT ---------- (Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB GD Việt Nam phát hành từ năm 2009) Trang 4/4 - Mã đề 701
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2