intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lệ Chi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lệ Chi” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lệ Chi

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I, MÔN ĐỊA LÍ 9 NĂM HỌC: 2021 - 2022 1. Địa lí dân cư. 2. Địa lí kinh tế. 3. Sự phân hóa lãnh thổ: - Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Vùng Đồng bằng sông Hồng. - Vùng Bắc Trung Bộ. 4. Kỹ năng sử dụng Atlat, phân tích bảng số liệu, lựa chọn biểu đồ.
  2. UBND HUYỆN GIA LÂM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS LỆ CHI Môn: Địa lí 9 (Tiết 32 theo PPCT) Thời gian: 45 phút THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ Vận dụng Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Mức độ Mức độ Cộng thấp cao 1. Địa lí dân - Sử dụng cư. Atlat để tìm ra sự phân bố dân cư, đô thị. 2. Địa lí - Sự phát triển - Phân tích để - Sử dụng kinh tế. của các ngành tìm ra một số Atlat, vận kinh tế; nhân tố nhân tố ảnh dụng kiến ảnh hưởng; vị hưởng tới các thức đã học trí một số vùng hoạt động kinh để nhận kinh tế, vùng tế cụ thể định về sự kinh tế trọng - Sử dụng phát triển điểm. Atlat để xác của một số định được một hoạt động số hoạt động kinh tế. kinh tế. 3. Sự phân - Một số đặc - Một số đặc hóa lãnh điểm tự nhiên, điểm, nguyên thổ. (Vùng TNTN; một số nhân ảnh TD và hoạt động, hưởng đến MNBB, ĐB trung tâm kinh phát triển dân sông Hồng, tế. và kinh tế cư, kinh tế. Bắc Trung của vùng. Bộ) 4. Làm việc - Phân tích, với bảng số nhận xét liệu thống bảng số kê. liệu, lựa chọn biểu đồ. Số câu 12 13 4 1 30 Tỉ lệ % 40% 43,4% 13,3% 3,3% 100%
  3. UBND HUYỆN GIA LÂM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS LỆ CHI Môn: Địa lí 9 (Tiết 32 theo PPCT) Thời gian: 45 phút Họ và tên:..................................... Lớp: 9..... Điểm Lời phê của cô giáo ĐỀ 1 Chọn đáp án đúng trong mỗi câu sau: Câu 1. Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất của Trung du và miền núi bắc Bộ là: A. than B. sắt C. đồng D. bôxít Câu 2. Ngành công nghiệp thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc là: A. thủy điện. B. chế biến lương thực, thực phẩm. C. sản xuất hàng tiêu dùng. D. khai thác khoáng sản. Câu 3. Ngành công nghiệp thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc là: A. nhiệt điện. B. sản xuất hàng tiêu dùng. C. thủy điện. D. chế biến lương thực, thức phẩm. Câu 4. Cây công nghiệp quan trọng nhất của Trung du và miền núi bắc Bộ là: A. cà phê. B. chè. C. hồi. D. cao su. Câu 5. Di sản thiên nhiên Thế giới được UNESCO công nhận ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. Đền Hùng. B. Tam Đảo. C. SaPa. D. Vịnh Hạ Long. Câu 6. Nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên sông nào? A. Sông Lô. B. Sông Đà. C. Sông Gâm. D. Sông Chảy. Câu 7. Về mặt tự nhiên, Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là: A. chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình. B. chịu tác động rất lớn của biển. C. chịu ảnh hưởng nặng của mạng lưới thủy văn. D. chịu ảnh hưởng sâu sắc của vĩ độ. Câu 8. Tiêu chí nào của đồng bằng sông Hồng cao hơn đồng bằng sông Cửu Long? A. Diện tích trồng lúa. B. Năng xuất lúa. C. Sản lượng lúa. D. Bình quân lương thực theo đầu người. Câu 9. Loại đất chiếm diện tích lớn nhất của vùng đồng bằng sông Hồng là: A. đất phù sa. B. đất mặn, đất phèn. C. đất xám. D. đất lầy thụt. Câu 10. Thế mạnh về tự nhiên tạo cho đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là:
  4. A. đất phù sa. B. nguồn nước mặt phong phú. C. địa hình bằng phẳng D. có một mùa đông lạnh. Câu 11. Những địa điểm du lịch không phải của đồng bằng sông Hồng là: A. Chùa Hương, Tam Cốc - Bích Động B. Côn Sơn, Cúc Phương. C. núi Lang Biang, mũi Né. D. Đồ Sơn, Cát Bà. Câu 12. Tam giác tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là: A. Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long. B. Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng. C. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương. D. Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Yên. Câu 13. Một trong những khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân vùng Bắc Trung Bộ là: A. cơ sở hạ tầng thấp kém. B. mật độ dân số thấp. C. thiên tai thường xuyên xảy ra. D. tài nguyên khoáng sản hạn chế. Câu 14. Di sản văn hóa Thế giới ở Bắc Trung Bộ được UNESCO công nhận là: A. Phong Nha - Kẻ Bàng. B. di tích Mĩ Sơn. C. Phố cổ Hội An. D. Cố đô Huế. Câu 15. Các trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Trung Bộ là: A. Thanh Hóa, Vinh, Hà Tĩnh. B. Thanh Hóa, Vinh, Huế. C. Vinh, Đồng Hới, Đông Hà. D. Bỉm Sơn, Cửa Lò, Đồng Hới. Câu 16. Khu vực có tỉ trọng tăng liên tục trong cơ cấu kinh tế theo ngành nước ta trong những năm gần đây là: A. dịch vụ, du lịch. B. công nghiệp - xây dựng. C. nông - lâm - ngư nghiệp. D. công nghiệp và dịch vụ. Câu 17. Tỉnh nào sau đây không thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? A. Quảng Trị. B. Thừa Thiên - Huế. C. Đà Nẵng. D. Quảng Nam. Câu 18. Vùng kinh tế nào sau đây ở nước ta không giáp biển ? A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Nguyên. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 19. Điều kiện tự nhiên đã cho phép nước ta phát triển nền nông nghiệp: A. nhiệt đới. B. ôn đới. C. hàng hóa. D. tự cung tự cấp. Câu 20. Hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta là: A. đất đồng bằng và đất badan. B. đất phù sa và đất feralit. C. đất phù sa và đất badan. D. đất đồng bằng và đất feralit. Câu 21. Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta chủ yếu vì: A. mạng lưới sông ngòi, ao hồ nước ta dày đặc. B. nước tưới đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với cây trồng. C. lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô gây nhiều thiệt hại. D. nguồn nước ngầm ít gây thiếu nước cho sản xuất. Câu 22. Nguyên nhân chủ yếu làm cho sản lượng lương thực của nước ta trong những năm qua tăng nhanh là: A. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, tăng năng xuất. B. khai hoang mở rộng diện tích trồng cây lương thực. C. áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất,
  5. D. nhu cầu thị trường trong và ngoài nước tăng. Câu 23. Nhóm nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là: A. nhân tố tự nhiên. B. nhân tố kinh tế - xã hội. C. thị trường tiêu thụ. D. khoáng sản. Câu 24. Sự phân bố các nhà máy điện của nước ta có đặc điểm chung là: A. gần các cảng biển. B. ở các thành phố lớn. C. nơi dân cư tập trung đông. D. gần các nguồn năng lượng. Câu 25. Ba cảng biển lớn nhất nước ta hiện nay là: A. Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. B. Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang. C. Đà Nẵng, Nha Trang, Sài gòn. D. Hải Phòng, Nha Trang, Sài Gòn. Câu 26. Cho bảng số liệu sau: Nhiệt độ không khí trung bình tại một số địa điểm qua các năm (Đơn vị: 0C) Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Hà Nội 24,9 23,3 24,3 24,4 24,6 25,3 25,2 Huế 25,4 23,8 25,3 25,0 25,3 25,7 25,4 Cà Mau 27,5 27,5 27,7 27,8 27,7 28,0 28,2 Để thể hiện diễn biến nhiệt độ không khí trung bình qua các năm của Hà Nội, Huế, Cà Mau, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Miền. B. Cột chồng. C. Tròn. D. Đường biểu diễn. Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, phần lớn đất feralit trên đá badan tập trung ở : A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Tây Nguyên. D. Trường Sơn Bắc Câu 28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất - nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000 - 2007? A. Giá trị xuất khẩu tăng. B. Giá trị nhập khẩu tăng. C. Nhập siêu qua các năm. D. Xuất siêu qua các năm. Câu 29. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, các đô thị ở nước ta có quy mô dân số trên 1.000.000 người là: A. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng. B. Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh. C. Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ. D. Hà Nội, Hải Phòng, Buôn Ma Thuột. Câu 30. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, nhận xét không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta là: A. tỉ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản giảm. B. tỉ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng tăng. C. tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng nhanh liên tục. D. tỉ trọng khu vực dịch vụ cao nhưng biến động. (Học sinh được sử dụng Át lát để làm bài)
  6. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ I Trả lời đúng mỗi câu được 0,33 điểm: Câu - Đáp án Câu - Đáp án Câu - Đáp án 1-A 11 - C 21 - C 2-D 12 - A 22 - A 3-C 13 - C 23 - B 4-B 14 - D 24 - D 5-D 15 - B 25 - A 6-B 16 - B 26 - D 7-A 17 - A 27 - C 8-B 18 - B 28 - D 9-A 19 - A 29 - B 10 -D 20 - B 30 - C
  7. UBND HUYỆN GIA LÂM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS LỆ CHI Môn: Địa lí 9 (Tiết 32 theo PPCT) Thời gian: 45 phút Họ và tên:..................................... Lớp: 9..... Điểm Lời phê của cô giáo ĐỀ 2 Chọn đáp án đúng trong mỗi câu sau: Câu 1. Tiêu chí nào của đồng bằng sông Hồng cao hơn đồng bằng sông Cửu Long? A. Diện tích trồng lúa. B. Năng xuất lúa. C. Sản lượng lúa. D. Bình quân lương thực theo đầu người. Câu 2. Loại đất chiếm diện tích lớn nhất của vùng đồng bằng sông Hồng là: A. đất phù sa. B. đất mặn, đất phèn. C. đất xám. D. đất lầy thụt. Câu 3. Thế mạnh về tự nhiên tạo cho đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là: A. đất phù sa. B. nguồn nước mặt phong phú. C. địa hình bằng phẳng D. có một mùa đông lạnh. Câu 4. Hai trung tâm công nghiệp hàng đầu ở đồng bằng sông Hồng là: A. Hà Nội và Bắc Ninh. B. Hà Nội và Hải Dương. C. Hà Nội và Hải Phòng. D. Hà Nội và Nam Định Câu 5. Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông: A. Sông Hồng và Sông Thái Bình. B. Sông Hồng và Sông Đà. C. Sông Hồng và Sông Cầu. D. Sông Hồng và Sông Lục Nam. Câu 6. Các tài nguyên có giá trị quan trọng ở đồng bằng sông Hồng là: A. than nâu, bô xít, sắt, dầu mỏ. B. đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên. C. thiếc, vàng, chì, kẽm D. apatít, mangan, than nâu, đồng. Câu 7. Mật độ dân số của đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước do: A. lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. B. mạng lưới đô thị dày đặc. C. nền nông nghiệp lúa nước cần nhiều lao động. D. tất cả các nguyên nhân trên. Câu 8. Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh:
  8. A. chăn nuôi trâu, bò, dê, ngựa. B. chăn nuôi bò thịt, đánh bắt thủy sản. C. chăn nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng, cừu. D. chăn nuôi lợn, bò sữa, gia cầm và nuôi thủy sản. Câu 9. Những địa điểm du lịch không phải của đồng bằng sông Hồng là: A. Chùa Hương, Tam Cốc - Bích Động B. Côn Sơn, Cúc Phương. C. Núi Lang Biang, mũi Né. D. Đồ Sơn, Cát Bà. Câu 10. Các trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Trung Bộ là: A. Thanh hóa, Vinh, Hà Tĩnh. B. Thanh hóa, Vinh, Huế. C. Vinh, Đồng Hới, Đông Hà. D. Bỉm Sơn, Cửa Lò, Đồng Hới. Câu 11. Ngành công nghiệp thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc là: A. nhiệt điện. B. sản xuất hàng tiêu dùng. C. thủy điện. D. chế biến lương thực, thức phẩm. Câu 12. Cây công nghiệp quan trọng nhất của Trung du và miền núi bắc Bộ là: A. cà phê B. chè C. hồi D. cao su Câu 13. Di sản thiên nhiên Thế giới được UNESCO công nhận ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. Đền Hùng. B. Tam Đảo. C. SaPa. D. Vịnh Hạ Long. Câu 14. Nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên sông nào? A. Sông Lô. B. Sông Đà. C. Sông Gâm. D. Sông Chảy. Câu 15. Về mặt tự nhiên, Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là: A. chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình. B. chịu tác động rất lớn của biển. C. chịu ảnh hưởng nặng của mạng lưới thủy văn. D. chịu ảnh hưởng sâu sắc của vĩ độ. Câu 16. Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta chủ yếu vì: A. mạng lưới sông ngòi, ao hồ nước ta dày đặc. B. nước tưới đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với cây trồng. C. lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô gây nhiều thiệt hại. D. nguồn nước ngầm ít gây thiếu nước cho sản xuất. Câu 17. Nguyên nhân chủ yếu làm cho sản lượng lương thực của nước ta trong những năm qua tăng nhanh là: A. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, tăng năng xuất. B. khai hoang mở rộng diện tích trồng cây lương thực. C. áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, D. nhu cầu thị trường trong và ngoài nước tăng. Câu 18. Nhóm nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là: A. nhân tố tự nhiên. B. nhân tố kinh tế - xã hội. C. thị trường tiêu thụ. D. khoáng sản. Câu 19. Sự phân bố các nhà máy điện của nước ta có đặc điểm chung là: A. gần các cảng biển. B. ở các thành phố lớn. C. nơi dân cư tập trung đông. D. gần các nguồn năng lượng. Câu 20. Ba cảng biển lớn nhất nước ta hiện nay là:
  9. A. Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. B. Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang. C. Đà Nẵng, Nha Trang, Sài gòn. D. Hải Phòng, Nha Trang, Sài Gòn. Câu 21. Khu vực có tỉ trọng tăng liên tục trong cơ cấu kinh tế theo ngành nước ta trong những năm gần đây là: A. dịch vụ, du lịch. B. công nghiệp - xây dựng. C. nông - lâm - ngư nghiệp. D. công nghiệp và dịch vụ. Câu 22. Tỉnh nào sau đây không thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? A. Quảng Trị. B. Thừa Thiên - Huế. C. Đà Nẵng. D. Quảng Nam. Câu 23. Vùng kinh tế nào sau đây ở nước ta không giáp biển ? A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đông Nam Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 24. Điều kiện tự nhiên cho phép nước ta phát triển nền nông nghiệp A. nhiệt đới. B. ôn đới. C. hàng hóa. D. tự cung tự cấp. Câu 25. Hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta là: A. đất đồng bằng và đất badan. B. đất phù sa và đất feralit. C. đất phù sa và đất badan. D. đất đồng bằng và đất feralit. Câu 26. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết trâu được nuôi nhiều nhất ở vùng nào? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Duyên Hải Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 27. Căn cứ vào bản đồ cây công nghiệp (năm 2007) trong Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, vùng trồng cà phê nhiều nhất ở nước ta là: A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Tây Nguyên. C. Duyên Hải Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết sân bay nào sau đây không phải là sân bay quốc tế? A. Hà Nội. B. Đà Nẵng. C. Vinh. D. TP. Hồ Chí Minh. Câu 29. Cho bảng số liệu sau : Diện tích và sản lượng lúa cả năm của nước ta giai đoạn 2000 - 2016 Năm 2000 2005 2010 2016 Diện tích (nghìn ha) 7666,3 7329,2 7489,4 7737,1 Sản lượng (nghìn tấn) 32 529,5 35 832,9 40 005,6 43 165,1 Từ số liệu ở bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích và sản lượng lúa cả năm của nước ta giai đoạn 2000 - 2016 ? A. Diện tích lúa tăng, sản lượng lúa giảm. B. Cả diện tích và sản lượng lúa đều giảm. C. Diện tích lúa tăng ổn định qua các năm. D. Sản lượng lúa tăng liên tục qua các năm. Câu 30. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy cho biết dân tộc Kinh phân bố nhiều nhất ở nơi nào sau đây? A. Ven biển. B. Miền núi. C. Đồng bằng. D. Trung Du. (Học sinh được sử dụng Át lát để làm bài)
  10. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ 2 Trả lời đúng mỗi câu được 0,33 điểm: Câu - Đáp án Câu - Đáp án Câu - Đáp án 1-B 11 - C 21 - B 2-A 12 - B 22 - A 3-D 13 - D 23 - D 4-C 14 - B 24 - A 5-A 15 - A 25 - B 6-B 16 - C 26 - A 7-D 17 - A 27 - B 8-D 18 - B 28 - C 9-C 19 - D 29 - D 10 - B 20 - A 30 - C
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2